Khi xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường

Bước 1. Xác định căn cứ để xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường

Để xác định căn cứ xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, nhà trường nghiên cứu kỹ và quán triệt sâu sắc các văn bản liên quan như Luật Giáo dục 2019, Nghị định số 24/2021/NĐ-CP ngày 23/3/2021 của Chính phủ về Quy định việc quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông công lập; Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày04/9/2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành điều lệ trường tiểu học; Công văn số 2345/BGDĐT-GDTH ngày 07/6/2021 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường cấp tiểu học; Chỉ thị thực hiện nhiệm vụ năm học; hướng dẫn nhiệm vụ năm học cấp tiểu học; Kế hoạch thời gian năm học do UBND Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định và ban hành và các văn bản chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục trong năm học,…]. Việc nghiên cứu các văn bản chỉ đạo hướng dẫn giúp cho quá trình xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường đảm bảo cơ sở pháp lý; đồng thời phù hợp với chỉ đạo của ngành và địa phương.

Bước 2. Đánh giá tình hình và các điều kiện thực hiện chương trình trong năm học

Giáo dục trong một nhà trường tiểu học là một hoạt động liên quan đến nhiều chủ thể và đối tượng, có tính nhạy cảm xã hội cao, diễn ra hàng ngày, trong từng gia đình và được cả xã hội quan tâm, từ việc cùng tham gia quá trình giáo dục đến việc đánh giá các hoạt động và hưởng thụ kết quả của quá trình giáo dục. Để đánh giá đúng thực trạng giáo dục, cần có một cách nhìn khách quan và toàn diện trong mối quan hệ với cả hệ thống xã hội.

a. Đánh giá đặc điểm tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương

Tập trung phân tích, đánh giá đặc điểm tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương tác động đến các hoạt động giáo dục của nhà trường trong năm học; đánh giá những thuận lợi, khó khăn và những yếu tố tác động từ đặc điểm địa phương đến việc tổ chức thực hiện chương trình cấp tiểu học

Việc đánh giá tình hình địa phương nhấn mạnh vào quá trình thu thập và phân tích các thông tin cần thiết để hình thành một báo cao đánh giá rõ ràng về môi trường kinh tế, văn hoá và xã hội có tác động đến hoạt động giáo dục của nhà trường. Trong đó tập trung trả lời các câu hỏi:

– Đâu là cơ hội thuận lợi từ bên ngoài nhà trường trong năm học?

– Các khó khăn, thách thức từ bên ngoài tác động đến các hoạt động của nhà trường là gì?

– Những cơ hội, thách thức đó có ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động của nhà trường?

b. Đánh giá đặc điểm tình hình của nhà trường trong năm học

[i] Đặc điểm học sinh của trường

Thống kê và phân tích khái quát về tình hình học sinh của nhà trường, trong đó có số liệu đối với mỗi khối lớp như: số lớp; tổng số học sinh; số lượng về học sinh nữ; học sinh dân tộc; học sinh được học 2 buổi/ngày; học sinh khuyết tật; học sinh có hoàn cảnh khó khăn; học sinh bán trú; tỉ lệ học sinh/lớp; …

[ii] Tình hình đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý

Thống kê và phân tích khái quát về tình hình đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý, trong đó có số liệu về tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên; tỉ lệ nữ; tỉ lệ giáo viên/lớp; số lượng theo trình độ đào tạo [tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng, dưới cao đẳng].

[iii] Tình hình cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; điểm trường, lớp ghép; cơ sở vật chất thực hiện bán trú, nội trú

Thống kê và phân tích khái quát về tình hình cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, điểm trường, lớp ghép, trong đó có số liệu về số phòng học; số phòng chức năng; tên điểm trường, số lớp ghép, trình độ lớp ghép, số học sinh [nếu trường có điểm trường]; cơ sở vật chất thực hiện bán trú, nội trú [nếu thực hiện].

Việc đánh giá những thuận lợi, khó khăn và những yếu tố đặc điểm của địa phương tác động đến việc thực hiện chương trình giáo dục cấp tiểu học tại nhà trường; điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình của nhà trường; xác định các nội dung giáo dục, hình thức tổ chức phù hợp với môn học, hoạt động giáo dục vừa để làm cơ sở xây dựng phân phối thời lượng các môn học và hoạt động giáo dục và các hoạt động giáo dục tập thể và theo nhu cầu người học, vừa để liên hệ với tổ chức, đơn vị, cá nhân, gia đình học sinh cùng phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục và tạo môi trường cho học sinh được trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn ;

Bước 3. Xác định mục tiêu giáo dục của nhà trường

Mục tiêu của kế hoạch giáo dục là dự kiến trước kết quả thực hiện kế hoạch giáo dục; xác định mức độ học sinh cần đạt được về phẩm chất và năng lực; số lượng, chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục của nhà trường…. Các mục tiêu kế hoạch giáo dục cần phải được xác định rõ ràng, cụ thể và phù hợp; phản ánh được các mức độ cao thấp của yêu cầu cần đạt về tri thức, kĩ năng, thái độ và định hướng giá trị. Mục tiêu cụ thể chú trọng tới kết quả cuối cùng, cụ thể cần đạt, có thể đo lường được thông qua các chỉ tiêu cụ thể.

Cùng với việc xác định mục tiêu chung, kế hoạch giáo dục của nhà trường cần xác định các chỉ tiêu phấn đấu cụ thể như: Chỉ tiêu về phẩm chất, năng lực học sinh sẽ đạt được sau khi kết thúc một năm học đối với từng khối lớp; Số lượng, chất lượng các môn học và hoạt động giáo dục nhà trường cam kết thực hiện trong năm học.

Bước 4. Xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học các môn học và hoạt động giáo dục

a. Xây dựng và ban hành kế hoạch thời gian tổ chức thực hiện các môn học và hoạt động giáo dục được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học [Phân phối thời lượng các môn học và hoạt động giáo dục]

Trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; căn cứ kế hoạch thời gian năm học do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định và ban hành; căn cứ vào điều kiện thực tế thời gian trong năm học [các ngày nghỉ lễ theo quy định trùng vào các ngày học, các ngày nghỉ khác vì lý do bất khả kháng nếu có…], nhà trường tổ chức họp các thành phần liên quan thảo luận xây dựng và ban hành kế hoạch thời gian tổ chức thực hiện các môn học và hoạt động giáo dục được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học [Tham khảo mục IV.4 phần B về “Khung thời gian thực hiện chương trình năm học” tại Phụ lục 1.]; xây dựng phân phối thời lượng các môn học và hoạt động giáo dục [Tham khảo mục IV.1 phần B về “Phân phối thời lượng các môn học và hoạt động giáo dục” tại Phụ lục 1] và các hoạt động giáo dục tập thể và theo nhu cầu người học[Tham khảo mục IV.2 phần B về “Các hoạt động giáo dục tập thể và theo nhu cầu người học” tại Phụ lục 1].

b. Xây dựng kế hoạch dạy học các môn học và hoạt động giáo dục được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học

Căn cứ vào kế hoạch thời gian tổ chức thực hiện các môn học và hoạt động giáo dục được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học, tổ chuyên môn tổ chức xây dựng kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục; đảm bảo giáo viên nắm vững mạch nội dung, yêu cầu cần đạt của chương trình môn học, hoạt động giáo dục và nội dung bài học, chủ đề học tập được thiết kế trong sách giáo khoa; đặc điểm địa phương, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường và đặc điểm đối tượng học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên chủ động đề xuất những nội dung cần điều chỉnh hoặc bổ sung, tích hợp; điều chỉnh thời lượng thực hiện; nguồn học liệu và thiết bị dạy học; hình thức tổ chức và phương pháp dạy học; hình thức tổ chức và phương pháp đánh giá; xây dựng phân phối chương trình dạy học phù hợp với tình hình thực tế

c. Tổng hợp kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục từ các tổ bộ môn [theo khối lớp]; xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường

Sau khi các tổ chuyên môn hoàn thành việc xây dựng kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục, nhà trường tổng hợp kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục từ các tổ bộ môn [theo khối lớp]; xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, tổ chức lấy ý kiến các thành phần liên quan, hoàn thiện văn bản báo cáo Hội đồng trường theo quy định; ký ban hành kế hoạch giáo dục của nhà trường trước ngày 31 tháng 8 hàng năm để tổ chuyên môn, giáo viên và các tổ chức cá nhân có liên quan làm căn cứ tổ chức thực hiện.

Báo cáo các cấp có thẩm quyền theo quy định, tổ chức tuyên truyền rộng rãi, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch; giám sát, kiểm tra, đánh giá và bổ sung điều chỉnh kế hoạch giáo dục của nhà trường trong quá trình thực hiện.

Với vai trò là Hiệu trưởng, cô Nguyễn Thị Hoàng Trang [Trường Tiểu học Bình Hòa 2 - Thuận An, Bình Dương] sau khi cùng ban giám hiệu, các tổ trưởng chuyên môn góp ý xây dựng hoàn chỉnh KHGD nhà trường, đã triển khai cho toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong trường thực hiện kế hoạch. Ban kiểm tra đánh giá thực hiện KHGD của nhà trường trong năm học cũng được thành lập.

Căn cứ KHGD năm học của nhà trường, hiệu trưởng chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục của tổ khối trong năm học. Giáo viên chủ nhiệm căn cứ kế hoạch của tổ khối trong năm học để xây dựng kế hoạch dạy học cho cá nhân. Giáo viên bộ môn triển khai, thực hiện giảng dạy môn học theo chỉ đạo của hiệu trưởng; xây dựng kế hoạch cá nhân, phối hợp giáo viên chủ nhiệm lớp lập thời khóa biểu…

“Nhà trường xây dựng tiêu chí thi đua để cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường cùng phấn đấu hoàn thành KHGD nhà trường trong năm học. Từng cá nhân, bộ phận trong trường đều được phân công nhiệm vụ cụ thể trong triển khai xây dựng KHGD của nhà trường”, cô Nguyễn Thị Hoàng Trang chia sẻ và khẳng định: Hiệu trưởng là người giữ vai trò tiên phong xây dựng KHGD nhà trường. Cũng bởi vậy, người lãnh đạo cần nắm rõ quy trình xây dựng KHGD; đồng thời nắm rõ đặc điểm tình hình thực tế của trường, địa phương để xây dựng kế hoạch phù hợp nhất với thực tiễn.

Theo thầy Hoàng Minh, Hiệu trưởng Trường THPT Phú Bài [Thừa Thiên - Huế], chất lượng dạy và học cao hay thấp, việc tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường có hiệu quả hay không, vai trò của hiệu trưởng trong xây dựng KHGD hết sức quan trọng. Bởi hiệu trưởng là người nắm rõ nhất đặc điểm của đơn vị [thuận lợi, khó khăn], nhân lực thực hiện, thời điểm triển khai, yếu tố tác động... để đưa ra kế hoạch phù hợp. Tuy nhiên, với yêu cầu xây dựng kế hoạch phải thật sự khoa học, hiệu quả, đòi hỏi hiệu trưởng phải có năng lực, kinh nghiệm để khi kế hoạch ban hành đạt được mục tiêu đề ra.

“Việc xây dựng KHGD của Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh tương đối thuận lợi bởi luôn có sự bàn bạc thảo luận để thống nhất cao, huy động được trí tuệ tập thể của nhà trường. Trên cơ sở những thuận lợi, khó khăn thực tế, mong các cấp lãnh đạo ngành Giáo dục tiếp tục tăng cường tổ chức chương trình tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. Mong các cấp chính quyền tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để nhà trường thực hiện chương trình giáo dục đạt hiệu quả cao” - cô Trịnh Thị Thu Hiền đề xuất.

Từ kinh nghiệm triển khai thực tế, cô Trịnh Thị Thu Hiền, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh [Thái Thụy, Thái Bình], cho rằng: Để xây dựng kế hoạch có chất lượng, khả thi, cần sự tham gia của các thành viên trong hội đồng sư phạm, trong đó hiệu trưởng phải là người định hướng và giao nhiệm vụ cụ thể.

Hiểu đúng và thực hiện đủ

Khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của hiệu trưởng trong xây dựng và tổ chức KHGD nhà trường, ông Nguyễn Thanh Danh, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Đồng Tháp, cho rằng: Hiệu trưởng cần phải nhận thức đúng đắn và xác định được công tác xây dựng, tổ chức KHGD nhà trường là việc làm quan trọng, cần thiết với tất cả cơ sở giáo dục. Vì vậy, hiệu trưởng phải đi tiên phong, tổ chức, định hướng, chỉ đạo, giám sát và trực tiếp tham gia vào các khâu của quá trình xây dựng kế hoạch, bên cạnh vai trò của tập thể sư phạm, giáo viên, nhân viên nhà trường.

Ngoài những định hướng chung của ngành Giáo dục khi xây dựng kế hoạch, hiệu trưởng cần tiến hành quá trình phân tích bối cảnh của trường để xác định rõ điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức, nhận diện được các rào cản nhà trường đang gặp phải. Từ đó, xác định các mục tiêu dạy học, giáo dục mong đợi cần đạt, lựa chọn việc cần làm, cách làm, phân bổ nguồn lực cho mỗi công việc và sắp xếp theo tiến độ hợp lý để thực thi kế hoạch dạy học, giáo dục hiệu quả.

Ảnh minh họa/ INT.

Trong chủ trì xây dựng KHGD, hiệu trưởng phải xác định đúng, đủ các căn cứ và những yêu cầu mới trong thực hiện Chương trình GDPT 2018. Điều này làm cơ sở cho việc hoạch định, chỉ đạo, phát huy tính tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn và đội ngũ giáo viên trong xây dựng kế hoạch dạy học môn học, hoạt động giáo dục theo yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; đảm bảo phù hợp điều kiện thực hiện của nhà trường.

Ông Nguyễn Thanh Danh cũng nhấn mạnh: Khi xây dựng kế hoạch, hiệu trưởng phải cụ thể, rõ ràng trong sắp xếp cơ cấu tổ chức nhà trường. Theo đó, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, tổ, nhóm, chuyên môn và các bộ phận khác để triển khai kế hoạch dạy học, giáo dục đã xây dựng. Chủ động đưa ra giải pháp có tính khả thi, xác định cơ chế phối hợp, huy động mọi nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ trong kế hoạch phù hợp với điều kiện tại đơn vị. Đồng thời, kế hoạch cần được hiệu trưởng xây dựng và ban hành sớm vì đây là mấu chốt để triển khai các kế hoạch thành phần khác trong nhà trường, góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ năm học.

“Phần lớn hiệu trưởng nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng KHGD nhà trường, nhưng vì chưa nắm chắc được quy trình xây dựng kế hoạch nên khi tổ chức xây dựng kế hoạch thường ‘đốt cháy’ giai đoạn. Bản kế hoạch được xây dựng chủ yếu là ý kiến chủ quan và là sản phẩm của quá trình làm việc dựa trên kinh nghiệm cá nhân, dẫn đến kế hoạch thực hiện thiếu tính khả thi, không đáp ứng được các mục tiêu của Chương trình GDPT 2018.

KHGD nhà trường cần đồng bộ và logic với kế hoạch của các bộ phận, tổ chuyên môn và kế hoạch dạy học của giáo viên. Một bản kế hoạch tốt là điều kiện tiên quyết để thực hiện nhiệm vụ năm học đạt hiệu quả. Việc thực hiện đúng quy trình khi xây dựng KHGD nhà trường là tiền đề quan trọng giúp nhà trường triển khai hiệu quả kế hoạch đáp ứng được các mục tiêu của chương trình giáo dục đã đề ra” - ông Nguyễn Thanh Danh khẳng định.

Chia sẻ kinh nghiệm, thầy Hoàng Minh cho biết, triển khai xây dựng KHGD nhà trường có thể phân thành từng nhóm. Với nhóm kế hoạch chung có thể gồm: Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường; kế hoạch năm học; kế hoạch tháng; kế hoạch tuần; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học; phân công chuyên môn, nhiệm vụ của cán bộ, giáo viên, nhân viên; kiểm tra nội bộ.

Kế hoạch chuyên môn gồm: Nâng cao chất lượng chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT, ĐH; tham gia các kỳ thi, cuộc thi; tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, tổ chức các hoạt động trải nghiệm; lao động vệ sinh trường lớp; thực hiện các phong trào...; KHGD nâng cao ý thức học sinh trong chấp hành nội quy, Luật An toàn giao thông, phòng chống các tệ nạn xã hội…; kế hoạch hướng nghiệp, tuyển sinh… Với kế hoạch thời vụ, từng thời điểm có thể xây dựng phù hợp với nội dung công việc.

Video liên quan

Chủ Đề