Kỹ năng lắng nghe cho học sinh tiểu học

Nhà trường và thầy, cô giáo cần quan tâm rèn luyện kỹ năng giao tiếp với những người xung quanh cho học sinh hàng ngày để giúp các em nhận ra tầm quan trọng của giao tiếp cũng như các mối quan hệ quanh mìnhhiểu được ưu điểm của việc giao tiếp tốt, để trở thành những đứa trẻ thân thiện, luôn biết quan tâm, chia sẻ, lắng nghe, biết tự bảo vệ bản thân.

Kỹ năng giao tiếp với những người xung quanh tốt sẽ trang bị cho các em sự tự tin ban đầu, là cơ sở để phát triển trí tuệ cùng sự sáng tạo.

Không những vậy, kỹ năng giao tiếp còn giúp các em biết ứng xử với những người xung quanh một cách tôn trọng, chân thành, tế nhị, thông minh; biết cách tự giải quyết mọi vướng mắc, khó khăn trong cuộc sống của chính mình. Từ đó, hình thành nhân cách cho bản thân.

Giao tiếp với người lớn

 Ngôn ngữ, thái độ, cử chỉ khi giao tiếp với người lớn chính là cơ sở để những người xung quanh đánh giá các em có phải là đứa trẻ lễ phép không.

Thầy cô hãy là những tấm gương trong giao tiếp, quan tâm rèn luyện cho học sinh cách giao tiếp với người lớn sao cho lễ phép và lịch sự.

Khi giao tiếp với người lớn, các em cần sử dụng từ ngữ thể hiện sự tôn trọng, lễ phép; có thái độ giao tiếp chân thành, cởi mở và cử chỉ thân thiện, đúng mực.

Cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng lắng nghe. Nếu không đồng tình, các em hãy chờ người lớn nói xong rồi hãy bày tỏ quan điểm cá nhân một cách lịch sự, thể hiện sự tôn trọng người nghe, không được tranh cãi hay lớn tiếng.                

Giao tiếp với bạn bè

Thầy cô cũng hãy quan tâm rèn luyện cho học sinh kĩ năng giao tiếp với bạn bè. Trong giao tiếp với bạn bè, các em cần có cách xưng hô phù hợp; thái độ thân thiện, cởi mở; biết giữ lời hứa, biết chia sẻ; thường xuyên nói lời “cảm ơn”, “xin lỗi”.  Tuyệt đối không xúc phạm các bạn, không nói tục chửi bậy, không được làm tổn thương bạn về thân thể hay tinh thần.

Không chỉ vậy, học sinh còn cần được giáo dục kĩ năng ứng xử khi bị bạn bè trêu chọc, bắt nạt, … để tự bảo vệ bản thân.

Trong học tập, học sinh cần được giáo dục và rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm với các bạn. Kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp với mọi người, học được cách làm việc độc lập cũng như làm việc với bạn bè, đồng thời học sinh sẽ có tinh thần trách nhiệm hơn trong cuộc sống. Điều này giúp các em hòa đồng hơn, yêu thích mọi người xung quanh hơn, để từ đó chơi vui vẻ, học tập tốt.

Giao tiếp với người lạ

Cảnh giác trước người lạ là một trong những kỹ năng tự vệ cơ bản mà học sinh cần được trang bị bởi cuộc sống luôn chất chứa biết bao nguy cơ tiềm ẩn.

Hãy giúp các em biết cách ứng xử lịch sự mà vẫn có khoảng cách với từng nhóm đối tượng khác nhau, rèn luyện kĩ năng phòng tránh bị xâm hại cho các em qua các tiết học, các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm.

Kỹ năng sống, đặc biệt là kĩ năng giao tiếp với những người xung quanh cần được rèn luyện trong suốt quá trình trẻ em lớn lên. Việc giáo dục các kỹ năng sống cho học sinh đòi hỏi sự kết hợp nhịp nhàng, bền chặt giữa Gia đình và Nhà trường để tạo điều kiện cũng như cơ hội cho các em tự phát triển bản thân.

TỔ TRUYỀN THÔNG KHỐI 5

          Trẻ em là đối tượng chưa có tư duy chủ động, hành động chủ yếu là nghe theo người lớn. Nếu không biết lắng nghe để có những hành động đúng đắn, mà chỉ làm theo ý mình lâu dần trẻ trở nên bướng bỉnh không biết nghe lời. Nếu cứ làm theo mong muốn của mình, lâu dần sẽ hình thành thói quen không tốt cho trẻ em ở hiện tại và ảnh hưởng trực tiếp đến hình thành nhân cách con người trong tương lai. Lắng nghe giúp hình thành thói quen và nhân cách cho trẻ em.

          Câu nói “ Người khôn có cái tai dài và cái lưỡi ngắn”. Câu nói đó thể hiện tầm quan trọng của việc lắng nghe trong cuộc sống. Để đạt được mục đích của việc giao tiếp chúng ta cần biết rất nhiều kĩ năng. Một trong những kĩ năng đó là kĩ năng lắng nghe. Vậy để giúp cho học sinh có kĩ năng lắng nghe tốt thì giáo viên cần cho học sinh hiểu thế nào là lắng nghe. Lắng nghe là một trong những kĩ năng ứng xử quan trọng trong giao tiếp hằng ngày. Có câu “ Ba tuổi đủ để học nói nhưng cả đời không đủ để biết lắng nghe”. Việc tiếp thu cũng như tích lũy kiến thức là hết sức quan trọng và để làm được như vậy trước tiên chúng ta phải biết lắng nghe. Biết lắng nghe - điều này có vẻ đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể làm được vì lắng nghe là một hoạt động thường nhật hàng ngày, cho nên chỉ có số ít người quan tâm tới việc phát triển kĩ năng lắng nghe của mình. Trong giao tiếp thì việc lắng nghe đem lại hiều lợi ích thiết thực. Lắng nghe đóng vai trò quan trọng, có ý nghĩa thực tiễn không chỉ với người nghe mà còn cả đối với người nói. Theo nghiên cứu của Paul Rankin thì tỉ lệ sử dụng các kĩ năng : 16% là đọc; 9% là viết; 30% là não; 45% là nghe. Là một giáo viên giảng dạy nhiều năm tôi luôn tìm tòi các biện pháp giúp học sinh nắm kiến thức bài học một cách tốt nhất bằng cách rèn các kĩ năng trong học tập và kĩ năng lắng nghe là kĩ năng được tôi quan tâm và rèn luyện thường xuyên cho học sinh. Để dạy được tốt tiết học kĩ năng lăng nghe thì giáo viên phải nắm được các kiến thức về kĩ năng lắng nghe.

     Khi dạy tiết học: Kĩ năng lắng nghe của lớp 5, giáo viên phải nắm được mục tiêu của tiết học là giúp học sinh hiểu lắng nghe tích cực là điều không thể thiếu được trong cuộc sống, lắng nghe tích cực là tập trung sẵn sàng lắng nghe người khác, lắng nghe thể hiện sự tôn trong người khác. Chuẩn bị tiết dạy có đầy đủ tranh ảnh, trình chiếu vi deo tình huống, phiếu bài tập,…Khởi động tiết dạy giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “ Truyền tin”. Qua trò chơi học sinh cũng rút ra được bài học muốn người khác biết được thông tin chính xác thì người nói và người nghe đều phải tập trung lắng nghe tốt. Xuất phát tình huống của tiết dạy giáo viên cho học sinh xem video Chú mèo không miệng.


              Qua video được xem học sinh được thảo luận các câu hỏi như:

             + Trước khi gặp ông lão cuộc sống của cô bé như thế nào?

             + Sau khi gặp ông lão cuộc sống của cô bé thay đổi như thế nào?

             + Vì sao cô bé thấy vui khi gặp ông lão?

             + Vì sao chú mèo lại không có miệng?

            Qua các câu hỏi xung quanh câu chuyện giáo viên yêu cầu học sinh đưa ra ý kiến trả lời cho nội dung  Lắng nghe là gì? Theo em thế nào là lắng nghe tích cực? Điều gì xảy ra khi các em không chịu lắng nghe người khác nói? Hoặc em cảm thấy thế nào khi mình nói mà người khác không nghe? …Sau khi rút ra được những kết luận về việc lắng nghe có tác dụng quan trọng trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày thì giáo viên cho học sinh thực hành xử lý tình huống, thực hành qua trò chơi, thực hành hai bạn nói chuyện với nhau để thấy được vai trò của người nói và người nghe,…Sau mỗi tình huống, mỗi bài tập, mỗi lần trải nghiệm thực tế,  giáo viên đều yêu cầu học sinh rút ra bài học của việc lắng nghe tốt sẽ đem lại hiệu quả trong việc học tập, vui chơi, trong công việc,… Giáo viên đưa câu ghi nhớ “ Nói là bạc, im lặng là vàng, lắng nghe là kim cương”. Cho học sinh ghi nhớ câu nói trên để học sinh thấy được ý nghĩa của việc lắng nghe rất quan trọng đối với chúng ta. Sau tiết học tôi thu được hiệu quả cao trong việc rèn kĩ năng lắng nghe cho học sinh. Nhiều em học sinh trước đây ít chú ý vào bài giảng thì giờ đây đã tập trung lắng nghe hơn, kết quả học tập được tiến bộ rõ rệt.

Video liên quan

Chủ Đề