II - RÒNG RỌC GIÚP CON NGƯỜI LÀM VIỆC DỄ DÀNG HƠN NHƯ THẾ NÀO? - mục ii - phần a - trang 56, 57 vở bài tập vật lí 6

- Lực kéo vật lên trực tiếp có chiều từ dưới lên. Lực kéo vật qua ròng rọc động cũng có chiều từ dưới lên.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • C2.
  • C3.
  • C4.

II - RÒNG RỌC GIÚP CON NGƯỜI LÀM VIỆC DỄ DÀNG HƠN NHƯ THẾ NÀO?

1. Thí nghiệm

C2.

Hoàn thành bảng 16.1

Lời giải chi tiết:

Bảng 16.1. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

II - RÒNG RỌC GIÚP CON NGƯỜI LÀM VIỆC DỄ DÀNG HƠN NHƯ THẾ NÀO? - mục ii - phần a - trang 56, 57 vở bài tập vật lí 6

2. Nhận xét

C3.

a) Chiều, cường độ của lực kéo vật lên trực tiếp và lực kéo vậtqua ròng rọc cố định?

b) Chiều, cường độ của lực kéo vật lên trực tiếp và lực kéo vậtqua ròng rọc động?

Lời giải chi tiết:

a) Chiều, cường độ của lực kéo vật lên trực tiếp và lực kéo vậtqua ròng rọc cố định.

- Lực kéo vật lên trực tiếp có chiều từ dưới lên. Lực kéo vật qua ròng rọc cố định có chiều từ trên xuống.

- Hai lực có cường độ như nhau.

b) Chiều, cường độ của lực kéo vật lên trực tiếp và lực kéo vậtqua ròng rọc động.

- Lực kéo vật lên trực tiếp có chiều từ dưới lên. Lực kéo vật qua ròng rọc động cũng có chiều từ dưới lên.

- Cường độ của lực kéo vật lên trực tiếp lớn hơn cường độ của lực kéo vật qua ròng rọc động.

3. Rút ra kết luận

C4.

a) Ròng rọc...có tác dụng làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.

b) Dùng ròng rọc...thì lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.

Lời giải chi tiết:

a) Ròng rọccố địnhcó tác dụng làm đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.

b) Dùng ròng rọcđộngthì lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.