Kết quả cuộc thi khoa học kỹ thuật 2022 TPHCM

Ngót nghét nghìn giải thưởng từ các cuộc thi khoa học kỹ thuật học sinh THPT được ban tổ chức cấp quốc gia công nhận. Không biết có bao nhiêu dự án được ứng dụng vào thực tiễn? Có bao nhiêu dự án nhận giải rồi xếp ở thư viện hay phòng truyền thống nhà trường làm minh chứng cho thành tích?

Lễ trao giải cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia. Học sinh mong muốn cuộc thi trở về sân chơi đúng nghĩa để sáng tạo trong khả năng thực sự của mình

Kỳ thi khoa học kỹ thuật ở khối trung học không ngoài mục đích thêm một sân chơi bổ ích cho học sinh, giúp việc dạy-học khởi sắc hơn khi học sinh phát triển ý tưởng sáng tạo thông qua việc vận dụng lời giảng của thầy cô… Nhưng rồi mỗi lúc kỳ thi này không như mục đích ban đầu nữa. Ở đâu có “thi” là y như rằng sẽ có tình trạng từ học sinh làm trung tâm chuyển thành nhà trường làm trung tâm, lấy thành tích để tăng tốc và khen thưởng [cho người lớn] làm động lực!

Vì thế những năm sau này, khi kỳ thi khoa học kỹ thuật luôn có những nghi ngại, thắc mắc, khiếu kiện về dự án được trao giải. Không chỉ có vậy, ngay trong mỗi trường cũng lùm xùm không kém.

Bản tin trên website của Bộ GD-ĐT ngày 27.3.2021 đưa tin “12 dự án đoạt giải nhất cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia học sinh trung học năm học 2020-2021” có đoạn viết: “Sau quá trình “cầm cân nảy mực” chấm giải với tinh thần trách nhiệm-công tâm-khách quan của ban giám khảo là các nhà khoa học, giáo sư đầu ngành từ 3 miền đất nước, cuộc thi đã chọn ra 91 dự án đoạt giải”. Trong 12 dự án đoạt giải nhất, có dự án mà dư luận thắc mắc cho rằng luận văn thạc sĩ e khó sánh bằng.

Hay như tại cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia năm học này, khi ban tổ chức vừa công bố giải, lập tức rộ lên chuyện có dự án đọat giải nhất sát với đề tài luận văn thạc sĩ vừa bảo vệ hơn một năm trước đó.

Liệu đã có sự trợ giúp vượt mức cần thiết khi mà dự án quá xa vốn kiến thức, kỹ năng hiện có của học sinh?

Học sinh không sai. Vấn đề là thầy cô, phụ huynh, cán bộ quản lý cấp trường, phòng, sở, Bộ GD-ĐT cần bình tâm, hợp tác để kỳ thi khoa học kỹ thuật là của học sinh, cho học sinh, vì sự phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

Muốn thế, hãy để kỳ thi như một sân chơi, một trại hè. Ở đó các em được vui chơi, khám phá, xây dựng ý tưởng khoa học. Xin đừng lấy kết quả làm báo cáo thành tích, xét thi đua.

Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 trong trạng thái bình thường mới càng đặt ra nhiều thách thức cho các cơ sở giáo dục. Lúc này, rất cần sự tập trung tài lực, vật lực để triển khai hiệu quả. Kỳ thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia học sinh THPT và những cuộc thi tương tự đừng trở thành vật cản trong hành trình đổi mới giáo dục.

Tin liên quan

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết: Từ năm học 2011-2012, Bộ GD-ĐT đã triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trung học và tổ chức Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học [VISEF]. Đây là hoạt động quen thuộc mang dấu ấn của sự hội nhập quốc tế, thu hút hàng ngàn học sinh tham gia.

Năm thứ 10 cuộc thi được tổ chức trong bối cảnh dịch Covid-19, nhiều học sinh vẫn chưa được đến trường.

“Tôi hy vọng rằng, thông qua hoạt động này, chúng ta sẽ nhận thức đầy đủ hơn, sâu hơn về tầm quan trọng của chuyển đổi số trong giáo dục, hy vọng từ những thách thức khó khăn do dịch bệnh Covid-19 gây ra, chúng ta càng nhanh chóng khẳng định được hiệu quả của việc chuyển đổi số trong giáo dục.

Bên cạnh đó, chúng ta sẽ có nhận thức mới về chất lượng giáo dục, mở rộng về không gian, thời gian và hình thức dạy học, thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá trong các nhà trường, đồng thời khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học, các tổ chức nghiên cứu khoa học và các cá nhân tham gia vào hoạt động giáo dục của trường phổ thông”, Thứ trưởng bày tỏ.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ

Thông tin về cuộc thi, ông Sái Công Hồng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Phó trưởng Ban chỉ đạo cho hay: Tham gia cuộc thi năm nay có 71 đơn vị gồm 60 Sở GD-ĐT và 11 Trường THPT trực thuộc Bộ GD-ĐT, thuộc Trường Đại học với 144 dự án, 273 học sinh.

22 lĩnh vực cuộc thi bao gồm: Khoa học động vật, Khoa học xã hội và hành vi, Hóa Sinh, Y Sinh và khoa học Sức khỏe, Kỹ thuật Y Sinh, Sinh học tế bào và phân tử, Hóa học, Sinh học trên máy tính và Sinh -Tin, Khoa học Trái đất và Môi trường, Hệ thống nhúng, Năng lượng: Hóa học, Năng lượng: Vật lí, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật môi trường, Khoa học vật liệu, Toán học, Vi Sinh, Vật lí và Thiên văn, Khoa học Thực vật, Rô bốt và máy thông minh, Phần mềm hệ thống, Y học chuyển dịch.

Mặc dù triển khai bằng hình thức trực tuyến, Bộ GD-ĐT khẳng định cuộc thi vẫn được diễn ra nghiêm ngặt, công bằng ở tất cả các khâu. Ban giám khảo cuộc thi là các giảng viên, nghiên cứu viên các trường Đại học; Học viện; Viện nghiên cứu trên khắp cả nước.

Nguồn: Bộ GD-ĐT

Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp quốc gia năm 2021 vừa kết thúc đã khiến dư luận xôn xao về sự trùng lặp tên các đề tài, tính minh bạch và kể cả việc nên giữ hay bỏ cuộc thi này.

Những đề tài mà học sinh phổ thông nghiên cứu như phục hồi chức năng cho bệnh nhân đột quỵ, điều trị ung thư…có thể là tiêu đề cho các luận án tiến sĩ, thậm chí là dự án nghiên cứu chuyên sâu cấp bộ hay cấp quốc gia.

Cuộc thi sáng tạo Khoa học kỹ thuật quốc gia dành cho học sinh trung học được đánh giá là sân chơi trí tuệ, bổ ích, tuy nhiên để xảy ra những “góc khuất” là do “người lớn”.

Quản trị Website 29/03/2022 Lượt xem: 1117

Từ ngày 25/3 đến ngày 27/3/2022 Cuộc thi Nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm 2021-2022 được Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức theo hình thức trực tuyến.

Tham gia cuộc thi năm nay có 71 đơn vị gồm 60 Sở GDĐT và 11 Trường THPT trực thuộc Bộ GDĐT, thuộc Trường Đại học với 144 dự án, 273 học sinh. Trong đó, cấp THPT có 129 dự án với 244 học sinh, cấp THCS 15 dự án với 29 học sinh.

Lễ khai mạc Cuộc thi KHKT cấp Quốc gia năm 2021-2022

Tỉnh Kon Tum tham dự Cuộc thi KHKT cấp Quốc gia

Tỉnh Kon Tum có 02 dự án tham dự Cuộc thi KHKT cấp Quốc gia học sinh trung học, năm học 2021-2022.

Dự án 1: Nhận diện một số sâu bệnh thường gặp trên cây cà phê qua hình thái của lá của em Nguyễn Quang Trường, học sinh trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành.

Dự án 2: CouNa – Hệ thống hỗ trợ bệnh nhân Covid-19 của hai em Lê Quang Vinh và Nguyễn Lê Thanh Tú, học sinh trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành.

Đạt Giải  Ba của Cuộc thi là Dự án: Nhận diện một số sâu bệnh thường gặp trên cây cà phê qua hình thái của lá của em Nguyễn Quang Trường. Dự án xếp vị thứ 26/71 đơn vị tham gia. Đây là dự án em Nguyễn Quang Trường đã ấp ủ gần một năm nay. Dự án giúp người dân, đặc biệt là người đồng bào dân tộc thiểu số nhận diện một số sâu bệnh trên cây cà phê kịp thời, để có các phương án phòng, chữa bệnh hiệu quả. Dự án được xây dựng bằng Trí tuệ Nhân tạo, giúp việc nhận diện chính xác và nhanh chóng.

Em Nguyễn Quang Trường, học sinh trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành

Các dự án đạt giải sẽ nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GDĐT, Trung ương Đoàn TNCSHCM… Ngoài ra, một số trường đại học, tổ chức, cá nhân cũng tham gia hỗ trợ trao giải thưởng cho học sinh theo các hình thức học bổng tuyển thẳng vào một số chuyên ngành liên quan tới các lĩnh vực nghiên cứu của học sinh.

Tin và ảnh: Sở GDĐT Kon Tum

Các đơn vị có thi sinh đạt giải kiểm tra thông tin học sinh [họ tên, ngày sinh, nơi sinh, ...] nếu phát hiện có sai sót thì gửi văn bản đề nghị điều chỉnh về Phòng Giáo dục Trung học trước ngày 22/4/2022.

File thứ 1: ket-qua-thi-khkt-2021-2022_184202216516.pdf
Tác giả: adminNguồn tin: Phòng Giáo dục Trung học

Video liên quan

Chủ Đề