Khái niệm sân sau của Mĩ c sách Cái gậy lớn và Ngoại giao đồng đô la

MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tàiVấn đề ngoại giao là rất quan trọng với một quốc gia, thể hiện sự pháttriển toàn diện về mọi mặt kinh tế - chính trị - quân sự trong mối tương quanso sánh với các quốc gia khác. Chính sách ngoại giao nhằm thực hiện ba mụctiêu cơ bản là an ninh, phát triển và phát huy ảnh hưởng của quốc gia trên thếgiới. Ba mục tiêu này có quan hệ chặt chẽ với nhau và thứ bậc ưu tiên của mỗimục tiêu trong hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại quốc gia phụthuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể của từng nước, trong từng giai đoạn nhấtđịnh. Chẳng hạn trong thời kỳ chiến tranh thì rõ ràng mục tiêu về an ninhquốc gia phải được đặt lên hàng đầu, tuy nhiên vẫn phải chú trọng đúng mứcphát triển và phát huy ảnh hưởng vì tiềm lực kinh tế mạnh là cơ sở xây dựnglực lượng quốc phòng mạnh. Chính sách đối ngoại của Mỹ cũng theo đuổi bamục tiêu trên. Việc sử dụng lá bài ngoại giao linh hoạt và khôn khéo đã đemlại nhiều lợi ích to lớn cho Mỹ và là thước đo sức mạnh quốc gia Mỹ ở bênngoài lãnh thổ.Những học giả nghiên cứu lịch sử thế giới cận - hiện đại đều phải côngnhận Mỹ là nước tư bản phát triển bậc nhất thế giới với những chính sáchkinh tế, chính trị nổi bật. Trong vòng hơn 200 năm, kể từ khi lập quốc đếnnay, với tiềm năng kinh tế, quân sự, Mỹ luôn tìm mọi cách xác lập ảnh hưởngvà vị trí của mình tại các khu vực khác nhau trên thế giới. Mà cụ thể là cáckhu vực giàu có tài nguyên nhằm bành trướng đất đai và lợi ích kinh tế. Điềunày đã tác động rất lớn đến chính sách ngoại giao của Mỹ trong mọi thời kỳ.Có lẽ, một trong những giai đoạn phát triển quan trọng nhất của lịch sửHoa Kỳ chính là giai đoạn những thập niên cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XXđược coi là thời kỳ có tính chất bước ngoặt trong chính sách đối ngoại Mỹ.1Trong giai đoạn này, chủ nghĩa tư bản Hoa Kỳ chuyển từ giai đoạn tự do cạnhtranh sang giai đoạn độc quyền đã giúp các nhà tư bản Mỹ tích lũy được mộtsố tư bản thừa kếch sù. Cũng từ giai đoạn này, trong lịch sử thế giới cận đại,sự tương quan giữa các lực lượng đế quốc trên thế giới bắt đầu có sự thay đổito lớn: “chứng kiến những đổi thay đánh dấu sự mở đầu của chính sách đốingoại Mỹ hiện đại. Trong những năm này, Hoa Kỳ đã buộc người Anh phảicông nhận rằng hiện tại Hoa Kỳ là cường quốc lớn nhất ở Tây bán cầu. Cũngchính trong những năm này, lần đầu tiên các tổ hợp công nghiệp và ngânhàng đầy quyền lực mới hình thành đã đóng vai trò chủ đạo trong việc hìnhthành nên chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Thay vì bận tâm tìm kiến nhữngthị trường bên ngoài cho xuất khẩu bông thô và lúa mì, như họ đã từng làmtrong suốt thế kỷ qua, các nhà xuất khẩu Hoa Kỳ giờ đây…đang tìm kiếmkhách hàng cho các sản phẩm hàng công nghiệp và ngành tài chính ngânhàng” [16;595]. Sự chuyển biến này biểu hiện khá rõ nét trong chính sáchđối ngoại của Mỹ, đặc biệt trong thời Tổng thống William Howard Taft cầmquyền.Trước hết, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài “Chính sách “ngoại giaođô – la” của Tổng thống William Howard Taft (1909 – 1913)” xuất pháttừ những lí do khoa học và thực tiễn sau:Thực tế nghiên cứu đã cho thấy, vấn đề mà tôi khai thác trong khóaluận này chưa được sự quan tâm thỏa đáng của các học giả cũng như các nhànghiên cứu. Do vậy, việc giải quyết vấn đề này sẽ cung cấp thêm những thôngtin, kiến thức khoa học cần thiết, có giá trị về chính sách ngoại giao của Mỹtrong giai đoạn 1909 – 1913, giúp chúng ta làm rõ hơn một giai đoạn quantrọng trong lịch sử nước Mỹ nói riêng, cũng như lịch sử quan hệ quốc tế nóichung. Từ đây, chúng ta sẽ có cơ sở vững chắc để lí giải hợp lí các sự kiệntiếp theo trong lịch sử quan hệ giữa các nước cũng như trong quan hệ quốc tế.2Thêm vào đó, việc nghiên cứu đề tài này còn nhằm đáp ứng được nhucầu thực tiễn hiện nay là muốn tìm hiểu tình hình chính sách ngoại giao củaMỹ thời cận đại. Tuy nhiên, nguồn tài liệu về vấn đề này còn rất ít mà chủ yếutập trung vào nghiên cứu các vấn đề quốc tế hiện đại. Nước Mỹ là cường quốchàng đầu thế giới về kinh tế với chính sách ngoại giao sắc bén và khôn khéo,nhưng các công trình nghiên cứu về ngoại giao Mỹ thời kỳ này ở Việt Namcòn rất khiêm tốn. Trong chương trình giảng dạy ở Đại học, các giáo trìnhlịch sử thế giới cận đại do hạn chế về thời lượng chương trình nên không khaithác sâu vào chính sách ngoại giao đô - la. Vì thế, chọn đề tài nghiên cứu này,tác giả hy vọng sẽ cung cấp được một nguồn tư liệu có giá trị trong việc họctập và giảng dạy lịch sử quan hệ quốc tế trong thế kỷ XX.Đối với Việt Nam, trong bối cảnh toàn cầu hóa, để thực hiện thànhcông chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ đối ngoại, việctìm hiểu cẩn thận, sâu sắc về các đối tác, trong đó có Mỹ là hết sức quantrọng. Theo đó, vấn đề mà khóa luận này giải quyết có ý nghĩa to lớn trongviệc phát triển mối quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ.Vậy vấn đề đặt ra là: “ngoại giao đô – la” là gì? Quá trình thực hiện“ngoại giao đô - la” diễn ra như thế nào? Tác động của chính sách “ngoạigiao đô – la” của Tổng thống William Howard Taft đối với nước Mỹ và đốivới các quốc gia chịu ảnh hưởng ra sao? Bài học kinh nghiệm cho giai đoạnsau?...Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định nghiên cứu đề tài:“Chính sách “ngoại giao đô - la” của Tổng thống William Howard Taft(1909 – 1913)” làm khóa luận tốt nghiệp.