Hướng dẫn báo tăng bảo hiểm xã hội điện tử

Thủ tục báo tăng/giảm, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT

Thủ tục báo tăng/giảm, điều chỉnh đóng BHXH áp dụng với các trường hợp: Tăng mới lao động; Báo giảm lao động đối với các trường hợp người lao động chuyển đi; nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc; Báo giảm do nghỉ hưởng chế độ BHXH [hưu trí, bảo lưu, ốm đau, thai sản]; Báo giảm do nghỉ không lương, tạm hoãn hợp đồng lao động, ngừng việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng; Điều chỉnh đóng BHXH [người lao động thay đổi tiền lương đóng BHXH].

1. Thành phần hồ sơ báo tăng/giảm, điều chỉnh đóng BHXH

**NLĐ: NLĐ chưa có mã số BHXH [hoặc tra cứu không thấy mã số BHXH]: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT [Mẫu TK1-TS].

**Đơn vị SDLĐ:

- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN [Mẫu D02-LT];

- Bảng kê thông tin [Mẫu D01-TS].

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

2. Trình tự thực hiện báo tăng/giảm, điều chỉnh đóng BHXH

Bước 1:

**NLĐ:

- Trường hợp đã có mã số BHXH thì cung cấp mã số BHXH cho đơn vị;

- Trường hợp chưa có mã số BHXH: lập Tờ khai TK1-TS.

**Đơn vị SDLĐ lập, nộp hồ sơ gửi cơ quan BHXH:

- Lập Mẫu D02-LT;

- Lập Mẫu D01-TS.

Bước 2. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ.

Bước 3. Đơn vị nhận kết quả đã giải quyết.

3. Cách thức thực hiện báo tăng/giảm, điều chỉnh đóng BHXH

Bước 1. Nộp hồ sơ: Đơn vị SDLĐ lựa chọn nộp hồ sơ theo một trong các hình thức sau:

- Lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Dịch vụ công của BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN hoặc qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia;

- Qua Bưu chính;

- Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan BHXH cấp tỉnh, cấp huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp.

Bước 2. Nhận kết quả giải quyết theo các hình thức đã đăng ký.

4. Thời hạn giải quyết thủ tục báo tăng/giảm, điều chỉnh đóng BHXH

- Không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp điều chỉnh tăng tiền lương đã đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN;

- Không quá 5 ngày đối với các trường hợp còn lại.

**Kết quả giải quyết

- Trường hợp tăng, giảm lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN: Sổ BHXH, thẻ BHYT.

- Trường hợp điều chỉnh tăng, giảm tiền lương đã đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN: Cơ quan BHXH ghi nhận kết quả vào cơ sở dữ liệu.

Căn cứ: Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021

Châu Thanh

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Quy định về thủ tục báo tăng lao động

  • 1. Quy định mề mức đóng bảo hiểm xã hội, y tế và thất nghiệp
  • 3.Đăng ký, điều chỉnh đóng bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
  • 3.1. Trình tự thực hiện
  • 3.2. Cách thức thực hiện
  • 3.3. Thành phần hồ sơ
  • 4. Quy trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ điện tử theo cơ chế một cửa liên thông hồ sơ
  • 4.1. Quy trình tóm tắt
  • 4.2. Quy trình chi tiết.

>>Luật sư tư vấn pháp luật Bảo hiểm y tế, gọi:1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi, Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Quy định mề mức đóng bảo hiểm xã hội, y tế và thất nghiệp

Căn cứ Điều 22Quyết định 959/QĐ-BHXHvà Quyết định 595/QĐ-BHXHquy định:

“Điều 22. Điều chỉnh đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng

1. Thành phần hồ sơ:

1.1. Người lao động: như quy định tại Điểm 1.1 Khoản 1 Điều 21;

Trường hợp ngừng tham gia bảo hiểm y tế: thẻ bảo hiểm y tế còn hạn sử dụng.

1.2. Đơn vị:

a] Danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp [Mẫu D02-TS];

b] Bảng kê hồ sơ làm căn cứ hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế cao hơn [Mục II Phụ lục 03].

Trường hợp thay đổi thông tin tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của đơn vị: Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế [Mẫu TK3-TS].

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ”.

