Linh vật bằng tiếng anh là gì

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Linh vật hay còn gọi là vật lấy phúc, lấy may hay những con vật linh thiêng là một thuật ngữ dùng để chỉ cho bất cứ biểu tượng chính thức nào, cho bất kỳ cá nhân nào, động vật và các đối tượng, chủ đề nào mà mang lại sự may mắn, thông thường linh vật thường là động vật được nhân hóa với những đường nét phá cách ngộ nghĩnh, đáng yêu. Ở góc độ văn hóa thì Linh vật là những con vật huyền thoại hoặc có thật được linh hóa, được con người sáng tạo và sử dụng như những biểu tượng văn hóa để truyền đạt ý tưởng và niềm tin tâm linh, tôn giáo[1].

Khái luận[sửa | sửa mã nguồn]

Theo thông tục [không chính thức] nó bao gồm bất cứ điều gì được sử dụng để đại diện cho một nhóm với một bản sắc cộng đồng phổ biến, chẳng hạn như một trường học, đội thể thao chuyên nghiệp, xã hội, đơn vị quân đội, hoặc tên thương hiệu và đặc biệt là các sự kiện lớn như thể thao. Linh vật cũng được sử dụng như hư cấu, phát ngôn viên đại diện cho các sản phẩm tiêu dùng. Linh vật thường được mô tả trong thần thoại, truyền thuyết và được biểu đạt trong nghệ thuật tạo hình. Người xưa tin rằng, linh vật là hiện thân của các lực lượng tự nhiên hoặc mang những đặc tính huyền bí, năng lực siêu nhiên có thể chi phối nhân sinh, vũ trụ.

Trong các môn thể thao, linh vật cũng được sử dụng rất rộng rãi. Linh vật của đội thường bị nhầm lẫn với các biệt danh của đội, trong khi hai chủ đề này có thể được hoán đổi cho nhau nhưng chúng không phải luôn luôn giống nhau. Linh vật của đội có thể mang hình thức của một biểu tượng, người, động vật sống, đối tượng vô tri vô giác, hoặc một nhân vật trang phục, và thường xuất hiện ở các trận đấu đội và các sự kiện khác có liên quan, linh vật thể thao thường được sử dụng như một công cụ tiếp thị cho đội bóng đến người hâm mộ.

Thế giới[sửa | sửa mã nguồn]

World Cup[sửa | sửa mã nguồn]

Mỗi kỳ cúp bóng đá thế giới kể từ năm 1966 tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland đều lấy hình ảnh một vật riêng làm đại diện cho mình, gọi là linh vật [tiếng Anh: mascot]. Mỗi linh vật là một biểu tượng vui, thể hiện rõ nét văn hoá của quốc gia đăng cai World Cup và tính chất bóng đá thời kỳ đó.

World CupLinh vậtMiêu tả
Anh
1966

World Cup Willie

Chú sư tử có tên Willie, một biểu tượng đặc trưng của Anh, đang mặc chiếc áo thi đấu hình lá cờ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland với dòng chữ "WORLD CUP".
Mexico
1970

Juanito

Hình ảnh một cậu bé đang mặc đồng phục thi đấu của Đội tuyển bóng đá quốc gia Mexico và đội nón rộng vành [sombrero] với dòng chữ "MEXICO 70". Tên thân mật của cậu bé là "Juan", một cái tên phổ biến trong tiếng Tây Ban Nha.
Tây Đức
1974

TipTap

Hai chú bé mặc áo đồng phục của Đội tuyển bóng đá quốc gia Tây Đức với dòng chữ WM [tiếng Đức Weltmeisterschaft, World Cup] và con số 74.
Argentina
1978

Gauchito

Một cậu bé mặc đồng phục của Đội tuyển bóng đá quốc gia Argentina. Cái nón [với dòng chữ ARGENTINA '78], khăn choàng cổ và roi da là những đặc trưng của những cậu bé chăn bò ở những cánh đồng hoang Nam Mỹ.
Tây Ban Nha
1982

Naranjito

Với hình tượng quả cam, một loại trái cây đặc trưng của Tây Ban Nha, đang mặc đồng phục của Đội tuyển bóng đá quốc gia Tây Ban Nha. Tên của quả cam xuất phát từ naranja trong tiếng Tây Ban Nha và có nghĩa là "quả cam", cùng với tiếp vị ngữ thân mật "-ito".
Mexico
1986

