Lãi suất trần của ngân hàng nhà nước mới nhất năm 2022

Số liệu mới cập nhật từ Tổng cục thống kê cho thấy, tính đến ngày 20/6, và so với cuối năm 2021, tín dụng tăng 8,51% [so với mức 5,47% vào 2021], cung tiền M2 tăng 3,3% [so với 3,48% vào 2021] và huy động vốn tăng 3,97% [so với 3,13% vào 2021].

Như vậy, chưa đầy 6 tháng đầu năm, lượng tín dụng bơm mới vào thị trường đạt hơn 888 nghìn tỷ đồng, trong khi đó chỉ có 434 nghìn tỷ được huy động thêm từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Điều này rõ ràng tạo áp lực đáng kể lên mặt bằng lãi suất huy động trong thời gian qua.

Trên thực tế, các ngân hàng thương mại cổ phần cũng đã lần lượt điều chỉnh biểu lãi suất huy động với mức trung bình tăng từ 0,3-1,0 điểm điểm phần trăm, chủ yếu vào giai đoạn cuối quý 1 và đầu quý 2.

Thậm chí, mới đây, hai ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước chi phối là BIDV và Agribank vừa qua cũng đã tăng 0,1 điểm phần trăm cho kỳ hạn trên 12 tháng.

Trong nửa cuối năm 2022, Công ty Chứng khoán SSI cho rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt. Trong điều kiện phù hợp sẽ thông qua việc nới trần tín dụng cho các ngân hàng thương mại.

“Tăng trưởng tín dụng trong năm 2022 ước tính đạt 15-16%, và mức tăng trưởng này là tăng trưởng danh nghĩa, thường có xu hướng cao hơn bình thường trong bối cảnh lạm phát. Áp lực tăng lãi suất huy động sẽ rơi về cuối năm, đặc biệt là khi tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn sẽ giảm từ 37% về 34% sẽ có hiệu lực từ ngày 1/10”, nhóm nghiên cứu tại SSI dự báo.

Tương tự, Công ty Chứng khoán VnDirect nhìn nhận, đà tăng lãi suất huy động sẽ chậm lại trong quý 3/2022 vì nhu cầu huy động vốn thấp do nhiều ngân hàng đã tạm hết dư địa để tăng trưởng tín dụng.

Tuy nhiên, đà tăng này có thể tăng tốc trở lại trong quý 4/2022 sau khi Ngân hàng Nhà nước nâng hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng thương mại.

“Lãi suất huy động dự báo có thể tiếp tục tăng thêm 0,3 - 0,5 điểm % trong 6 tháng cuối năm 2022. Lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại có thể tăng lên mức khoảng 5,9-6,1%/năm [bình quân] vào cuối năm 2022, mức này vẫn thấp hơn so với mặt bằng trước đại dịch là khoảng 7%/năm”, VnDirect nêu quan điểm.

Do đó, VnDirect cho rằng, các ngân hàng, công ty bảo hiểm và các doanh nghiệp với lượng “tiền mặt” lớn có thể được hưởng lợi từ môi trường lãi suất tăng. Bởi lẽ, các doanh nghiệp nắm giữ lượng tiền mặt ròng và các doanh nghiệp có tỷ lệ tiền mặt ròng cao [bao gồm tiền mặt cộng với các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn trừ đi nợ ngắn hạn và dài hạn] có thể không bị ảnh hưởng nhiều bởi lãi suất tăng và thậm chí được hưởng lợi từ lãi tiền gửi tăng.

Nhìn chung, VnDirect đánh giá, lĩnh vực ngân hàng là đại diện tốt nhất cho sự hồi sinh của nền kinh tế Việt Nam.

Trong ngắn hạn, ngành ngân hàng sẽ được hưởng lợi từ việc Chính phủ triển khai gói bù lãi suất với tổng giá trị 43.000 tỷ đồng [tương đương khoảng 1.000 tỷ đồng nợ] trong hai năm 2022-2023. Điều này giúp các ngân hàng duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng cao và giảm bớt việc phải cắt giảm một phần lợi nhuận để hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp như giai đoạn 2020-2021 vừa qua.

Về dài hạn, lãi suất cho vay tăng sẽ bù đắp cho lãi suất huy động tăng và giúp ngành ngân hàng cải thiện hệ số NIM và khả năng sinh lời. Cụ thể, gói cấp bù lãi suất dự báo có thể giảm lãi suất cho vay trung bình từ 0,2 đến 0,4 điểm % vào năm 2022. Tuy nhiên, tác động thực tế của gói bù lãi suất với doanh nghiệp và nền kinh tế có thể giảm bớt nếu các ngân hàng thương mại tăng lãi suất cho vay đối với các khoản vay thông thường khác để bù đắp việc tăng lãi suất huy động.

Lan Hương   -   Thứ tư, 29/12/2021 14:28 [GMT+7]

Ngân hàng Nhà nước đang chịu áp lực rất lớn để duy trì lãi suất ổn định. Xu hướng điều hành lãi suất năm 2022 của Ngân hàng Nhà nước sẽ ra sao?

Lãi suất năm 2022 sẽ được Ngân hàng Nhà nước điều hành ra sao

Bàn về lãi suất, trao đổi với phóng viên, ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ [Ngân hàng Nhà nước] cho biết mặt bằng lãi suất cho vay có xu hướng giảm dần trong những năm qua. 

Năm 2020, mặt bằng lãi suất cho vay giảm bình quân khoảng 1%/năm. Số liệu cập nhật nhất là tháng 11.2021, lãi suất giảm 0,82%.

Như vậy, xu hướng lãi suất cho vay giảm liên tục, trong bối cảnh tính chung từ đầu năm 2020 đến nay, NHNN đã 3 lần điều chỉnh giảm đồng bộ các mức lãi suất với tổng mức giảm tới 1,5 đến 2,0%/năm lãi suất điều hành [là một trong các ngân hàng trung ương có mức cắt giảm lãi suất điều hành lớn nhất trong khu vực], giảm 0,6 đến 1,0%/năm trần lãi suất tiền gửi; giảm 1,5%/năm trần lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên. Đồng thời chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết kiệm chi phí, giảm mạnh lãi suất cho vay, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên.

Năm 2021, mặt bằng lãi suất được giữ ổn định để lãi suất cho vay giảm.

Theo ông Phạm Chí Quang, với 5 lĩnh vực ưu tiên, trần lãi suất cho vay VND mà Ngân hàng Nhà nước quy định là 4,5%. Lãi suất thực mà các ngân hàng đang cho vay bình quân khoảng 4,3%. Con số này thấp hơn khá nhiều so với trần NHNN đề ra, mức này thấp hơn khá nhiều mặt bằng chung lãi suất cho vay của các nước Asean+4. Đối với các nước có nền kinh tế tương đồng thì lãi suất thấp hơn nhiều, phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam.

Ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ [Ngân hàng Nhà nước] cho biết: "Trong điều kiện cho phép, NHNN điều hành ổn định lãi suất, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để có cơ sở giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ nền kinh tế". Ảnh TL

Câu hỏi đặt ra là "Xu hướng điều hành lãi suất năm 2022 của NHNN sẽ ra sao? Giải pháp mà Ngân hàng Nhà nước thực hiện là gì?"

Ông Phạm Chí Quang cho biết với định hướng lạm phát như hiện nay, áp lực lạm phát trên phạm vi toàn cầu đang tăng, hệ số xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện chiếm đến 200% GDP, áp lực lạm phát nhập khẩu khá cao. Việc duy trì mặt bằng lãi suất không thay đổi cũng là áp lực lớn với ngành ngân hàng.

Việc thay đổi chính sách của Ngân hàng trung ương lớn trên thế giới cũng là áp lực đối với Việt Nam.

Hầu hết Ngân hàng trung ương trên thế giới có xu hướng thu hẹp chính sách tiền tệ, tăng lãi suất. Cụ thể, Fed cho biết có khả năng thu hẹp nới lỏng định lượng và tăng 3 lần trong năm 2022. Fed đã xác thực lạm phát là hiện hữu thay vì quan điểm cho rằng "lạm phát chỉ là nhất thời" như trước đây.

Theo dõi của NHNN, trong năm qua có tổng cộng 118 đợt tăng lãi suất và 16 lượt giảm lãi suất trên toàn cầu. Mới đây, một trong 7 ngân hàng trung ương trong nhóm G7 là Ngân hàng trung ương Anh [BOE] tăng lãi suất. Đây là điều khá bất ngờ và điều này tác động lớn đến ngân hàng các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, tạo áp lực cho Ngân hàng Nhà nước duy trì lãi suất ổn định. Tuy nhiên tác động của dịch COVID-19 là rất lớn.

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ [Ngân hàng Nhà nước], năm 2022 dựa trên kinh tế vĩ mô, diễn biến lạm phát, trong điều kiện cho phép, NHNN điều hành ổn định lãi suất, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để có cơ sở giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ nền kinh tế.

Lãi suất ngân hàng nào cao nhất hiện nay

Theo khảo sát tại các ngân hàng thương mại, trong tháng 12.2021, lãi suất tiết kiệm cao nhất kì hạn 12 tháng vào khoảng 6,8 -7,4%/năm.

Lãi suất ngân hàng cao nhất trên thị trường hiện nay thuộc về Nam A Bank với mức 7,4% cho kì hạn 16 tháng, 24 tháng và 36 tháng đối với tiền gửi tiết kiệm trực tuyến. Lãi suất ngân hàng cao nhất kì hạn 12 tháng cũng là Nam A Bank với mức 7,2%.

Xếp thứ hai trong bảng so sánh lãi suất ngân hàng cao nhất là SCB với mức lãi suất 7,15% cho kì hạn 18 tháng. 

Mức lãi suất ngân hàng cao nhất ở kì hạn 6 tháng hiện nay là GPBank với mức lãi suất là 6,5% và lĩnh lãi cuối kì.

Ở kỳ hạn 3 tháng, PVcomBank, SCB, GPBank đang niêm yết lãi suất cao nhất hệ thống ngân hàng với mức lãi suất 4%/năm.

Lãi suất cao nhất kì hạn 1 tháng là 4% thuộc về PVcomBank, SCB, GPBank.

4 ngân hàng Big4 là Agribank, VietinBank, BIDV, Vietcombank đồng loạt có mức lãi suất cao nhất là 5,5-5,6%/năm cho kỳ hạn 12 tháng trở lên.

Hương Nguyễn   -   Thứ sáu, 22/07/2022 20:18 [GMT+7]

Lãi suất huy động có thể tăng thêm 50-70 điểm cơ bản nếu được nới room tín dụng 

Theo đánh giá của các chuyên gia Công ty chứng khoán SSI, nhìn chung, NHNN đã cố gắng duy trì mặt bằng lãi suất phù hợp xuyên suốt nửa đầu năm 2022 nhằm hỗ trợ việc phục hồi kinh tế. Trên thực tế, trước những áp lực về lạm phát và tỷ giá tăng nhanh trong quý 2, NHNN đã sử dụng công cụ bán ngoại tệ từ dự trữ ngoại hối nhằm có thể ổn định thị trường và hạn chế việc tác động lên mặt bằng lãi suất.

Một số ngân hàng sẽ có nhu cầu tăng vốn dài hạn, vì mức trần tỉ lệ vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung và dài hạn sẽ được điều chỉnh từ 37% xuống 34%, và cho vay dài hạn có thể là động lực tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng cuối năm 2022. 

Từ 6 tháng đầu năm 2022, các ngân hàng đã bắt đầu phát hành trái phiếu dài hạn, với tổng giá trị là 80,5 nghìn tỉ đồng [chiếm 0,7% tổng tiền gửi vào quý I/2022].

