Khái niệm khả năng là gì

-      Khái niệm khả năng và hiện thực với tư cách là phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

Khái niệm hiện thực dùng để chỉ tất cả những gì hiện có, hiện đang tồn tại trong thực tế; còn khái niệm khả năng dùng để chỉ cái mà trong hiện tại mới chỉ thể hiện ở dạng tiềm năng, tiềm thế, xu hướng,... [chưa trở thành hiện thực, chỉ có thể trở thành hiện thực trong tương lai khi có những điều kiện thích hợp].

Ví dụ, xét về mặt hiện thực thì một quốc gia nào đó vẫn đang ở tình trạng là một nước nghèo nhưng khả năng trong tương lai quốc gia đó có thể trở thành một nước giầu khi nó phát huy được những lợi thế hiện tại.

-          Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực, nghĩa phương pháp luận

+ Hiện thực và khả năng tồn tại trong mối quan hệ chuyển hoá lẫn nhau: mỗi hiện thực đều bao hàm những khả năng nhất định. Khi khả năng này trở thành hiện thực trong tương lai thì hiện thực mới đó lại có thể xuất hiện những khả năng mới... Vì vậy, trong nhận thức và thực tiễn có thể xuất phát từ hiện thực để phát hiện khả năng và có thể chủ động biến khả năng đó trở thành hiện thực trong tương lai...

Ví dụ, hiện tại nước ta chưa có nền công nghiệp hiện đại nhưng nếu như phát huy được những tiềm năng hiện tại thì nước ta có thể trở thành một nước có nền công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Với hiện thực khi đó sẽ lại làm xuất hiện những khả năng mới để đưa nước ta tiến xa hơn nữa trên con đường thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh...

+ Mỗi khả năng đều xuất phát từ một hiện thực nhất định; đồng thời, trong một hiện thực thường xuất hiện nhiều khả năng [khả năng gần, khả năng xa, khả năng đã đủ điều kiện thực hiện và chưa đủ điều kiện trở thành hiện thực,...]. Vì vậy, trong nhận thức và thực tiễn cần phát hiện khả năng từ hiện thực [tránh khả năng ảo - không xuất phát từ hiện thực], đồng thời cần có sự phân loại và lựa chọn khả năng có tính khả thi nhất và khả năng tối ưu trong một điều kiện xác định.

Ví dụ, do những điều kiện thực tế khác nhau nên cuộc sống của mỗi người đều có thể xuất hiện những khả năng phát triển khác nhau. Vấn đề là ở chỗ mỗi người tự xác định được và lựa chọn được cho mình khả năng có tính khả thi nhất và tối ưu nhất để hành động, biến nó thành hiện thực trong tương lai. “Con chim thì bay, con rùa thì bò” - đó cũng chính là một triết lý khôn ngoan tổng kết từ thực tế.

Loigiaihay.com

a]       Phạm trù khả năng, hiện thực

Phạm trù khả năng dùng để chỉ cái chưa xuất hiện, chưa tồn tại trong thực tế, nhưng sẽ xuất hiện và tồn tại thực sự khi có các điều kiện tương ứng.

Phạm trù hiện thực dùng để chỉ những cái đang tồn tại trong thực tế và trong tư duy.

b] Quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực

Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ thống nhất, không tách rời.

Quá trình đó biểu hiện: khả năng chuyển hóa thành hiện thực và hiện thực lại chứa đựng những khả năng mới; khả năng mới, trong những điều kiện nhất định, lại chuyển hóa thành hiện thực, V.V..

Trong những điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật, hiện tượng, có thể tồn tại một hoặc nhiều khả năng: khả năng thực tế, khả năng tất nhiên, khả năng ngẫu nhiên, khá năng gần, khả năng xa.. .

Trong đời sống xã hội, khả năne chuyển hóa thành hiện thực phải có điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan. Nhân tố chủ quan là tính tích cực xã hội của ý thức chủ thể con người để chuyến hóa khả năng thành hiện thực. Điều kiện khách quan là sự tổng hợp các mối quan hệ về hoàn cảnh, không gian, thời gian để tạo nên sự chuyển hóa đó.

c] Ý nghĩa phương pháp luận

Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, cần phải dựa vào hiện thực để xác lập nhận thức và hành động. V.I.Lênin cho rằng: "Chủ nghĩa Mác căn cứ vào những sự thật chứ không phải dựa vào những khả năng. Người mácxít chỉ có thể sử dụng, để làm căn cứ cho chính sách của mình, những sự thậi được chứng minh rõ rệt và không thể chối cãi được".

