Lãi suất gửi ngân hàng hiện nay mới nhất năm 2022

Trong ngày đầu tiên của tháng 4, biểu lãi suất tiết kiệm của nhiều ngân hàng thương mại đã nhích nhẹ so với cùng thời điểm của tháng trước.

Ở kỳ hạn 12 tháng, mức lãi suất cao nhất thuộc về ngân hàng SCB với 7%/năm. 

Đứng thứ hai là ngân hàng VietcapitalBank và BacAbank với mức lãi suất 6,6%/năm.

Tiếp theo là ngân hàng Oceanbank và CBBank với lãi suất 6,55%/năm, Kienlongbank, VietABank, VietBank đều có cùng mức lãi suất 6,5%/năm.

Lãi suất ngân hàng nào cao nhất tháng 4/2022?

Có mức lãi suất thấp hơn là ngân hàng Techcombank [5%/năm], ACB [5,1%/năm], MBBank, Agribank, BIDV, Vietcombank đều có mức lãi suất 5,5%/năm,…

Ờ kỳ hạn 13 tháng, ngân hàng SCB tiếp tục là quán quân về lãi suất tiết kiệm, với mức lãi suất lên tới 7,6%/năm. Tuy nhiên, mức lãi suất này chỉ áp dụng cho món tiền gửi có số dư từ 500 tỷ đồng trở lên, kỳ hạn 13 tháng.

Đầu tháng 4/2022, nhiều ngân hàng đã có động thái điều chỉnh tăng lãi suất tiết kiệm.

OCB tăng lãi suất gửi tiết kiệm online đến 0,6% một năm ở kỳ hạn 6 tháng, tăng 0,5% một năm ở kỳ hạn 9 tháng và 0,2% ở kỳ hạn 12 tháng. Ngoài ra, NamABank, đơn vị vốn giữ ngôi quán quân lãi suất gửi tiết kiệm online, lần này tăng thêm 0,2% cho kỳ hạn 6 tháng.

Với kênh giao dịch tại quầy, ngân hàng khuyến khích gửi tiền dài hạn khi phần lớn lãi suất được tăng ở các kỳ 6, 9 và 12 tháng. MB Bank tăng mạnh nhất khi thêm 0,4% cho lãi suất tiền gửi 12 tháng, lên mức 5,5%. Tuy nhiên nhà băng này vẫn xếp thứ ba trong nhóm ngân hàng có lãi suất tiết kiệm thấp nhất thị trường.

BacABank đợt này tăng thêm 0,3% lãi suất cho tiền gửi 6 tháng và 0,1% cho kỳ 12 tháng. Từ vị trí thứ ba, nhà băng này về nhì lãi suất tiết kiệm tại quầy trên thị trường.

Các ngân hàng còn lại như VietCapitalBank, SeABank, VIB, OCB, DongABank và Techcombank tăng lãi suất tiết kiệm tại quầy từ 0,01-0,2% một năm. Trong đó, chỉ có Techcombank, MB và DongABank tăng lãi suất cho khách hàng gửi tiền ngắn hạn.

Đánh giá xu hướng lãi suất trong năm 2022, Công ty Chứng khoán Vietcombank [VCBS] cho rằng lãi suất huy động năm nay có thể đi ngang, mức tăng nhẹ nếu có chỉ cục bộ. Tuy nhiên, áp lực tăng tại lãi suất huy động có thể xuất hiện vào cuối năm, khi ngân hàng thường đẩy mạnh cho vay. Mặc dù vậy, VCBS nhận định áp lực này nếu có sẽ không lớn.

Cùng chung quan điểm, Trung tâm phân tích của Công ty cổ phần Chứng khoán SSI nhận định mặt bằng lãi suất huy động năm 2022 dự kiến tăng nhẹ trong nửa cuối năm thêm từ 0,2-0,25%. Chênh lệch số dư tiền gửi ngân hàng của người dân và các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế vì thế cũng sẽ được cải thiện.

Châu Anh

Nhiều ngân hàng tăng lãi suất huy động để hút ròng tiền. [Ảnh: TTXVN]

Bắt đầu từ tháng Tư, một loạt ngân hàng công bố biểu lãi suất mới tăng hơn so với mức cũ. Mức lãi suất cao nhất lên tới 7,8%/năm dành cho các kỳ hạn dài trên 12 tháng.

Các chuyên gia nhận định từ nay đến cuối năm, lãi suất tiền gửi và cho vay sẽ tăng dần và phụ thuộc nhiều vào khả năng hồi phục của nền kinh tế cũng như diễn biến của lạm phát.

Ngân hàng cổ phần "đua" lãi suất huy động

Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Á [NamABank] vừa công bố biểu lãi suất huy động trực tuyến mới, với nhiều kỳ hạn và có mức điều chỉnh cao nhất tới 0,3%/năm. Đây cũng là ngân hàng có mức điều chỉnh lãi suất cao nhất tính đến thời điểm hiện nay.

Cụ thể, tại kỳ hạn 6 tháng tăng 0,3% lên 6,5%/năm; kỳ hạn 8 tháng tăng 0,2% lên 6,6%/năm; kỳ hạn 9 tháng tăng 0,1% lên 6,6%/năm; kỳ hạn 10-11 tháng, lãi suất tăng 0,3% lên 6,8%/năm.

Mức lãi suất cao nhất tại ngân hàng vẫn là 7,4%/năm, áp dụng cho kỳ hạn từ 16 tháng trở lên khi gửi online. Kỳ hạn 12-15 cũng có mức lãi suất 7,2%/năm.

[Dự báo lãi suất ngân hàng sẽ hấp dẫn hơn trong năm 2022]

Đối với tiền gửi tại quầy, NamABank vẫn giữ nguyên biểu lãi suất với mức cao nhất là 6,7%/năm khi gửi kỳ hạn từ 18 tháng đến 23 tháng.

Tiếp đến là Ngân hàng Thương mại cổ phần Bản Việt [VietCapitalBank] điều chỉnh biểu lãi suất huy động với mức lãi suất cao nhất lên đến 7%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 24 tháng khi gửi tiết kiệm online [tăng 0,2%/năm]; kỳ hạn 18 tháng cũng được ngân hàng tăng thêm 0,2% lên 6,9%/năm… Đối với hình thức gửi tại quầy, lãi suất của ngân hàng này cũng tăng 0,1%-0,2%/năm ở một số kỳ hạn.

Một số ngân hàng khác như Bắc Á, Phương Đông, Hàng Hải, Đông Nam Á, Quốc tế, Đông Á cũng tăng lãi suất tiết kiệm tại quầy từ 0,1% đến 0,2% một năm.

Đáng chú ý, Techcombank công bố lãi suất tiết kiệm cao nhất lên tới 7,8%/năm, tuy nhiên để được hưởng mức lãi suất này, khách hàng phải gửi từ 999 tỷ đồng trở lên và sử dụng thêm sản phẩm bảo hiểm tại ngân hàng này.

Với các ngân hàng thương mại cổ phần có vốn Nhà nước gồm BIDV, Vietcombank, VietinBank và Agribank, lãi suất tiết kiệm vẫn giữ ổn định. Theo đó, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6 tháng của cả bốn ngân hàng này đều duy trì ở mức 4%/năm như hồi tháng Ba.

Một số chuyên gia cho rằng xu hướng tăng lãi suất huy động có thể do thanh khoản ở một số ngân hàng eo hẹp hơn do nhu cầu tín dụng tăng cao. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết quý 1, tín dụng toàn nền kinh tế tăng gần 5%, cao hơn rất nhiều so với mức tăng cùng kỳ năm trước [1,62%].

Đây là tín hiệu tích cực, khác với xu thế chung của các năm từ 2018-2021 với việc nhu cầu khách hàng thường tăng mạnh trong quý cuối năm và giảm tốc trở lại trong 3 quý đầu năm sau.

Lãi suất cho vay có thể tăng nhẹ

Kết quả điều tra thống kê về xu hướng kinh doanh của các ngân hàng mới được Ngân hàng Nhà nước công bố cũng cho thấy dự báo nhu cầu vay vốn của khách hàng sẽ tiếp tục tăng trong năm nay.

