Làm bài tập hai đường thẳng vuông góc

Xem nhiều tuần qua:

  • Giải Đề thi thử vào 10 môn toán 2022 chuyên Sư phạm - Đề toán chung
  • Hỗn số lớp 6: Bài tập Hỗn số và số thập phân toán 6 đầy đủ
  • Bài tập trắc nghiệm tính chẵn lẻ hàm lượng giác (word) đáp án
  • Các dạng toán tỉ lệ thức lớp 7 cơ bản đến nâng cao
  • Bài tập lũy thừa với số mũ tự nhiên, phép nhân và chia lũy thừa lớp 6

Đây là bài viết số 12 trong 41 bài viết của loạt series Toán 7


Toán 7

  • Đề luyện tập toán 7 nâng cao hè
  • Bài tập về đa thức lớp 7 nâng cao
  • Đề toán 7 luyện tập hè – Hình và đại số nâng cao
  • Đề cương ôn tập hè toán 7 lên 8 từ cơ bản đến nâng cao đầy đủ
  • Các dạng bài tập về số hữu tỉ có đáp án- Cộng trừ nhân chia số hữu tỉ
  • Bài tập giá trị tuyệt đối của số hữu tỉ có đáp án đầy đủ
  • Phiếu Bài tập lũy thừa của một số hữu tỉ (word) cơ bản và nâng cao
  • Các dạng toán tỉ lệ thức lớp 7 cơ bản đến nâng cao
  • Bài tập tính chất dãy tỉ số bằng nhau toán 7
  • Bài tập ôn chương I đại số 7 – Đề kiểm tra 1 tiết
  • Bài tập hai góc đối đỉnh – Hình học 7
  • Bài tập hai đường thẳng vuông góc – Hình học 7
  • Bài tập góc so le trong – đồng vị lớp 7
  • Bài tập hai đường thẳng song song lớp 7
  • Bài tập tiên đề Ơ clit lớp 7 cơ bản và nâng cao
  • Bài tập từ vuông góc đến song song lớp 7 có đáp án
  • Đề kiểm tra hình học 7 chương 1 trắc nghiệm và tự luận
  • Bài tập đại lượng tỉ lệ thuận lớp 7 – Đại số 7 chương 2
  • Đề kiểm tra 1 tiết chương 2 đại số 7
  • Bài tập hàm số y = ax lớp 7 – Trắc nghiệm và tự luận
  • Phiếu bài tập mặt phẳng tọa độ toán 7
  • Phiếu bài tập hàm số lớp 7 – Đủ các dạng toán cơ bản và nâng cao
  • Một số bài toán về tỉ lệ nghịch lớp 7 – Đại số 7 chương 2
  • Lý thuyết và bài tập tỉ lệ nghịch lớp 7 – phiếu bài tập cơ bản và nâng cao
  • Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận lớp 7
  • Bài tập về góc sole trong và góc đồng vị
  • Các dạng bài tập góc so le trong và góc đồng vị có lời giải
  • Bài tập trắc nghiệm góc so le trong và góc đồng vị lớp 7
  • Giải bài tập SGK tính chất dãy tỉ số bằng nhau toán 7
  • Hướng dẫn giải các bài tập về tính chất dãy tỉ số bằng nhau
  • Phiếu bài tập tính chất dãy tỉ số bằng nhau nâng cao
  • Bài tập số hữu tỉ nâng cao có phương pháp giải
  • Bài tập lũy thừa lớp 7 của một số hữu tỉ
  • Phiếu bài tập ôn chương 1 hình học 7 (word) cơ bản đến nâng cao
  • Phiếu bài tập tổng 3 góc trong tam giác có lời giải chi tiết
  • Phiếu bài tập hai tam giác bằng nhau lớp 7 file word
  • Phiếu bài tập trường hợp bằng nhau thứ nhất của hai tam giác
  • Phiếu bài tập trường hợp bằng nhau thứ ba của hai tam giác
  • Phiếu bài tập tam giác cân lớp 7 file word có lời giải
  • Phiếu bài tập định lí Pitago có đáp án chi tiết (word)
  • Bài tập các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông

Bài tập hai đường thẳng vuông góc – Hình học 7. Học sinh lần đầu được làm quen với lý thuyết hai đường thẳng vuông góc. Tài liệu gồm phần lý thuyết có hình minh họa đầy đủ, dễ hiểu và phần bài tập kèm theo đáp án, lời giải chi tiết giúp các em học sinh dễ dàng ôn luyện.

Làm bài tập hai đường thẳng vuông góc
Bài tập hai đường thẳng vuông góc

Lý thuyết bài tập về hai đường thẳng vuông góc lớp 7

1. Định nghĩa

Hai đường thẳng vuông góc là hai đường thẳng cắt nhau và một trong các góc tạo thành là góc vuông.

