Hợp chất có công thức cấu tạo thu gọn:–[–hn–(ch2)6–nh–oc–(ch2)4–co–]n– có tên gọi là

Độ khó: Nhận biết

Chất X có công thức cấu tạo CH2=CH–COOCH3. Tên gọi của X là

Để tạo thành thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas), người ta tiến hành trùng hợp

Chất dẻo được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là :

Polime dùng làm ống dẫn nước, đồ giả da, vải che mưa là :

Tơ capron (nilon-6) được trùng hợp từ

Chất có khả năng trùng hợp thành cao su là

Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là :

Cao su sống (hay cao su thô) là :

Sơ đồ điều chế PVC trong công nghiệp hiện nay là :

Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là :

Polime được tạo thành từ phản ứng trùng ngưng là :

Polime X có công thức (–NH–[CH2]5–CO–)n. Phát biểu nào sau đây không đúng ?

Nhóm vật liệu nào được chế tạo từ polime thiên nhiên ?

Loại tơ không phải tơ tổng hợp là :

Tơ nilon-6,6 có công thức là:

Tơ tằm và tơ nilon-6,6 đều

Không nên ủi (là) quá nóng quần áo bằng nilon, len, tơ tằm, vì :

Tơ poliamit kém bền dưới tác dụng của axit và kiềm là do

Một trong các loại tơ được sản xuất từ xenlulozơ là :

Polime nào sau đây thuộc polime bán tổng hợp?

Polime được sử dụng làm chất dẻo là

Phát biểu nào sau đây sai?

Phát biểu nào sau đây đúng?

Polime nào sau đây trong thành phần hóa học chỉ có hai nguyên tố C và H?

Cao su là loại vật liệu polime có tính đàn hồi, tức là tính có thể biến dạng khi có lực bên ngoài và trở lại trạng thái ban đầu khi lực đó thôi tác dụng. Cao su có tính đàn hồi vì phân tử polime cao su có cấu trúc mạch không phân nhánh hình sợi với cấu hình cis ở các mắt xích. Bình thường, các phân tử này xoắn lại hoặc cuộn tròn vô trật tự. Khi kéo căng cao su, các phân tử polime đó duỗi ra và có trật tự hơn. Khi buông ra không kéo nữa, các phân tử polime có xu hướng co về hình dạng ban đầu.

Cao su không dẫn nhiệt và điện, không thấm khí và nước; cao su không tan trong nước, ancol etylic, axeton, … nhưng có thể tan trong xăng, benzen, …

Do có những liên kết đôi trong phân tử, cao su có thể tham gia các phản ứng cộng H2, Cl2, HCl, … và đặc biệt khi tác dụng với lưu huỳnh cho cao su lưu hóa có tính đàn hồi, chịu nhiệt, lâu mòn, khó tan trong các dung môi hơn cao su thường.

Nhờ những tính chất đó, nhất là tính đàn hồi, làm cho cao su được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp và đời sống.

Polime là 1 trong những vật liệu quan trọng được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các ngành công nghiệp, chế tạo, trong đó cao su là 1 trong những nguyên liệu phổ biến được áp dụng rộng rãi trong ngày nay.

Cao su có 2 loại là cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp. Cao su thiên nhiên lấy từ mủ cây cao su, được trồng nhiều trên thế giới và nhiều tỉnh ở nước ta. Cao su tổng hợp là loại vật liệu polime tương tự cao su thiên nhiên, thường được điều chế từ các loại ankađien bằng phản ứng trùng hợp.

Do cao su thiên nhiên thu được ở dạng chảy nhớt nên khó có thể sử dụng. Vào năm 1837, nhà khoa học Chales Geodyear (Mỹ) đã tiến hành các thí nghiệm để thay đổi hình dạng nguyên thủy của cao su thiên nhiên và đến năm 1839, ông tìm ra phương pháp trộn cao su với lưu huỳnh rồi nung nóng ở nhiệt độ cao để cho ra thành phẩm chịu nhiệt, có tính chất cơ lí vượt trội hơn hẳn cao su thô. Quá trình này gọi là lưu hóa cao su.

Ngày nay, phương pháp sản xuất cao su lưu hóa vẫn tiếp tục được duy trì, để tạo ra cao su lưu hóa, người ta làm như sau:

• Sau khi trộn đều, hỗn hợp được đổ vào khuôn và nung nóng ở 150°C với tỉ lệ hỗn hợp cao su với lưu huỳnh 97:3 về khối lượng.

• Ở nhiệt độ 120°C, lưu huỳnh bắt đầu nóng chảy rồi tan vào cao su.

• Lượng lưu huỳnh khi được thêm vào ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cao su thiên nhiên. Với các sản phẩm có lưu huỳnh hóa hợp từ 10-25% sẽ tạo ra hỗn hợp cao su có độ bền thấp ít đàn hồi, khó ứng dụng hơn.

• Với lượng lưu huỳnh đạt từ 25-32%, cao su khi này sẽ rất cứng, cực kì bền chắc và mất tính đàn hồi.

Chuyên đề Hóa học 12 Bài tập về gọi tên các Polime quan trọng thường gặp. Được VnDoc tổng hợp biên soạn nội dung lí thuyết cũng như các dạng câu hỏi gọi tên các Polime quan trọng thường gặp. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các bạn giải bài tập Hóa học lớp 12 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Hóa học 12: Bài tập về gọi tên các Polime quan trọng thường gặp

  • Kiến thức cần nhớ về gọi tên các Polime quan trọng thường gặp
  • Ví dụ minh họa về gọi tên các Polime quan trọng thường gặp
  • Bài tập vận dụng về gọi tên các Polime quan trọng thường gặp

Kiến thức cần nhớ về gọi tên các Polime quan trọng thường gặp

*Tóm tắt lý thuyết

Danh pháp:

- Poli + tên của monone (nếu tên monome gồm 2 từ trở lên hoặc từ hai monome tạo nên polime thì tên của monome phải để ở trong ngoặc đơn).

Một số polime có tên riêng (tên thông thường).

Tên gọiCông thức
Poli vinylclorua (PVC)(-CH2–CHCl-)n
Poli etilen (PE)(-CH2–CH2-)n
Cao su thiên nhiên[-CH2–C(CH3)=CH-CH2-]n
Cao su clopren(-CH2-CCl=CH-CH2-)n
Cao su buna(-CH2-CH=CH-CH2-)n
Poli propilen (PP)[-CH2-CH(CH3)-]n
Teflon(-CF2-CF2-)n
Tơ nilon -6 (poli caproamit)[–NH(CH2)5–CO–]n
Tơ nilon -7 (tơ enang) hay Poli (7-amino heptanoic)[–NH(CH2)6–CO–]n
Tơ nilon -6,6 (poli hexa metylen- ađipamit)[–NH(CH2)6–NH–CO(CH2)4CO–]n
Tơ lapsan (poli etylen terephtalat)[–COC6H4–CO–O–C2H4O–]n

Ví dụ minh họa về gọi tên các Polime quan trọng thường gặp

Câu 1: Polivinyl clorua có công thức là

A. (-CH2-CHCl-)n.

B. (-CH2-CH2-)n.

C. (-CH2-CHBr-)n.

D. (-CH2-CHF-)n.

Xem đáp án

Đáp án A

Polivinyl clorua: (-CH2-CHCl-)n

Câu 2: Tên gọi của polime có công thức (-CH2-CH2-)n là

A. polivinyl clorua.

B. polietilen.

C. polimetyl metacrylat.

D. polistiren.

Xem đáp án

Đáp án B

Polietilen: (-CH2-CH2-)n

Câu 3: Công thức cấu tạo của polibutađien là

A. (-CF2-CF2-)n.

B. (-CH2-CHCl-)n.

C. (-CH2-CH2-)n.

D. (-CH2-CH=CH-CH2-)n.

Xem đáp án

Đáp án D

Polibutađien: (-CH2-CH=CH-CH2-)n

Câu 4: Từ monome nào sau đây có thể điều chế được poli(vinyl ancol)?

A. CH2=CH-COOCH3.

B. CH2=CH-OCOCH3.

C. CH2=CH-COOC2H5.

D. CH2=CH-CH2OH.

Xem đáp án

Đáp án A

Để thu được poli (vinyl ancol): [-CH2-CH(OH)-]n người ta tiến hành thủy phân poli (vinylaxetat) trong môi trường kiềm.

Câu 5.Nhận định nào sau đây đúng:

A. Cao su là polime thiên nhiên của isoprene.

B. Sợi xenlulozơ có thể bị đepolime hóa khi bị đun nóng.

C. Monome là mắt xích cơ bản trong phân tử polime.

D. Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn, do nhiều đơn vị nhỏ (mắt xích) liên kết với nhau tạo nên.

Xem đáp án

Đáp án D

A sai vì cao su có thể là cao su thiên nhiên hay cao su tổng hợp.

B sai, khi đung nóng sợi xenlulozo sẽ bị cắt mạch.

C sai, mone là chất ban đầu để tạo polime, còn mắt xích là đã tạo polime rồi, phân tử gồm nhiều mắt xích.

D đúng.

Bài tập vận dụng về gọi tên các Polime quan trọng thường gặp

Bài 1: Monome được dùng để điều chế polipropilen là

A. CH2=CH-CH3.

B. CH2=CH2.

C. CH≡CH.

D. CH2=CH-CH=CH2.

Xem đáp án

Đáp án A

nCH2=CH-CH3

Hợp chất có công thức cấu tạo thu gọn:–[–hn–(ch2)6–nh–oc–(ch2)4–co–]n– có tên gọi là
-(-CH2-CH-CH3)n-

Bài 2: Cao su được sản xuất từ sản phẩm trùng hợp của buta-1,3-đien với CN-CH=CH2 có tên gọi thông thường là

A. cao su Buna.

B. cao su Buna-S.

C. cao su Buna- N.

D. cao su cloropren.

Xem đáp án

Đáp án C

Đồng trùng hợp giữa buta-1,3-đien (CH2=CH−CH−CH2) với vinyl xianua(CH2=CH−CN) được cao su Buna- N

Bài 3: Khi phân tích polistiren ta được monome nào sau đây?

A. CH≡CH

B. CH2=CH-CH3

C. C6H5-CH=CH2

D. CH2=CH-CH=CH2

Xem đáp án

Đáp án C

C6H5CH=CH2 [-CH2-CH(C6H5)-]n.

Bài 4: Tơ nilon 6 – 6 là:

A. Hexancloxiclohexan

B. Poliamit của axit ε - aminocaproic

C. Poliamit của axit adipic và hexametylendiamin

D. Polieste của axit adipic và etylen glycol

Xem đáp án

Đáp án C

Nilon-6,6 được điều chế bằng cách trùng ngưng hexametylenđiamin và axit ađipic.

nH2N-(CH2)6-NH2 + nHOOC-(CH2)4-COOH [-HN-(CH2)6-NH-OC-(CH2)4-CO-]n + 2nH2O.

Bài 5: Tơ enang được tổng hợp từ nguyên liệu nào sau đây?

A. H2N-(CH2)3-COOH

B. H2N-(CH2)4-COOH

C. H2N-(CH2)5-COOH

D. H2N-(CH2)6-COOH

Đáp án: D

Xem đáp án

Đáp án D

Nilon-7 được điều chế bằng cách trùng ngưng axit 7-aminoheptanoic.

nH2N-(CH2)6-COOH [-HN-(CH2)6-CO-]n + nH2O.

Bài 6: Hợp chất có CTCT : H2N-(CH2)5-COOH có tên là:

A. tơ enang

B. tơ capron

C. tơ nilon

D. tơ lapsan

Xem đáp án

Đáp án B

Tơ nilon -6 (poli caproamit): H2N-(CH2)5-COOH

Bài 7: Hợp chất có công thức cấu tạo là:[-HN-(CH2)6-NH-OC-(CH2)4-CO-]n có tên là:

A. tơ enang

B. tơ nilon 6-6

C. tơ capron

D. tơ lapsan

Xem đáp án

Đáp án B

Tơ nilon-6,6 (poli hexa metylen-ađipamit): [-HN-(CH2)6-NH-OC-(CH2)4-CO-]n

Bài 8: Hợp chất có CTCT là: (-OCH2-CH2OOC-C6H4-CO-)n có tên là:

A. tơ enang

B. tơ nilon

C. tơ capron

D. tơ lapsan

Xem đáp án

Đáp án D

Tơ lapsan hay Poli (etylen - terephtalat): (-OCH2-CH2OOC-C6H4-CO-)n

Bài 9.Trong số các loại to sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon -6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang; những loại tơ thuộc loại tơ nhân tạo là:

A. tơ tằm và tơ enang.

B. tơ visco và tơ nilon -6,6.

C. tơ nilon -6,6 và tơ capron.

D. tơ visco và tơ axetat.

Xem đáp án

Đáp án D

Tơ nhân tạo (hay tơ bán tổng hợp) là Tơ visco và tơ axetat.

Bài 10.Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna – S là:

A. CH2=C(CH3)–CH=CH2, C6H5CH=CH2.

B. CH2=CH–CH=CH2, C6H5CH=CH2.

C. CH2=CH–CH=CH2, lưu huỳnh.

D. CH2=CH–CH=CH2, CH3–CH=CH2.

Xem đáp án

Đáp án B

Cao su Buna-S là sản phẩm của phản ứng đồng trùng hợp butađien và stiren

nCH2=CH−CH=CH2 + nC6H5CH=CH2 → −CH2−CH=CH−CH2−CH(C6H5)−CH2−)n

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

  • Câu hỏi lý thuyết về Polime
  • Chuỗi phản ứng hóa học của Polime
  • Phản ứng trùng hợp Polime
  • Hiệu suất phản ứng trùng hợp Polime
  • Bài tập Polime trong đề thi Đại học
  • 30 câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết về Polime có đáp án
  • Bài tập về danh pháp, phân loại Polime

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Bài tập về gọi tên các Polime quan trọng thường gặp. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Hóa học lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Để thuận tiện trong quá trình trao đổi tài liệu cũng như cập nhật tài liệu mới nhất, mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 của VnDoc.com để có thêm tài liệu học tập nhé