Pique

Trái ớt jalapeño, một món đặc thù trong ẩm thực Mexico, với ria mép và đang đội mũ vành. Tên của nó đến từ picante, trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là "ớt" và "cay".
Ý
1990

Ciao

Cầu thủ hình cây gậy, với đầu là trái banh và thân là lá cờ tam tài của Italia. Biểu tượng được đặt tên theo câu chào của người Ý.
Hoa Kỳ
1994

Striker

Một chú chó, mặc đồng phục cầu thủ bóng đá đỏ, trắng và xanh với dòng chữ "USA 94".
Pháp
1998

Footix

Một chú gà trống xanh dương, biểu tượng tiêu biểu cho nước Pháp, với dòng chữ "FRANCE 98" trên ngực. Thân của gà trống hầu như toàn màu xanh dương, giống như màu áo của Đội tuyển bóng đá quốc gia Pháp và được đặt tên theo từ kết hợp của "football" [bóng đá] và tiếp vị ngữ "-ix" từ Astérix, một nhân vật hoạt hình nổi tiếng.
Hàn Quốc & Nhật Bản
2002

Ato, KazNik [the Spheriks]

Những sinh vật được tạo nên bởi máy tính với dáng vẻ hiện đại, lần lượt với các màu cam, tím và xanh. Những thành viên tuyển chọn của đội "Atmoball" [một môn thể thao giống bóng đá được hư cấu nên], Ato là huấn luyện viên còn Kaz và Nik là cầu thủ. Ba cái tên này được lựa chọn từ một danh sách bình chọn của những người dùng qua mạng Internet và đặt trên lối ra vào của McDonald's tại các nước chủ nhà.
Đức
2006

Goleo VIPille

Một chú sư tử mặc đồng phục thi đấu số 06 của đội tuyển bóng đá quốc gia Đức cùng một trái banh biết nói.
Nam Phi
2010

Zakumi

Báo hoa mai Zakumi với mái tóc màu xanh lá cây. "Za" là tên miền của Nam Phi, còn "kumi" là số mười trong nhiều thứ tiếng châu Phi. Màu vàng & xanh lá cây là màu quần áo của đội tuyển Nam Phi
Brazil 2014

Fuleco

Linh vật của World Cup 2014 là chú tatu có tên Fuleco.
Nga 2018

Zabivaka

Chú sói Zabivaka được nhân hóa có chiếc áo thun len màu nâu và màu trắng với dòng chữ "RUSSIA 2018" và kính thể thao màu cam.
Qatar 2022 La'eeb La'eeb vốn là chiếc khăn đội đầu của nam giới Ả Rập, đến từ vũ trụ của những linh vật - một nơi không có mô tả cụ thể và khuyến khích trí tưởng tượng của tất cả mọi người. La’eeb sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút người hâm mộ từ trẻ đến già tại VCK World Cup ở Qatar

Giải vô địch bóng đá nữ thế giới[sửa | sửa mã nguồn]

World CupLinh vậtMiêu tả
Trung Quốc, 1991 Lăng Lăng Cô bé chim sẻ lông vàng, mặc áo phông xám
Thụy Điển 1995 Fifi Cô bé người Viking. Khuôn mặt của cô chính là lá cờ Thụy Điển
Mỹ 1999 Nutmeg Cô cáo có tên Nutmeg. Cô mặc chiếc ao phông trắng có dòng chữ USA trắng trên nền đỏ. Cổ và gấu áo của cô có màu xanh dương
Trung Quốc 2007 Hoa Mộc Lan Cô bé lấy cảm hứng từ tên nhân vật lịch sử Trung Quốc Hoa Mộc Lan. Cô có búi tóc hai bên màu xanh rêu là hai trái bóng đá, mặc áo phông tay dài đỏ có gấu áo màu xanh dương. Cô đeo khăn quàng màu vàng nhạt
Đức 2011 Karia Kick Một cô mèo tên là Karia Kick, được công ty GMR Marketing của Frankfurt phát triển. Theo bà Jones, đây là linh vật đại diện cho "các tính chất quan trọng của bóng đá nữ: niềm đam mê, sự vui vẻ và sự năng động".
Canada 2015 Shuéme Cô cú trắng có tên Shuéme. Tên của cô bắt nguồn từ chouette, tiếng Pháp có nghĩa là "cú".
Pháp 2019 Ettie Cô gà có tên Ettie, là con gái của Footix, linh vật của World Cup 1998.Tên của Ettie bắt nguồn từ tiếng Pháp có nghĩa là ngôi sao - "étoile", vì cô đến từ ngôi sao sáng mà cha cô là Footix đã được trao cho FIFA World Cup 1998. Footix đã ném ngôi sao của mình lên bầu trời đêm để nó có thể tỏa sáng rực rỡ, và sau một vài năm du hành xuyên vũ trụ, nó đã trở lại với Footix dưới hình dạng cô con gái lấp lánh của ông. Sự nhiệt tình của cô ấy đối với bóng đá dành cho phụ nữ rất dễ lây lan và cô ấy hy vọng sẽ tỏa sáng ý thức chơi công bằng và niềm đam mê của mình đối với bóng đá trên khắp thế giới và truyền cảm hứng cho niềm tự hào dân tộc ở Pháp với tư cách là quốc gia đăng cai tổ chức.
Úc & New Zealand 2023 TBA TBA
  • Lưu ý: Đáng lẽ năm 2003, Mỹ tiếp tục đăng cai FIFA Women's World Cup nhưng giải đấu được hoán chuyển cho Trung Quốc đăng cai năm 2007 vì dịch SARS bùng phát.

Thế vận hội[sửa | sửa mã nguồn]

Linh vật tại Thế vận hội bắt đầu xuất hiện tại thế vận hội Mùa hè Munich năm 1972. Từ đó đến nay, linh vật được coi như một nhãn hiệu nhằm phân biệt các kỳ thế vận hội và là biểu tượng của thành phố đăng cai tổ chức, đồng thời cũng trở thành nguồn thu nhập khổng lồ cho các nhà tổ chức.

Đông Nam Á[sửa | sửa mã nguồn]

Mỗi kỳ Sea Games kể từ năm 1989 tại Kuala Lumpur đều lấy hình ảnh một vật riêng làm đại diện cho mình, gọi là linh vật [tiếng Anh: mascot]. Mỗi linh vật là một biểu tượng vui, thể hiện rõ nét văn hoá của điểm đến đăng cai SEA Games và tính chất thể thao thời kỳ đó.

Kỳ Điểm đến Linh vật Miêu tả
1989
Kuala Lumpur
Johan Một con rùa.
1991
Manila

Kiko Labuyo

Một con gà chọi.
1993
Singapore

Singa

Một con sư tử.
1995
Chiang Mai

Sawasdee

Một chú mèo Xiêm.
1997
Jakarta

Hanuman

Một con khỉ trắng trong thiên sử Ramayana.
1999
Bandar Seri Begawan

Awang Budiman

Một cậu bé Brunei.
2001
Kuala Lumpur

Si Tumas

Một con sóc vàng.
2003
Hà Nội & Thành phố Hồ Chí Minh

Trâu Vàng

Một chú Trâu vàng. Đây là con vật gắn liền với nền văn minh lúa nước ở Việt Nam nói riêng và các nước Đông Nam Á nói chung.
2005
Manila

Gilas

Một con Gilas. Loài này là một trong những loài đại bàng lớn nhất thế giới với đặc trưng là một chùm lông lớn trên đầu. Đại bàng sẽ tượng trưng cho sức mạnh và niềm kiêu hãnh. Nó sẽ thể hiện tinh thần chiến thắng của tất cả các vận động viên tham gia. Gilas lấy tên từ các từ Maliksi, Malakas, Matalino, Angat, Matalas nghĩa là "năng động", "mạnh mẽ", "thông minh", "cao cả" và "sắc sảo" trong tiếng Filipino.
2007
Nakhon Ratchasima

Can

Một con Mèo Korat.
2009
Vientiane

Champa và Champi

Một cặp voi trắng. Hai con voi trắng mặc trang phục truyền thống của Lào. Con voi đực được đặt tên con voi Champa và con voi cái có tên Champi. Hai con voi trắng tượng trưng Lào như nó được gọi là vương quốc Lan Xang trong thời cổ đại, trong đó có nghĩa là "vương quốc triệu voi". Các linh vật được mô tả như đang vui vẻ, là một phần quan trọng trong việc thi đấu thể thao.
2011
Palembang & Jakarta

Modo và Modi

Rồng Komodo[2] Linh vật của đại hội là Rồng Komodo: Chú rồng Modo và cô rồng Modi
2013
Naypyidaw

Shwe Yoe và Ma Moe

Một cặp Cú. Cú được coi là bùa may mắn trong truyền thống Myanmar. Cú nam được gọi là Shwe Yoe, cú nữ được gọi là Ma Moe
2015
Singapore

Nila

Linh vật chính thức của đại hội này là một con sư tử tên là Nila. Nila có bờm màu đỏ và khuôn mặt hình trái tim
2017
Kuala Lumpur

Rimau

Linh vật danh dự của đại hội này là hổ Mã Lai [Tiếng Mã Lai: Rimau]. Thiết kế hình ảnh hổ Rimau được lựa chọn trong 174 tác phẩm dự thi tại cuộc thi biểu tượng SEA Games 29
2019
Philippines

Pami

Linh vật chính thức của Đại hội là Pami, bắt nguồn từ "pamilya" từ tiếng Philippines có nghĩa là "gia đình". Linh vật với một nhân vật vui đã được mô tả là được làm từ những quả bóng hình cầu.
2021
Việt Nam

Sao la

Linh vật của kỳ Đại hội Thể thao Đông Nam Á năm 2021 là Sao La, lấy cảm hứng từ sao la – một loài động vật quý hiếm ở miền trung Việt Nam. Thiết kế của họa sĩ Ngô Xuân Khôi đã đánh bại 557 mẫu thiết kế khác để chiến thắng cuộc thi sáng tác linh vật năm 2019.

Châu Âu[sửa | sửa mã nguồn]

Mỗi kỳ giải vô địch bóng đá châu Âu kể từ năm 1960 tại Pháp đều lấy hình ảnh một vật riêng làm đại diện cho mình, gọi là linh vật [tiếng Anh: mascot]. Mỗi linh vật là một biểu tượng vui, thể hiện rõ nét văn hóa của đất nước đăng cai EURO và tính chất bóng đá thời kỳ đó.

Năm Điểm đến Linh vật Mô tả
2008 Áo & Thụy Sĩ

Trix & Flix

Trix & Flix là 2 linh vật chính thức của Euro 2008.
2012 Ba Lan & Ukraina

Slavek & Slavko

Slavek & Slavko là linh vật chính thức của Euro 2012. Họ là một cặp song sinh và đại diện cho các cầu thủ Ba Lan & Ukraina trong màu áo tương ứng với màu quốc kỳ của hai nước. Bộ đôi linh vật được công bố vào tháng 12 năm 2010. Tương tự như cặp song sinh Trix và Flix tại Euro 2008, hai cái tên Slavek và Slavko được lựa chọn qua một cuộc bỏ phiếu trên website, vượt qua những cái tên khác như "Siemko và Strimko", "Klemek và Ladko". Slavek và Slavko được thiết kế bởi hãng Warner Bros.
2016 Pháp Super Victor Một cậu bé mặc áo của đội tuyển bóng đá quốc gia Pháp với khăn choàng màu đỏ biểu tượng cho sự kì diệu và công lí

Châu Á[sửa | sửa mã nguồn]

Mỗi kỳ Đại hội Thể thao châu Á từ 1982 đến nay đều lấy hình ảnh một vật riêng làm đại diện cho mình, gọi là linh vật [tiếng Anh: mascot]. Mỗi linh vật là một biểu tượng vui, thể hiện rõ nét văn hoá của thành phố đăng cai Asiad hoặc AIGs và tính chất thể thao thời kỳ đó.

Sự kiện Thành phố
chủ nhà Linh vật Mô tả
Đại hội Thể thao châu Á 1982
New Delhi
Appu Một con voi Ấn Độ.
Đại hội Thể thao châu Á 1986
Seoul
Hodori Linh vật cho Đại hội 1986 và Thế vận hội Mùa hè 1988.
Đại hội Thể thao Mùa đông châu Á 1986
Sapporo
Linh vật không tên Một con sóc.
Đại hội Thể thao châu Á 1990
Bắc Kinh
PanPan Một con gấu trúc.
Đại hội Thể thao Mùa đông châu Á 1990
Sapporo
Linh vật không tên Một con sóc.
Đại hội Thể thao châu Á 1994
Hiroshima
Poppo và Cuccu Một cặp chim bồ câu trắng.[3]
Đại hội Thể thao Mùa đông châu Á 1996
Cáp Nhĩ Tân
Doudou Một nhân vật lấy cảm hứng từ cây đậu Hà Lan.[4]
Đại hội Thể thao châu Á 1998
Băng Cốc
Chai-yo

[tiếng Thái: ไชโย]

Một con voi Thái.[5]
Đại hội Thể thao Mùa đông châu Á 1999
Kangwon
Gomdori Một con gấu ngựa trăng khuyết con.[4]
Đại hội Thể thao châu Á 2002
Busan
Duria Một con chim biển
Đại hội Thể thao Mùa đông châu Á 2003
Aomori
Winta Một con chim gõ kiến đen.[4]
Đại hội Thể thao Trong nhà châu Á 2005
Băng Cốc
Hey - Ha
[tiếng Thái: เฮ - ฮา]
Một cặp voi.
Đại hội Thể thao châu Á 2006
Doha
Orry Một con linh dương Qatar.[6]
Đại hội Thể thao Mùa đông châu Á 2007
Trường Xuân
Lulu Họ Hươu nai thường nhìn thấy ở Trường Xuân. Đây là một loài Hươu sao, có nguồn gốc Đông Á.[7]
Đại hội Thể thao Trong nhà châu Á 2007
Ma Cao
Mei Mei Một con cò thìa mặt đen.[8]
Đại hội Thể thao Bãi biển châu Á 2008
Bali
Jalak bali Một con sáo đá Bali.[9]
Đại hội Thể thao trẻ châu Á 2009
Singapore
Frasia Một con sư tử non.[10]
Đại hội Thể thao Trong nhà châu Á 2009
Hà Nội
Gà Hồ Gà Hồ, một giống gà hiếm của Việt Nam, coi là một biểu tượng ở Việt Nam.
Đại hội Thể thao Võ thuật châu Á 2009
Băng Cốc
Hanuman Yindee
[tiếng Thái: หนุมานยินดี]
Hanuman là một con khỉ siêu nhiên màu trắng-kem từ Ramakien [phiên bản Thái của Ramayana].
Đại hội Thể thao châu Á 2010
Quảng Châu
A Xiang [祥], A He [和], A Ru [如],
A Yi [意] và Le Yangyang [乐羊羊].
Các chú dê vui vẻ.[11]
Đại hội Thể thao Bãi biển châu Á 2010
Muscat
Al Jebel, Al Reeh, và Al Med Ba loài động vật địa phương, đó là Al Jebel [dê núi sừng ngắn], Al Reeh [ô tác Houbara], và Al Med [đồi mồi dứa].[12]
Đại hội Thể thao Mùa đông châu Á 2011
Astana và Almaty
Irby Một con báo tuyết.[13]
Đại hội Thể thao Bãi biển châu Á 2012
Hải Dương
Sha Sha, Yang Yang, và Hai Hai Nhân vật lấy cảm hứng từ rồng và phượng hoàng.[14]
Đại hội Thể thao trẻ châu Á 2013
Nam Kinh
Yuan Yuan dựa trên hình ảnh của Eosimias sinensis, linh trưởng bậc cao sớm nhất cho đến nay được tìm thấy tại Giang Tô.[15]
Đại hội Thể thao Trong nhà và Võ thuật châu Á 2013
Incheon
Barame, Chumuro, và Vichuan Ba linh vật cho AIMAG 2013 và Đại hội 2014.
Đại hội Thể thao châu Á 2014
Incheon
Barame, Chumuro, và Vichuon Ba anh em hải cẩu đốm.[16]
Đại hội Thể thao Bãi biển châu Á 2014
Phuket
Sintu, Sakorn, và Samut
[tiếng Thái: สินธุ์, สาคร,สมุทร]
Ba con đồi mồi dứa.[17]
Đại hội Thể thao Bãi biển châu Á 2016
Đà Nẵng
Chim Yến Một loài họ Én.
Đại hội Thể thao Mùa đông châu Á 2017
Sapporo
Ezomon Một con sóc bay.
Đại hội Thể thao trẻ châu Á 2017
Jakarta
TBA
Đại hội Thể thao Trong nhà và Võ thuật châu Á 2017
Ashgabat
TBA
Đại hội Thể thao châu Á 2018
Jakarta và Palembang
Bhin Bhin, Atung, và Ika Một loài họ Chim thiên đường, một con hươu đảo Bawean, và một con tê giác Java
Đại hội Thể thao trẻ châu Á 2021
Surabaya
TBA

Nam Mỹ[sửa | sửa mã nguồn]

Mỗi kỳ Copa América, kể từ năm 1987, đều lấy hình ảnh một vật riêng làm đại diện cho mình, gọi là linh vật [tiếng Anh: mascot].Gardelito, linh vật của giải đấu 1987 tại Argentina, là linh vật đầu tiên của Copa América. Mỗi linh vật là một biểu tượng vui, thể hiện rõ nét văn hoá [trang phục, cây cỏ, động vật...] của quốc gia đăng cai và tính chất bóng đá thời kỳ đó.

Giải đấu Linh vật Mô tả
Argentina 1987 Gardelito Một chú búp bê nhỏ nam tính, đẹp trai, mô tả nam cả sĩ tango nổi tiếng Carlos Gardel.
Brasil 1989 Tico
Chile 1991 Guaso Một bản vẽ về một Huaso [cao bồi Chile] với những màu sắc lấy từ lá cờ Chile
Ecuador 1993 Choclito Một bắp ngô với những màu sắc của lá cờ Ecuador
Uruguay 1995 Torito
Bolivia 1997 Tatu
Paraguay 1999 Tagua Một loại Heo rừng, biểu tượng của vùng Gran Chaco với khí hậu khô cằn và khắc nghiệt.
Colombia 2001 Ameriko
Peru 2004 Chasqui
Venezuela 2007 Guaky Một chú Vẹt hồng mặc áo đấu màu đỏ tía truyền thống của đội tuyển bóng đá Venezuela và đi giày. dưới đôi cánh của chú là 8 ngôi sao và 3 màu đặc trưng của lá cờ Venezuela.
Argentina 2011 Tangolero[18] Một chú Đà điểu Nam Mỹ lớn [ñandú] với tên gọi được ghép lại từ các từ tango và gol [tiếng Tây Ban Nha: bàn thắng]. Suri - Sếu vườn, là một từ trong tiếng của thổ dân da đỏ để chỉ một loài chim gần giống như đà điểu và không biết bay.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Gần 100 linh vật thuần Việt độc đáo ra mắt công chúng”. Báo Tuổi Trẻ Thủ Đô. Truy cập 16 tháng 11 năm 2015.[liên kết hỏng]
  2. ^ “Logo and Mascot of 2011 Indonesia SEA Games | Arif's Site”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2013.
  3. ^ “12th Asian Games Hiroshima 1994 - Poppo & CuCCu”. GAGOC. gz2010.cn [official website of 2010 Asian Games]. ngày 27 tháng 4 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2011.
  4. ^ a b c “Logos and Mascots of Selected Sport Games and Sports”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2020.
  5. ^ “13th Asian Games Bangkok 1998 - Chai-Yo”. GAGOC. gz2010.cn [official website of 2010 Asian Games]. ngày 27 tháng 4 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2011.
  6. ^ “Mascot of Asian Games 2006”. Travour.com. ngày 5 tháng 12 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2011.
  7. ^ “China.com-Mascot of 2007 Changchun Asian Winter Games”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2020.
  8. ^ Olympic Council of Asia: Photo Details
  9. ^ “Asian Beach Game "MASCOT" – Bali Travel Update”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2020.
  10. ^ “Mascot for 1st Asian Youth Games in Singapore named Frasia”. Channel NewsAsia. ngày 15 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2009.[liên kết hỏng]
  11. ^ “Mascots for Guangzhou Asian Games unveiled”. GAGOC. ngày 30 tháng 4 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2020.
  12. ^ Olympic Council of Asia: News
  13. ^ The Mascot-IRBY
  14. ^ Mascots for 3rd Asian Beach Games unveiled
  15. ^ “Mascot for 2nd Asian Youth Games unveiled”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2012.
  16. ^ Xinhua [ngày 5 tháng 11 năm 2010]. “Mascots, emblem for 2014 Incheon Asian Games unveiled”. China Daily. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2010.
  17. ^ Olympic Council of Asia: Photo Details
  18. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2013.

Chủ Đề