Lưu ý: Các phát biểu sau là tương đương:

– Đường thẳng AB và CD vuông góc với nhau tại O.

– Đường thẳng AB và đường thẳng CD vuông góc với nhau tại O.

– Hai đường thẳng AB và CD vuông góc với nhau tại O.

2. Tính duy nhất của đường vuông góc: Qua một điểm cho trước, có một và chỉ một đường thẳng vuông góc với một đường thẳng cho trước

3. Đường trung trực của đoạn thẳng: Đường trung trực của một đoạn thẳng là đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng đó tại trung điểm của nó

Bài tập hai đường thẳng vuông góc

Download [268.55 KB]

Xem thêm Bài tập giá trị tuyệt đối của số hữu tỉ

Bài viết cùng series:<< Bài tập hai góc đối đỉnh – Hình học 7Bài tập góc so le trong – đồng vị lớp 7 >>

Like share và ủng hộ chúng mình nhé:
Làm bài tập hai đường thẳng vuông góc

Hai đường thẳng vuông góc là một trong những kiến thức trong tâm của chương trình hình học lớp 7. Không chỉ vậy, phần kiến thức này còn đi theo các em lên các cấp học cao hơn. Vì vậy, các em cần phải xây dựng một nền tảng thật tốt để theo kịp với những bài toán khó hơn sau này. Nào! Giờ cùng lấy vở ra ghi bài và chăm chú lắng nghe itoan nhé!

Mục tiêu bài học

  • Nắm chắc phần lý thuyết của bài học.
  • Hiểu và nắm chắc các ví dụ liên quan đến Hai đường thẳng vuông góc.
  • Hiểu cách giải từng dạng bài tập.
  • Hoàn thành hết các bài tập sách giáo khoa và bài tập tự luyện để tăng khả năng nắm kiến thức.

Lý thuyết cần nhớ

1. Định nghĩa 

  • Hai đường thẳng xx’ và yy’ cắt nhau và trong các góc tạo thành có một góc vuông được gọi là hai đường thẳng vuông góc và được kí hiệu là 
    Làm bài tập hai đường thẳng vuông góc
    .

Làm bài tập hai đường thẳng vuông góc

Khi xx’ và yy’ là hai đường thẳng vuông góc và cắt nhau tại O thì ta có đường thẳng xx’ vuông góc với đường thẳng yy’ tại O hoặc hai đường thẳng xx’, yy’ vuông góc với nhau tại O.

2. Vẽ hai đường thẳng vuông góc

Ví dụ: Cho một điểm O và một đường thẳng a. Hãy vẽ đường thẳng a’ đi qua O và vuông góc với đường thẳng a.

Bài toán được chia thành hai trường hợp:

Trường hợp 1: Điểm O cho trước nằm trên đường thẳng a.

Làm bài tập hai đường thẳng vuông góc

Cách vẽ:

  • Đặt một cạnh góc vuông của ê ke trùng với đường thẳng a.
  • Chuyển dịch ê kê trượt theo đường thẳng a sao cho cạnh góc vuông thứ hai của ê ke gặp điểm O.
  • Kẻ một đường thẳng theo cạnh đó thì được đường thẳng a’ đi qua điểm O và vuông góc với đường thẳng a.

Trường hợp 2: Điểm O cho trước nằm ngoài đường thẳng a

Làm bài tập hai đường thẳng vuông góc

Cách vẽ:

  • Đặt một cạnh góc vuông của ê ke trùng với đường thẳng a.
  • Chuyển dịch ê kê trượt theo đường thẳng a sao cho cạnh góc vuông thứ hai của ê ke đi qua điểm O.
  • Kẻ một đường thẳng theo cạnh đó thì được đường thẳng a’ đi qua điểm O và vuông góc với đường thẳng a.

3. Tính chất:

Có một và chỉ một đường thẳng a’ đi qua điểm O và vuông góc với đường thẳng a cho trước.

4. Đường trung trực của đoạn thẳng

  • Đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại trung điểm của nó được gọi là đường trung trực của đoạn thẳng ấy.

Làm bài tập hai đường thẳng vuông góc

  • Đường thẳng a vuông góc với đoạn thẳng AB tại trung điểm I của đoạn thẳng AB. Ta nói đường thẳng a là đường trung trực của đoạn thẳng AB.
  • Khi a là đường trung trực của đoạn thẳng AB thì ta nói hai điểm A và B đối xứng với nhau qua đường thẳng a.

Nếu các em cảm thấy phần lý thuyết ở trên khá khô khan, thì hãy kết học học thêm video bài giảng dưới đây. itoan tin rằng với cách học kết hợp như vậy, các em sẽ đạt được hiệu quả cao trong việc tiếp thu và nắm chắc kiến thức.