Tuy nhiên, trong nhận thức và thực tiễn cũng cần phải nhận thức toàn diện các khả năng từ trong hiện thực để có được phương pháp hoạt động thực tiễn phù hợp với sự phát triển trong những hoàn cảnh nhất định; tích cực phát huy nhân tố chủ quan trong việc nhận thức và hoạt động thực tiễn để biến khả năng thành hiện thực theo mục đích nhất định.

Loigiaihay.com

VII. KHẢ NĂNG VÀ HIỆN THỰC

  • Hiện thực là tất cả những gì hiện có, hiện đang tồn tại thực sự.
  • Khả năng là cái có thể xuất hiện trong những điều kiện nhất định.
  • Khả năng do hiện thực sản sinh ra và tồn tại ngay trong lòng hiện thực, gắn bó chặt chẽ với hiện thực.
  • Trong những điều kiện nhất định ở cùng một sự vật có thể tồn tại một số khả năng chứ không phải chỉ có một khả năng.
  • Để một khả năng nào đó biến thành hiện thực, thường cần có không chỉ một điều kiện, mà một tập hợp điều kiện, tập hợp đó được gọi là cần và đủ nếu có nó thì khả năng nhất định biến thành hiện thực.
  • Thứ nhất, trong hoạt động thực tiễn cần dựa vào hiện thực chứ không thể dựa và khả năng. Nhưng ngược lại, cần tính đến khả năng. Do đó, nhiệm vụ của nhận thức nói chung, của nhận thức khoa học nói riêng là phải phát hiện, xác định cho được các khả năng phát triển của sự vật.
  • Thứ hai, cần tìm khả năng của sự vật ở ngay trong chính bản thân nó chứ không phải ở nơi nào khác. Trong quá trình này cần chú ý phân biệt khả năng và hiện thực.
  • Thứ ba, trong hoạt động thực tiễn cần tính đến mọi khả năng có thể có, tốt cũng như xấu và trên cơ sở đó dự kiến những phương án hành động thích ứng cho từng trường hợp có thể xảy ra.
  • Thứ tư, trong số các khả năng hiện có của sự vật trước hết cần chú ý đến khả năng tất nhiên, đặc biệt là các khả năng gần.
  • Thứ năm, để thực hiện khả năng cần tạo cho nó các điều kiện cần và đủ. Riêng trong lĩnh vực xã hội cần tạo mọi điều kiện cần thiết để nhân tố chủ quan có thể tham gia tích cực vào quá trình biến đổi hoặc ngăn cản sự biến đổi của khả năng thành hiện thực. Ơ đây cần tránh cả hai thái cực sai lầm: hoặc tuyệt đối hoá vai trò của nhân tố chủ quan, hoặc xem thường vai trò ấy trong quá trình biến đổi khả năng thành hiện thực.
  • Giáo trình Triết học Mác Lênin
  • Đại học An Giang

– Phạm trù hiện thực được dùng để phản ánh những gì hiện có, hiện đang tồn tại thực sự.

– Phạm trù khả năng được dùng để chỉ những gì hiện chưa có, nhưng sẽ có, sẽ tới khi có các điều kiện tương ứng.

Cần phân biệt khái niệm hiện thực với khái niệm hiện thực khách quan. Hiện thực khách quan là khái niệm chỉ các sự vật, vật chất tồn tại độc lập với ý thức của con người. Còn hiện thực bao gồm cả những sự vật, hiện tượng vật chất đang tồn tại một cách khách quan trong thực tế và cả những gì đang tồn tại một cách chủ quan trong ý thức của con người. Tuy nhiên ở đây không nên quan niệm khái niệm hiện thực rộng hơn khái niệm hiện thực khách quan mà đây là những khái niệm triết học phản ánh những mặt khác nhau của thế giới trong đó chúng ta đang sống.

Khả năng là “cái hiện chưa có” nhưng bản thân khả năng với tư cách “cái chưa có” đó lại tồn tại. Tức là các sự vật được nói tới trong khả năng chưa tồn tại, nhưng bản thân khả năng để xuất hiện sự vật đó thì tồn tại. Thí dụ: Trước mắt ta có đủ gỗ, cưa, bào, đục, đinh… đó là hiện thực. Từ đó nảy sinh khả năng xuất hiện một cái bàn. Trong trường hợp này, cái bàn là chưa có, chưa tồn tại trên thực tế nhưng khả năng xuất hiện cái bàn thì tồn tại trên thực sự. Như vậy dấu hiệu căn bản để phân biệt khả năng với hiện thực là ở chỗ: khả năng là cái chưa có, còn hiện thực là cái hiện đang có, đang tồn tại.

Cần phải phân biệt khả năng với tiền đề, hoặc điều kiện của một sự vật nào đó. Tiền đề hay điều kiện của một sự vật nào đó đều là những cái hiện đang tồn tại thật sự là những yếu tố hiện thực trên cơ sở đó xuất hiện cái mới. Còn khả năng không phải là bản thân các tiền đề, điều kiện của cái mới mà là cái mới đang ở dạng tiềm thế, chỉ trong tương lai với những điều kiện thích hợp nó tồn tại thực. Khả năng cũng không đồng nhất với cái ngẫu nhiên và phạm trù xác suất.

Mọi khả năng đều là khả năng thực tế nghĩa là khả năng thực sự tồn tại do hiện thực sinh ra. Nhưng có khả năng được hình thành do quy luật vận động nội tại của sự vật quy định, được gọi là khả năng tất nhiên. Có khả năng được hình thành do các tương tác ngẫu nhiên quy định được gọi là khả năng ngẫu nhiên. Thí dụ: Gieo hạt ngô xuống đất, khả năng hạt ngô sẽ nảy mầm, mọc thành cây và lại do những hạt ngô mới là khả năng tất nhiên, nhưng cũng có khả năng hạt ngô bị chim ăn hoặc bị sâu bệnh phá hoại nên không thể nảy mầm, không thể phát triển thành cây, cho hạt được. Khả năng này do những tác động có tính ngẫu nhiên quy định nên được gọi là khả năng ngẫu nhiên. Trong khả năng tất nhiên lại bao gồm khả năng gần, nghĩa là đã có đủ hoặc gần đủ những điều kiện cần thiết để biến thành hiện thực và khả năng xa, nghĩa là chưa đủ điều kiện cần thiết để biến thành hiện thực còn phải trải qua nhiều giai đoạn quá độ nữa.

KHẢ NĂNG VÀ HIỆN THỰC. 1. Định nghĩa. Thế giới vật chất vận động và phát triển không ngừng chuyển từ dạng này sang dạng khác, cái mới thay thế cái cũ. Lúc đầu cái mới chỉ xuất hiện dưới dạng khả năng, sau đó lớn lên và chiến thắng cái cũ, khi đó nó trở thành hiện thực. Cho nên nhìn vào sự vật hay hiện tượng chúng ta thấy có hai mặt khả năng và hiện thực. - Khả năng: Là cái hiện chưa có, chưa tới nhưng sẽ tới khi có những điều kiện thích hợp. - Hiện thực: tất cả những cái gì hiện có, hiện đang tồn tại thực sự [là khả năng đã được thực hiện]. Khi nghiên cứu về khái niệm khả năng và hiện thực cần chú ý: + Khả năng tất nhiên [khả năng thực tế]: Nó hình thành do quy luật vận động nội tại của sự vật [hay là khả năng do những mối liên hệ tất nhiên quyết định, nó xuất hiện do bản chất bên trong sự vật]. Ví dụ: * Sau sự kiện ngày 18/8/1991 ở Liên Xô cũ, Đảng Cộng sản Liên Xô bị giải thể, qua hơn một năm thấy được trách nhiệm đối với đất nước, với lịch sử, những người đảng viên cộng sản chân chính tập hợp tìm mọi biện pháp khôi phục tổ chức Đảng cộng sản, xác định phương hướng cương lĩnh giành lại địa vị của Đảng, điều đó có khả năng thực tế. * Các nước đế quốc hiện nay, các mâu thuẫn nội tại giữa giai cấp chủ nghĩa mâu thuẫn giai cấp tư sản cực đoan, người lao động mâu thuẫn giai cấp tư sản, lực lượng sản xuất [tính chất xã hội hóa] mâu thuẫn với quan hệ sản xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa. Những mâu thuẫn này không thể điều hòa được, cho nên nó có khả năng gây ra cuộc chiến tranh cục bộ của một nước đế quốc hiện nay là một khả năng thực tế. * Hoàn chỉnh mạng lưới các trường đại học có nhiều phương án như: ghép trường ta vào đó, Viện Đại học TP Hồ Chí Minh, Viện Thủy sản… Nhưng dù thực hiện phương án nào thì trường Đại học Thủy sản cũng là một trường đầu ngành thủy sản, đó là khả năng thực tế. - Khả năng ngẫu nhiên [khả năng hình thức]: là khả năng do những mối liên hệ ngẫu nhiên, do sự kết hợp của những hoàn cảnh bên ngoài quyết định. Ví dụ: Người công nhân bình thường trở thành một nhà tư sản trong xã hội tư bản. * Tán tỉnh, lấy con gái của nhà tư sản [lấy của hồi môn, trở thành người giàu sang]. * Hoặc góp cổ phần… chẳng may nhà tư sản xấu số qua đời, anh lại có mánh riêng nào đó trở thành * Mua xổ số trở thành triệu phú. Sử dụng số tiền đó mua sức lao động, tlsx -> sản xuất hàng hóa -> T’ > T [Trúng sổ xố…] 2. Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực. - Khả năng và hiện thực có quan hệ biện chứng với nhau. Quá trình đó diễn ra như sau: Khả năng biến thành hiện thực. Hiện thực này do sự vận động nội tại của nó lại nảy sinh ra những khả năng mới, khả năng mới này lại có những điều kiện thích hợp lại trở thành hiện thực mới… Hiện thực mới lại bao hàm những khả năng mới của sự phát triển. Đó là quá trình phát triển vô tận của thế giới vật chất. Ví dụ: Những năm 86, 87, 88, 89 là những năm nhân dân ta gặp rất nhiều khó khăn về cuộc sống sinh hoạt [tiền mất giá, giá hàng tăng…] -> Đây là hiện thực. Đại hội Đảng lần thứ VI trước hiện thực như vậy đã khắc phục những khó khăn, Đảng ta đã đề ra nhiều biện pháp, trong đó có vấn đề đổi mới tư duy [trước tiên là tư duy kinh tế] dần dần từng bước đổi mới toàn diện, thay đổi tình trạng kinh tế của xã hội: bảo đảm trật tự an ninh xã hội, nâng cao, ổn định đời sống. => Khả năng Để khả năng này biến thành hiện thực Đảng ta đã đề ra kèm theo một số chính sách: thay đổi tiền lương, tăng phụ cấp, mở cửa đối với các nước, xây dựng cơ chế mở. => Điều kiện Hiện thực mới => Kinh tế phát triển, dân số nội dung ổn định, chính trị, trật tự an toàn xã hội, giảm được sự lạm phát… hàng hóa dồi dào Tạo ra khả năng mới => Mở rộng nền kinh tế nhiều thành phần, giao lưu, buôn bán với các nước, củng cố địa vị đất nước ta. Mở rộng quan hệ ngoại giao, bắt tay hữu hảo với các nước lớn có nền kinh tế mạnh. Hiện thực mới để có điều kiện xây dựng đất nước dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. - Cùng trong nhiều điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật có thể tồn tại một số khả năng chứ không phải chỉ có một khả năng. Ví dụ: Tổng khởi nghĩa năm 1945 ở Việt Nam có hai thời điểm: + Khởi nghĩa vào dịp 9/3/1945 có hai khả năng: [Pháp đầu hàng Nhật] * Cách mạng gặp tổn thất [Nhật càng mạnh] * Vì vậy không thành lập được chính quyền. + Nhật đầu hàng đồng minh [Ta không nổi dậy kịp, trông chờ đồng minh vào cướp khí giới quân Nhật] * Chính phủ bù nhìn lại quay đầu với Anh * Pháp ngóc đầu dậy. - Khả năng biến thành hiện thực, không phải chỉ một vài điều kiện mà một tập hợp những điều kiện. Ví dụ: Khi phân tích thời thế cho một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Lênin chỉ ra 4 yếu tố: Giai cấp thống trị, giai cấp bị thống trị, tầng lớp trung gian [tính tích cực của quần chúng cách mạng tăng[, giai cấp cách mạng có đủ khả năng. Thiếu một trong các điều kiện ấy thì cách mạng không nổ ra. + Để trở thành chuyển tiếp sinh: * Sinh viên phải học giỏi. * Có khả năng nghiên cứu khoa học. * Nhà nước phải có chính sách, quy định cho chuyển tiếp sinh. * Phải có cơ sở cần và có yêu cầu => Điều kiện 3. Ý nghĩa và phương pháp luận. - Khả năng và hiện thực không thể tách rời nhau, nếu tách cái nọ ra khỏi cái kia thì không thấy được khả năng tiềm tàng của sự vận động phát triển, không tranh thủ được những khả năng gần trở thành hiện thực. - Không tuyệt đối hóa mối liên hệ đó mà phải thấy sự khác nhau về chất giữa chúng, nếu chỉ dựa vào cái khả năng, chưa phải là hiện thực thì dễ rơi vào ảo tưởng. - Chuyển hóa từ khả năng sang hiện thực trong giới tự nhiên được thực hiện một cách tự động, trong xã hội đòi hỏi phải phát huy tính năng động tối đa của con người.

Ví dụ: Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Khả năng có thể trở thành hiện thực nhưng chúng ta có nhiều khó khăn, nhưng cũng có nhiều khả năng rất to lớn để phát triển kinh tế chính trị, xã hội. Những khả năng đó phải được Đảng, nhà nước và quần chúng nhân dân nhận thức để có chủ trương, biện pháp đúng đắn, xử trí một cách khéo léo tạo điều kiện để từng bước biến khả năng thực tế thành hiện thực

Video liên quan

Chủ Đề