Theo đó, dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng được dự báo tăng 4,8% trong quý 2 và tăng 14,1% trong cả năm. Mặt bằng lãi suất cho vay-huy động cũng được dự báo tiếp tục duy trì không đổi hoặc tăng nhẹ 0,03-0,06 điểm phần trăm trong quý 2 và 0,13-0,18 điểm phần trăm trong cả năm 2022.

Chuyên gia của Công ty Chứng khoán Bảo Việt [BVSC] cho rằng với áp lực lạm phát ngày càng hiện hữu, mặt bằng lãi suất đã chạm đáy và tốc độ tăng lãi suất trong thời gian tới sẽ phụ thuộc vào tốc độ phục hồi của nền kinh tế và lạm phát.

Đồng tình với quan điểm trên, chuyên gia chứng khoán SSI cũng nhận định do mặt bằng lãi suất hiện đã chạm đáy nên từ nay đến cuối năm, lãi suất tiền gửi và cho vay sẽ tăng dần và phụ thuộc nhiều vào khả năng hồi phục của nền kinh tế cũng như diễn biến của lạm phát. Đơn vị này cho biết tương lai có thể xuất hiện kịch bản lãi suất huy động tăng nhanh hơn dự kiến. Mặc dù diễn biến lãi suất huy động từ đầu năm đến nay phù hợp với kỳ vọng của SSI nhưng rủi ro lạm phát vẫn là một mối lo ngại, đặc biệt là do tác động của cuộc xung đột giữa Nga-Ukraine khiến giá dầu tăng nhanh.

Trong khi đó, đánh giá xu hướng lãi suất trong năm 2022, các chuyên gia phân tích HSBC cho rằng rủi ro lạm phát gia tăng, dù là do cung, vẫn là dấu hiệu cho thấy cần phải thắt chặt chính sách tiền tệ. Tổ chức dự báo lãi suất sẽ được tăng 50 điểm cơ bản vào quý 3/2022, sớm hơn so với dự báo đưa ra trước đó hồi quý 4. Lãi suất điều hành nhiều khả năng điều chỉnh tăng lên mức 4,5% vào cuối năm 2022.

Tại hội thảo ngân hàng-doanh nghiệp tổ chức tại Thanh Hóa mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cũng thừa nhận nguy cơ rủi ro lạm phát do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, trong nước và ngoài nước, tác động của chính sách thương mại, chính sách thắt chặt tiền tệ, sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư của một số nước lớn, cùng với nhiều áp lực từ kinh tế trong nước. Ngoài ra, kinh tế dự kiến phục hồi trong năm 2022 khiến nhu cầu tiêu dùng, đầu tư gia tăng, gây sức ép lên giá cả, điều này sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ.

Chính vì vậy, thời gian tới, Thống đốc chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung vốn cho các lĩnh vực ưu tiên, tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, cắt giảm chi phí hoạt động, giảm chỉ tiêu lợi nhuận, để phấn đấu tiếp tục giảm lãi suất cho vay./.

Thúy Hà [Vietnam+]

Tháng 4 này, lãi suất kỳ hạn 2 năm [24 tháng] cao nhất qua so sánh tiếp tục được ghi nhận ở mức là 7%/năm và được áp dụng tại ngân hàng SCB.

 Cập nhật bảng so sánh lãi suất ngân hàng tháng 3/2022 mới nhất tháng 4/2022. [Ảnh minh hoạ]

Bước sang tháng 4, lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng so với tháng trước ít có sự thay đổi. Do đó, khung lãi suất tại kỳ hạn kỳ hạn 2 năm [24 tháng] tiếp tục dao động từ 4,6%/năm đến 7%/năm.

Cụ thể, lãi suất tiết kiệm cao nhất tại kỳ hạn 24 tháng hiện nay duy trì ở mức là 7%/năm và được niêm yết duy nhất tại ngân hàng SCB, không phân biệt số tiền gửi.

Còn trong bảng so sánh lãi suất ngân hàng, lãi suất cao thứ hai tại kỳ hạn này được ghi nhận ở mức là 6,9%/năm và đang đồng thời niêm yết tại ba ngân hàng là: MBBank, VietBank và ngân hàng Việt Á. Trong đó, ngân hàng MB đưa ra điều kiện về số tiền gửi là từ 200 tỷ đồng đến dưới 300 tỷ đồng; còn ngân hàng VietBank và Việt Á huy động mức lãi suất này cho mọi khoản tiền gửi.

Cũng trong tháng 4 này, ngân hàng Bắc Á tiếp tục giữ vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng lãi suất kỳ hạn 2 năm [24 tháng], ở mức không đổi là 6,8%/năm.

Ngoài ra, một số ngân hàng cũng huy động lãi suất tại kỳ hạn này ở mức tương đối cạnh tranh như: Kienlongbank [6,75%/năm]; OceanBank, PVcombank và ngân hàng với cùng mức ấn định là 6,6%/năm;...

Còn tại nhóm 4 “ông lớn” ngân hàng nhà nước gồm Agribank, BIDV, Vietcombank và Vietinbank, lãi suất kỳ hạn 2 năm không đổi so với tháng trước. Cụ thể, ngân hàng Vietinbank đang triển khai lãi suất là 5,6%/năm; Agribank và BIDV cùng áp dụng ở mức thấp hơn là 5,5%/năm; riêng Vietcombank thấp nhất với lãi suất được ấn định là 5,3%/năm.

Ngân hàng có mức lãi suất thấp nhất vẫn là Techcombank với mức áp dụng cho mọi khoản tiền gửi dưới 999 tỷ đồng là 4,6%/năm.

Bảng so sánh lãi suất tiết kiệm tại kỳ hạn 2 năm tại các ngân hàng mới nhất tháng 4/2022

STT

Ngân hàng

Số tiền gửi

Lãi suất

1

SCB

-

7,00%

2

MBBank

Từ 200 tỷ - dưới 300 tỷ

6,90%

3

VietBank

-

6,90%

4

Ngân hàng Việt Á

-

6,90%

5

Ngân hàng Bắc Á

-

6,80%

6

Ngân hàng Bản Việt

-

6,80%

7

Kienlongbank

-

6,75%

8

OceanBank

-

6,60%

9

PVcomBank

-

6,60%

10

SeABank

Từ 10 tỷ trở lên

6,55%

11

SeABank

Từ 5 tỷ - dưới 10 tỷ

6,50%

12

SeABank

Từ 1 tỷ - dưới 5 tỷ

6,45%

13

Ngân hàng Quốc dân [NCB]

-

6,40%

14

SeABank

Từ 500 trđ - dưới 1 tỷ

6,40%

15

SeABank

Từ 100 trđ - dưới 500 trđ

6,35%

16

Ngân hàng Đông Á

-

6,30%

17

Ngân hàng OCB

-

6,30%

18

Saigonbank

-

6,30%

19

Sacombank

-

6,20%

20

SHB

Từ 2 tỷ trở lên

6,20%

21

SeABank

Dưới 100 trđ

6,20%

22

VPBank

Từ 50 tỷ trở lên

6,10%

23

SHB

Dưới 2 tỷ

6,10%

24

Eximbank

-

6,00%

25

ABBank

-

6,00%

26

VIB

Từ 300 trđ trở lên

5,90%

27

VPBank

Từ 10 tỷ - dưới 50 tỷ

5,90%

28

VIB

Từ 10 trđ - dưới 300 trđ

5,80%

29

VPBank

Từ 3 tỷ - dưới 10 tỷ

5,70%

30

VietinBank

-

5,60%

31

VPBank

Từ 300 trđ - dưới 3 tỷ

5,60%

32

MSB

-

5,60%

33

Agribank

-

5,50%

34

BIDV

-

5,50%

35

LienVietPostBank

-

5,50%

36

HDBank

Dưới 300 tỷ

5,45%

37

Vietcombank

-

5,30%

38

VPBank

Dưới 300 trđ

5,10%

39

Techcombank

Dưới 999 tỷ

4,60%

Nguồn: Quỳnh Hương tổng hợp.

Quỳnh Hương

Video liên quan

Chủ Đề