Lãi suất vay ngân hàng năm 2009 mới nhất năm 2022

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 221/2009/TT-BTC

Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2009

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN HỖ TRỢ LÃI SUẤT VAY NGÂNHÀNG ĐỂ MUA TẠM TRỮ LÚA, GẠO HÈ THU NĂM 2009

- Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 củaChính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tàichính;
- Căn cứ Quyết định số 1518/QĐ-TTg ngày 22/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc mua tạm trữ lúa, gạo Hè thu năm 2009;

Sau khi thống nhất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn [ công văn số 3320/BNN-KH ngày 13/10/2009], Bộ Công Thương [công văn số 11092/BCT-XNK ngày 4/11/2009] và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam [ công văn số 8042/NHNN-TD ngày 13/10/2009], Bộ Tài chính hướng dẫn việc hỗ trợ lãi suất vayngân hàng để mua tạm trữ lúa, gạo Hè thu năm 2009 như sau:

Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng:

Thông tư này áp dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh lươngthực thuộc Tổng công ty Lương thực miền Nam được giao nhiệm vụ mua tạm trữ lúa,gạo Hè thu năm 2009 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số1518/QĐ-TTg ngày 22/9/2009.

Điều 2. Quy định cụ thể:

1. Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất vay ngân hàng chocác doanh nghiệp thuộc đối tượng theo quy định tại Điều 1 Thông tư này để muatạm trữ lúa, gạo Hè thu năm 2009 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyếtđịnh số 1518/QĐ-TTg ngày 22/9/2009:

a] Nguồn hỗ trợ: từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương.

b] Số lượng được hỗ trợ: 500.000 tấn quy gạo.

c] Thời gian mua: từ ngày 20/09/2009 đến ngày 20/11/2009.

d] Thời gian tạm trữ: từ ngày 20/09/2009 đến ngày20/01/2010.

đ] Thời gian hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng: từ thời điểm muatrong thời gian mua tạm trữ theo quy định tại tiết c khoản này đến hết thờigian tạm trữ quy định tại tiết d khoản này.

e] Giá để tính hỗ trợ: là giá mua thực tế theo giá thịtrường [ không có thuế giá trị gia tăng] cho từng loại lúa gạo. Trường hợpdoanh nghiệp mua gạo nguyên liệu để sản xuất chế biến ra gạo thành phẩm thì giáđể tính hỗ trợ bao gồm cả chi phí sản xuất chế biến.

Căn cứ để xác định giá mua thực tế theo giá thị trường làhợp đồng mua bán, thanh lý hợp đồng, hoá đơn mua hàng, chứng từ chuyển tiềnhoặc các chứng từ có liên quan khác do doanh nghiệp xuất trình.

g] Lãi suất hỗ trợ: là lãi suất vay thực tế theo mức lãisuất thấp nhất trong khung lãi suất hiện hành của các ngân hàng thương mại theohướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại công văn số 8042/NHNN-TD ngày13/10/2009 về việc cho vay thu mua tạm trữ lúa, gạo Hè thu năm 2009.

2. Hồ sơ để xem xét hỗ trợ lãi vay ngân hàng:

a] Công văn đề nghị ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất vayngân hàng của Tổng công ty Lương thực miền Nam.

b] Hợp đồng vay vốn của ngân hàng thương mại để mua tạm trữlúa, gạo Hè thu năm 2009 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số1518/QĐ-TTg ngày 22/9/2009.

c] Bảng kê nhập, xuất, tồn kho lượng lúa gạo mua theo chỉđạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1518/QĐ-TTg ngày 22/9/2009 trongthời gian tạm trữ. Các bảng kê trên phải có xác nhận của Sở Công Thương [ theobiểu mẫu số 1 đính kèm Thông tư này].

d] Bảng kê dư nợ vay ngân hàng để mua lúa gạo theo Quyếtđịnh số 1518/QĐ-TTg ngày 22/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ và trả lãi vay ngânhàng phát sinh từ ngày 20/09/2009 đến ngày 20/01/2010 [ có xác nhận của ngânhàng], bảng kê số dư để tính tích số của từng tháng trên.

đ] Bảng tính toán lãi suất vay vốn ngân hàng mua lúa, gạotạm trữ đề nghị được hỗ trợ [ theo biểu mẫu số 2 đính kèm Thông tư này].

Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định trên, trong vòng 10ngày làm việc, Bộ Tài chính thẩm định hồ sơ và làm thủ tục hỗ trợ lãi suất chodoanh nghiệp.

3. Nguyên tắc tiếp nhận hồ sơ và cấp phát kinh phí hỗ trợcho doanh nghiệp:

a] Bộ Tài chính tiếp nhận bộ hồ sơ tổng hợp của Tổng công tyLương thực miền Nam [ không tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp thành viên Tổngcông ty]. Việc thẩm định hồ sơ hỗ trợ lãi suất được thực hiện một lần sau khikết thúc thời gian tạm trữ và cấp phát thông qua tài khoản của Tổng công ty.

b] Tổng công ty Lương thực miền Nam hướng dẫn các doanhnghiệp thành viên lập hồ sơ hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng và tổng hợp chungtheo quy định tại điểm 2 Điều 2 của Thông tư này gửi Bộ Tài chính. Tổng công typhải chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu đã tổng hợp.

Sau khi nhận được kinh phí hỗ trợ do Bộ Tài chính cấp về tàikhoản Tổng công ty, trong vòng 05 ngày làm việc Tổng công ty thực hiện cấp lạicho các doanh nghiệp thành viên.

4. Trách nhiệm của doanh nghiệp thực hiện mua lúa, gạo tạmtrữ:

a] Thực hiện mua tạm trữ lúa, gạo theo chỉ đạo của Thủ tướngChính phủ tại Quyết định số 1518/QĐ-TTg ngày 22/9/2009 với sự giám sát của BộCông Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b] Chịu trách nhiệm về tính xác thực của việc nhập, xuất,tồn kho lúa gạo tạm trữ và hợp đồng tín dụng để mua lúa gạo tạm trữ, đồng thờichịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu báo cáo tại hồ sơ đề nghị hỗ trợlãi suất.

c] Lưu giữ hồ sơ, chứng từ nhập xuất, vay vốn của ngân hàngvà mở sổ sách theo dõi hạch toán riêng việc thu mua tạm trữ lúa, gạo Hè thutheo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1518/QĐ-TTg ngày22/9/2009.

5. Khoản hỗ trợ lãi vay ngân hàng từ ngân sách nhà nước đốivới số lúa, gạo Hè thu mua tạm trữ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đượchạch toán vào khoản thu nhập khác và chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quyđịnh hiện hành.

Điều 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghịcác đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để có hướng dẫn xử lý./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- VP Chủ tịch nước;
- VP Quốc hội;
- VP TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chính phủ;
- VP BCĐ TW về phòng chống tham nhũng;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Bộ Công Thương;
- Bộ NN & PTNT;
- Cục Kiểm tra văn bản [ Bộ Tư pháp];
- Tổng công ty Lương thực miền Nam;
- Website Chính phủ;
- Vụ NSNN, Vụ TCNH; Vụ Pháp chế;
Website Bộ Tài chính.
- Lưu: VT; Cục TCDN.

KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Hiếu

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

Lãi suất cho vay hỗ trợ nhà ở năm 2022 là 4,8%/năm [Ảnh minh họa]

1. Lãi suất cho vay hỗ trợ nhà ở năm 2022

Mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2022 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Thông tư 11/2013/TT-NHNN, Thông tư 32/2014/TT-NHNN và Thông tư 25/2016/TT-NHNN là 4,8%/năm.

2. Ngân hàng áp dụng

Các đối tượng là ngân hàng cho vay được quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư 32/2014/TT-NHNN cụ thể:

- Các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, bao gồm: 

+ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; 

+ Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam; 

+ Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam; 

+ Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam; 

+ Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long;

- Các ngân hàng thương mại cổ phần khác do Ngân hàng Nhà nước chỉ định. 

3. Đối tượng được vay vốn

Theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 32/2014/TT-NHNN [sửa đổi Thông tư 11/2013/TT-NHNN], đối tượng vay vốn hỗ trợ nhà ở bao gồm:

- Cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và đối tượng thu nhập thấp vay vốn để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội và thuê, mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70m2, giá bán dưới 15.000.000 đồng/m2;

- Cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có thu nhập thấp nhưng khó khăn về nhà ở, khi mua nhà ở thương mại tại các dự án phát triển nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị trên địa bàn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt có tổng giá trị hợp đồng mua bán [kể cả nhà và đất] không vượt quá 1.050.000.000 đồng;

- Cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động tại đô thị đã có đất ở phù hợp với quy hoạch đang khó khăn về nhà ở nhưng chưa được Nhà nước hỗ trợ dưới mọi hình thức được vay để xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa lại nhà ở của mình;

- Hộ gia đình, cá nhân có phương án đầu tư cải tạo hoặc xây dựng mới nhà ở xã hội phù hợp với quy định của pháp luật để cho thuê, cho thuê mua và để bán cho các đối tượng là công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp [kể cả bên trong và ngoài khu công nghiệp] của tất cả các ngành, nghề thuộc các thành phần kinh tế;

- Người lao động thuộc các thành phần kinh tế tại khu vực đô thị; 

- Sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề và trường dạy nghề cho công nhân [không phân biệt công lập hay ngoài công lập] và các đối tượng khác thuộc diện được giải quyết nhà ở xã hội theo quy định của Nghị định 188/2013/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội;

- Doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội, doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại được chuyển đổi công năng sang dự án nhà ở xã hội do Bộ Xây dựng công bố trong từng thời kỳ.

Quyết định 1956/QĐ-NHNN có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022.

Như Mai

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề