Tại sao không nên rung chân

Thông thường khi chúng ta ngồi nói chuyện, ngồi nghỉ ngơi hay ngồi ăn cơm có tật rung chân, rung đùi đặc biệt là ở nam. Vậy tại sao lại có thói quen như thế? Liệu đây có phải là tật xấu chúng ta nên bỏ hay nói lên tướng số gì ở người đàn ông? Dưới đây sẽ cùng tìm hiểu ý nghĩa khi rung đùi nói lên điều gì ở một người?

Xem tướng người ngồi hay rung chân?

Theo nhân tướng học

Xem tướng người ngồi hay rung chân suy nghĩ cho kỹ thì tính cách của những người ngồi hay rung đùi:

1. Người đàn ông hay rung chân khi ngồi thường tự bằng lòng với cuộc sống, tự mãn với kết quả mà mình đạt được [dù dài hạn hay vừa làm được, dù to hay nhỏ] và thường là người không có chí tiến thủ cao, dễ dàng thỏa mãn…

2. Người đàn ông hay rung cũng là người thường ích kỷ, chỉ biết lợi bản thân mình, ít quan tâm thật sự tới những người khác [nếu có quan tâm thì chỉ là vờ vĩnh thôi]. Cái họ quan tâm nhất là bản thân và gia đình mình.

3. Người hay rung khi ngồi cũng là người hay ủ mưu tính kế [dù có thể không có hại] hoặc chỉ đơn giản là tính toán các sự việc cho bản thân.

4. Đôi khi đó có thể là một người yếu kém, thiếu tự tin khi giao tiếp giữa tập thể. Hành động rung là theo bản năng để tự động viên, an ủi mình và lấp khoảng trống cô đơn, trống trải hoặc để gia tăng thêm sự sự tin khi giao tiếp.

5. Trong tướng số, cổ nhân coi người hay rung chính là “tiểu nhân đắc chí” [dễ bằng lòng và tự cao tự đại, tự huyễn hoặc mình dù chỉ làm được những việc nhỏ mọn].

6. Xem tướng người ngồi hay rung thường coi trọng vật chất hơn mặt tinh thần, thích được người khác tâng bốc, nịnh nọt, khen ngợi

7. Tuy nhiên ưu điểm của người ngồi hay rung là có tính thiện nhiều hơn ác, ít khi muốn làm hại người, khao khát được người khác hiểu về mình…

Thói quen rung chân là điều tốt hay xấu?

Phần lớn mọi người không thích những người rung. Thậm chí cảm thấy ghét bỏ. Những người hay rung chân cũng nên bỏ thói quen rung vì bị mọi người khó ưa, hiệu quả giao tiếp càng kém hiệu quả hơn.

“Cây rung thì lá rơi, người rung thì phúc bạc”. Rung cũng là một loại tướng xui xẻo, phá tài. Dân gian còn có câu: “Nam mà rung chân thì cùng cực, nữ mà rung thì hèn hạ.” Nếu như một người có thói quen này, cứ ngồi xuống là bắt đầu rung chân nhún vai thì lúc nào cũng ở vào trạng thái không yên ổn. Đối với nam thì sẽ không tụ tài, đối với nữ thì sẽ hèn hạ, ăn nói tùy tiện và phá sản.

Từ tướng học mà nói, rung là một loại tướng phá tài. Người thường xuyên rung sẽ đem vận may, phúc khí và tài vận của mình rơi rụng hết. Hơn nữa, rung còn là một loại biểu hiện của sự bất cẩn, ham chơi cho nên mọi người nên tránh xa thói quen này.

Theo khoa học

Người Trung Hoa có câu: “Người hay rung ắt sẽ nghèo, cây hay rung ắt sẽ đổ”. Rung là một thói quen tồn tại ở không ít người. Trên thực tế, hành vi phổ biến này cũng có thể là dấu hiệu báo trước một chứng bệnh bất thường.

Một số nghiên cứu y học đã chứng minh tình trạng đàn ông rung chân, rung đùi thường xuyên và không kìm chế được ở một số người là biểu hiện của “hội chứng chân không yên”. Vậy rung chân là tốt hay xấu?

Rung chân là một bệnh lý

Được xem là một tật bệnh cản trở khả năng vận động của cơ thể, người mắc “hội chứng chân không yên” thường có cảm giác hai bắp chân bị sưng ê ẩm như bị bỏng, khi di chuyển sẽ cảm thấy đau đớn.

Bên cạnh đó, đa số bệnh nhân cũng có biểu hiện vận động không tự chủ [rung chân] ở một hoặc luân phiên hai chân. Bệnh xảy ra vào ban đêm, có thể làm cho mất ngủ, chân tay quờ quạng.

Đối với dấu hiệu đau bắp chân, người bệnh có thể cải thiện bằng cách xuống giường đi lại và massage. Tuy nhiên cách đối phó với triệu chứng rung không tự chủ thì lại không dễ dàng như vậy.

Từ góc độ tâm lý, tướng ngồi rung chân có thể giải tỏa cảm xúc lo lắng cho người bệnh. Các nhà tâm lý cho biết liên tục kích thích một bộ phận trên cơ thể có thể kích thích trung khu thần kinh, khiến não được thả lỏng và thoát ra khỏi trạng thái căng thẳng. Vậy rung chân là tốt hay xấu? Qua thông tin trên đã giúp bạn lý giải được điều này.

Ngồi thoải mái rung đùi trên phương tiện giao thông công cộng, tại nơi làm việc hoặc lúc ở nhà xem TV... cứ tưởng là một phản xạ vô thức biểu lộ trạng thái thư giãn. Tuy nhiên, trong con mắt y văn, nó có thể là một triệu chứng của bệnh lý tâm thần.

Rung đùi, nhịp chân mô tả thói quen di chuyển một chân lên xuống với tốc độ nhanh trong khi ngồi mà hầu như chủ nhân không để ý đến. Hành động này càng hay xảy ra khi người ta trong tư thế ngồi gác chân lên đùi hay ngồi dạng chân. Thói quen nhón, gõ, lắc hay rung cả chân hay chỉ bàn chân cũng nằm trong nhóm hành vi vô thức này. Với các nhà khoa học y lý, không phải tự nhiên mà nhiều người hay làm như vậy.

Thông thường, y văn cho rằng ít nhiều việc rung đùi, nhịp chân liên quan đến nỗi lo lắng nào đó, một triệu chứng của rối loạn tâm trí, một dấu hiệu của sự căng thẳng tiềm ẩn. Thói quen này có thể diễn ra trong nhiều năm mà một người không nhận ra. Kẻ có tính cả lo càng dễ mắc chứng này. Chuyên gia Dawn Templeton cắt nghĩa nguyên do phát sinh dựa vào tác động của các nội tiết tố.

Theo ông, đó là vì sự tích tụ của các hormone căng thẳng dư thừa trong cơ thể, cụ thể là adrenaline và cortisol. Khi ta cảm thấy lo lắng, cơ thể chuẩn bị tích tụ nội tiết tố để chống lại hoặc né tránh tình trạng lúc ấy, và từ đó mỗi người tràn ngập năng lượng bổ sung phải tìm cách để giải phóng bớt. Rung đùi, nhịp chân là một lựa chọn của hệ thống cơ.

Nhà tâm lý học lâm sàng Catherine Huckle bổ sung thêm, nếu ngay lúc ấy, bạn đang ngồi lâu, cơ thể đáp ứng nhu cầu điều tiết của hormone để sẵn sàng đối phó với một mối đe dọa về tâm trí sẽ khiến chân tự động lắc lư. Tuy nhiên, bác sĩ Michael Durtnall thuộc viện Sayer Clinics London cung cấp một tin tốt là, không có bằng chứng nào cho thấy rung chân gây tác hại cơ thể - từ tư thế, chân hoặc cột sống - ngoài chuyện khiến cơ bắp hơi mệt mỏi và khiến người khác... ngứa mắt, khó chịu.

Vậy, có cách nào để triệt tiêu chứng rung đùi, nhịp chân “kém xã giao” này? Giống như tất cả các biểu hiện cơ thể khác đến từ lo lắng và căng thẳng, chìa khóa để giảm rung chân là triệt đi cảm giác âu lo, bồn chồn. Người ta có thể tự trấn tĩnh, dùng thuốc, trị liệu hoặc sử dụng các kỹ thuật đối phó khác thông qua liệu pháp hành vi nhận thức. Trước tiên là chủ động để ý theo dõi thời điểm bắt đầu rung đùi, nhịp chân để thử các kỹ thuật thở và ứng dụng các phương pháp tự xoa dịu khác để xem chúng có biến mất hay không, nghĩa là xác định và tìm ra nguyên nhân của nỗi lo.

Do đây cũng là thói quen – tựa xoay bút, nhịp ngón tay trên bàn - nên bạn cũng cần thời gian để thay đổi thói quen bằng cách thức hay cần người trợ giúp qua việc nhắc nhở đúng lúc. Nói chung là tìm một lối thoát khác cho năng lượng thể chất đang dư thừa. Có chuyên gia khuyên nên cố gắng đứng dậy đi rảo giữa giờ, tập quen chạy bộ, ra ngoài làm việc, năng động di chuyển thay vì dành nhiều thời gian ngồi một chỗ, tức thay đổi thói quen này bằng một thói quen khác.

Còn muốn giúp ai đó từ bỏ chúng? Đừng tỏ ra bực bội! Hãy nhẹ nhàng trò chuyện với họ về nguồn gốc vấn đề để họ có thể tìm cách giải tỏa nỗi lo tâm trí đang có, bởi thường thì người ta không biết rằng mình đang làm điều đó. Bạn cũng có thể đề xuất chuyện vận động, di chuyển hay đi dạo để đánh lạc hướng một cách tự nhiên chứng rung đùi, nhịp chân.

Nhiệt Kế

[Theo metro.co.uk]

Mỗi một cử chỉ hành vi đều là nét riêng của mỗi người. Trong đó, ngồi có dáng ngồi, đứng có dáng đứng, ăn có cách ăn… Người xưa nói “tướng do tâm sinh” thật là có đạo lý. “Nhìn tướng biết người” là có ý nói rằng, nhìn bề ngoài của một người sẽ biết rõ người ấy như thế nào.

Cho nên, mỗi người nhất định không được xem thường những điệu bộ, tướng mạo, tư thế bề ngoài của mình. Hãy cùng đọc câu chuyện dưới đây:

Nhiều năm trước, tôi có ăn tối cùng với một nhóm bạn. Trong bữa ăn, có một cậu bạn mà tôi chưa quen đã khiến tôi phải chú ý. Bởi vì, trong lúc ăn, cậu ấy có những cử chỉ không giống với những người bạn khác. Tay của cậu ấy không bưng bát cơm lên, cũng không để bên cạnh bát cơm mà lại dúi xuống dưới bàn, hơn nữa hai chân còn rung rất mạnh.

Sau khi ăn cơm xong, người bạn này tạm biệt chúng tôi và về trước còn tôi ở lại cùng nhóm bạn trò chuyện. Một cậu bạn đột nhiên hỏi tôi đánh giá như thế nào về người bạn kia. Tôi nói: “Cậu ấy sau này rất khó phát đạt, thậm chí có thể nghèo khổ cả đời.” 

Cậu bạn tôi lại hỏi: “Tại sao cậu lại nhận xét như vậy?”

Tôi trả lời: “Người xưa đã từng nói: Khi ăn cơm, bàn tay nhất định phải nâng bát cơm lên, bàn tay không nâng bát cơm lên thì người đó sẽ nghèo khổ cả đời.”

Nhiều năm sau, tôi lại vô tình nghe được bạn bè kể về tình huống của cậu bạn kia. Quả nhiên trong mấy năm đó, cậu ta là một người không làm được việc gì, không biết đã thay đổi bao nhiêu công việc, cũng đã từng đi buôn bán nhưng mà hầu như toàn bị lỗ đến hết cả vốn. Việc gì cậu ấy cũng làm không thành, luôn ở vào tình trang khốn đốn, phiêu bạt.

Tục ngữ có câu: “Phải để đồ ăn theo miệng, chứ đừng để miệng theo đồ ăn,” ý nói rằng, con người khi ăn bất kể thứ gì đều phải đưa đồ ăn vào miệng chứ đừng chúc đầu rồi đưa miệng đến chỗ đồ ăn để ăn.

“Cây rung thì lá rơi, người rung thì phúc bạc”. Rung chân cũng là một loại tướng xui xẻo, phá tài. Dân gian còn có câu: “Nam mà rung chân thì cùng cực, nữ mà rung chân thì hèn hạ.” Nếu như một người có thói quen này, cứ ngồi xuống là bắt đầu rung chân nhún vai thì lúc nào cũng ở vào trạng thái không yên ổn. Đối với nam thì sẽ không tụ tài, đối với nữ thì sẽ hèn hạ, ăn nói tùy tiện và phá sản.

Từ tướng học mà nói, rung chân là một loại tướng phá tài. Người thường xuyên rung chân sẽ đem vận may, phúc khí và tài vận của mình rơi rụng hết. Hơn nữa, rung chân còn là một loại biểu hiện của sự bất cẩn, ham chơi cho nên mọi người nên tránh xa thói quen này.

Ngoài ra, nhún vai cũng là một loại cử chỉ biểu hiện tổn tài. Có một vài người khi ngồi thường thích nhún vai, đi đường cũng nhún vai. Trong giới võ thuật, luyện Thái Cực quyền, Bát Quái chưởng, Hình Ý chưởng… đều yêu cầu “trầm vai rủ khuỷu”. “Trầm vai” là chỉ việc yêu cầu buông lỏng xương bả vai, không được để nó nhô lên. “Rủ khuỷu” là thả lỏng cùi trỏ cho nó rủ xuống. Chỉ có “trầm vai” mới có thể thả lỏng được vai, thả lỏng xương đầu vai, tùy ý xoay vai, có thể duỗi vai và cơ bắp một cách thoải mái, vai chùng xuống sẽ giúp cho ngực hơi ưỡn ra trước, từ đó giúp cho khí dồn xuống đan điền.

Nếu một người hay nhún vai, cổ của người ấy sẽ luôn gắng gượng hướng về phía trước. Mọi người thử nghĩ xem, điệu bộ đó chẳng phải giống như con gà lúc nào cũng vươn cái cổ về đằng trước đề bới tìm đồ ăn sao? Cho nên mới nói, người hay nhún vai sẽ có cuộc sống khó khăn, bất ổn, rủi ro thường hay đến.

Tuy nhiên, hết thảy của cải, danh dự, địa vị của một người đều chỉ là biểu hiện bề ngoài. Đức hạnh mới là căn bản. Câu nói “Hậu đức tái vật” [tạm dịch: đức dày nâng đỡ vạn vật] là tuyệt không sai điểm nào. Người am hiểu văn hóa truyền thống sẽ không khó khăn để có được tài phú. Bởi họ am hiểu về văn hóa truyền thống là am hiểu về hành đức mà hết thảy tài phú cũng đều là từ đức mà ra.

Theo NTDTV
Mai Trà biên dịch

Xem thêm:

Video liên quan

Chủ Đề