Các chuyên gia dự báo lãi suất huy động kỳ vọng tăng 1 – 1,5%.

Nhìn chung, chuyên gia của SSI kỳ vọng lãi suất huy động có thể tăng thêm 50-70 điểm cơ bản sau khi nới hạn mức tăng trưởng tín dụng.

Cả năm, lãi suất huy động kỳ vọng tăng 1 – 1,5%. Lãi suất cho vay đối với các khoản giải ngân mới sẽ cao hơn 1- 2% so với năm 2021, trong khi đó, thông thường phải mất từ 1-2 quý để lãi suất cho vay đối với các khoản vay dài hạn cũ điều chỉnh lại hoàn toàn theo lãi suất huy động.

Các chuyên gia SSI cho rằng so với cùng kỳ, NIM vẫn cao hơn 6 tháng cuối năm 2021 nhưng có thể thấp hơn một chút so với 6 tháng đầu năm 2022.

Dự báo, trong năm 2023, diễn biến của lãi suất có thể sẽ có sự khác biệt giữa nửa đầu năm và nửa cuối năm. Nhiều khả năng lãi suất huy động sẽ vẫn chịu áp lực tăng trong nửa đầu năm 2023, với CPI theo ước tính của là 5,2%. Sau đó, lãi suất huy động có thể sẽ hạ nhiệt trong nửa cuối năm 2023, khi áp lực lạm phát giảm dần [CPI theo ước tính là 3,4% trong nửa cuối năm 2023].

Trong cả năm, lãi suất huy động dự kiến sẽ tăng khoảng 70-80 điểm cơ bản và tiệm cận mức trước COVID-19 tại một số ngân hàng. NIM dự báo sẽ tăng tại các ngân hàng STB, ACB, VPB và MBB, trong khi sẽ giảm tại các ngân hàng phụ thuộc vào các khoản vay liên ngân hàng. NIM tại các ngân hàng còn lại được dự báo sẽ ổn định. NIM trung bình của các ngân hàng dự báo sẽ ổn định ở mức 3,8%, vẫn cao hơn mức trước COVID-19 là 3,5%.

Lãi suất ngân hàng nào cao nhất hiện nay

Mức cao nhất trên thị trường hiện nay thuộc về SCB với mức 7,55% cho kì hạn 18 tháng trở lên đối với tiền gửi tiết kiệm trực tuyến.

Ở kì hạn 1 tháng, các ngân hàng niêm yết lãi suất huy động dao động từ 3,0% đến 4,0%. Có 5 ngân hàng niêm yết lãi suất ở mức cao nhất 4% là VIB, SCB, NCB, PGBank, GPBank. Thấp nhất thị trường là MB với mức lãi suất niêm yết 2,9%.  

Ở kì hạn 6 tháng, mức độ cạnh tranh lãi suất của các ngân hàng bắt đầu thấy rõ, chênh lệch lên tới 2,85%. Lãi suất ngân hàng kì hạn này dao động từ 4% -6,9%. Cao nhất là CBBank ở mức 6,9% [hình thức gửi tiết kiệm online]. Vị trí thứ 2 là SCB ở mức 6,85%. Xếp chót bảng lãi suất ngân hàng cao nhất kì hạn 6 tháng là VietcomBank, VietinBank, Agribank, BIDV mới mức 4%.  

Từ kì hạn 12 tháng trở lên, có 3 ngân hàng niêm yết mức lãi suất huy động trên 7%/năm. Đứng đầu danh sách là SCB với mức lãi suất 7,3%.

Tại kì hạn 24 tháng, ngân hàng có lãi suất cao nhất là SCB niêm yết ở mức 7,55%. Trong khi đó, Vietcombank huy động tiền tiết kiệm với lãi suất thấp nhất thị trường: 5,3%.

Mời Quý vị cùng lắng nghe chương trình Giờ thứ 9 của Báo Lao Động

Video liên quan

Chủ Đề