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đềVới vai trò là một nước lớn, có nền kinh tế phát triển và ảnh hưởngchính trị sâu rộng, Mỹ từ lâu đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiềuthế hệ sử gia.32.1. Ở Việt NamViệc nghiên cứu về các nước châu Mỹ và quan hệ quốc tế diễn ratương đối rầm rộ nhất là những năm gần đây. Tuy nhiên, việc nghiên cứu đóchủ yếu tập trung ở thời kì hiện đại. Các công trình nghiên cứu chuyên biệtvề chính sách đối ngoại Mỹ giai đoạn đầu thế kỷ XX thì vẫn còn vô cùngít ỏi.Trong cuốn “Lịch sử thế giới cận đại”, do Vũ Dương Ninh, NguyễnVăn Hồng biên soạn (NXB Giáo dục, Hà Nội, 2009) đã giành phần F để trìnhbày về: “Đế quốc Mỹ (1870-1914)”. Tuy số lượng không nhiều (10 trang)song các tác giả đã giúp người đọc hình dung được tình hình nước Mỹ: sựphát triển kinh tế, sự xuất hiện các Tơ - rớt cũng như chế độ chính trị và chínhsách bành trướng của Mỹ trong giai đoạn này. Tuy phần nội dung còn khá sơlược nhưng cũng đã góp phần định hướng cho người viết.Trong cuốn “Lịch sử quan hệ quốc tế” tập 1 (NXB Giáo dục, Hà Nội,2005, do Vũ Dương Ninh chủ biên), ở chương IV : “Quan hệ quốc tế trongquá trình xâm lược và tranh giành thuộc địa của các nước phương Tây”, tácgiả đã chỉ ra sự bành trướng của Mỹ ở khu vực Mỹ Latinh thông qua họcthuyết Monroe và sự thành lập liên minh toàn châu Mỹ. Đây là khu vực màchính sách ngoại giao đô - la đạt được nhiều thành công nhất. Đặc biệtmục 3: “Chính sách cái gậy lớn và ngoại giao đô - la của Mỹ” tác giả đãchỉ ra tác động của hai chính sách ngoại giao này đã giúp cho đế quốc Mỹtừng bước loại dần ảnh hưởng của các nước tư bản châu Âu ra khỏi khu vựcMỹ Latinh để xác lập địa vị thống trị của mình tại khu vực này cũng như tạođiều kiện thuận lợi để cho Mỹ mở rộng ảnh hưởng ra các khu vực khác trênthế giới.Ngoài ra, trong các tác phẩm như: “Lịch sử nước Mỹ”, do Vương KínhChi biên soạn (NXB Tp. Hồ Chí Minh, 2000), “Lịch sử châu Mỹ và châu đại4dương giản yếu” của Đỗ Đức Thịnh, Kiều Mạnh Thạc (NXB Thế giới, 2009)đã trình bày một cách đại cương lịch sử nước Mỹ, trong đó có đề cập đếnchính sách ngoại giao qua từng thời kỳ. Tuy nhiên, vì là các tác phẩm thôngsử nên chính sách ngoại giao chỉ được điểm qua.Một số bài báo, công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Mỹcũng đã cung cấp cho chúng ta những tư liệu quý giá. Các công trình đángchú ý nhất là Luận án: “Chính sách đối ngoại của Mỹ từ 1898 đến 1918” củathạc sĩ Nguyễn Kế Thân, (khoa Lịch Sử, ĐH sư phạm Hà Nội, 1979). Luận ánđã nêu rõ chính sách đối ngoại của Mỹ với từng khu vực trên thế giới từ sauchiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất, đặc biệtlà khu vực Mỹ Latinh – luôn được coi là “sân sau” của Mỹ. Ở đây Mỹ đãthực hiện những cuộc đảo chính, chiến tranh hoặc thúc đẩy xu hướng ly khai.Biện pháp kinh tế được Mỹ áp dụng ngày một tăng cường hơn với chính sáchngoại giao đô - la. Tuy nhiên, vì Luận án nghiên cứu chính sách đối ngoại củaMỹ qua nhiều đời tổng thống kế nhiệm nên chính sách ngoại giao đô - la củaTổng thống William Howard Taft (1909-1913) chưa được chú trọng nhiều.Các bài viết đăng trên tạp chí: “Chính sách của Mỹ đối với khu vực MỹLatinh” (Trần Đình Vượng, tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 3/2002); “Chínhsách đối ngoại của Mỹ đối với Philippin nửa cuối thế kỷ XIX”, (Trần ThiệnThanh,Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 11/2011); “Các luận điểm vàbiểu hiện của học thuyết “Sứ mệnh bành trướng” trong chính sách đối ngoạicủa Hoa Kỳ”, (Nguyễn Lan Hương,Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 11/2008) ;“Xu hướng chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong lịch sử”, (Lê Thu Hằng,Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 5/1999)… cung cấp cho chúng ta những tư liệuquý giá.Ngoài ra, còn có một số các công trình đã được dịch ra tiếng Việt, trướchết ta phải nhắc tới tác giả Howard Cincotta một nhà Sử học nổi tiếng trong5cuốn “Khái quát về lịch sử nước Mỹ” đã có những nghiên cứu khá chi tiết vềtình hình nước Mỹ nói chung.Tác giả F.Ia. Poolianxki với cuốn “Lịch sửkinh tế các nước ( ngoài Liên Xô )- thời kỳ đế quốc chủ nghĩa (những năm1870 - 1917)”, NXB Khoa học xã hội, trong đó tác giả đã giành chương IIIvới gần 48 trang tư liệu quý báu cung cấp cho người đọc bức tranh về tìnhhình ngoại giao của nước Mỹ đầu thế kỷ XX. Cuốn sách đã cung cấp cho tácgiả những tư liệu quý báu để hoàn thành khóa luận này.Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ dịch thuật vàxuất bản, chúng ta có cơ hội tiếp xúc với nhiều tác phẩm của các tác giả nướcngoài đề cập đến tình hình nước Mỹ thời cận đại như: “Lịch sử chủ nghĩa tưbản từ 1500 đến 2000” (Michel Beaud, NXB Thế giới, Hà Nội, 2002 );“Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ động cơ của sự lựa chọn trong thế kỷ 21”,(Bruce w.Jentleson, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004). Đây chính lànhững nguồn tư liệu tham khảo quan trọng cho quá trình thực hiện khóa luận.2.2. Trên thế giớiNgoại giao của Mỹ là nội dung chủ đạo trong quan hệ ngoại giao đầuthế kỷ XX, vì thế vấn đề này đã được nhiều học giả thế giới quan tâm nghiêncứu.Trong quá trình tìm kiếm tài liệu, người viết cũng đã tiếp xúc với mộtsố công trình nghiên cứu bằng tiếng Anh đề cập đến vấn đề mà khóa luậnnghiên cứu. Trong đó đáng chú ý nhất là cuốn: “American diplomacy 1900 –1950” của George F. Kennan, xuất bản 1951, nhà xuất bản The University ofChicago Press. Đây là tác phẩm nghiên cứu một cách sâu sắc về ngoại giaoMỹ nửa đầu thế kỷ XX. Tác giả cho rằng học thuyết ngoại giao được xâydựng trên quyền lợi của dân tộc Mỹ. Vai trò và tầm ảnh hưởng của Mỹ ở châuÁ và châu Âu được phân tích rất rõ, tuy nhiên chính sách ngoại giao đô - lachỉ được nói hết sức ngắn gọn, sơ lược.6Cuốn “A world safe for capitalism dollar diplomacy and America’spise to Global power” của Cyrus Veeser nhà xuất bản Columbia unversitypress New york. Cuốn sách này tập trung tìm hiểu về ngoại giao đô - la vàquyền lực toàn cầu của Mỹ. Ngoài ra, tác phẩm “Financial Missionaries tothe world: The Politics and Culture of dollar Diplomacy, 1900 – 1930”, củaEmily S.Rosenberg, xuất bản năm 1999 đã cung cấp nguồn tư liệu về quantrọng cho tác giả hoàn thành công trình này.Nhìn chung, qua việc điểm lại tất cả các công trình tiếng Anh cũng nhưcác công trình tiếng Việt có liên quan đến đề tài, ta thấy được cũng có rấtnhiều tác giả quan tâm đến vấn đề này. Mỗi tác giả lại có cách tiếp cận vấn đềkhác nhau. Nhưng đa phần các tác phẩm đều đề cập trong một thời gian dài,qua nhiều đời tổng thống mà thiếu đi một công trình chuyên biệt nghiên cứumột cách hệ thống về chính sách ngoại giao đô – la của riêng đời Tổng thốngWillam Howard Taft (1909 – 1913). Tuy nhiên, những công trình nghiên cứucó liên quan của các tác giả trong và ngoài nước đã đề cập ở trên chính lànhững tư liệu tham khảo quý giá giúp cho tác giả thực hiện đề tài này.3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứuMục đích nghiên cứu: nhằm làm rõ chính sách ngoại giao đô - la củaTổng thống Willam Howard Taft (1909 – 1913). Để đạt được mục đích trên,khóa luận tập trung giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau:Tìm hiểu cơ sở hình thành chính sách ngoại giao đô - la của Tổng thốngWillam Howard Taft (1909 – 1913).Nêu bật được nội dung, mục tiêu và quá trình thực hiện chính sáchngoại giao đô - la của Tổng thống Willam Howard Taft (1909 – 1913).Rút ra những nhận xét, tác động của chính sách ngoại giao đô - la đốivới Mỹ cũng như đối với các nước chịu ảnh hưởng.Đối tượng nghiên cứu: là chính sách ngoại giao đô - la của Tổng thốngWillam Howard Taft đối với một số nước, khu vực như: Trung Quốc, ĐôngNam Á, đặc biệt là Mỹ Latinh...7Phạm vi không gian: chủ yếu phân tích quan hệ của nước Mỹ đối vớicác nước, khu vực như: Trung Quốc, Đông Nam Á, đặc biệt là khu vực MỹLatinh...Phạm vi thời gian: chủ yếu từ đầu thế kỷ XX tức là năm 1909 – 1913thời kỳ Tổng thống Willam Howard Taft lên cầm quyền hết một nhiệm kỳ.Ngay sau đó là chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ khiến cho đường lốingoại giao đô - la phải thay đổi. Ngoài ra, để làm rõ hơn nội dung của khóaluận, ở một số phần của khóa luận, tác giả còn mở rộng thêm phạm vi thờigian về phía trước hoặc phía tiếp sau phạm vi thời gian chủ yếu trên.4. Các nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứuĐể thực hiện đề tài nghiên cứu này, tác giả tập trung khai thác cácnguồn tư liệu chủ yếu sau:Các công trình chuyên khảo về lịch sử thế giới và lịch sử đối ngoại HoaKỳ nói chung; tài liệu viết về lịch sử nước Mỹ và các nước có liên quan trênnhiều phương diện.Các bài nghiên cứu có nội dung liên quan đến đề tài đã được công bốtrên các báo, tạp chí và Website.Một số sách giáo trình, thông sử viết về nước Mỹ.Trong khóa luận này, tác giả sử dụng chủ yếu các phương pháp sau:phương pháp lịch sử, phương pháp logic và phương pháp nghiên cứu quốc tế.Bên cạnh việc sử dụng phối hợp nhuần nhuyễn tất cả các phương pháp nàyxuyên suốt khóa luận, ở những phần, đoạn cụ thể, tác giả đều lựa chọn mộtphương pháp chủ đạo nhằm đạt tới hiệu quả nghiên cứu một cách tối đa.5. Đóng góp của khóa luậnKhóa luận có thể coi là một trong những công trình bằng tiếng Việt hiếmhoi lựa chọn hướng nghiên cứu chuyên sâu về quan hệ ngoại giao của Mỹ tronggiai đoạn cận đại. Đồng thời cũng làm rõ hơn thực trạng bành trướng thuộc địa8của các nước lớn đã trở thành nội dung quan trọng trong quan hệ quốc tế giaiđoạn này và đó là nguồn gốc của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất.Khóa luận đưa ra những nhận xét, đánh giá về vai trò, tác động củachính sách ngoại giao đô - la đối với nước Mỹ cũng như với các nước chịuảnh hưởng trên thế giới. Đây chính là cơ sở giúp chúng ta hiểu được logic củanhững biến cố tiếp theo trong lịch sử thế giới.Khóa luận mong muốn khái quát và tổng hợp hóa vấn đề theo quanđiểm cá nhân của mình. Tất nhiên là cũng có sự ảnh hưởng rất lớn từ nhữngquan điểm trước.Khóa luận đã đề xuất một hệ thống tư liệu nghiên cứu các vấn đề liênquan đến đề tài. Đây có thể là tư liệu học tập, nghiên cứu đối với chuyênngành lịch sử nói chung, lịch sử quan hệ quốc tế thời cận đại nói riêng, đồngthời cũng là tư liệu bổ ích cho những ai quan tâm đến vấn đề này.6. Bố cục khóa luậnNgoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và tư liệu tham khảo, nộidung khóa luận được trình bày theo hai chương:Chương 1: Cơ sở hình thành chính sách ngoại giao đô - la của Tổngthống Willam Howard TaftChương 2: Quá trình thực hiện chính sách ngoại giao đô - la của Tổngthống William Howard Taft (1909 – 1913)9NỘI DUNGChương 1CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO ĐÔ - LACỦA TỔNG THỐNG WILLIAM HOWARD TAFT1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN1.1.1. Tư tưởng “Sứ mệnh bành trướng” (Manifest Destiny)Để biện hộ cho hành động bành trướng của mình là đúng, chủ nghĩa đếquốc Mỹ đã đưa ra quan điểm được gọi là “Vận mệnh hiển nhiên” hay còn gọilà tư tưởng “Sứ mệnh bành trướng” (Manifest Destiny). Theo tác giảN.I.Nodemxep cho rằng: “Học thuyết này được truyền bá sâu rộng làm chongười ta tin rằng việc Mỹ bành trướng trên toàn lục địa của Bắc Mỹ bằngđường lối hòa bình hoặc bằng thủ đoạn dùng thực lực hoặc dùng nhữngnguyên tắc cai trị theo kiểu cộng hòa là sự tiền định rõ ràng của một nướccộng hòa” [55;14]. Đây là niềm tin về một sứ mệnh của người Mỹ là làmthăng tiến và bảo vệ nền dân chủ khắp thế giới.Thuyết Vận mệnh hiển nhiên (Manifest Destiny) là một niềm tin rằngHoa Kỳ có vận mệnh mở rộng lãnh thổ từ duyên hải Đại Tây Dương đến TháiBình Dương. Khái niệm này cũng được sử dụng để hô hào và biện hộ choviệc thu phục các lãnh thổ khác. Những người cổ vũ cho khái niệm “Vậnmệnh hiển nhiên” tin rằng mở rộng lãnh thổ không chỉ tốt đẹp mà còn là “hiểnnhiên” và là “vận mệnh”. John O’Sullivan một phóng viên báo chí lần đầutiên đã sử dụng thuật ngữ này vào ngày 27/12/1845 với sự khẳng định rằng:“…Đây là sự phù hợp với các ý định của trời, ngay từ những ngày thiết lậpnước Mỹ đã được trao cho sứ mệnh đặc biệt trong thế giới mới cũng nhưtrong sự hòa hợp giữa các quốc gia và để trở thành ngọn hải đăng thắpsáng vũ trụ” [1;46].10Họ quả quyết rằng: “Bất cứ một sự bành trướng nào của chúng tôi (tứcMỹ) về lãnh thổ đều là hoàn toàn phù hợp với những quy luật phát triển lànhững quy luật không thể khắc phục được” [70;27]. Họ chứng minh tính đúngđắn của chủ nghĩa đế quốc dựa trên lập luận rằng những thể chế chính trịkhông phù hợp phải bị thống trị bởi những thể chế chính trị hùng mạnh cónăng lực vì lợi ích của toàn nhân loại. Họ không ngừng đưa ra những dẫnchứng cụ thể cho thuyết “Sứ mệnh bành trướng” của mình. Bằng việc vẽ bứctranh nàng Columbia - một hình tượng được nhân cách hóa như là Hoa Kỳ,dẫn dắt nền văn minh đi về phía Tây cùng với những người định cư Mỹ, taycăng đường dây điện báo khi nàng du hành; nàng cũng có ôm một quyển sáchhọc trò. Các hoạt động kinh tế khác nhau của những người đi tiên phong đượctô rõ nét và đặc biệt là những hình thức giao thông đang biến đổi …[79]. Theođó, nước Mỹ tự cho rằng mình sinh ra là để thực hiện sứ mệnh do Thiên Chúaban cho là “văn minh hóa thế giới” [1;46].Đây là một yếu tố tư tưởng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoạchđịnh chính sách ngoại giao của Mỹ. Vì người Mỹ luôn có đức tin vào Chúa.Họ luôn tin rằng Chúa che chở, bảo vệ và ưu ái với người Mỹ, cho người Mỹcái quyền hiển nhiên mà các quốc gia khác không có được. Do đó những lậpluận, chủ thuyết theo kiểu “bành trướng do định mệnh” hay “định mệnh hiểnnhiên” luôn được Mỹ sử dụng triệt để.Sau này, “Manifest Destiny” đã trở thành thuật ngữ chuẩn lịch sử,thường được dùng đồng nghĩa với việc mở rộng lãnh thổ của Hoa Kỳ ra khắplục địa Bắc Mỹ. Đã có sự chứng minh Học thuyết Monroe và Vận mệnh hiểnnhiên là những ý tưởng có liên hệ gần gũi. Sử gia Walter McDougall gọi Vậnmệnh hiển nhiên là một “hệ luận” của Học thuyết Monroe vì trong lúc Họcthuyết Monroe đã không nêu chi tiết về sự bành trướng nhưng sự bành trướngthì rất cần thiết để làm vững mạnh học thuyết. Và thực tế đã chứng minh, Mỹ11đã áp dụng thuyết “Vận mệnh hiển nhiên” trên toàn khu vực Mỹ Latinh và saunày mở rộng ra là châu Á – Thái Bình Dương.1.1.2. Học thuyết Darwin xã hội (Social – Darwinist Ideology)Học thuyết Darwin xã hội là lý thuyết cho rằng xã hội loài người tiếnhóa thông qua quá trình đấu tranh sinh tồn, trong đó chủng tộc nào thôngminh hơn, khỏe mạnh hơn, thích nghi với môi trường tốt hơn sẽ là chủng tộccó quyền tồn tại; chủng tộc nào dốt nát, ốm yếu, kém thích nghi với môitrường sẽ bị đào thải.Có thể nói tư duy hoạch định chính sách ngoại giao Mỹ đã chịu ảnhhưởng không nhỏ từ tư duy của học thuyết Darwin xã hội. Spencer – ngườigiải thích học thuyết Darwin, rồi đi đến thuyết Darwin xã hội đưa ra luậnđiểm cho rằng: “con người sống trong xã hội cũng theo quy luật đào thải tựnhiên. Hơn một xã hội nào khác, xã hội Mỹ luôn chạy đua để thích nghi, đểgiành thắng lợi” [65;49]. Họ đưa ra giả thiết về thế giới sinh học nói về sựcạnh tranh tàn bạo mà trong đó sinh vật nào mạnh nhất, có khả năng thíchnghi tốt nhất sẽ tồn tại đã ăn sâu vào tư tưởng người Mỹ và được áp dụng đểlàm tiền đề cho việc hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ.Những người theo chủ nghĩa Darwin xã hội lập luận rằng trong thế giớitàn bạo của các quan hệ quốc tế “chỉ những quốc gia thích nghi được mìnhvới điều kiện mới và được chuẩn bị để đấu tranh thì quốc gia đó mới tồn tạiđược” [65;39]. Nhiều người trong số họ dễ đi đến thừa nhận chủ nghĩa bànhtrướng và cho rằng đó là phần thưởng chính đáng cho người thắng cuộc. Năm1885, John Fiske một trong những người truyền bá học thuyết Darwin xã hộimạnh mẽ nhất ở Mỹ, cho rằng: “mọi vùng đất trên thế giới không phải là chỗcho một nền văn minh xưa cũ mà sẽ trở thành chỗ dựa của dân tộc Anh vềmặt ngôn ngữ tôn giáo và các tập quán chính trị” [65;41]. Bằng việc đưa ranhững luận thuyết, lập luận, người Mỹ đã khẳng định quyền bành trướng hiển12nhiên của họ, khẳng định chính sách đối ngoại của nước này là hiển nhiên vàthực thi.Như vậy, học thuyết Darwin xã hội cổ súy cho hành động “cá lớn nuốtcá bé”. Nước Mỹ hiển nhiên tự coi mình là kẻ mạnh để rồi bào chữa chonhững hành động bành trướng của mình.1.1.3. Học thuyết MonroeSau cuộc chiến tranh với Anh năm 1812, Mỹ chính thức chấm dứt phụthuộc kinh tế vào các quốc gia châu Âu. Kinh tế công – nông nghiệp dần pháttriển, đặc biệt là công nghiệp do động lực lấp khoảng trống trong thương mạivới châu Âu vì chiến tranh. Cùng với đó là tư tưởng bành trướng cố hữu lạixuất hiện nhằm tìm kiếm thị trường, phát triển và củng cố thêm ngành kinh tế.Ngoài tập trung phát triển kinh tế đất nước, người dân Mỹ còn dõi theo cáccuộc cách mạng ở Mỹ Latinh. Các cuộc cách mạng này đã củng cố niềm tincủa người Mỹ về quyền tự trị của họ. Do đó, năm 1822, trước áp lực của dưluận, tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Jame Monroe đã công nhận nền độc lậpthực sự, hoàn toàn tách khỏi mọi ràng buộc với các đế quốc châu Âu của cácquốc gia Trung và Nam Mỹ, đồng thời trao đổi công sứ với các quốc gia này.Hơn thế nữa, Tổng thống Monroe còn đưa ra học thuyết Monroe với ýnghĩa bề nổi là tôn trọng và bảo vệ tự do của người châu Mỹ, khẳng định“châu Mỹ là của người châu Mỹ”.Vào tháng 12 năm 1823, nhân dịp gửi thông điệp hàng năm tới quốchội, Tổng thống Jame Monroe đã đưa ra học thuyết Monroe với ba nội dungchính như sau:Thứ nhất: Mỹ phải quan tâm đến các cuộc tranh chấp ở khu vực MỹLatinh.Thứ hai: vì lý do an ninh của mình, Mỹ sẽ có những hành động canthiệp vào các cuộc xung đột hoặc chiến tranh giữa các nước Mỹ Latinh với13nhau hoặc giữa những nước này với các nước ngoài châu Mỹ. Mỹ cũng sẽtham gia vào các cuộc tranh chấp chính trị, kinh tế ở châu Mỹ.Thứ ba: Mỹ tự cho rằng phải có trách nhiệm bảo vệ an ninh của cả châulục khỏi sự nhòm ngó bên ngoài [65;49].Tuyên bố trên đi cùng với khẩu hiệu nổi tiếng “châu Mỹ là của ngườichâu Mỹ” mà thực chất là “châu Mỹ là của người Mỹ”.Thời điểm học thuyết Monroe mới công bố, học thuyết này đã nhậnđược nhiều sự ủng hộ, phần lớn từ các nước Mỹ Latinh. Các quốc gia này đềuhướng tới mục tiêu chung là giành độc lập, tự do cho dân tộc, thoát khỏi ảnhhưởng của các cường quốc châu Âu. Học thuyết này được xem như đã thểhiện tình đoàn kết của các quốc gia châu Mỹ qua sự khẳng định “châu Mỹ làcủa người châu Mỹ”.Không chỉ vậy, học thuyết Monroe còn là lời cảnh báo tới các cườngquốc châu Âu tránh xa châu Mỹ nói chung, khu vực Mỹ Latinh nói riêng. Thựcchất đây là một học thuyết phân chia khu vực ảnh hưởng, với nỗ lực kiềm chếsự khôi phục và giành thêm thuộc địa mới, ngăn chặn sự ảnh hưởng sâu rộngcủa hệ thống chính trị các quốc gia châu Âu ở lục địa này và cuối cùng là loạibỏ sự ảnh hưởng của châu Âu ra khỏi châu Mỹ. Sự ra đời của học thuyết nàyđược coi là mốc đánh dấu sự chuyển đổi trong chính sách đối ngoại của Mỹ,chuyển từ chủ nghĩa trung lập sang chủ nghĩa bành trướng mà mục tiêu bànhtrướng ở đây trước hết là Mỹ Latinh. Mỹ muốn biến Mỹ Latinh thành “sânsau” của mình, tăng cường sự ảnh hưởng cả về kinh tế và chính trị của Mỹ ởvùng này, và có thể nói, ẩn sau việc tuyên bố học thuyết Monroe là một nỗ lựcbành trướng trên toàn bộ lục địa này nhưng bằng phương pháp hòa bình, mangtính chất nhân đạo, bảo vệ quyền tự do, bảo vệ công lý cho con người.Một lãnh tụ của Đảng Cộng sản Mỹ cũng đưa ra nhận xét rằng: “Khôngcòn nghi ngờ gì nữa, ngay từ đầu chủ nghĩa Monroe đã mang sẵn ý đồ muốn14thiết lập bá quyền của Mỹ ở khắp Tây bán cầu” [70;23]. Bởi đối với bọn tưbản Bắc Mỹ, khẩu hiệu “châu Mỹ là của người châu Mỹ” chỉ là lá bài chechắn cho tư tưởng bá quyền “toàn châu Mỹ lệ thuộc Hoa Kỳ” [70;23]. Đúngnhư V.Lênin đã nhận định chính sách bành trướng của đế quốc Mỹ trong thờikỳ này là sự kết hợp giữa chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa Monroe. Và đây sẽlà ngọn cờ tư tưởng cho những chính sách đối ngoại sau này của Mỹ.Theo dõi xuyên suốt chiều dài lịch sử đối ngoại Mỹ, ta còn thấy đượchọc thuyết Monroe còn là nền tảng cho việc hoạch định chính sách đối ngoạicủa Mỹ sau này, chỉ đạo một xu hướng đối ngoại của Mỹ suốt thế kỉ XIX đầuthế kỉ XX, tiêu biểu là sự ra đời của hệ luận Roosevelt, chính sách ngoại giaođô - la, chính sách mở cửa.Ngoài ra, theo một số quan điểm, học thuyết Monroe còn là một độnglực thực sự để thiết lập một chính sách an ninh quốc gia nhằm bảo vệ Mỹ.Theo như lời cựu thẩm phán tòa án tối cao và ứng cử viên Tổng thốngWoodrow Wilson vào năm 1916 thì học thuyết Monroe là một chính sáchphòng thủ quốc gia… là một sự xác nhận nguyên lý của an ninh quốc gia.Việc Mỹ công nhận nền độc lập của những hàng xóm lân cận mình, đưa rahọc thuyết tránh cho những nước này bị ảnh hưởng từ các quốc gia châu Âucũng chính là bảo vệ an ninh và lãnh thổ của Mỹ.Thực chất, Học thuyết Monroe không phải là một thứ chủ nghĩa biệt lậpthuần tuý mà là luận thuyết phân chia khu vực ảnh hưởng, phân chia thịtrường. Trong thông điệp liên bang năm 1823, Tổng thống Monroe nhấnmạnh: Lục địa châu Mỹ, với điều kiện tự do và độc lập đã giành và giữ được,không thể bị coi là đối tượng của việc thực dân hoá trong tương lai bởi bất kỳcác cường quốc châu Âu nào, và Mỹ coi bất kỳ cố gắng nào nhằm mở rộng hệthống của họ tới bất kỳ nơi nào của bán cầu này là nguy hiểm đối với hoàbình và an ninh của Mỹ.15Từ đây có thể thấy là không phải Mỹ muốn biệt lập, không có thamvọng dính líu gì tới bên ngoài mà thực chất Mỹ muốn ngăn cản các cườngquốc châu Âu, không cho họ bành trướng ảnh hưởng và buôn bán ở lục địachâu Mỹ vì Mỹ coi đây là “sân sau” tự nhiên, là khu vực ảnh hưởng của riêngmình. Mặt khác, tuy chưa đủ sức tiến vào châu Âu, nhưng sau khi đã xác lậpđược vị thế khá vững vàng ở lục địa châu Mỹ, Mỹ cũng đã bắt đầu bànhtrướng sang khu vực Đông Á – Thái Bình Dương theo phương thức “thươngmại đi trước, cờ Mỹ đi sau”.1.1.4. Hệ luận RooseveltThời điểm cuối thế kỉ XIX, Mỹ đã thành công trong việc bành trướngvề phía Tây, tăng ảnh hưởng của mình ở nhiều nước Mỹ Latinh. Do đó khiTổng thống Roservelt lên nắm quyền giai đoạn 1901 - 1909, Roservelt đã tiếptục đẩy mạnh bành trướng ra bên ngoài và coi đây là mục tiêu xuyên suốttrong chính sách đối ngoại của Mỹ.Tại Mỹ Latinh, Mỹ tiếp tục cố gắng làm cho khẩu hiệu lý thuyết “châuMỹ là của người châu Mỹ” thành hiện thực. Do đó, năm 1904, Mỹ tuyên bốvề chính sách “ngoại giao cây gậy lớn” với ý nghĩa đảm bảo quyền lợi củaMỹ ở Tây bán cầu thông qua chủ trương can thiệp quân sự.Trong thông điệp thường niên gửi Quốc hội vào ngày 06/12/1904, Tổngthống T. Roosevelt tuyên bố việc xét lại học thuyết Monroe và lấy tên là hệluận Roosevelt. Kèm theo đó là chiến lược “cây gậy lớn” mang đậm màu sắcquân sự. Chiến lược “cây gậy lớn” chính là phương thức của Mỹ khi thực thiHệ luận Roosevelt. Đây là chính sách dùng hình thức can thiệp quân sự, gâynhững cuộc đảo chính, tiến hành những hoạt động quân sự để chiếm đoạt cácvùng đất, đặc biệt là ở khu vực Mỹ Latinh. Trong đó, vấn đề kênh đàoPanama trở nên hết sức nóng bỏng.Chính sách “cây gậy lớn” khẳng định Mỹ sẵn sàng can thiệp trực tiếpvào bất cứ quốc gia nào của Mỹ Latinh nhằm mục đích duy trì sự ổn định của16khu vực. Tuy nhiên, Mỹ chỉ can thiệp trong trường hợp đó là phương sáchcuối cùng nếu lợi ích của Mỹ bị xâm phạm, trong khi các nước Mỹ Latinhkhông có khả năng hành động theo công lý, có thể gây phương hại đến quyềnlợi của Mỹ. Đồng thời Mỹ cũng cảnh báo với các nước châu Âu rằng sẽ sửdụng sức mạnh để giám sát ở bán cầu Tây, sẽ không ngồi yên khi châu Âucan thiệp vào khu vực này.Về cơ bản, ngoại giao “cây gậy lớn” của Mỹ vẫn là một chính sáchnhằm thực hiện ý đồ bành trướng của quốc gia này ở khu vực Mỹ Latinh,ngăn chặn ảnh hưởng của các nước phương Tây đến khu vực Mỹ Latinh, khuvực mà Mỹ coi như “sân sau” của mình. Đây thực chất là sự tiếp tục của họcthuyết Monroe. Với việc thực hiện chính sách “cây gậy lớn”, Mỹ đã tiến thêmmột bước mới trong việc củng cố và tăng cường ảnh hưởng của Mỹ ở khu vựcMỹ Latinh. Đồng thời bằng việc sử dụng sức mạnh, sự lãnh đạo của Mỹ ởTây bán cầu làm các quốc gia khác phải e ngại trước sự lớn mạnh của Mỹ.Tuy hệ luận Roosevelt đã đem lại những tác động tích cực cho ngoạigiao Mỹ. Nhưng trên thực tế, việc thực hiện “cây gậy lớn” – sử dụng sứcmạnh quân sự thực thi ở khu vực Mỹ Latinh và vùng Viễn Đông quá khắcnghiệt.Khi nhân dân Philippin nhìn rõ những âm mưu thâm độc của đế quốcMỹ và kiên quyết bảo vệ nền độc lập của mình thì ngay lập tức đế quốc Mỹđã phát động một cuộc chiến tranh xâm lược đẫm máu nhằm tiêu diệt nướccộng hòa vừa mới ra đời. Mỹ đưa hạm đội cùng 12,5 vạn quân đến để đàn ápmột cách dã man. Một tên tướng Mỹ khát máu đã tuyên bố: “Tôi không cần tùbinh, tôi cần các anh giết người, đốt nhà, các anh càng giết bao nhiêu thì tôicàng vui bấy nhiêu” [17;111]. Một phóng viên nhà báo lúc đó đã tường thuậtrằng: “Theo mệnh lệnh của các sĩ quan quân đội Mỹ, dưới sự giám sát củacác thầy thuốc, binh sĩ đổ nước muối hoặc nước xà phòng vào bụng những17người Philippin yêu hòa bình, do đó cơ thể của họ chương lên gấp đôi lúcthường, sau đó bọn quân lính đem bắn chết những người bất hạnh đó. Bọnchúng giết cả phụ nữ và trẻ em”. Hành động dã man này đã gây nên sự phẫnnộ trong dư luận thế giới, Lênin viết rằng: “Nhân dân Mỹ, một nhân dân đãtừng nêu cao cho thế giới một tấm gương về cuộc chiến tranh cách mạngchống lại sự nô dịch phong kiến rốt cục lại rơi vào địa vị của những tên đaophủ” [70;50].Đối với khu vực Mỹ Latinh, sự thống trị của các tập đoàn tư bản độcquyền Mỹ trong nền kinh tế và chính trị đã khiến cho mâu thuẫn dân tộc giữanhân dân các nước Mỹ Latinh với Mỹ bùng phát. Các phong trào chống Mỹvà tay sai bùng lên mạnh mẽ. Điển hình phải kể đến cách mạng ở Mexico nổra vào năm 1901 đấu tranh chống lại sự thao túng của các tư bản độc quyềnMỹ trong hoạt động của nền kinh tế Mexico. Đã vậy, “đổ thêm dầu vào lửa”,Mỹ còn giơ cao “cây gậy lớn” của mình bằng cách đưa quân đội vào chiếmđóng và giúp đỡ các chính phủ thân Mỹ. Khiến cho mâu thuẫn dân tộc ngàycàng sâu sắc, sự căm phẫn chế độ độc tài tăng lên mạnh mẽ trong giới vô sản,trí thức, địa chủ và tư sản tự do.Điều này càng chứng tỏ ngoại giao “cây gậy lớn” sắp hết thời và nếukhông thay đổi nhanh thì mũi rìu dư luận sẽ đổ dồn về phía Mỹ, các nướchứng chịu “cây gậy” sẽ vùng lên đấu tranh, giới tư bản Mỹ sẽ chẳng thu đượclợi lộc gì…Đặt ra yêu cầu đến đầu thế kỷ XX Mỹ phải điều chỉnh sang chínhsách ngoại giao mềm dẻo hơn, đó là chính sách “ngoại giao đô – la”.1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN1.2.1. Khái quát chính sách ngoại giao của Mỹ trước năm 1909Chính sách đối ngoại của một quốc gia nói chung là những hoạt độngđược đưa ra bởi chính phủ quốc gia đó nhằm thực hiện các mục tiêu trongquan hệ với các quốc gia khác. Nói cách khác, chính sách đối ngoại của một18quốc gia phản ánh mối quan hệ toàn diện của một quốc gia với các quốc giakhác trên thế giới, là công cụ để đảm bảo lợi ích của các quốc gia, góp phầnvào sự phát triển của nước đó.Với Mỹ: Chính sách ngoại giao có vai trò rất quan trọng trong tiến trìnhphát triển của đất nước này, góp phần lớn đưa Hoa Kỳ trở thành một cườngquốc số một trên thế giới như hiện nay. Xuyên suốt quá trình phát triển củanước Mỹ, các chính sách đối ngoại của nước này chủ yếu được quyết định vàmang dấu ấn của các tổng thống. Tuy nhiên, các yếu tố, bối cảnh trong nước,quốc tế, hệ tư tưởng và một số yếu tố khác cũng đóng vai trò không kém quantrọng trong việc hoạch định chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.Ngay từ buổi đầu lập quốc, Mỹ đã theo đuổi “chính sách ngoại giaotrung lập”, không liên minh với các cường quốc, chủ trương hành động đơnphương nhằm tránh xa những gì liên quan đến châu Âu, nơi “chôn rau cắtrốn” của mình. Vì theo thời gian, họ bắt đầu nhận ra mình chỉ là “con tốt trênbàn cờ chính trị của châu Âu”. Do họ phải tham gia các cuộc chiến tranh nhưChiến tranh Thừa kế Tây Ba Nha (1701 – 1714), Chiến tranh Bảy năm(1756 – 1763) mà cuối cùng chẳng được quyền lợi gì nên tốt nhất làtránh xa châu Âu. Quan điểm trung lập đã được đúc kết trong bài diễnvăn từ nhiệm nổi tiếng của Tổng thống G. Washinhton trước lúc rời khỏichức vụ.Đây không phải là “chính sách phòng ngự” tiêu cực. Mà thực tế, nướcMỹ thực hiện chính sách trung lập để bù đắp cho thực lực còn non yếu củamình, giữ vững độc lập dân tộc và phát triển đất nước trước các cường quốcchâu Âu. Có thể xem chính sách trung lập như là một “lá chắn” để cản trở cácnước châu Âu ở ngoài đại dương mênh mông khiến cho Mỹ có một khônggian rộng lớn ở Tây bán cầu. Hơn nữa, sẽ tránh cho hoa Kỳ bị vướng vào cáccuộc phân tranh quyền lực ở bên kia Đại Tây Dương. Điều này là rất cần thiết19cho nước Mỹ trong hoàn cảnh lúc bấy giờ. Chính sách này không những đemlại hiệu quả cao trong việc duy trì, bảo vệ thành quả độc lập của nước Mỹ màtrong một thời gian dài sau đó nó đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triểncủa đất nước, giúp Mỹ không phải chịu sự ràng buộc bởi bất cứ điều khoảnnào với các cường quốc châu Âu. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho giớicầm quyền Mỹ thực hiện thành công việc loại bỏ ảnh hưởng của các nước châuÂu, giành quyền bá chủ ở khu vực Bắc Mỹ và sau đó là toàn bộ châu Mỹ.Đến đầu thế kỷ XIX, khi kinh tế Mỹ phát triển, quá trình nhập cư ồ ạtkhiến cho dân cư ngày càng đông đúc. Nhu cầu về nguyên liệu và thị trườngngày càng tăng cao đòi hỏi phải có một không gian sinh tồn rộng lớn hơn. Dođó, Mỹ bắt đầu triển khai chính sách “ngoại giao điền thổ”.Lợi dụng tình thế khó khăn của Pháp, Mỹ đã nhanh chóng mở rộnglãnh thổ bằng “ngoại giao điền thổ”. Tháng 5 – 1803, với 15 triệu USD và vớigiá 3 xen (1 xen=1/100 USD)/một mẫu đất, chính quyền của ông Jefferson đãmua toàn bộ vùng Louisiana từ tay Pháp vì lúc đó Napoleon rất cần tiền đểchuẩn bị cho cuộc chiến tranh với Anh. Cuộc mua bán ngoạn mục này đã làmcho diện tích của Hoa Kỳ tăng lên gấp đôi. Tiếp theo là các vụ mua bán khác,gây chiến tranh, sáp nhập nhằm mở rộng lãnh thổ như: mua lại Florida từ TâyBan Nha (1819), sáp nhập Texas (1845).Năm 1846 Mỹ tuyên bố chiến tranh với Mexico và sáp nhập bangCalifornia và New Mexico vào Mỹ. Năm 1848 sau khi ký hiệp ước hoà bìnhMỹ - Mêxico chấm dứt chiến tranh giữa hai nước, Mexico buộc phải từ bỏchủ quyền đối với Texas, California, Arizona, New Mexico, Utah, Nevada(1/2 lãnh thổ Mexico); Mỹ và Anh ký hiệp ước phân định đường biên củaOregon dọc vĩ tuyến 49. Năm 1853 Mỹ và Mexico ký hiệp định Gadsdeh vàMỹ chiếm thêm 140.000 km2 lãnh thổ của Mexico. Năm 1867, tranh thủ cơhội khi Nga đang gặp khó khăn về tài chính, Mỹ cũng đã nhanh chóng mua lại20toàn bộ vùng Alaska rộng lớn từ Nga với cái giá rẻ khó tưởng tượng - 7,2triệu USD. Vùng đất này có vị trí hết sức quan trọng trong việc bố trí chiếnlược toàn cầu của Mỹ thời kỳ Chiến tranh lạnh và cả hiện nay.Trước thời nội chiến, những người miền Nam rất muốn sát nhập Cubavốn thuộc quyền kiểm soát của Tây Ba Nha vào nước Mỹ. Và năm 1854,Tổng thống Pierce đã mua lại của Tây Ba Nha với giá 130 triệu USD phần đấtnày. Cùng thập kỷ đó, các nhà đầu cơ và lính đánh thuê Mỹ đã kích độngnhững cuộc nổi loạn ở vùng Trung Mỹ nhằm mục đích thôn tính các lãnh thổcho nước Mỹ. Ở vùng Viễn Đông, nước Mỹ vẫn tiếp tục chính sách khuyếnkhích thương mại cho người Mỹ đã đạt đến đỉnh cao vào năm 1853 – 1854.Như vậy, có thể thấy chỉ trong hơn nửa đầu thế kỷ XIX, bằng “ngoạigiao điền thổ” và chiến tranh thôn tính, các chính quyền kế tiếp nhau của Mỹđã nhanh chóng mở rộng lãnh thổ, tạo cho Mỹ một vị thế địa - chiến lược mớitrên bản đồ địa - chính trị quốc tế so với nước Mỹ thuở lập quốc. Chính“ngoại giao điền thổ” làm cho giới cầm quyền Mỹ thấy rằng họ có thể sửdụng tiền như một hình thức xâm chiếm lãnh thổ ở các khu vực khác bên cạnhcách gây chiến tranh hoặc đàm phán.Đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, phương thức sản xuất tư bản chủnghĩa đã phát triển đến giai đoạn tột cùng của nó – giai đoạn đế quốc chủnghĩa. Từ đó trở đi, những hành động xâm lược của Mỹ ngày càng được tiếnhành mạnh mẽ hơn vì thị trường trong nước không còn dung nạp nổi nhữngsản phẩm công nghiệp ngày một nhiều. Do vậy giai cấp tư sản Mỹ hết sức nônnóng muốn mở rộng thị trường ra bên ngoài.Đến thời nắm quyền của Tổng thống T. Roosevelt từ năm 1901 đến1909, nước Mỹ thực hiện chủ trương bành trướng ra bên ngoài bằng sức mạnhvũ lực của mình. T. Roosevelt đặt tên cho chính sách của mình là “Chínhsách cây gậy lớn” hay còn có cái tên là “Ngoại giao pháo hạm”. Ông ra sức21ủng hộ cho những phần tử ly khai Panama chống lại Columbia để bảo toànquyền xây dựng và kiểm soát kênh đào Panama tiến tới lập nên nước cộnghòa Panama tách khỏi lãnh thổ Columbia. Ngay sau đó Mỹ ký một hiệp ướcvới Panama về vấn đề kênh đào mà trước đó từng thất bại với Columbia. Theobản hiệp ước này Panama sẽ cho phép Mỹ được quyền sử dụng vĩnh viễn mộtvùng kênh đào chiều ngang rộng tới 16 km. Điều đó có nghĩa là Mỹ đã rútngắn đường hàng hải từ New York đến San Francisco 12.800 km và biến khảnăng phối hợp giữa lực lượng hải quân Mỹ ở Đại Tây Dương và Thái BìnhDương thành hiện thực. Tiếp theo, trong thông điệp thường niên gửi Quốc hộitháng 12/1904, Tổng thống T. Roosevelt tuyên bố rằng phải chứng tỏ tínhhiệu lực của học thuyết Monroe và sẵn sàng can thiệp trực tiếp vào bất cứquốc gia nào ở Mỹ Latinh nhằm mục đích duy trì sự ổn định của khu vực.Đồng thời cảnh báo các cường quốc châu Âu rằng Mỹ sẽ sử dụng sức mạnhgiám sát quốc tế ở Tây bán cầu. Chính sách “cây gậy lớn” được coi là cơ sởthực tiễn cho Hệ luận Roosevelt. Vị tổng thống mạnh mẽ này còn đưa ranhiều quyết sách nhằm ép các nước Mỹ Latinh phải nhanh chóng thanh toáncác khoản nợ và phải thực hiện những yêu sách của bọn tư bản lũng đoạn Mỹ.Tổng thống T. Roosevelt tiết lộ ông rất tâm đắc với câu tục ngữ Tây Phi:“Nếu anh biết nói bùi tai lại mang trong tay chiếc gậy lớn thì anh sẽ đi đượcrất xa”.Thực vậy, chính sách “cây gậy lớn” đã đưa Mỹ tiến rất xa trong việccan thiệp vào Mỹ Latinh. Song chính sách này cũng vấp phải sự chống đốimạnh mẽ của nhân dân Mỹ Latinh. Nhiều các cuộc hội thảo của quan chứcMỹ đã tranh luận về lợi ích của việc dùng “cây gậy lớn” để xâm chiếm đấtđai, chiếm lĩnh thị trường là lợi bất cập hại. Vì trên thực tế, các đối tượng màchính sách “cây gậy” hướng đến dần có thái độ đề phòng, không có lợi choviệc đầu tư của các nhà tư bản tài phiệt Mỹ. Vì vậy, đã đến lúc cần có sự thay22đổi cho mềm dẻo hơn, khôn ngoan hơn đối với tham vọng thâu tóm MỹLatinh.Hoàn cảnh lịch sử đã đặt ra cho giới cầm quyền Mỹ lúc này nhiệm vụphải thay đổi chính sách ngoại giao trước đây, nhưng không được phép thayđổi các nguyên tắc ngoại giao cơ bản đã có, đó là đem lại quyền lợi cho giớitư bản tài phiệt Mỹ.1.2.2. Yêu cầu của sự phát triển của kinh tế MỹNói về cơ sở hoạch định chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trước hếtphải nói đến cơ sở về kinh tế. Chính sách đối ngoại của Mỹ có được sức mạnhđáng kể nhờ kinh tế mạnh. Với lợi thế vị trí địa lý thuận lợi, điều kiện tựnhiên phong phú, đất đai rộng, nguồn nhân công dồi dào, cùng với sự ảnhhưởng và áp dụng tích cực những thành tựu từ cuộc cách mạng công nghiệpAnh, cách mạng công nghiệp Mỹ (1865 – 1914) và tinh thần sáng tạo củangười Mỹ, nước Mỹ đã nhanh chóng phát triển kinh tế. Đặc biệt là sau nộichiến (1861 – 1865), với sự xóa bỏ chế độ nô lệ, dường như mọi rào cản đốivới sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở cả hai miền đều được san bằng tạođiều kiện thuận lợi để phát triển nền sản xuất công nghiệp lớn.Kinh tế phát triển đã thúc đẩy việc tìm kiếm thị trường bên ngoài, dođó hình thành nên chính sách bành trướng của Mỹ. Ban đầu là sự xâm chiếmlãnh thổ bằng nhiều cách như chiếm, sát nhập, mua lại… đất của người da đỏ,vùng lãnh thổ của các đế quốc châu Âu gần Mỹ, sau này là sự can thiệp, xâmnhập, tạo ảnh hưởng tới thị trường các quốc gia khác. Để làm được nhữngđiều này thì thực lực kinh tế của Mỹ phải thực sự hùng mạnh.Trong những năm cuối thế kỉ XIX, nền kinh tế Mỹ có những bước biếnđổi vượt bậc. Đến đầu thế kỷ XX, Mỹ đã vươn lên vượt xa các nước tư bảnkhác về sức mạnh kinh tế, dần dần chiếm địa vị bá chủ thế giới.23Về công nghiệp:Đến năm 1900, Mỹ cơ bản là một cường quốc công nghiệp với nền tảnglà gang, thép, than và các tuyến đường sắt. Trong đó, sản xuất công nghiệpkhông ngừng tăng. Từ năm 1860 – 1900 sản lượng gang thép đã tăng khoảng7 đến 8 lần, chiều dài đường sắt tăng gần 650%. Ngành công nghiệp đườngsắt phát triển hết sức mạnh mẽ đã kích thích các ngành công nghiệp khác pháttriển theo tạo nên sự thúc đẩy không ngừng đối với nền kinh tế Mỹ. Chỉ trongvòng 30 năm cuối của thế kỉ XIX, trên khắp nước Mỹ đã xây dựng được 4tuyến đường sắt chính: đường liên hiệp Thái Bình Dương hoàn thành năm1881, đường Bắc Thái Bình Dương năm 1882, đường Đại Bắc Dương năm1893 và đường Chicago – Saint Paul. Điều này giúp cho các chủ trang trại củacác bang miền Tây có thể với tới thị trường thuộc các thành thị miền Đông.Dòng sản phẩm công nghiệp được chuyển từ Đông sang Tây. Đường sắt đãđưa lại cho nước Mỹ một sự thống nhất về kinh tế chứ không đơn thuần là sựphát triển kinh tế mà thôi. Sự khác biệt về kết cấu kinh tế giữa miền Đông,miền Tây và miền Nam giảm bớt đi. Công nghiệp lan xuống miền Nam và lansan miền Tây. Điều đó đưa lại cho nước Mỹ những nguồn dự trữ kinh tế lớnlao: “Lịch sử việc xây dựng đường sắt của Mỹ cho ta một ví dụ rõ rệt về sựcướp bóc tư bản chủ nghĩa, về một sự ăn cướp thực sự, một tình trạng vôchính phủ và cưỡng đoạt. Nhưng khi được xây dựng lên rồi, đường sắt đã cóảnh hưởng tích cực đến sự phát triển kinh tế của nước Mỹ, đã đẩy nhanh mộtcách phi thường nhịp độ của sự phát triển ấy” [2;75].Chỉ tính riêng sản lượng thép ta thấy từ năm 1880 đến 1900, tỉ lệ tăngcủa Anh là 377% còn của Mỹ là 803%. Công nghiệp khai khoáng Mỹ pháttriển với những con số hết sức nổi bật. Năm 1860, Mỹ mới chỉ khai thác được500 nghìn thùng dầu nhưng đến 1900, con số này đã là 63 triệu thùng. Đầuthập niên 90, sản xuất gang thép, máy móc đã chiếm hàng đầu thế giới[41;256].24Bảng 1: Sản lượng gang, thép, than và chiều dài đường sắtcủa Mỹ từ 1860 đến 1900Đơn vị tính: gang, thép, than: triệu tấnChiều dài đường sắt: kmSản lượngNămGang1860ThépThan0,013Chiều dàiđường sắt49 001,618701,7112780,07733,31090584 675,218802,7418531,39770,478426149 219,218907,6036424,779140,882729266 646,4190013,62070311,227240,788238310 934,4[Nguồn: Dẫn theo Trần Thiện Thanh, (2007), Chính sách đối ngoại của Mỹ giaiđoạn 1865-1904, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 4 (109), tr.34]Từ một nền kinh tế phụ thuộc và châu Âu, Mỹ đã nhanh chóng trởthành một quốc gia công nghiệp hành đầu thế giới. Năm 1870 sản lượng côngnghiệp Mỹ chỉ đạt 23% đứng thứ hai trong thế giới tư bản sau Anh thì đếnđầu thế kỉ XX, Mỹ đã vượt qua Anh về tỉ trọng sản xuất công nghiệp và đứnghàng đầu thế giới. Không chỉ vậy tốc độ tăng trưởng cũng tăng vọt. Năm1980, sản lượng công nghiệp Mỹ tăng gấp 6 lần so với 1860. Cũng nămnày, giá trị sản lượng công nghiệp Mỹ đạt 9498 triệu USD, trong khi đó,Anh mới chỉ đạt gần 4263 triệu USD (bằng khoảng 50% của Mỹ), Đức đạt3357 triệu USD (bằng khoảng 40% của Mỹ) và Pháp đạt 2900 triệu USD(bằng khoảng 35% của Mỹ) [41;257].25