Hợp quy hợp chuẩn là gì

Căn cứ pháp lý:

  • Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006;
  • Thông tư 28/2012/TT-BKHCN quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

Hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam gồm tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn cơ sở

Theo đó có hai loại giấy chứng nhận đó là chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn [hợp chuẩn] và chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật [ hợp quy].

  • Chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn: là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng. Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về nguyên tắc là hoạt động tự nguyện, tuy nhiên trong một số trường hợp theo yêu cầu của khách hàng thì nó trở thành bắt buộc. Đối với đánh giá phù hợp tiêu chuẩn, việc lựa chọn phương thức đánh giá nào là do tổ chức chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn hoặc tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn quyết định nhưng phải thích hợp với đối tượng chứng nhận để đảm bảo độ tin cậy của kết quả đánh giá;
  • Chứng nhận phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật: là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện một cách bắt buộc. Phương thức đánh giá quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho từng đối tượng cụ thể được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Đối tượng chứng nhận: là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường theo những tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực và cả tiêu chuẩn nước ngoài hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy chuẩn kỹ thuật địa phương quy định. Những đối tượng quy định trong quy chuẩn kỹ thuật thường liên quan đến an toàn, sức khỏe, môi trường mang tính bắt buộc áp dụng, nếu các doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc những đối tượng quy định này.

Để thực hiện việc chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn các doanh nghiệp phải trải qua quá trình đánh giá sự phù hợp.

Quy trình:

  • Trước tiên xem sản phẩm có tiêu chuẩn quốc gia không? Nếu có tư vấn khách hàng áp dụng tiêu chuẩn quốc gia. Do tiêu chuẩn quốc gia chỉ quy định những tiêu chuẩn chung nên số lượng lớn các sản phẩm mới không có tiêu chuẩn quốc gia. Lúc này, tư vấn khách hàng xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và yêu cầu cung cấp tính năng kỹ thuật và sản phẩm mẫu để kiểm tra, thử nghiệm từ đó xây dựng tiêu chuẩn cơ sở.
  • Có 8 phương thức đánh giá sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn, đó là:
    • Phương thức 1: thử nghiệm mẫu điển hình;
    • Phương thức 2: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;
    • Phương thức 3: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
    • Phương thức 4: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
    • Phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
    • Phương thức 6: đánh giá và giám sát hệ thống quản lý;
    • Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa;
    • Phương thức 8: thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.

Đối với sản phẩm sản xuất trong nước việc đánh giá thông thường sử dụng phương thức 5, còn đối với sản phẩm nhập khẩu thì sử dụng phương thức7. Đối với các sản phẩm nhập khẩu có số lượng nhiều, mỗi lần nhập khẩu lại tiến hành đánh giá gây tốn kém thì bên cạnh việc thử nghiệm, đánh giá theo lô sản phẩm, hàng hóa thì có thể thực hiện đánh giá tại nguồn [ tức là thành lập đoàn đánh giá sang nơi sản xuất để cấp giấy chứng nhận đăng ký tại nguồn].

Hệ thống quản lý chất lượng phổ biến hiện nay: Mọi sản phẩm lưu thông trên thị trường đều phải có hệ thống đảm bảo chất lượng.

  • Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: không phụ thuộc vào sản phẩm và quy mô;
  • Hệ thống quản lý chất lượng 22.000 áp dụng cho lĩnh vực an toàn thực phẩm;
  • Hệ thống quản lý chất lượng môi trường ISO 14.001 [ khi sản xuất phát thải ra môi trường bụi, khói, nước thải..thì doanh nghiệp bắt buộc phải có giấy chứng nhận trước khi tiến hành sản xuất];
  • Hệ thống quản lý chất lượng VIETGAP thường áp dụng cho phạm vi rộng như tỉnh, địa phương, nông trường…
  • Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18.001: doanh nghiệp khi xây dựng hệ thống OHSAS thường tích hợp nó với hệ thống quản lý môi trường [ISO 14001] hoặc một tiêu chuẩn quản lý khác.

Các công việc cần thực hiện:

  • Đầu tiên kiểm tra xem có tiêu chuẩn không và có chứng nhận được không? Nếu không có tiêu chuẩn thì có thể mua tiêu chuẩn nước ngoài.
  • Các quy chuẩn phổ biến:
    • Quy chuẩn an toàn đồ chơi trẻ em;
    • Quy chuẩn an toàn điện;
    • Quy chuẩn vệ sinh thực phẩm;
    • Quy chuẩn xây dựng [ Quy chuẩn 16/BXD].

Như vậy, cần tìm hiểu quy chuẩn của các bộ [ Bộ y tế, Bộ giao thông vận tải, Bộ Khoa học và công nghệ, Bộ xây dựng…].

Đối với hợp quy, doanh nghiệp phải thực hiện 2 công việc là đánh giá hợp quy và công bố hợp quy.

Để cấp Giấy chứng nhận hợp quy [CR] cần có hệ thống đảm bảo chất lượng và có hoạt động sản xuất đối với sản phẩm đó [ sản phẩm sản xuất trong nước ] hoặc hồ sơ nhập khẩu đối với sản phẩm nhập khẩu

Đối với sản phẩm mới sản xuất chưa có tiêu chuẩn thì doanh nghiệp cần trả 3 loại phí:

  • Phí tư vấn xây dựng tiêu chuẩn;
  • Phí đánh giá cấp chứng nhận lần đầu;
  • Chi phí thử nghiệm mẫu điển hình [ cần cung cấp thông tin về sản phẩm để biết chi phí thử nghiệm]

Ngoài ra, doanh nghiệp phải chịu phí duy trì hiệu lực chứng nhận trong vòng 03 năm [ tùy thuộc vào nhóm sản phẩm và độ phức tạp, quy mô mà số lượng đánh giá giám sát khác nhau, thông thường là 2- 3 lần đánh giá giám sát].

Giấy chứng nhận có hiệu lực 3 năm và phải thực hiện giám sát định kỳ. Hết hiệu lực, nếu doanh nghiệp có nhu cầu tiếp tục giấy chứng nhận đối với sản phẩm đó thì thực hiện thủ tục cấp lại giấy chứng nhận mới và phải trả chi phí tư vấn đánh giá lại.

Chứng nhận hợp quy là gì? Tại sao phải thực hiện chứng nhận hợp quy của sản phẩm là một trong những câu hỏi mà rất nhiều doanh nghiệp đã gửi về hòm thư của ISOCERT. Trong bài viết dưới đây, ISOCERT sẽ giúp các doanh nghiệp giải đáp một cách chi tiết nhất.

Chứng nhận hợp quy sản phẩm là hoạt động đánh giá và xác nhận một loại sản phẩm, hàng hóa cụ thể nào đó về mức độ phù hợp của chúng so với các quy chuẩn tương ứng. 

Cụ thể, quy chuẩn kỹ thuật được hiểu là những quy định về mức giới hạn của các đặc tính kỹ thuật cùng yêu cầu quản lý cho một sản phẩm cụ thể nào đó. Mục đích của các quy chuẩn kỹ thuật là đảm bảo sản phẩm, hàng hóa khi sản xuất và kinh doanh là an toàn, không gây hại tới sức khỏe của con người và môi trường. Đồng thời, bảo vệ cho lợi ích cùng an ninh của quốc gia và các yêu cầu thiết yếu khác.

Chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện một cách bắt buộc. Phương thức đánh giá quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho từng đối tượng cụ thể được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Nói cách khác, việc chứng nhận hợp quy là hình thức, hoạt động đánh giá sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp để xem sản phẩm, hàng hóa đó có đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hay không. Tất cả các sản phẩm hàng hóa trước khi sản xuất hoặc nhập khẩu đều phải có giấy chứng nhận hợp quy thì mới được lưu thông trên thị trường. Việc chứng nhận hợp quy khác với chứng nhận hợp chuẩn ở chỗ đây là thủ tục bắt buộc trước khi hàng hóa được cung cấp ra thị trường tới tay người tiêu dùng/ các nhà phân phối, bán lẻ...


Chứng nhận hợp quy là gì?

Tại Việt Nam, hệ thống quy chuẩn kỹ thuật cùng ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật bao gồm:

  • Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Ký hiệu: QCVN;
  • Quy chuẩn kỹ thuật địa phương. Ký hiệu: QCĐP.

Về cơ sở pháp lý, hoạt động chứng nhận hợp quy căn cứ vào:

  • Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật Số: 68/2006/QH11;
  • Thông tư 28/2012/TT-BKHCN quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Xin giấy chứng nhận hợp quy ở đâu?

Hiện nay doanh nghiệp có thể xin giấy chứng nhận hợp quy ở Tổ chức chứng nhận được cấp phép hoạt động.

Nếu như doanh nghiệp đăng ký với 1 Tổ chức chứng nhận không được cấp phép thì giấy chứng nhận hợp quy đó không có giá trị trong công bố hợp quy và đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường cũng như giá trị về pháp lý và hợp đồng. Do đó, việc đăng ký với Tổ chức chứng nhận được cấp phép là rất quan trọng.

ISOCERT - Hài hòa cùng thịnh vượng tự hào là Tổ chức chứng nhận hợp quy được cấp phép. Xem chi tiết năng lực tại đây.

Danh sách các sản phẩm, hàng hóa phải chứng nhận hợp quy

Nghị định 74/2018/NĐ-CP quy định rằng tất cả sản phẩm/ hàng hóa thuộc nhóm 2 cần phải được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy nếu muốn thực hiện sản xuất, kinh doanh hay nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. 

Trong đó, nhóm 2 bao gồm các sản phẩm/ hàng hóa có khả năng gây mất an toàn cho sức khỏe con người và môi trường. Với số lượng hàng hóa, sản phẩm ngày càng gia tăng như hiện nay thì mỗi bộ, ban ngành quản lý sẽ có danh mục hàng hóa, sản phẩm bắt buộc phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy riêng. Cụ thể danh mục sẽ bao gồm: 

STT

Tên danh mục

Văn bản ban hành

Ghi chú

1

Danh mục sản phẩm, hàng hóa có nguy cơ gây mất an toàn được phụ trách bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thông tư 14/2018/TT-BNNPTNT

2

Danh mục sản phẩm, hàng hóa có nguy cơ gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải

Thông tư 41/2018/TT-BGTVT

- Với sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu, trước khi thông quan phải được chứng nhận hợp quy 

- Với sản phẩm/hàng hóa được sản xuất, lắp ráp trong nước, trước khi lưu thông vào thị trường phải có chứng nhận hợp quy và thực hiện công bố hợp quy.  

3

Danh mục sản phẩm/ hàng hóa có nguy cơ gây mất an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Giao thông vận tải

Thông tư 41/2018/TT-BGTVT

- Với sản phẩm/ hàng hóa nhập khẩu, sau khi được thông quan và trước khi được lưu thông vào thị trường Việt Nam cần phải được chứng nhận và/ hoặc công bố hợp quy. 

- Với sản phẩm/ hàng hóa nội địa,  trước khi lưu thông vào thị trường phải được chứng nhận và/hoặc công bố hợp quy

4

Danh mục sản phẩm/ hàng hóa bắt buộc phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông

Thông tư 05/2019/TT-BTTTT

6

Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công thương

Thông tư số 13/VBHN-BCT

Danh mục này không điều chỉnh với những sản phẩm/ hàng hóa như:

- Sản phẩm/ hàng hóa được miễn trừ ngoại giao;

- Sản phẩm/ hàng hóa trong túi lãnh sự;

- Tài sản di chuyển;

- Quà biếu, quà tặng trong các định mức miễn thuế nhập khẩu được quy định trong Quyết định 31/2015/QĐ-TTg;

- Sản phẩm/ hàng hóa  doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu hoặc quá cảnh;

- Sản phẩm/ hàng hóa chuyên dụng phục vụ quốc phòng, an ninh.

7

Danh mục sản phẩm/ hàng hóa có nguy cơ gây mất an toàn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công an

Thông tư 08/2019/TT-BCA

8

Danh mục sản phẩm/ hàng hóa nhóm 2 thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ

Thông tư 01/2009/TT-BKHCN

9

Danh mục sản phẩm/ hàng hóa nhóm 2 thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Thông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH

Các phương thức chứng nhận hợp quy?

Để được chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp phải trải qua quá trình đánh giá sự phù hợp. Theo Thông tư 28/2012/TT-BKHCN, các tổ chức chứng nhận hợp quy có thể áp dụng 1 trong số 8 phương thức dùng để đánh giá sự phù hợp cho một sản phẩm/ hàng hóa cụ thể: 

- Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình của sản phẩm/ hàng hóa; 

- Phương thức 2: Thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất và giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường;

- Phương thức 3: Thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy ở nơi sản xuất kết hợp đánh giá - quá trình sản xuất;

- Phương thức 4: Thử nghiệm mẫu điển hình cùng đánh giá quá trình sản xuất; thực hiện giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu được lấy tại nơi sản xuất cùng trên thị trường kết hợp đánh giá quá trình sản xuất;

- Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; thực hiện giám sát thông qua việc lấy mẫu thử nghiệm ở nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp đánh giá quá trình sản xuất;

- Phương thức 6: Thực hiện đánh giá kết hợp giám sát hệ thống quản lý;

- Phương thức 7: Thử nghiệm mẫu và đánh giá theo lô sản phẩm/ hàng hóa;

- Phương thức 8: Thử nghiệm hoặc kiểm định tất cả các sản phẩm/ hàng hóa cần chứng nhận hợp quy. 

Trong đó:

  • Phương thức 5 và phương thức 7 là được sử dụng phổ biến nhất. Phương thức 5 được áp dụng cho sản phẩm/ hàng hóa nội địa được sản xuất trong nước. Còn phương thức 7 được áp dụng cho hàng nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.
  • Đối với các sản phẩm nhập khẩu có số lượng nhiều, mỗi lần nhập khẩu lại tiến hành đánh giá gây tốn kém thì bên cạnh việc thử nghiệm, đánh giá theo lô sản phẩm, hàng hóa thì có thể thực hiện đánh giá tại nguồn [ tức là thành lập đoàn đánh giá sang nơi sản xuất để cấp giấy chứng nhận đăng ký tại nguồn].

Ngoài việc chứng nhận sản phẩm hợp quy, mọi sản phẩm lưu thông trên thị trường đều cần có hệ thống đảm bảo chất lượng. Ví dụ:

  • Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001: không phụ thuộc vào sản phẩm và quy mô;
  • Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 22000 áp dụng cho lĩnh vực an toàn thực phẩm;
  • Hệ thống quản lý chất lượng môi trường theo ISO 14001 [khi sản xuất phát thải ra môi trường bụi, khói, nước thải..thì doanh nghiệp bắt buộc phải có giấy chứng nhận trước khi tiến hành sản xuất];
  • Chứng nhận sản xuất nông nghiệp tốt theo chương trình VIETGAP thường áp dụng cho phạm vi rộng như tỉnh, địa phương, nông trường…
  • Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp theo ISO 45001: doanh nghiệp khi xây dựng hệ thống HTQL AT&SKNN thường tích hợp nó với hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 và Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001.

Quy trình chứng nhận hợp quy?

Để đạt được chứng nhận hợp quy cho sản phẩm/ hàng hóa của mình, doanh nghiệp sẽ cần phải thực hiện theo những bước sau:

- Bước 1: Đăng ký chứng nhận hợp quy sản phẩm tại tổ chức chứng nhận sự phù hợp có thẩm quyền [như ISOCERT].

- Bước 2: Tổ chức sẽ cử các chuyên gia chứng nhận xuống cơ sở đăng ký của doanh nghiệp để tiến hành đánh giá ban đầu về các điều kiện. Bao gồm: lấy mẫu thử nghiệm theo phương thức 5 hoặc phương thức 7.

- Bước 3:  Sau khi lấy mẫu, các chuyên gia sẽ tiến hành phân tích và đánh giá kết quả thử nghiệm.

- Bước 4: Báo cáo đánh giá

- Bước 5: Cấp giấy chứng nhận

Căn cứ vào kết quả thử nghiệm và đánh giá, nếu sản phẩm đáp ứng được các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thì sản phẩm đó sẽ được cấp giấy chứng nhận hợp quy cùng dấu hợp quy. . 

- Bước 6: Đánh giá, giám sát sản phẩm định kỳ hàng năm [định kỳ 9 - 12 tháng/ 1 lần].

Lợi ích khi doanh nghiệp có giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm?

Việc sở hữu giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm sẽ giúp các doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện và phát triển các hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm. Nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế. Ngoài ra, nó có mang lại nhiều giá trị khác cho doanh nghiệp, cụ thể:

  • Đảm bảo các sản phẩm có chất lượng và mức độ an toàn đạt chuẩn từ khâu sản xuất tới khâu sử dụng, tiêu thụ. 
  • Là bằng chứng chứng minh doanh nghiệp đã tuân thủ các quy định, luật định hiện hành của nhà nước về việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm nhóm 2. 
  • Là bằng chứng chứng minh sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp có chỉ tiêu kỹ thuật đảm bảo an toàn, chất lượng và đáp ứng đúng các yêu cầu trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. 
  • Là công cụ giúp doanh nghiệp kiểm soát quá trình sản xuất một cách toàn diện và duy trì được chất lượng sản phẩm một cách ổn định. 
  • Là cơ sở để doanh nghiệp có những thay đổi, điều chỉnh phù hợp giúp cải tiến năng suất hoạt động.
  • Giúp tối ưu hóa chi phí sản xuất kinh doanh do hạn chế được tối đa các chi phí xử lý sai sót, lỗi hỏng trong quá trình sản xuất.
  • Giúp doanh nghiệp phân bố các nguồn lực một cách hợp lý, giảm thiểu sự lãng phí và tăng năng suất hoạt động. 
  • Là công cụ marketing hữu hiệu giúp doanh nghiệp tạo dựng được hình ảnh tốt đẹp và uy tín trong mắt khách hàng, đối tác. Sức mua sản phẩm vì thế mà cũng tăng cao hơn. 
  • Tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nước ngoài có thể vượt qua các rào cản kỹ thuật để đưa sản phẩm vào thị trường Việt Nam và được khách hàng chấp nhận một cách dễ dàng. 
  • Là cách doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm, sự quan tâm của mình với cộng đồng về sản phẩm, hàng hóa của mình trong mối tương quan với các vấn đề xã hội [ví dụ như ô nhiễm môi trường, tai nạn lao động,..]. 

Có thể đạt được giấy chứng nhận hợp quy từ tổ chức nào?

ISOCERT là tổ chức độc lập [bên thứ ba], cung cấp dịch vụ chứng nhận và giám định được công nhận, thừa nhận rộng rãi tại Việt Nam, khu vực và toàn cầu mang đến sự thịnh vượng, bền vững cho các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của ISOCERT.

Tham khảo thêm về năng lực của ISOCCERT và các doanh nghiệp được ISOCERT chứng nhận tại đây.

Hy vọng rằng, với những chia sẻ trên của ISOCERT đã giúp cho các cá nhân, doanh nghiệp có lời giải đáp cho câu hỏi chứng nhận hợp quy là gì? Nếu như vẫn còn các thắc mắc khác, xin vui lòng liên hệ tới hotline: 0976 389 199 [ miễn phí ] để được các chuyên gia tư vấn, hỗ trợ một cách kỹ lưỡng và phù hợp với từng sản phẩm/ hàng hóa cụ thể. 

Video liên quan

Chủ Đề