Bài tập về Hai đường thẳng vuông góc 

Bài tập trong sách giáo khoa khá cơ bản và sát với lý thuyết, vậy nên các em hãy làm thật kĩ để có nền tảng làm những bài nâng cao hơn nhé

Bài 11 (trang 86 SGK Toán 7 Tập 1):

Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau

a) Hai đường thằng vuông góc với nhau là hai đường thẳng …

b) Hai đường thẳng a và a’ vuông góc với nhau được kí hiệu là …

c) Cho trước một điểm A và một đường thằng d … đường thẳng d’ đi qua A và vuông góc với d.

Hướng dẫn giải bài tập:

a) Hai đường thẳng vuông góc với nhau là hai đường thẳng cắt nhau tạo thành một góc vuông.

b) Hai đường thẳng a và a’ vuông góc với nhau được kí hiệu là a ⊥ a’.

c) Cho trước một điểm A và một đường thằng d. Có một và chỉ một đường thẳng d’ đi qua A và vuông góc với d.

Bài 12 (trang 86 SGK Toán 7 Tập 1):

Trong hai câu sau, câu nào đúng ? Câu nào sai ? Hãy bác bỏ câu sai bằng một hình vẽ ?

a) Hai đường thẳng vuông góc thì cắt nha

b) Hai đường thẳng cắt nhau thì vuông góc

Hướng dẫn giải bài tập:

a) Đúng

b) Sai

Hình dưới minh họa hai đường thẳng a và b cắt nhau tại O nhưng a không vuông góc với b. Đây là một phần ví dụ bác bỏ câu: “Hai đường thẳng cắt nhau thì vuông góc”

Làm bài tập hai đường thẳng vuông góc

Bài 13 (trang 86 SGK Toán 7 Tập 1):

Vẽ một đoạn thẳng AB trên giấy trong hoặc giấy mỏng. Hãy gấp tờ giấy để nếp gấp trùng với đường trung trực của đoạn thẳng ấy

Hướng dẫn giải bài tập:

Làm bài tập hai đường thẳng vuông góc

Như vậy, đáp án của bài này là:

  • Gấp tờ giấy sao cho điểm A trùng với điểm B .
  • Khi đó nếp giấy gấp sẽ trùng với đường trung trực của đoạn thẳng AB

Bài 14 (trang 86 SGK Toán 7 Tập 1):

Cho đoạn thẳng CD dài 3cm. Hãy vẽ đường trung trực của đoạn thẳng ấy

Hướng dẫn giải bài tập:

Cách vẽ

  • Dùng thước có chia khoảng vẽ đoạn thẳng CD=3cm. Vẽ trung điểm O của CD bằng cách lấy O sao cho CO =1,5cm
  • Dùng eke vẽ đường thẳng d vuông góc với CD tại O
  • Đường thẳng d chính là đường trung trực của CD.
  • Dùng eke vẽ đường thẳng d vuông góc với CD tại I. Đường thẳng d chính là đường trung trực của CD

Làm bài tập hai đường thẳng vuông góc

Bài 15 (trang 86 SGK Toán 7 Tập 1):

Vẽ đường thẳng xy và điểm O thuộc đường thẳng đó trên giấy trong (như hình 8a). Gập giấy như hình 8b. Trải phẳng tờ giấy rồi tô xanh nếp giấy zt (hình 8c). Hãy nêu những kết luận rút ra từ hành động trên

Làm bài tập hai đường thẳng vuông góc

Hướng dẫn giải bài tập:

Vậy ta rút ra kết quả từ các hoạt động trên:

  • Nếp gấp zt vuông góc với đường thẳng xy tai O. Ta có bốn góc vuông là góc xOz, yOz, yOt, tOx.

Bài 16 (trang 87 SGK Toán 7 Tập 1):

Vẽ đường thẳng d’ đi qua điểm A và vuông góc với đường thẳng d cho trước chỉ bằng eke

Hướng dẫn giải bài tập:

Làm bài tập hai đường thẳng vuông góc

Thứ tự vẽ đường thẳng d’ và d’ ⊥ d như sau (hình vẽ):

  • Đặt eke sao cho một mép góc vuông của eke đi qua điểm A mép góc vuông kia của eke nằm trên đoạn thẳng d
  • Kẻ đoạn thẳng theo mép góc vuông của eke đi qua điểm A
  • Dùng eke kéo dài đoạn thẳng trên về hai phía thành đường thẳng d’ vuông góc với d

Dùng eke hãy kiểm tra xem hai đường thẳng a và a’ ở hình 10 (a, b, c) có vuông góc với nhau hay không?

Làm bài tập hai đường thẳng vuông góc

Hướng dẫn giải bài tập:

Dùng eke kiểm tra ta được:

a) a và a’ không vuông góc với nhau

b) a và a’ vuông góc với nhau

c) a và a’ vuông góc với nhau

Bài 18 (trang 87 SGK Toán 7 Tập 1):

Vẽ hình theo cách diễn đạt bằng lời sau:

Vẽ góc xOy có số đo bằng 45o. Lấy điểm A bất kì nằm trong góc xOy. Vẽ qua A đường thẳng d1 vuông góc với tia Ox tại B. Vẽ qua A đường thẳng d2 vuông góc với tia Oy tại C.

Hướng dẫn giải bài tập:

Sau đó vẽ ta được các hình sau đây

Làm bài tập hai đường thẳng vuông góc

Bài 19 (trang 87 SGK Toán 7 Tập 1):

Vẽ lại hình 11 và nói rõ trình tự vẽ hình

Hướng dẫn giải bài tập:

Làm bài tập hai đường thẳng vuông góc

Có thể vẽ hình đã cho theo nhiều trình tự khác nhau. Ví dụ:

Trình tự 1:

  • Vẽ đường thẳng d2 bất kì. Lấy điểm O nằm trên d2.
  • Vẽ đường thẳng d1 cắt d2 tại O và tạo với d2 góc 60º.
  • Lấy điểm A tùy ý nằm trong 
    Làm bài tập hai đường thẳng vuông góc
  • Vẽ đoạn thẳng AB vuông góc với d1 tại B
  • Vẽ đoạn thẳng BC vuông góc với d2 tại C.

Trình tự 2:

  • Vẽ hai đường thẳng d1 ,d2 cắt nhau tại O và tạo thành góc 60º
  • Lấy điểm B tùy ý nằm trên tia Od1
  • Vẽ đoạn thẳng BC vuông góc với tia Od2 điểm C nằm trên tia Od2
  • Vẽ đoạn thẳng BA vuông góc với tia Od1 điểm A nằm trong góc 

Bài 20 (trang 87 SGK Toán 7 Tập 1):

Vẽ đoạn thẳng AB dài 2cm và đoạn thẳng BC dài 3cm rồi vẽ đường trung trực của mỗi đoạn thẳng ấy.

(Vẽ hình trong hai trường hợp: ba điểm A, B, C không thẳng hàng và ba điểm A, B, C thẳng hàng)

Hướng dẫn giải bài tập:

– Trường hợp: ba điểm A, B, C thẳng hàng

Làm bài tập hai đường thẳng vuông góc

– Trường hợp: ba điểm A, B, C không thẳng hàng

Làm bài tập hai đường thẳng vuông góc

Bài tập tự luyện 

Bài tập 1: Cho đoạn thẳng CD và M là trung điểm của CD. Biết độ dài của MD = 3,5 cm. Tính độ dài của đoạn CD 

A. 7cm

B. 9cm

C. 12cm

D. 8cm

Bài tập 2: Quan sát hình vẽ và cho biết đường thẳng nào là đường trung trực của đoạn thẳng BC?

Làm bài tập hai đường thẳng vuông góc

A. Đường thẳng AB

B. Đường thẳng BC

C. Đường thẳng OI

D. Đường thẳng AD

Bài tập 3: Đoạn thẳng MN có độ dài là 15 cm. Khoảng cách từ trung điểm I của đoạn thẳng MN đến mỗi đầu của đoạn thẳng đó là:

A. 4,5cm

B. 3cm

C. 7,5cm

D. 6cm

Bài tập 4:Chọn khẳng định sai:

A.  Hai đường thẳng a và a’ vuông góc với nhau được kí hiệu aa

B.  Hai đường thẳng a và a’ song song với nhau được kí hiệu a//a

C.  Hai đường thẳng a và a’ vuông góc với nhau được kí hiệu a//a

D.  Hai đường thẳng a và a’ trùng nhau được kí hiệu aa

Bài tập 5:Cho đoạn thẳng AB = 10 cm. I là trung điểm của AB. Độ dài IA bằng:

A. 5cm

B. 6cm

C. 8cm

D. 7cm

Hướng dẫn giải bài tập tự luyện

Bài tập 1: A

Bài tập 2: C

Bài tập 3: C

Bài tập 4: C

Bài tập 5: A

Lời kết

Bài học về Hai đường thẳng vuông góc đến đây là hết. Để nắm chắc kiến thức hơn, các em hãy xem lại video bài giảng itoan đính kèm trong phần lý thuyết. Nếu gặp khó khăn hay có vấn đề gì hãy liên hệ ngay với itoan để được các thầy cô giúp đỡ nhé! Chúc các em học tập thật tốt.

Xem thêm: