Ký nối hợp đồng mua bán xe là gì năm 2024

Sau khi bạn và người mua thứ nhất ký Hợp đồng mua bán xe có chứng thực của Ủy ban nhân dân phường thì người mua đó phải làm thủ tục đăng ký sang tên theo quy định của pháp luật. Nếu người mua đó không sang tên mà vẫn tiếp tục bán xe cho người khác thì người mua cuối cùng có thể làm thủ tục đăng ký sang tên quyền sở hữu xe theo thủ tục hướng dẫn tại thông tư số 12/2013/TT-BCA ngày 01/3/2013 của Bộ Công an sửa đổi khoản 3 Điều 20 Thông tư số 36/2010/TT-BCA ngày 12/10/2010 quy định về đăng ký xe về trường hợp xe đã đăng ký, chuyển nhượng qua nhiều người. Nhưng việc đăng ký theo thủ tục này khác phức tạp và mất nhiều thời gian. Hơn nữa, nếu người mua cuối cùng đã liên lạc được với bạn và bạn đã có thiện chí thực hiện lại Hợp đồng mua bán xe theo quy định của pháp luật thì hai bên có thể thực hiện thủ tục mua bán theo quy định. Tuy nhiên, vì Hợp đồng mua bán xe giữa bạn và người mua đầu tiên vẫn còn hiệu lực nên nếu bạn ký hợp đồng bán cho người mua sau cùng sẽ vi phạm pháp luật về việc một tài sản được bán cho hai người; hành vi này còn có thể bị coi là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản (một tài sản bán cho nhiều người để trục lợi).

Vì vậy, nếu bạn muốn ký hợp đồng bán xe cho người mua xe cuối cùng thì bạn nên làm thủ tục hủy hợp đồng mua bán xe với người mua đầu tiên. Nếu việc hủy này gặp khó khăn thì bạn có thể yêu cầu người mua xe cuối cùng làm thủ tục mua bán trực tiếp với người mua xe trước đó theo quy định của pháp luật.

Về nội dung cam kết giữa bạn và người mua xe cuối cùng trong hợp đồng mua bán xe: hai bên có thể thỏa thuận bất kỳ nội dung gì miễn là nội dung đó không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Trong trường hợp này bạn cần lưu ý quy định tại Điều 440 Bộ luật Dân sự về thời điểm chịu rủi đối với tài sản như sau:

- Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản mua bán cho đến khi tài sản được giao cho bên mua, còn bên mua chịu rủi ro đối với tài sản mua bán kể từ khi nhận tài sản, nếu không có thỏa thuận khác.

- Ðối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, kể cả khi bên mua chưa nhận tài sản, nếu không có thỏa thuận khác.

Nếu đối chiếu với quy định trên thì xe máy bạn đã bán cho người khác nhưng chưa làm thủ tục đăng ký sang tên nên về pháp lý thì người phải chịu những rủi ro đối với xe máy đó là bạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác nên bạn và người mua xe có thể thỏa thuận nội dung này trong hợp đồng. Về việc xe đó vi phạm pháp luật như bạn nói thì chưa chính xác vì con người mới là chủ thể của hành vi vi phạm, còn xe máy chỉ có thể là công cụ, phương tiện liên quan đến hành vi vi phạm đó nên người có hành vi vi phạm đó phải là người chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Mua bán xe (xe máy, ô tô) là việc thay đổi chủ sở hữu đối với tài sản đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ mua bán này phải được đăng ký lại theo trình tự, thủ tục đã được pháp luật quy định để đảm bảo tính hợp pháp. Trong bài viết này, NPLaw sẽ chia sẻ với bạn những kinh nghiệm về hợp đồng ủy quyền bán xe.

I. Thực trạng việc lập hợp đồng uỷ quyền hiện nay

Hợp đồng uỷ quyền là hình thức pháp lý của quan hệ đại diện theo uỷ quyền, là cơ sở pháp lý cho việc xác lập thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ uỷ quyền. Hiện nay, pháp luật về hợp đồng uỷ quyền của Việt Nam từng bước được hoàn thiện nhưng vẫn còn những hạn chế, bất cập. Nghiên cứu này đánh giá tổng quan những quy định pháp luật về hợp đồng uỷ quyền, qua đó đề xuất giải pháp để hoàn thiện pháp luật về hợp đồng ủy quyền.

Đa số các quy định của pháp luật về hợp đồng ủy quyền đã tạo điều kiện để tất cả người dân có thể tham gia vào loại giao dịch này, từ việc vận dụng các quy định về hợp đồng ủy quyền để giải quyết các công việc trong đời sống sinh hoạt, trong nội bộ của các cơ quan, tổ chức cho đến việc áp dụng để thực hiện các hoạt động kinh doanh, giao dịch dân sự… Tuy nhiên, do sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế - xã hội, pháp luật về hợp đồng uỷ quyền của Việt Nam còn có những hạn chế, bất cập tác động tiêu cực đến các quan hệ xã hội làm phát sinh những tranh chấp. .png)

II. Quy định của pháp luật về hợp đồng uỷ quyền bán xe

1. Khái niệm hợp đồng uỷ quyền bán xe

Căn cứ Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng ủy quyền như sau:

"Điều 562. Hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định."

Theo đó, hợp đồng ủy quyền bán xe là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc bán xe nhân danh bên ủy quyền.

2. Thời hạn của hợp đồng uỷ quyền bán xe

Hiện nay, Bộ luật dân sự 2015 không có yêu cầu cụ thể về giấy uỷ quyền, mà quy định về uỷ quyền thông qua hợp đồng.

Theo Điều 563 Bộ luật dân sự 2015 quy định thời hạn uỷ quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoả thuận và pháp luật quy định thì hợp đồng uỷ quyền có hiệu lực 1 năm, kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền.

3. Quyền và nghĩa vụ của bên được uỷ quyền

Căn cứ Điều 565 và 566 BLDS 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ của bên được ủy quyền như sau:

Điều 565. Nghĩa vụ của bên được ủy quyền

1. Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó.

2. Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.

3. Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền.

4. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền.

5. Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

6. Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều này.

Điều 566. Quyền của bên được ủy quyền

1. Yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc ủy quyền.

2. Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền; hưởng thù lao, nếu có thỏa thuận.

4. Quyền và nghĩa vụ của bên uỷ quyền

Căn cứ Điều 567 và 568 BLDS 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền như sau:

Điều 567. Nghĩa vụ của bên ủy quyền

1. Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc.

2. Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền.

3. Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền; trả thù lao cho bên được ủy quyền, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao.

Điều 568. Quyền của bên ủy quyền

1. Yêu cầu bên được ủy quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền.

2. Yêu cầu bên được ủy quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc ủy quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3. Được bồi thường thiệt hại, nếu bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 565 của Bộ luật này.

III. Mẫu hợp đồng uỷ quyền bán xe

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————————-

HỢP ĐỒNG UỶ QUYỀN

Căn cứ Bộ Luật Dân sự số 91/2015/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 24/11/2015;

Căn cứ nhu cầu của các bên.

Hôm nay, ngày …… tháng …….. năm 20…, tại ……………………., chúng tôi gồm có:

BÊN UỶ QUYỀN (BÊN A): Ông …., sinh năm: ……., CMND/CCCD số: ………… do Công an …………… cấp ngày ……………… và vợ là bà ………., sinh năm:…...., CMND/CCCD số: …… do Công an ………….. cấp ngày ……….., cả hai ông bà cùng có hộ khẩu thường trú tại: …………………

BÊN ĐƯỢC UỶ QUYỀN (BÊN B): Ông/Bà …………., sinh năm: …., CMND/CCCD số: …………. do Công an ………… cấp ngày …………., hộ khẩu thường trú tại: …………….

Hai bên cùng nhau lập và ký bản Hợp đồng này nội dung cụ thể như sau:

ĐIỀU 1: CĂN CỨ UỶ QUYỀN

Bên A là chủ sở hữu chiếc xe ôtô nhãn hiệu: …………, loại xe: ……, màu sơn: ………, số máy: ………., số khung: …….., biển kiểm soát: …………. theo “Đăng ký xe ôtô” số: ………… do Phòng Cảnh sát Giao thông – Công an thành phố … cấp ngày ………… (đăng ký lần đầu ngày …………) đứng tên ông/bà ………………….

Nay Bên A uỷ quyền cho Bên B thực hiện các công việc ghi tại Điều 2 dưới đây.

ĐIỀU 2: NỘI DUNG UỶ QUYỀN

Bên A đồng ý uỷ quyền cho Bên B được toàn quyền thay mặt và nhân danh Bên A làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các bên liên quan, làm các thủ tục pháp lý và ký các giấy tờ cần thiết có liên quan đến chiếc xe ô tô ghi tại Điều 1 của Hợp đồng này để thực hiện các việc sau:

– Bán xe theo quy định của pháp luật.

– Quản lý giải quyết các công việc phát sinh trong quá trình bán chiếc xe;

– Bên được uỷ quyền được phép uỷ quyền lại cho bên thứ ba.

ĐIỀU 3: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN A

1. Bên A có các nghĩa vụ sau đây:

– Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để Bên B thực hiện công việc;

– Chịu trách nhiệm về cam kết do Bên B thực hiện trong phạm vi uỷ quyền;

– Chịu trách nhiệm nộp lệ phí công chứng Hợp đồng uỷ quyền này.

2. Bên A có các quyền sau đây:

– Yêu cầu Bên B thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc thuộc phạm vi uỷ quyền nêu trên;

– Được bồi thường thiệt hại, nếu Bên B vi phạm các nghĩa vụ đã thoả thuận.

ĐIỀU 4: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN B

1. Bên B có các nghĩa vụ sau đây:

– Thực hiện công việc theo uỷ quyền và báo cho Bên A về việc thực hiện công việc đó;

– Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện uỷ quyền về thời hạn, phạm vi uỷ quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi uỷ quyền;

– Bảo quản, giữ gìn tài liệu, phương tiện đã được giao để thực hiện việc uỷ quyền.

2. Bên B có các quyền sau:

– Yêu cầu Bên A cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết để thực hiện công việc được uỷ quyền;

ĐIỀU 5: CAM ĐOAN

– Trong mọi trường hợp Bên được uỷ quyền phải có trách nhiệm thực hiện đúng những điều quy định tại Hợp đồng này và tuân theo các quy định của pháp luật khi thực hiện việc uỷ quyền nói trong bản Hợp đồng này;

– Bên được uỷ quyền đồng ý nhận thực hiện và chỉ nhân danh Bên uỷ quyền để thực hiện các việc được uỷ quyền nói trên;

– Bên uỷ quyền cam đoan việc uỷ quyền nói trên không nhằm trốn tránh một nghĩa vụ tài sản nào và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc do Bên được uỷ quyền thực hiện trong phạm vi nội dung được uỷ quyền;

– Bên uỷ quyền cam đoan ngoài bản Hợp đồng uỷ quyền này Bên uỷ quyền chưa ký bất kỳ một văn bản uỷ quyền nào khác với bất kỳ một người nào khác.

ĐIỀU 6: THỜI HẠN UỶ QUYỀN

Thời hạn uỷ quyền là …… (………….) năm kể từ ngày ký Hợp đồng này hoặc chấm dứt trước thời hạn theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 8: CAM KẾT CHUNG

Hai bên cam kết thực hiện đúng những điều đã ghi trong bản hợp đồng này và những điều khoản đã được ghi trong mục 13, chương XVI, phần thứ ba Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13.

Hai bên đã tự đọc lại nguyên văn bản Hợp đồng này, hiểu rõ nội dung và ký tên dưới đây để làm bằng chứng.

Hợp đồng ủy quyền này được lập thành 03 bản và có hiệu lực kể từ ngày ký.

Bên ủy quyền ( Bên A ) Bên được ủy quyền ( Bên B )

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

IV. Những rủi ro khi mua bán xe bằng hợp đồng uỷ quyền

4.1. Không thể tiến hành thủ tục đăng ký sang tên xe ô tô

  • Bên mua xe chính là người mong muốn mình được đứng tên chủ sở hữu đối với tài sản của mình, tuy nhiên khi hai bên ký hợp đồng uỷ quyền để mua bán xe thì bên mua sẽ không thể làm thủ tục sang tên đối với chiếc xe ô tô đó vì hợp đồng mua bán mới được xem là chứng từ chuyển quyền sở hữu xe theo quy định pháp luật để được phép thực hiện đăng ký sang tên. Do đó, nếu các bên mua bán xe thông qua hợp đồng uỷ quyền mà không phải là hợp đồng mua bán xe ô tô thì sẽ không được phép làm thủ tục sang tên xe vì hợp đồng uỷ quyền không được công nhận là chứng từ chuyển quyền sở hữu.

4.2. Quyền của bên mua xe bị hạn chế trong phạm vi hợp đồng uỷ quyền

  • Như đã phân tích ở trên, dù bên mua xe đã được uỷ quyền để sử dụng, quản lý tài sản theo hợp đồng uỷ quyền đã giao kết nhưng bên bán xe mới là chủ sở hữu đứng tên trên giấy tờ vì vậy quyền lợi của bên mua sẽ bị hạn chế trong phạm vi uỷ quyền. Cụ thể, khi người được uỷ quyền muốn thực hiện những giao dịch mà có liên quan đến xe ô tô như muốn chuyển nhượng, tặng cho người khác thì đều phải thông qua sự đồng ý của người uỷ quyền (bên bán xe).
  • Hơn nữa, bên bán có thể ký hợp đồng uỷ quyền cùng lúc với nhiều người hay đem bán một chiếc xe ô tô cùng lúc cho nhiều đối tượng khác nhau và đối với trường hợp uỷ quyền không thù lao thì bên bán (bên uỷ quyền) cũng có quyền chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào với bên được uỷ quyền (bên mua) nếu đã báo trước một thời gian hợp lý theo quy định tại Điều 569 BLDS 2015. Vì vậy, quyền lợi của người mua trong trường hợp này sẽ không được pháp luật bảo vệ..png)

4.3 Hợp đồng uỷ quyền mua bán xe ô tô có thể bị bị vô hiệu

Một ví dụ cụ thể, chủ xe uỷ quyền cho một người ký hợp đồng bán xe, hoàn tất việc thanh toán. Nhưng trong lúc tiến hành thủ tục sang tên thì phát hiện chủ xe bị tai nạn dẫn tới bất tỉnh hoặc chết trước lúc ký hợp đồng. Điều này làm hợp đồng uỷ quyền không còn hiệu lực và hợp đồng mua bán đã ký cũng không còn giá trị. Người mua vừa gặp nguy cơ mất tiền, người bán không thực hiện được mục đích bán xe, trễ nãi công việc trong dự định và mất thời gian giải quyết vấn đề phát sinh.

V. Một số thắc mắc thường gặp về hợp đồng mua bán xe

1. Mua bán xe bằng hợp đồng uỷ quyền có được không?

  • Căn cứ Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015, Hợp đồng mua bán là sự thỏa thuận giữa bên mua và bên bán, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản của mình cho bên mua và bên mua có nghĩa vụ trả tiền cho bên bán.
  • Căn cứ Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015, Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa người ủy quyền và người được ủy quyền, theo đó, người được ủy quyền thay mặt người ủy quyền thực hiện một hoặc một số công việc trong phạm vi ủy quyền trong thời hạn ủy quyền (có thể có hoặc không có thù lao).
  • Từ hai khái niệm trên cho thấy, hợp đồng mua bán và hợp đồng ủy quyền có bản chất hoàn toàn khác nhau. Trong hợp đồng mua bán thì bản chất là có sự chuyển giao quyền sở hữu (bao gồm quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt) tài sản giữa người bán sang người mua. Trong hợp đồng ủy quyền thì bản chất là người được ủy quyền chỉ đại diện người ủy quyền thực hiện một hoặc một số công việc nhất định (chủ sở hữu tài sản vẫn là người ủy quyền).
  • Như vậy, trường hợp mua bán xe ô tô bằng hợp đồng ủy quyền là không phù hợp với quy định pháp luật mặc dù hợp đồng ủy quyền đó có phạm vi ủy quyền là cho phép người được ủy quyền có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản tương tự như quyền sở hữu của người ủy quyền.

2. Bên được uỷ quyền trong hợp đồng uỷ quyền mua bán xe có quyền uỷ quyền lại cho người khác không?

Về bản chất hợp đồng ủy quyền chỉ thay mặt chủ xe quản lý, sử dụng chiếc xe, chiếc xe vẫn thuộc quyền sở hữu của chủ xe cũ, chính vì thế về vấn đề sang tên xe khi chỉ có giấy ủy quyền sử dụng xe thì không được vì chỉ chủ sở hữu xe mới có quyền sang tên xe. Trong trường hợp bạn muốn sở hữu thì phải làm hợp đồng mua bán xe.

Trong trường hợp trên, giấy ủy quyền có ghi rõ “bên được uỷ quyền chỉ sở hữu xe khi đã làm thủ tục đăng ký sang tên”. Theo đó, giấy ủy quyền không cho phép người được ủy quyền được bán chiếc máy mà chỉ được sử dụng và sở hữu chiếc xe khi đã làm thủ tục đăng ký sang tên. Khi người được ủy quyền chưa làm thủ tục đăng ký sang tên xe thì chiếc xe vẫn thuộc quyền sở hữu của người chủ cũ, do đó bạn không thể bán chiếc xe này cho người khác. Như vậy, để sang tên xe theo giấy ủy quyền thì trong giấy ủy quyền phải có nội dung ủy quyền sở hữu cho người được ủy quyền và người được ủy quyền sẽ phải làm thủ tục sang tên trong thời hạn ủy quyền để thay đổi chủ sở hữu của chiếc xe. .png)3. Không sang tên xe mà chỉ làm hợp đồng uỷ quyền khi mua xe có được không?

Thứ nhất, thực chất giao dịch của bạn là giao dịch mua bán, nếu bạn chỉ làm hợp đồng ủy quyền mà không làm hợp đồng mua bán, không thực hiện thủ tục sang tên đổi chủ là không đúng với quy định của pháp luật.

– Căn cứ Điều 430 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng mua bán tài sản.

– Căn cứ Điều 562 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng ủy quyền.

– Căn cứ Điều 563 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về thời hạn ủy quyền.

Về bản chất hợp đồng ủy quyền và hợp đồng mua bán là hoàn toàn khác nhau. Hợp đồng mua bán tài sản được thiết lập khi bên bán muốn chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua, theo đó bên bán giao tài sản và bên mua trả tiền cho bên bán. Còn hợp đồng ủy quyền là việc hai bên thỏa thuận với nhau về việc bên được ủy quyền thực hiện một công việc nhân danh bên ủy quyền. Như vậy nếu chỉ thiết lập hợp đồng ủy quyền chứ không phải hợp đồng mua bán xe ô tô là không phù hợp với quy định của pháp luật, dù cho đó là hợp đồng ủy quyền sử dụng không thời hạn (toàn quyền được mua, bán, cho, tặng…).

Việc này có thể sẽ phát sinh những rủi ro khi hai bên mua, bán mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ giao nhận tiền, tài sản, cũng như phát sinh những bất lợi cho bạn khi thực hiện các giao dịch khác liên quan đến chiếc xe ô tô này. Chỉ với hợp đồng ủy quyền thì bạn không thể tiến hành thủ tục đăng ký sang tên. Bởi lẽ hợp đồng mua bán mới là chứng từ chuyển quyền sở hữu xe mà cơ quan nhà nước yêu cầu.

VI. Luật sư tư vấn về hợp đồng uỷ quyền bán xe

Khách hàng làm hợp đồng uỷ quyền bán xe tại NPLaw sẽ được hưởng một số dịch vụ ưu đãi như sau:

  • Tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan đến hợp đồng uỷ quyền bán xe.
  • Tư vấn và giải đáp thắc mắc về những quy định của Nhà nước và các thủ tục làm hợp đồng uỷ quyền bán xe.
  • Đại diện cho khách hàng hoàn tất các thủ tục làm hợp đồng uỷ quyền bán xe.

Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, Hãng luật NPLaw tự tin sẽ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của quý khách về các vấn đề. Mọi thắc mắc xin liên hệ với NPLaw để được giải đáp nhanh nhất.

Hợp đồng mua bán xe là gì?

Hợp đồng mua bán xe là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự đối với tài sản (xe).

Hợp đồng công chứng mua bán xe có thời hạn bao lâu?

Giấy mua bán xe, hợp đồng mua bán xe công chứng có hiệu lực trong bao lâu? Như vậy có thể hiểu đối với hợp đồng mua bán xe đã được công chứng hoặc chứng thực thì không có thời hiệu pháp lý và có giá trị vô hạn, hay nói cách khác là có hiệu lực vô thời hạn.

Mua bán xe bao lâu thì phải sang tên?

Theo Thông tư 15/2014/TT-BCA, tại Khoản 3 Điều 6 quy định: "Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe".

Công chứng hợp đồng mua bán xe ở đâu?

Công chứng hợp đồng mua bán xe Ô tô có thể tại Văn phòng công chứng hoặc chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn (xe đăng ký ở đâu thì công chứng, chứng thực ở đó). Trường hợp ủy quyền để bán hoặc sử dụng thì công chứng bất kể ở thành phố nào cũng được.