Hướng dẫn lập dự toán ngân sách xã

Theo Điều 13 Thông tư 47/2022/TT-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN năm 2023, kế hoạch tài chính - ngân sách Nhà nước năm 2023-2025 như sau:

"1. Nguyên tắc chung
a) Dự toán thu NSNN năm 2023 phải được xây dựng theo đúng các quy định của Luật NSNN, Luật Quản lý thuế và các Luật về thuế, phí, lệ phí và các văn bản pháp luật có liên quan, diễn biến phục hồi của nền kinh tế, đảm bảo thu đúng, thu đủ các nguồn thu của NSNN....
2. Xây dựng dự toán thu nội địa:
a) Các địa phương xây dựng dự toán thu nội địa năm 2023 ngoài việc đảm bảo các mục tiêu, yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này, phải tổng hợp đầy đủ các nguồn thu thuộc phạm vi thu NSNN phát sinh trên địa bàn (bao gồm cả số thu ngân sách ở xã, phường, thị trấn, các khoản thu thuế nhà thầu nước ngoài, nhà thầu trong nước khi thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn, các khoản thuế từ các dự án mới được đưa vào sản xuất kinh doanh, các dự án hết thời gian ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp); đồng thời loại trừ các khoản theo quy định không thuộc nguồn thu cân đối NSNN, trên cơ sở đánh giá đầy đủ thực tế thực hiện năm 2022, những đặc thù của năm 2023 và số kiểm tra dự toán thu năm 2023 được cơ quan có thẩm quyền thông báo...
3. Xây dựng dự toán thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu:
a) Căn cứ vào dự báo tăng trưởng kim ngạch của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có thuế trong bối cảnh hội nhập, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, chuyển dịch cơ cấu mặt hàng, đặc biệt là các mặt hàng truyền thống có nguồn thu chủ lực và các mặt hàng mới phát sinh..."

Xem chi tiết hướng dẫn: Tại đây.

Hướng dẫn lập dự toán ngân sách xã
Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước 2023: Các đơn vị sự nghiệp công phải giảm chi từ 2-3%? (Hình từ internet)

Xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2023, các đơn vị sự nghiệp công phải giảm chi từ 2-3%?

Theo Điều 14 Thông tư 47/2022/TT-BTC hướng dẫn về xây dựng dự toán chi NSNN năm 2023 như sau:

"1. Nguyên tắc chung
a) Xây dựng dự toán chi NSNN năm 2023 theo đúng quy định của Luật NSNN, Luật Đầu tư công, các Luật có liên quan; các quy định của pháp luật về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ĐTPT, chi thường xuyên NSNN; đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại ngân sách, chủ trương sấp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế trong hệ thống chính trị, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động khu vực sự nghiệp công lập theo các Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị.
...
c) Dự toán chi hoạt động năm 2023 nguồn NSNN của các đơn vị sự nghiệp công lập xây dựng trên cơ sở các mục tiêu về đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết số 19-NQ/TW, Nghị quyết số 01/2021/UBTVQH15 và quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP. Trong đó:
- Không xây dựng dự toán chi thường xuyên NSNN hỗ trợ cho các dịch vụ sự nghiệp công đã hoàn thành lộ trình giá, phí từ năm 2022 trở về trước hoặc dự kiến hoàn thành trong năm 2023.
- Các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên thuộc các bộ, cơ quan trung ương xây dựng dự toán chi NSNN năm 2023 giảm tối thiểu 3% chi hỗ trợ trực tiếp từ NSNN so với dự toán năm 2022, giảm biên chế sự nghiệp hưởng lương từ NSNN tương ứng mức giảm chi thường xuyên từ ngân sách;
- Các đơn vị sự nghiệp công lập do NSNN bảo đảm chi thường xuyên thuộc các bộ, cơ quan trung ương tiếp tục giảm tối thiểu 2% chi trực tiếp từ NSNN so với dự toán năm 2022 trừ các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu do NSNN đảm bảo...."

Như vậy, theo quy định nêu trên, việc xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2023, các đơn vị sự nghiệp công phải giảm chi từ 2-3%

Hướng dẫn chi thực hiện chính sách tinh giản biên chế như thế nào?

Theo Điều 14 Thông tư 47/2022/TT-BTC hướng dẫn về xây dựng dự toán chi NSNN năm 2023 như sau:

"đ) Chi hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể làm rõ:
- Số biên chế được giao năm 2023 (nếu có), trường hợp chưa được giao biên chế thì tiếp tục thực hiện giảm biên chế đối với các trường hợp đến hết năm 2022 chưa thực hiện được mục tiêu tại Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Bộ Chính trị hoặc theo biên chế năm 2022 đối với các trường hợp đã đạt mục tiêu tại Nghị quyết số 39-NQ/TW, trong đó làm rõ số biên chế thực có mặt đến thời điểm 01 tháng 7 năm 2022, số biên chế chưa tuyển theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 nêu trên.
- Xác định Quỹ lương ngạch bậc, các khoản phụ cấp theo lương và các khoản đóng góp theo chế độ quy định theo mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng (tính đủ 12 tháng) do NSNN đảm bảo: (i) Quỹ tiền lương theo chỉ tiêu biên chế được giao năm 2023 xác định như trên, bao gồm quỹ lương của số biên chế thực có mặt tính đến thời điểm 01 tháng 7 năm 2022, được xác định trên cơ sở mức lương theo ngạch, bậc, chức vụ; các khoản phụ cấp theo lương và các khoản đóng góp theo chế độ và quỹ lương của số biên chế chưa tuyển (nhưng vẫn trong tổng mức biên chế được giao), tính trên cơ sở lương 1.490.000 đồng/tháng và hệ số lương lương bậc 1 của công chức loại A1, các khoản phụ cấp theo lương cùng các khoản đóng góp theo quy định; (ii) Giảm quỹ tiền lương đối với các trường hợp phải tiếp tục tinh giản biên chế. Trường hợp các cơ quan, đơn vị có kế hoạch tuyển dụng theo Nghị định số 140/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ hoặc tuyển dụng cán bộ, công chức, chuyên gia có kinh nghiệm có hệ số hiện hưởng cao hơn hệ số lương bậc của công chức loại A1 theo Đề án hoặc kế hoạch được phê duyệt thì xác định quỹ lương tăng thêm của các đối tượng theo quy định.
- Thuyết minh cơ sở xây dựng dự toán các khoản chi đặc thù (cơ sở pháp lý, nội dung chi, mức chi, các nội dung liên quan khác) năm 2023 trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả.
- Các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý lập dự toán kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật theo quy định (trong đó xác định rõ kinh phí bảo đảm xây dựng, hoàn thiện pháp luật là kinh phí đầu tư cơ bản cho hạ tầng pháp lý theo Quyết định số 04/QĐ-TTg ngày 07 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện kết luận số 83-KL/TW ngày 29 tháng 7 năm 2020 của Bộ Chính trị về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020) và ưu tiên bố trí trong phạm vi dự toán được giao để đảm bảo thực hiện công tác này.
...
10. Dự toán chi tạo nguồn cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng (phần NSNN đảm bảo), trợ cấp ưu đãi người có công...
11. Lập dự toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế:
Việc lập dự toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế năm 2023 theo quy định của Chính phủ và văn bản hướng dẫn thực hiện.
12. Đối với dự toán chi sự nghiệp từ nguồn thu được để lại theo chế độ: Các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương thực hiện lập dự toán chi từ nguồn thu được để lại báo cáo cấp có thẩm quyền theo biểu mẫu quy định tại Thông tư 342/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP, nhưng không tổng hợp vào dự toán chi NSNN của các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương.
13. Căn cứ số kiểm tra thu, chi ngân sách năm 2023, các bộ, cơ quan trung ương, các địa phương xây dựng dự toán chi chặt chẽ, chi tiết theo từng lĩnh vực quy định tại Luật NSNN, từng nhiệm vụ, từng đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc; sau khi làm việc với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, cơ quan trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động triển khai ngay công tác lập phương án phân bổ dự toán ngân sách năm 2023 của bộ, cơ quan, địa phương mình, để ngay sau khi Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao dự toán, trình cấp có thẩm quyền quyết định phân bổ theo từng lĩnh vực, giao dự toán ngân sách đến đơn vị sử dụng ngân sách đảm bảo trước ngày 31 tháng 12 năm 2022 theo quy định của Luật NSNN."

Như vậy, Thông tư 47/2022/TT-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước: Các đơn vị sự nghiệp công phải giảm chi từ 2-3%.

Dự toán ngân sách do ai lập?

Quốc hội có quyền quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phân bố ngân sách trung ương và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước. Lưu ý: NSNN bao trùm cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Tương tự, ngân sách địa phương gồm ngân sách cấp mình quản lý và ngân sách cấp dưới.

Dự toán NSNN do ai lập và phê chuẩn?

Như vậy Dự toán NSNN được Quốc hội phê chuẩn trở thành một đạo luật của nhà nước mà mọi cá nhân và tổ chức từ trung ương đến địa phương có nghĩa vụ chấp hành.

Dự toán ngân sách được lập nhằm mục đích gì?

Mục đích của Dự toán ngân sáchCung cấp thông tin về toàn bộ kế hoạch kinh doanh một cách có hệ thống và đảm bảo thực hiện các mục tiêu đã đề ra: Với bản Dự toán ngân sách cho phép các nhà quản lý có được thông tin về toàn bộ kế hoạch kinh doanh một cách có hệ thống.

Ngân sách nhà nước được dự toán và thực hiện trong bao lâu?

Báo cáo dự toán ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền quyết định, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê chuẩn, kết quả kiểm toán ngân sách nhà nước, kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước phải được công khai chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày văn bản được ban hành.