Theo quy định trên, khi có sự thay đổi về lao động [báo giảm hoặc báo tăng lao động] thì đơn vị bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

+] Tờ khai TK1-TS của người lao động;

+]Danh sách lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp [Mẫu D02-TS];

+]Bảng kê hồ sơ làm căn cứ hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế cao hơn [Mục II Phụ lục 03];

Lưu ý:Trường hợp thay đổi thông tin tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của đơn vị: Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế [Mẫu TK3-TS]

3.Đăng ký, điều chỉnh đóng bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Căn cứ quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, BHTNLĐ, BNN; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Công văn số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của bảo hiểm xã hộiViệt Nam:

3.1. Trình tự thực hiện

Bước 1. Lập, nộp hồ sơ

1. Người lao độnglàm việc tại đơn vị sử dụng lao động: Lập hồ sơ theo quy định tại điểm 1 mục 1.3 Thành phần hồ sơ; nộp hồ sơ cho đơn vị sử dụng lao động.

2. Người lao động làm việc ở nước ngoài: Lập hồ sơ theo quy định tại điểm 2 mục 1.3 Thành phần hồ sơ đóng qua đơn vị đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng trực tiếp cho cơ quanbảo hiểm xã hội nơi cư trú của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.

3. Người lao động có từ 2 sổ bảo hiểm xã hội đóng trùng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp: Lập hồ sơ theo quy định tại điểm 3 mục 1.3 Thành phần hồ sơ, nộp trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi quản lý hoặc nơi cơ trú.

4. Đơn vị sử dụng lao động: Ghi mã số bảo hiểm xã hội vào các mẫu biểu tương ứng đối với người lao động đã được cấp mã số bảo hiểm xã hội; Hướng dẫn người lao động lập Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế [Mẫu TK1-TS] đối với người lao động chưa được cấp mã số bảo hiểm xã hội [kể cả người lao động không nhớ mã số bảo hiểm xã hội]; nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Bước 2. Cơ quan bảo hiểm xã hội tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định.

Bước 3. Nhận kết quả gồm: Sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế; Quyết định hoàn trả; Tiền hoàn trả thời gian đóng trùng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

3.2. Cách thức thực hiện

1. Nộp hồ sơ: Đơn vị sử dụng lao động, người lao động làm việc ở nước ngoài đóng trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội và người lao động có từ 2 sổ bảo hiểm xã hội đóng trùng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp nộp hồ sơ bằng một trong các hình thức sau:

a] Qua dịch vụ bưu chính công ích;

b] Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, cấp huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp.

c] Qua giao dịch điện tử đối với đơn vị sử dụng lao động: lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Thông tin điện tử bảo hiểm xã hộiViệt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN.

2. Nhận kết quả giải quyết: theo hình thức đã đăng ký.

3.3. Thành phần hồ sơ

1. Đối với người lao độnglàm việc tại đơn vị sử dụng lao độngnộp hồ sơ cho đơn vị sử dụng lao động:

- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế [Mẫu TK1-TS].

Trường hợpngười lao động được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh [nếu có] theo Phụ lục 03.

2. Đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài:

- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế [Mẫu TK1-TS];

- Hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài hoặc hợp đồng lao động được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động được ký mới tại nước tiếp nhận lao động theo hợp đồng.

3. Đối với người lao động có từ 02 sổ bảo hiểm xã hội trở lên có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trùng nhau

- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế [Mẫu TK1-TS];

- Các sổ bảo hiểm xã hội.

4. Đối với đơn vị sử dụng lao động

Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế [Mẫu TK3-TS];

Báo cáo tình hình sử dụng lao động và danh sách tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp [Mẫu D02-LT];

c] Bảng kê thông tin [Mẫu D01-TS].

Kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội nhận đủ hồ sơ theo quy định:

- Trường hợp cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế mới: không quá 05 ngày.

- Trường hợp tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất: không quá 05 ngày.

- Trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp: không quá 10 ngày.

- Trường hợp điều chỉnh tăng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp: không quá 03 ngày.

- Trường hợp xác nhận sổ bảo hiểm xã hội: không quá 05 ngày.

- Trường hợp hoàn trả do đóng trùng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp: không quá 10 ngày

4. Quy trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ điện tử theo cơ chế một cửa liên thông hồ sơ

4.1. Quy trình tóm tắt

- Mục đích: Tiếp nhận quản lý bảo hiểm xã hội cho đơn vị mới đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu hoặc đơn vị chuyển từ nơi khác đến.

- Phƣơng thức thực hiện: dùng phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội điện tử KBHXH [hoặc phần mềm I-VAN khác] để lập hồ sơ và nộp hồ sơ bảo hiểm xã hội qua mạng Internet tới cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý thông qua Cổng thông tin điện tử bảo hiểm xã hội Việt Nam [trường hợp hệ thống giao dịch điện tử lỗi thì kết xuất bộ hồ sơ điện tử thành bộ hồ sơ giấy để nộp qua Bưu điện].

- Thời hạn trả kết quả: 10 ngày làm việc.

Sơ đồ

- Bộ phận QLT 07 ngày làm việc [4 ngày xử lý, 3 ngày chờ đơn vị nộp tiền].

- Bộ phận Cấp sổ thẻ 02 ngày làm việc.

- Bộ phận TNTKQ 01 ngày làm việc.

4.2. Quy trình chi tiết.

Bước 1: Đơn vị sử dụng lao động phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội điện tử KBHXH [hoặc phần mềm I-VAN khác] lập hồ sơ thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc theo Phiếu giao nhận hồ sơ điện tử 101. Đơn vị chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ thông tin kê khai tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và có trách nhiệm lưu trữ các hồ sơ, văn bản làm căn cứ kê khai thông tin.

1. Xác định số sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động:

- Người lao động đã có sổ bảo hiểm xã hội chỉ cần khai báo số sổ bảo hiểm xã hội cho đơn vị, trường hợp người lao động có thay đổi thông tin thì lập biểu TK1-TS [1 bản].

- Người lao động chưa có sổ bảo hiểm xã hội thì lập biểu TK1-TS [1 bản]. Đơn vị dùng số CMND của người lao động tra cứu trên phần mềm iBHXH nếu đã có sổ thì ghi nhận số sổ

2. Lập biểu:

a. Mẫu D02-TS:

- Căn cứ tờ khai TK1-TS do người lao động cung cấp và hợp đồng lao động, quyết định tiếp nhận… đơn vị lập biểu D02-TS [lưu trữ HĐLĐ, quyết định để cung cấp cho các cơ quan chức năng khi cần kiểm tra, đối chiếu].

- Số sổ bảo hiểm xã hội sẽ được sắp xếp theo thứ tự số cấp trước bên trên đến số cấp sau bên dưới rồi đến người lao động chưa có sổ.

- Đơn vị thực hiện thang bảng lương nhà nước thì ghi hệ số tiền lương, hệ số phụ cấp chức vụ, tỷ lệ % phụ cấp thâm niên vượt khung, tỷ lệ % phụ cấp thâm niên nghề [nếu có] từ cột 2 đến cột 5. Tiền lương này được tính trên mức tiền lương cơ sở tại thời điểm

đóng.

- Đơn vị thực hiện thang bảng lương tự xây dựng thì ghi mức tiền lương trên hợp đồng lao động vào cột 2, ghi phụ cấp lương ghi trên hợp đồng lao động vào cột 6, ghi các khoản bổ sung khác vào cột 7 [khoản này thực hiện từ 01/01/2018].

+ Mức tiền lương của người lao động đã qua học nghề đào tạo [kể cả doanh nghiệp tự đào tạo] thì tiền lương đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp phải cao hơn ít nhất 7% lương tối thiểu vùng, nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại thì cộng thêm 5% nữa.

+ Trường hợp mức tiền lương và phụ cấp cao hơn 20 lần lương cơ sở cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ thu bảo hiểm xã hội bảo hiểm y tế bằng 20 lần lương cơ sở, trường hợp mức tiền lương và phcấp cao hơn 20 lần lương tối thiểu vùng cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ thu bảo hiểm thất nghiệp bằng 20 lần lương tối thiểu vùng.

+ Khi có thay đổi về mức tiền lương cơ sở hoặc tiền lương tối thiểu vùng cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ tự động điều chỉnh mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp theo mức tiền lương cao nhất.

b. Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế [mẫu TK3-TS];

c. Trường hợp có nhiều người được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế cao hơn: Căn cứ Giấy tờ chứng minh của người lao động cung cấp đơn vị lập Bảng kê hồ sơ làm căn cứ hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế cao hơn [Mục II Phụ lục 03].

3. File hình ảnh kèm theo:

- Đối với người được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế cao hơn [người có công …]: thêm bản sao giấy tờ có liên quan bằng file hình ảnh kèm theo.

- Giấy phép kinh doanh hoặc quyết định thành lập bằng file hình ảnh.

- Đơn vị phải chịu trách nhiệm trước pháp luật file hình ảnh kèm theo là đúng với bản chính.

4. Phương thức đóng:

Trong vòng 4 ngày kể từ ngày nhận có thông báo chấp nhận hồ sơ của cơ quan bảo hiểm xã hội đơn vị đơn vị chuyển nộp ngay số tiền tham gia BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tháng đầu để cơ quan bảo hiểm xã hội làm căn cứ cấp thẻ bảo hiểm y tế kịp thời cho người lao động.

5. Hồ sơ gửi và nhận qua bưu điện:

- Đơn vị: gửi Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp [mẫu TK1-TS] đã ghi số sổ bảo hiểm xã hội được cho cơ quan BHXH cấp, Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin đơn vị tham gia BHXH, bảo hiểm y tế [mẫu TK3-TS], Bảng kê hồ sơ làm căn cứ hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế cao hơn [Mục II Phụ lục 03] ngay sau khi giao dịch điện tử thành công [thời hạn 4 ngày làm việc]. Ghi rõ mã số hồ sơ điện tử giao dịch thành công trên bìa thư để cơ quan bảo hiểm xã hội làm căn cứ ngày tiếp nhận.

- Cơ quan bảo hiểm xã hội: trả lại cho tờ bìa sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế tăng mới hoặc gia hạn, các hồ sơ liên quan khác.

Bước 2: Phòng [Bộ phận] QLT tiếp nhận hồ sơ điện tử

1. Cấp mã số quản lý bảo hiểm xã hội. Thời hạn 01 ngày làm việc: Vào phần mềm tiếp nhận hồ sơ điện tử hằng ngày.

+ Kiểm tra các loại hồ sơ, căn cứ Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế [mẫu TK3-TS], Quyết định thành lập hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh… nhập thông tin đơn vị vào phần mềm SMS và cấp mã số quản lý bảo hiểm xã hội theo quy định.

+ Vào phần mềm tiếp nhận hồ sơ xử lý: nhập mã đơn vị đã được cấp từ phần mềm SMS >> Ghi nhận [trình ký và gửi Email thông báo mã số quản lý bảo hiểm xã hội, số tài khoản thu bảo hiểm xã hội] và yêu cầu đơn vị nộp tiền bảo hiểm theo quy định.

Bước 2a:

- Kết xuất các tờ khai của người lao động, tờ khai của đơn vị, danh sách tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp [mẫu D02-TS] và các hồ sơ, tài liệu được đơn vị scan gửi file kèm theo trên phần mềm tiếp nhận hồ sơ:

+ Dùng số CMND kiểm tra trên phần mềm SMS để xác định số sổ bảo hiểm xã hội do người lao động cung cấp, nếu chưa có sổ thì tiến hành cấp số sổ BHXH, nếu có thì sử dụng số sổ đã có.

+ Chuyển dữ liệu vào phần mềm SMS kiểm tra [không ghi dữ liệu vào phần mềm SMS]. Nếu hồ sơ đầy đủ, đúng, không sai mức lƣơng… thì thực hiện như sau:

+ Import số liệu vào phần mềm SMS.

+ Chuyển lãnh đạo xét duyệt, nếu hợp lệ thì ký xác nhận trên hồ sơ điện tử.

+ Gửi Thông báo giải quyết hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và trả kết quả đến tài khoản giao dịch của đơn vị.

+ Đối với người lao động đã hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội 01 lần nhưng chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp có giấy xác nhận [mẫu C15-TS, mẫu 01-XN/THS] thì cán bộ thu cập nhật quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng vào phần mềm SMS [theo mã CQxxxx nếu ở nơi khác chuyển đến]

Nếu hồ sơ sai thời gian, mức lƣơng…, hoặc các đơn vị chƣa nộp tiền cho cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định thì thực hiện nhƣ sau:

+ Vào phần mềm tiếp nhận hồ sơ >> Xử lý >> Hồ sơ không hợp lệ >> ghi nội dung đề nghị bổ sung hồ sơ >> Ghi nhận..

+ Chuyển lãnh đạo phê duyệt hồ sơ trả lại cho đơn vị.

Bước 2b:

Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì lập “Giấy đề nghị in tờ bìa sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế” trên phần mềm trên phần mềm tiếp nhận hồ sơ, ghi số lượng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế và giá trị thẻ bảo hiểm y tế đề nghị cấp để chuyển cho Phòng [Bộ phận] Cấp sổ thẻ làm căn cứ để in sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.

Bước 3: Phòng [Bộ phận] Cấp sổ thẻ: Thời hạn 02 ngày.

- Tiếp nhận Phiếu đề nghị in tờ bìa sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tếvà hồ sơ điện tử trên phần mềm tiếp nhận hồ sơ, dữ liệu trên phần mềm SMS.

- Kiểm tra số lượng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế trên “Giấy đề nghị in tờ bìa sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế” và dữ liệu trên phần mềm SMS:

+ Nếu khớp đúng, cán bộ Cấp sổ thẻ thực hiện xác nhận giá trị để in sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.

+ Nếu không trùng khớp, cán bộ Cấp sổ thẻ lập phiếu điều chỉnh [mẫu C02-TS] chuyển cho cán bộ Thu. Trong thời hạn ½ ngày kể từ thời điểm nhận phiếu điều chỉnh, cán bộ Thu chuyển trả kết quả giải quyết để cán bộ Cấp sổ thẻ cập nhật dữ liệu cấp sổ và cấp thẻ bảo hiểm y tế.

- Trường hợp gia hạn thẻ bảo hiểm y tế, căn cứ Danh sách thay đổi thông tin người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế [mẫu TK1-TS] trên phần mềm tiếp nhận hồ sơ điều chỉnh nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu [nếu có].

- Xử lý in sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế:

+ Cắt quá trình đã hưởng bảo hiểm xã hội1 lần, trợ cấp thất nghiệp [nếu có].

+ In cấp lại tờ bìa, tờ rời có quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng [mẫu C15-TS, mẫu 01-XN/THS] – nếu có.

+ In tờ bìa sổ bảo hiểm xã hội và 02 biên bản giao nhận sổ bảo hiểm xã hội.

+ Trình ký, đóng dấu tờ bìa sổ bảo hiểm xã hội.

+ In thẻ bảo hiểm y tế và 02 biên bản giao nhận thẻbảo hiểm y tế.

+ In, ký điện tử trên 02 phiếu sử dụng phôi bìa sổ bảo hiểm xã hội [mẫu C06-TS], 02 phiếu sử dụng phôi thẻ bảo hiểm y tế [mẫu C07-TS], cán bộ chuyên quản Cấp sổ thẻ lưu 01 bản cùng với hồ sơ, 01 bản chuyển cho cán bộ Tổng hợp quản lý phôi sổ bảo hiểm xã hội, phôi thẻ bảo hiểm y tế để quyết toán với Phòng Cấp sổ thẻ bảo hiểm xã hộiThành phố.

+ Xuất file “Danh sách cấp sổ bảo hiểm xã hội, cấp thẻ bảo hiểm y tế” trình lãnh đạo xét duyệt, nếu hợp lệ thì ký bằng chữ ký số trên hồ sơ điện tử.

- Chuyển sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế và 02 biên bản giao nhận sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho Phòng [Bộ phận] TNTKQ để trả sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho đơn vị.

Khám chữa bệnhban đầu ở Bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố hoặc Bệnh viện bị khóa [nếu có thông báo], cán bộ Cấp sổ thẻ xuất file Danh sách lao động không đủ thông tin cấp thẻ [mẫu D09b-TS] gửi cho đơn vị qua địa chỉ Email, đồng thời in danh sách trình lãnh đạo ký duyệt trả cùng với thẻ bảo hiểm y tế cho đơn vị để cấp bổ sung theo Phiếu giao nhận 403.

Bước 3: Phòng [Bộ phận] TNTKQ. Thời hạn giải quyết 01 ngày.

- Tiếp nhận bìa sổ, thẻ bảo hiểm y tế từ phòng [bộ phận] cấp sổ, thẻ bỏ bì thư chuyển trả đơn vị qua bưu điện. Ghi nhận trả kết quả trên phần mềm tiếp nhận hồ sơ.

- Tiếp nhận thẻ bảo hiểm y tế trả lại, TK1-TS và hồ sơ có liên quan do đơn vị chuyển đến qua đương bưu điện để chuyển cho các phòng.

Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuê, nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệLuật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội trực tuyến qua tổng đài điện thoạigọi số:1900.6162để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Bảo hiểm y tế - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề