Huyết tương đục có nguy hiểm không

  • Sức khỏe
  • Tin tức

Thứ hai, 20/3/2006, 15:21 (GMT+7)

"Tôi 56 tuổi, bị bệnh rối loạn mỡ máu, gần đây đi xét nghiệm máu, kết quả ghi huyết thanh đục. Trong huyết thanh có gì mà bị đục và có nguy hiểm không?".

Trả lời:

Khi máu đông, cục máu co nhỏ lại, tiết ra thứ chất lỏng rất trong, màu hơi vàng, đó là huyết thanh. Mỡ trong máu có dưới hai dạng chính là cholesterol và triglycerid. Triglycerid có trị số bình thường dưới 160 mg%, nếu trên 200 mg% sẽ không tốt, gây hại cho sức khỏe. Triglycerid là một chất béo trung hòa có hai nguồn gốc: ngoại sinh do tái hấp thu mỡ thức ăn ở ruột, và nội sinh do tổng hợp ở gan.

Khi bệnh nhân bị rối loạn mỡ máu, xét nghiệm máu nếu thấy huyết thanh bị đục, thậm chí đục như sữa chủ yếu là do tăng triglycerid máu nguyên phát. Mức tăng có thể tới 40-50 lần so với bình thường. Những người béo phì, dùng quá nhiều các đường đơn và mỡ, uống rượu nhiều, không hoạt động và kháng insulin thường gắn với sự tăng triglycerid máu.

Triglycerid thường tham gia trong thành phần của các lipoprotein và là một trong các yếu tố khi tăng sẽ gây rối loạn lipid - protein, là loại rối loạn mỡ máu thường gặp. Bệnh thường tiến triển thầm lặng trong nhiều năm cho tới khi có biến chứng: xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, viêm tụy xuất huyết, bệnh tiểu đường. Khi tăng triglycerid đồng hành với các rối loạn cholesterol máu: tăng cholesterol xấu (LDL-c), giảm cholesterol tốt (HDL-c) thì bệnh tiến triển xấu, dễ tạo ra các mảng xơ vữa trong động mạch hơn khi tăng triglycerid đơn thuần.
Khi lấy máu xét nghiệm, phải lấy buổi sáng, khi chưa ăn gì. Trước khi xét nghiệm, nếu bệnh nhân ăn nhiều chất béo nguồn gốc động vật, huyết thanh có thể trở nên đục.

Ông nên đi xét nghiệm lại, trước khi xét nghiệm cần tránh ăn nhiều chất béo một thời gian để kết quả xét nghiệm được chính xác.

BS. Vũ Hướng Văn, Sức Khỏe & Đời Sống

  • Sức khỏe
  • Tin tức

Chủ nhật, 18/10/2020, 08:59 (GMT+7)

Quảng BìnhBệnh nhân nam 62 tuổi, khó thở, xét nghiệm phát hiện mỡ máu cao hơn 50 lần so bình thường, huyết tương đục trắng như sữa.

Bệnh nhân vào cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới ngày 14/10 trong tình trạng đau tức ngực, khó thở, rối loạn nhịp tim. Chỉ số tryglyceride 98,3 mmol/ l, trong khi mức bình thường là 1,7 mmol/l.

Các bác sĩ xác định huyết tương của bệnh nhân trắng đục như sữa là do mỡ máu tăng quá cao. Huyết tương là một thành phần trong máu, thông thường là chất dịch trong.

Các bác sĩ đã lọc máu, thay huyết tương cho bệnh nhân, chỉ số tryglyceride giảm xuống còn 25 mmol/l. Bệnh nhân đang tiếp tục được theo dõi.

Huyết tương đục có nguy hiểm không

Các bác sĩ Khoa hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng cho biết vừa cấp cứu thành công một trường hợp người bệnh bị viêm tụy cấp do Triglyceride tăng rất cao. 

Chiều ngày 3/9/2022, cô C.T.X (43 tuổi, Đà Nẵng) được người nhà đưa đến cấp cứu trong tình trạng đau bụng dữ dội vùng thượng vị kèm nôn mửa liên tục trong 6 tiếng. Sau khi tiếp nhận và tiến hành thăm khám ban đầu, bác sĩ chỉ định thực hiện các xét nghiệm máu, chụp CT- Scan để chẩn đoán. 

Kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ Triglyceride máu là 97,94 mmol/L, tăng gấp 58 lần giá trị bình thường (1,70 mmol/L). Kết quả chụp cắt lớp vi tính (CT-Scan) ổ bụng thể hiện hình ảnh viêm tụy cấp thể phù nề. Các bác sĩ xác định người bệnh bị viêm tụy cấp do Triglyceride máu tăng quá cao. 

Huyết tương đục có nguy hiểm không

Người bệnh nhanh chóng được chuyển đến khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, BV HMĐN và đồng thời được hội chẩn khẩn, bên cạnh các biện pháp hồi sức, điều trị hỗ trợ, bệnh nhân được tiến hành thay huyết tương (TPE) nhằm mục đích làm giảm nồng độ Triglyceride máu, điều trị tình trạng viêm tuỵ cấp.

ThS. BSNT Lê Quốc Tuấn – Khoa Hồi sức – Tích cực chống độc cho biết: “Thay huyết tương là lựa chọn an toàn, hiệu quả giải quyết dứt điểm tình trạng Triglyceride máu tăng cao cho người bệnh. Nồng độ Triglyceride máu của người bệnh rất cao, huyết tương ngày đầu được lọc ra từ máu người bệnh trắng đục như sữa. Trong những trường hợp viêm tụy cấp do Triglyceride máu tăng rất cao như thế này, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: tắc mạch, viêm tuỵ cấp gây suy đa tạng, thậm chí tử vong”.

Sau 03 ngày điều trị, qua 02 lần thay huyết tương (TPE), nồng độ Triglyceride máu trở về trong giới hạn bình thường. Hiện tình trạng viêm tuỵ cấp cải thiện, bệnh nhân không còn đau bụng, nôn ói. Người bệnh tiếp tục được theo dõi nội khoa và dự kiến xuất viện trong vài ngày tới.  

Viêm tụy cấp là quá trình tổn thương cấp tính của tụy. Bệnh thường xảy ra đột ngột với những nhiều triệu chứng từ bình thường đến phức tạp như: viêm tụy cấp nhẹ đến mức độ nặng (thể hoại tử), với các biến chứng suy đa tạng nặng nề, tỷ lệ tử vong cao. Có nhiều nguyên nhân gây viêm tuỵ cấp như sỏi mật và nghiện rượu chiếm 80%, tăng Triglyceride chiếm từ 1,3-3,8%.

Nguyên nhân chính khiến Triglyceride máu tăng cao xuất phát từ chế độ ăn sử dụng nhiều dầu, mỡ động vật, đồ chiên rán,,… Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, người dân cần duy trì luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, hạn chế sử dụng thực phẩm giàu chất béo và kiểm tra sức khỏe định kỳ để đánh giá chỉ số Triglyceride. 
Hiện nay, điều trị viêm tuỵ cấp bao gồm các biện pháp hồi sức, điều trị hỗ trợ. Trong đó TPE là một phương pháp tiên tiến dùng để điều trị trong trường hợp viêm tuỵ cấp do tăng Triglycerid máu.

Thay huyết tương (TPE) là dùng máy lọc nhằm loại bỏ một phần huyết tương và các chất có trong huyết tương như: Kháng thể tự miễn, phức hợp miễn dịch, độc tố, triglyceride, các thuốc hay độc chất đang lưu hành trong huyết tương ..... giúp điều trị các bệnh lý như viêm tuỵ cấp tăng Triglyceride máu, Suy gan cấp, các bệnh lý tự miễn..

Tại Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, phương pháp này đã được triển khai thường quy giúp cứu sống nhiều bệnh nhân nặng, nguy kịch.