Kết quả cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia 2022

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết: Từ năm học 2011-2012, Bộ GD-ĐT đã triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trung học và tổ chức Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học [VISEF]. Đây là hoạt động quen thuộc mang dấu ấn của sự hội nhập quốc tế, thu hút hàng ngàn học sinh tham gia.

Năm thứ 10 cuộc thi được tổ chức trong bối cảnh dịch Covid-19, nhiều học sinh vẫn chưa được đến trường.

“Tôi hy vọng rằng, thông qua hoạt động này, chúng ta sẽ nhận thức đầy đủ hơn, sâu hơn về tầm quan trọng của chuyển đổi số trong giáo dục, hy vọng từ những thách thức khó khăn do dịch bệnh Covid-19 gây ra, chúng ta càng nhanh chóng khẳng định được hiệu quả của việc chuyển đổi số trong giáo dục.

Bên cạnh đó, chúng ta sẽ có nhận thức mới về chất lượng giáo dục, mở rộng về không gian, thời gian và hình thức dạy học, thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá trong các nhà trường, đồng thời khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học, các tổ chức nghiên cứu khoa học và các cá nhân tham gia vào hoạt động giáo dục của trường phổ thông”, Thứ trưởng bày tỏ.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ

Thông tin về cuộc thi, ông Sái Công Hồng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Phó trưởng Ban chỉ đạo cho hay: Tham gia cuộc thi năm nay có 71 đơn vị gồm 60 Sở GD-ĐT và 11 Trường THPT trực thuộc Bộ GD-ĐT, thuộc Trường Đại học với 144 dự án, 273 học sinh.

22 lĩnh vực cuộc thi bao gồm: Khoa học động vật, Khoa học xã hội và hành vi, Hóa Sinh, Y Sinh và khoa học Sức khỏe, Kỹ thuật Y Sinh, Sinh học tế bào và phân tử, Hóa học, Sinh học trên máy tính và Sinh -Tin, Khoa học Trái đất và Môi trường, Hệ thống nhúng, Năng lượng: Hóa học, Năng lượng: Vật lí, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật môi trường, Khoa học vật liệu, Toán học, Vi Sinh, Vật lí và Thiên văn, Khoa học Thực vật, Rô bốt và máy thông minh, Phần mềm hệ thống, Y học chuyển dịch.

Mặc dù triển khai bằng hình thức trực tuyến, Bộ GD-ĐT khẳng định cuộc thi vẫn được diễn ra nghiêm ngặt, công bằng ở tất cả các khâu. Ban giám khảo cuộc thi là các giảng viên, nghiên cứu viên các trường Đại học; Học viện; Viện nghiên cứu trên khắp cả nước.

Nguồn: Bộ GD-ĐT

Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp quốc gia năm 2021 vừa kết thúc đã khiến dư luận xôn xao về sự trùng lặp tên các đề tài, tính minh bạch và kể cả việc nên giữ hay bỏ cuộc thi này.

Những đề tài mà học sinh phổ thông nghiên cứu như phục hồi chức năng cho bệnh nhân đột quỵ, điều trị ung thư…có thể là tiêu đề cho các luận án tiến sĩ, thậm chí là dự án nghiên cứu chuyên sâu cấp bộ hay cấp quốc gia.

Cuộc thi sáng tạo Khoa học kỹ thuật quốc gia dành cho học sinh trung học được đánh giá là sân chơi trí tuệ, bổ ích, tuy nhiên để xảy ra những “góc khuất” là do “người lớn”.

Lễ khai mạc cuộc thi diễn ra sáng 26/3. [Ảnh: BTC]

Từ ngày 25/3/2022 đến ngày 27/3/2022, 273 học sinh cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông trên cả nước cùng tranh tài tại Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm 2021-2022.

Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức bằng hình thức trực tuyến và vừa được khai mạc sáng nay, 26/3, tại Học viện Viettel [Thạch Thất, Hà Nội].

Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ cho hay đây là năm thứ 10 cuộc thi được tổ chức nhằm khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu khoa học, sáng tạo kỹ thuật, công nghệ, góp phần đổi mới hình thức dạy học, tạo cơ hội để học sinh trung học giới thiệu các kết quả nghiên cứu và chuẩn bị cho học sinh trung học tác phong khoa học, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.

Ông Sái Công Hồng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Phó trưởng Ban chỉ đạo cho hay năm nay có 71 đơn vị tham gia dự thi, gồm 60 sở giáo dục và đào tạo của 60 tỉnh, thành trên cả nước, 11 trường trung học phổ thông trực thuộc trường đại học.

Theo quy định, mỗi đơn vị được cử không quá hai dự án dự thi, riêng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được gửi không quá 4 dự án. Ba địa phương không tham gia là Bắc Kạn, Long An và Bà Rịa-Vũng Tàu.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại lễ khai mạc. [Ảnh: Bộ GD-ĐT]

Tổng số dự án đăng ký dự thi là 144 dự án của 273 học sinh. Trong đó, cấp trung học phổ thông có 129 dự án với 244 học sinh; cấp trung học cơ sở có 15 dự án với 29 học sinh. Các dự án thuộc 22 lĩnh vực khác nhau.

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, cuộc thi được tổ chức theo hình thức trực tuyến giữa điểm cầu hội đồng chấm thi [tập trung tại Học viện Viettel, Thạch Thất, Hà Nội] và với các điểm cầu tại đơn vị dự thi. Ban giám khảo cuộc thi là các giảng viên, nghiên cứu viên các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu thuộc ba miền Bắc - Trung - Nam.

[Học sinh Bắc Ninh đoạt giải ba Hội thi Khoa học Kỹ thuật quốc tế 2021]

Các dự án đạt giải sẽ nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Ngoài ra, một số trường đại học, tổ chức, cá nhân cũng tham gia hỗ trợ trao giải thưởng cho học sinh theo các hình thức học bổng tuyển thẳng vào một số chuyên ngành liên quan tới các lĩnh vực nghiên cứu của học sinh./.

Phạm Mai [Vietnam+]

Quản trị Website 29/03/2022 Lượt xem: 758

Từ ngày 25/3 đến ngày 27/3/2022 Cuộc thi Nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm 2021-2022 được Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức theo hình thức trực tuyến.

Tham gia cuộc thi năm nay có 71 đơn vị gồm 60 Sở GDĐT và 11 Trường THPT trực thuộc Bộ GDĐT, thuộc Trường Đại học với 144 dự án, 273 học sinh. Trong đó, cấp THPT có 129 dự án với 244 học sinh, cấp THCS 15 dự án với 29 học sinh.

Lễ khai mạc Cuộc thi KHKT cấp Quốc gia năm 2021-2022

Tỉnh Kon Tum tham dự Cuộc thi KHKT cấp Quốc gia

Tỉnh Kon Tum có 02 dự án tham dự Cuộc thi KHKT cấp Quốc gia học sinh trung học, năm học 2021-2022.

Dự án 1: Nhận diện một số sâu bệnh thường gặp trên cây cà phê qua hình thái của lá của em Nguyễn Quang Trường, học sinh trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành.

Dự án 2: CouNa – Hệ thống hỗ trợ bệnh nhân Covid-19 của hai em Lê Quang Vinh và Nguyễn Lê Thanh Tú, học sinh trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành.

Đạt Giải  Ba của Cuộc thi là Dự án: Nhận diện một số sâu bệnh thường gặp trên cây cà phê qua hình thái của lá của em Nguyễn Quang Trường. Dự án xếp vị thứ 26/71 đơn vị tham gia. Đây là dự án em Nguyễn Quang Trường đã ấp ủ gần một năm nay. Dự án giúp người dân, đặc biệt là người đồng bào dân tộc thiểu số nhận diện một số sâu bệnh trên cây cà phê kịp thời, để có các phương án phòng, chữa bệnh hiệu quả. Dự án được xây dựng bằng Trí tuệ Nhân tạo, giúp việc nhận diện chính xác và nhanh chóng.

Em Nguyễn Quang Trường, học sinh trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành

Các dự án đạt giải sẽ nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GDĐT, Trung ương Đoàn TNCSHCM… Ngoài ra, một số trường đại học, tổ chức, cá nhân cũng tham gia hỗ trợ trao giải thưởng cho học sinh theo các hình thức học bổng tuyển thẳng vào một số chuyên ngành liên quan tới các lĩnh vực nghiên cứu của học sinh.

Tin và ảnh: Sở GDĐT Kon Tum

nvdat 28/03/2022 Lượt xem: 2147

Chiều 27/3, tại Học viện Viettel đã diễn ra Lễ Bế mạc và trao giải cuộc thi Khoa học kỹ thuật [KHKT] cấp quốc gia học sinh trung học năm 2021-2022. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, buổi lễ được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ dự và phát biểu tại đầu cầu Học viện Viettel.

Được biết, đây là lần đầu tiên cuộc thi KHKT cấp quốc gia dành cho học sinh trung học được tổ chức theo hình thức trực tuyến trên toàn quốc.

Tỉnh Đắk Lắk có 2 dự án tham gia cuộc thi, gồm: “Nghiên cứu cái tiến quy trình nuôi trồng nấm Linh chi Ganoderma lucidum có nguồn gốc tại khu bảo tồn Nam Kar phục vụ nuôi trồng tại tỉnh Đắk Lắk” [trường THPT Buôn Ma Thuột] và “Thiết kế, chế tạo máy hút dịch chanh dây bán tự động” [THCS-THPT Đông Du].

Trong đó, dự án “Thiết kế, chế tạo máy hút dịch chanh dây bán tự động” đã xuất sắc đoạt giải Nhất và lọt vào vòng lựa chọn [7/12] đội tuyển dự thi quốc tế tại Mỹ.

TS Đỗ Tường Hiệp – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT chúc mừng 2 học sinh là tác giả của dự án “Thiết kế, chế tạo máy hút dịch chanh dây bán tự động” đã xuất sắc đoạt giải Nhất và lọt vào vòng lựa chọn [7/12] đội tuyển dự thi quốc tế tại Mỹ.

Theo đánh giá của Ban giám khảo, các dự án tham dự cuộc thi năm nay đều được đầu tư bài bản, nghiêm túc, có chất lượng cao, xứng đáng là những dự án tiêu biểu của các đơn vị dự thi tham gia cuộc thi. Sau 3 ngày diễn ra sôi nổi, ban tổ chức làm việc với tinh thần nghiêm túc, công tâm, khách quan; có sự phối hợp chặt chẽ, khoa học, trách nhiệm giữa các bộ phận với các đơn vị dự thi, cuộc thi đã hoàn thành đúng với mục tiêu, quy chế đã đề ra.

Kết thúc cuộc thi, Ban tổ chức đã trao 12 giải Nhất, 15 giải Nhì, 17 giải Ba, 27 giải Tư và 23 giải Triển vọng ở tất cả các lĩnh vực đăng ký dự thi.

12 giải Nhất được trao cho các học sinh:
  1. Nguyễn Hữu Hiệu, Trần Thị Thu Phương [THPT chuyên Thái Nguyên], lĩnh vực Y sinh và khoa học sức khỏe.
  2. Hoàng Thế Mạnh, Trần Học Hiền Nhi [PT Vùng Cao Việt Bắc], lĩnh vực Khoa học thực vật.
  3. Đỗ Minh Quân, Nguyễn Thiên Lương [THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam], lĩnh vực Hóa học.
  4. Đào Xuân Minh, Nguyễn Lê Cường [THPT chuyên Thái Nguyên], lĩnh vực Sinh học tế bào và phân tử.
  5. Trần Minh Anh Thư [THPT chuyên Thủ Khoa Nghĩa, An Giang], lĩnh vực khoa học vật liệu.
  6. Lê Xuân Tùng, Nguyễn Viết Trung [THPT chuyên Hùng Vương, Phú Thọ], lĩnh vực Kỹ thuật môi trường.
  7. Vi Thị Thu Hà, Đào Huỳnh Duy An [THPT Đông Du, Đắk Lắk], lĩnh vực Kỹ thuật cơ khí.
  8. Nguyễn Tuấn Dũng, Lê Hoàng Khoa [THPT chuyên Bắc Giang] – Hệ thống nhúng.
  9. Nguyễn Minh Tú, Nguyễn Đức Hoàng [THPT chuyên Hưng Yên] – Hệ thống nhúng.
  10. Nguyễn Minh Đức, Dương Thu Trang [Trường Hữu nghị 80] – Robot và máy thông minh.
  11. Trần Phong, Trần Mỹ Chi [THPT chuyên Lào Cai], lĩnh vực Phần mềm hệ thống.
  12. Phạm Nguyễn Quang Huy, Phạm Nguyễn Gia Bảo [THPT Phan Huy Chú Đống Đa, Hà Nội], lĩnh vực Khoa học xã hội và hành vi.

Thành Tâm

Video liên quan

Chủ Đề