Lịch sử hình thành của thị trường

Thị trường chứng khoán được biết đến là một tập hợp mà ở đó có sự giao thương giữa người mua và người bán cổ phiếu. Trên thế giới, chứng khoán là kênh đầu tư xuất hiện từ lâu đời, tuy nhiên, lịch sử thị hình thành thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức được xác lập từ năm 1996. Vậy, những dấu mốc, sự kiện quan trọng trong quá trình lịch sử hình thành thị trường chứng khoán Việt Nam là như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc nắm một cách chi tiết hơn.

Lịch sử hình thành của thị trường

Lịch sử hình thành thị trường chứng khoán ở nước ta trải qua 4 giai đoạn chính.

Mở đầu là sự kiện thành lập Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam, theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ, vào ngày 28/11/1996. Hai năm sau, vào ngày 11/7/1998, dựa vào Nghị định số 48/CP của Chính phủ, thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức được khai sinh.

Lúc này, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (tiền thân là Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh – HOSE) được thành lập.

Đến ngày 28/7/2000 diễn ra phiên giao dịch đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam. Hai mã cổ phiếu được giao dịch là REE (thuộc Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh) và SAM (thuộc Công ty Cổ phần SAM Holdings). Ở thời điểm đó, mỗi tuần sẽ có 2 phiên giao dịch.

Năm 2005, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) được thành lập. Cùng với đó là sự ra đời của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (tiền thân của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội – HSX) vào ngày 8/3/2005.

Cho đến năm 2007, thời gian giao dịch chứng khoán được điều chỉnh. Cụ thể, thời gian này mở rộng hơn, kéo dài từ 8h30 đến 11h, thay vì từ 9h đến 11h như trước. 

Tiếp đến, ngày 24/6/2009, sàn Upcom đi vào vận hành. Đây trở thành nơi giao dịch cổ phiếu lớn, tuy nhiên vẫn chưa đạt đủ tiêu chuẩn đi niêm yết trên 2 sàn giao dịch TP.HCM (HOSE) và Hà Nội (HNX).

Ngày 6/2/2012, chỉ số VN30 lần đầu tiên ra mắt. VN30 là nhóm cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn được giao dịch trên sàn giao dịch HOSE. Kế tiếp, vào khoảng tháng 9/2012, một số sự thay đổi trong cách thức giao dịch cũng tạo sự thu hút với nhà đầu tư. 

Dẫn chứng như thời gian thanh toán rút ngắn từ T+4 xuống còn T+3. Trong đó, T+ chính là chu kỳ thanh toán trong chứng khoán. Còn T+3 được hiểu là sau 3 ngày nhà đầu tư mới hoàn toàn sở hữu được chứng khoán đã mua. Đồng thời, sau 3 ngày nhà đầu tư có thể nhận lại tiền bán chứng khoán.

Dấu mốc trong lịch sử hình thành thị trường này đó là vào ngày 22/7/2013 khi thời gian giao dịch chứng khoán trên sàn HOSE được mở rộng. Cụ thể là kéo dài tới 15h00 hàng ngày.

Chỉ sau đó khoảng 7 ngày, ngày 29/7/2013, thời gian giao dịch trên HSX cũng được kéo dài tương tự. Thị trường chứng khoán được bổ sung các loại lệnh giao dịch mới như: lệnh thị trường, ATC…

Ngày 1/7/2015, sàn Upcom chính thức đưa ra quyết định điều chỉnh biên độ giao dịch từ +/- 10% thành +/- 15%. Sau đó, từ 1/1/2016, chu kỳ thanh toán T+3 được rút ngắn xuống còn T+2. Tháng 8/2017, hình thức chứng khoán mới là chứng khoán phái sinh ra đời. 

Trong hơn 25 năm qua, thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhưng cùng với đó là không ít các biến động lớn. Những năm 1996 đến trước năm 2000 được coi là nền móng cho sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Khoảng thời gian 2000-2005 đánh dấu sự khởi đầu hay còn được coi là giai đoạn chập chững tập đi. Ở khoảng thời gian 5 năm này, vốn hóa thị trường chỉ đạt mức trên dưới 1% GDP và gần như không có thay đổi gì nhiều.

Bắt đầu từ năm 2006, Luật Chứng khoán được Quốc hội ban hành và chính thức có hiệu lực từ đầu năm 2007. Đồng thời, năm 2006 cũng chính là năm đánh dấu bước nhảy vọt mạnh mẽ khi vốn hóa thị trường đạt 22,7% GDP. Đến năm 2007, chỉ số này tiếp tục tăng mạnh tới mức trên 43%.

Sau đó 1 năm, năm 2008, nền kinh tế trong nước và thế giới khủng hoảng, thị trường tài chính gặp nhiều biến động. Đây được coi là một năm “thị trường buồn” khi mức vốn hóa giảm mạnh, xuống còn 18% GDP.

Đến năm 2009, thị trường bắt đầu có sự hồi phục nhẹ với vốn hóa thị trường đạt 37,71% GDP. Ngoài ra, sự gia tăng đáng kể của các công ty niêm yết cũng là tín hiệu tích cực cho thị trường chứng khoán nói chung.

Trải qua hơn 10 năm với những thăng trầm, tính đến thời điểm hiện tại, mức vốn hóa đã tăng nhanh chóng lên tới hơn 82% GDP. Điều này một phần thể hiện được sự bùng nổ mạnh mẽ của thị trường chứng khoán.

Với đà tăng trưởng nổi bật trong cả tiến trình của lịch sử hình thành thị trường chứng khoán Việt Nam, hứa hẹn trong thời gian tới, chứng khoán sẽ là kênh đầu tư bùng nổ hơn nữa. Chính vì vậy, các nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường, nắm bắt cơ hội để quá trình đầu tư đạt hiệu quả cao nhất, thu về nguồn lợi nhuận tốt nhất.

Hy vọng qua bài viết lịch sử hình thành thị trường chứng khoán Việt Nam được Sen Tây Hồ chia sẻ đã mang đến cho quý bạn đọc thông tin hữu ích về thị trường chứng khoán nhé. Hãy thường xuyên ghé thăm website sentayho.com.vn để tìm hiểu rõ hơn kiến thức về tài chính, forex, chứng khoán và crypto nhé.

Thị trường chứng khoán là một tập hợp bao gồm những người mua và người bán cổ phiếu (hay chứng khoán), thứ đại diện cho quyền sở hữu của họ đối với một doanh nghiệp; chúng có thể bao gồm các cổ phiếu được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán đại chúng, hoặc những cổ phiếu được giao dịch một cách không công khai, ví dụ như cổ phần của một công ty tư nhân được bán cho các nhà đầu tư thông qua các nền tảng gọi vốn cộng đồng. Những khoản đầu tư trên thị trường chứng khoán hầu hết được thực hiện thông qua môi giới chứng khoán và nền tảng giao dịch điện tử.

Sự tiến hóa sau 400 năm của thị trường chứng khoán toàn cầu (và thị trường vốn nói chung)

Lịch sử hình thành của thị trường

Thuật ngữ bourse (sàn giao dịch) có nguồn gốc từ một lữ quán có tên "Huis ter Beurze" (trung tâm) nằm tại Bruges vào thế kỷ 13. Từ những thành phố nói tiếng Hà Lan tại các quốc gia nằm ở vùng trũng (như Bruges và Antwerp), từ 'beurs' dần được sử dụng ở các thành phố khác ở châu và được nói lái thành "bourse", "borsa", "bolsa", "börse",...

Ban đầuSửa đổi

Tại Pháp vào thế kỷ 12, những courtiers de change hay người trao đổi tiền là những người thay mặt các ngân hàng thực hiện nhiệm vụ quản lý và điều chỉnh các khoản nợ của các cộng đồng nông nghiệp. Vì họ trao đổi các khoản nợ với nhau, nên người ta thường coi đây là những nhà môi giới đầu tiên. Nhiều người hay hiểu lầm[cần dẫn nguồn] khi cho rằng tại Bruges vào cuối thế kỷ 13, các thương nhân thường tụ tập buôn bán với nhau trong tòa nhà của một người đàn ông có tên Van der Beurze, và đến năm 1409, họ được gọi là "Brugse Beurse", từ đó đã dần dần hình thành nên những buổi họp chợ không chính thức. Tuy nhiên, trên thực tế, tòa nhà của gia đình Van der Beurze nằm ở Antwerp, và đây mới là nơi diễn ra những buổi họp chợ của các thương nhân;[16] nhà Van der Beurze, giống như hầu hết các thương gia ở thời điểm đó, coi Antwerp là địa điểm chính để trao đổi hàng hóa. Ý tưởng này nhanh chóng lan rộng khắp Flanders sang cả những nước xung quanh và "Beurzen" sau đó đã xuất hiện tại Ghent và Rotterdam.

Vào giữa thế kỷ 13, các chủ ngân hàng người Venice đã bắt đầu giao dịch cổ phiếu chính phủ. Năm 1351, nhà nước Venice ban hành lệnh cấm lan truyền tin đồn nhằm hạ giá quỹ chính phủ. Các chủ ngân hàng tại Pisa, Verona, Genoa và Florence cũng bắt đầu trao đổi cổ phiếu của chính phủ trong suốt thế kỷ 14. Điều này có thể thực hiện được là vì đây là những thành phố độc lập, quyền cai trị không thuộc về các công tước cai trị mà là một hội đồng gồm những công dân có ảnh hưởng. Các công ty Ý cũng là những tổ chức ngoài nhà nước đầu tiên phát hành cổ phiếu. Các công ty ở Anh và ở những quốc gia vùng trũng bắt đầu phát hành vào thế kỷ 16. Trong khoảng thời gian này, công ty cổ phần - tổ chức có cổ phiếu được đồng sở hữu bởi các cổ đông - đã xuất hiện và dần đóng vai trò quan trọng trong quá trình thuộc địa hóa hay còn được người châu Âu gọi dưới cái tên "Tân Thế giới".[17]

Sự ra đời của những thị trường chứng khoán chính thứcSửa đổi

Phiên bản làm lại của một con tàu East Indiaman của Công ty Đông Ấn (viết tắt: VOC). Công ty Đông Ấn Hà Lan là công ty đầu tiên đưa tên mình lên sàn giao dịch chứng khoán chính thức. Vào năm 1611, sàn giao dịch chứng khoán đầu tiên trên thế giới (theo cách gọi ngày nay) đã được khánh thành bởi VOC tại Amsterdam. Theo lời của Robert J. Shiller, cổ phiếu VOC là "cố phiếu thật sự quan trọng đầu tiên" trong lịch sử tài chính.[18]

Một trong những chứng nhận cổ phiếu lâu đời nhất được biết đến, được phát hành bởi phòng VOC của Enkhuizen vào ngày 9 tháng 9 năm 1606.[19][20][21][22] Thị trường chứng khoán – là một trong những yếu tố không thể thiếu trong chủ nghĩa tư bản hiện đại[23] – chính thức đầu tiên đã được những nhà quản lý và chủ sở hữu của VOC sáng tạo ra trong giai đoạn đầu những năm 1600.[24][25]

Cơ cấu, mục tiêu và nguyên tắcSửa đổi

Cơ cấu của thị trường chứng khoánSửa đổi

  • Căn cứ vào phương thức giao dịch:
  1. Thị trường giao dịch ngay (Thị trường thời điểm): Thị trường giao dịch mua bán theo giá của ngày hôm đó; việc thanh toán và giao hoán sẽ diễn ra sau đó vài ngày (tùy theo mỗi thị trường chứng khoán quy định riêng số ngày);
  2. Thị trường tương lai: Thị trường mua bán chứng khoán theo những hợp đồng mà giá cả được thỏa thuận ngay trong ngày giao dịch; việc thanh toán và giao hoán sẽ diễn ra trong một kỳ hạn ở tương lai (1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm,…).
  • Căn cứ vào tính chất chứng khoán giao dịch:
  1. Thị trường cổ phiếu;
  2. Thị trường trái phiếu;
  3. Thị trường chứng khoán phái sinh, bao gồm thị trường hợp đồng tương lai, hợp đồng lựa chọn,… - Đây là thị trường cấp cao mua bán chuyển giao các công cụ tài chính cấp cao; Do đó thị trường này chỉ xuất hiện ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển ở trình độ cao.
  • Căn cứ vào lưu chuyển vốn:
  1. Thị trường sơ cấp: tạo ra kênh thu hút tiền nhàn rỗi để đầu tư;
  2. Thị trường thứ cấp: tạo ra khả năng chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt dễ dàng, thuận tiện; Tiền thu được ở đây không thuộc về nhà phát hành mà thuộc về nhà đầu tư bán chứng khoán, nhượng lại quyền sở hữu chứng khoán cho nhà đầu tư khác.
  • YThị trường sơ cấp và Thị trường thứ cấp có mối quan hệ nội tại, thị trường sơ cấp là cơ sở, là tiền đề; Thị trường thứ cấp là động lực. Không có thị trường sơ cấp thì không có chứng khoán để lưu thông trên thị trường thứ cấp và ngược lại; nếu không có thị trường thứ cấp thì thị trường sơ cấp khó hoạt động thuận lợi. YViệc phân biệt Thị trường sơ cấp và Thị trường thứ cấp có tính chất tương đối.

Cơ chế điều hành và Giám sátSửa đổi

Tại Việt Nam, việc điều hành và giám sát thị trường chứng khoán được tổ chức theo nhiều cấp độ khác nhau, bao gồm:

  1. Các cơ quan quản lý của Chính phủ: Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các Bộ, cơ quan ngang Bộ theo lĩnh vực;
  2. Các tổ chức tự quản: Sở Giao dịch chứng khoán, Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán.[26]

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ “Market capitalization of listed domestic companies (current US$)”. The World Bank.
  2. ^ “Market capitalization of listed domestic companies (current US$)”. The World Bank.
  3. ^ “All of the World's Stock Exchanges by Size”. ngày 16 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2016.
  4. ^ WFE 2012 Market Highlights Lưu trữ 2013-08-28 tại Wayback Machine
  5. ^ “Global Stock Rally: World Market Cap Reached Record High In March | Seeking Alpha”.
  6. ^ “IBM Investor relations - FAQ | On what stock exchanges is IBM listed?”. IBM.
  7. ^ “UBS, Goldman wean away trade from NYSE, Nasdaq”. The Economic Times. ngày 6 tháng 12 năm 2006.
  8. ^ Mamudi, Sam (ngày 13 tháng 6 năm 2014). “Dark Pools Take Larger Share of Trades Amid SEC Scrutiny”. Bloomberg News.
  9. ^ “Financial regulators probe dark pools”. Financial Times. ngày 15 tháng 9 năm 2014.
  10. ^ “What's the Difference Between Direct and Indirect Shares?”. InvestorJunkie.
  11. ^ a b Statistical Abstract of the United States: 1995 (Bản báo cáo). United States Census Bureau. tháng 9 năm 1995. tr.513. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2015.
  12. ^ a b c d e Statistical Abstract of the United States: 2012 (Bản báo cáo). United States Census Bureau. tháng 8 năm 2011. tr.730. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2015.
  13. ^ Rydqvist, Kristian; Spizman, Joshua; Strebulaev, Ilya A. (ngày 1 tháng 1 năm 2013). “Government Policy and Ownership of Financial Assets”. SSRN1428442. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  14. ^ a b Changes in U.S. Family Finances from 2007 to 2010: Evidence from the Survey of Consumer Finances (PDF) (Bản báo cáo). Federal Reserve Board of Governors. tháng 6 năm 2012. tr.24.
  15. ^ a b c d Changes in U.S. Family Finances from 2010 to 2013: Evidence from the Survey of Consumer Finances (PDF) (Bản báo cáo). Federal Reserve Board of Governors. tháng 9 năm 2014. tr.20. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2015.
  16. ^ “16de eeuwse traditionele bak- en zandsteenarchitectuur Oude Beurs Antwerpen 1 (centrum) / Antwerp foto”. Belgiumview.com.
  17. ^ [Ralph Dahrendorft, Class and Class Conflict in Industrial Society (Stanford, CA: Stanford University Press, 1959)]
  18. ^ Shiller, Robert: The United East India Company and Amsterdam Stock Exchange, in Economics 252, Financial Markets: Lecture 4 – Portfolio Diversification and Supporting Financial Institutions. (Open Yale Courses, 2011)
  19. ^ “World's oldest share”. The World's Oldest Share. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2017.
  20. ^ “Dutch history student finds world's oldest share”. Guinness World Records. 10 tháng 9 năm 2010.
  21. ^ Gray-Block, Aaron (ngày 10 tháng 9 năm 2010). “Dutch history student finds world's oldest share”. Reuters.
  22. ^ Dunkley, Jamie (ngày 11 tháng 9 năm 2010). “Dutch student finds world's oldest share certificate”. The Daily Telegraph.
  23. ^ Preda, Alex (2009)
  24. ^ Stringham, Edward Peter: Private Governance: Creating Order in Economic and Social Life. (Oxford University Press, 2015, ISBN 9780199365166)
  25. ^ Stringham, Edward Peter (5 tháng 10 năm 2015). “How Private Governance Made the Modern World Possible”. Cato Unbound (www.cato-unbound.org). Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2017.
  26. ^ “Luật chứng khoán, 2006”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2010.

Liên kết ngoàiSửa đổi