Lợi nhuận của ngân hàng đến từ đâu

Ngân hàng thắng lớn, lãi hàng nghìn tỷ đồng

VTV.vn - Ước tính sơ bộ từ các công ty chứng khoán cho thấy, dựa trên tài liệu họp đã được công bố, có khá nhiều gam màu sáng trên bức tranh lợi nhuận của các ngân hàng.

Bức tranh lợi nhuận của ngân hàng trong quý 1

Mùa đại hội cổ đông đang bước vào cao điểm. Nhiều kế hoạch kinh doanh của các ngân hàng đang dần hé lộ. Đến thời điểm hiện tại, một số ngân hàng chưa họp đại hội cổ đông nên số liệu thực tế của toàn ngành chưa công bố hết. Tuy nhiên, ước tính sơ bộ từ các công ty chứng khoán cho thấy, dựa trên tài liệu họp đã được công bố, có khá nhiều gam màu sáng trên bức tranh lợi nhuận của các ngân hàng.

Theo ước tính của SSI Research, lợi nhuận trước thuế bình quân tăng trưởng từ 9 - 11% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, có sự phân hóa rõ giữa các ngân hàng, nhóm ngân hàng có vốn nhà nước sẽ có mức tăng chậm hơn do quy mô lớn và mức tăng cao của năm 2021. Còn nhóm ngân hàng cổ phần sẽ có mức tăng bình quân cao hơn, từ 25 - 27%. Thậm chí, có ngân hàng tăng trưởng 3 chữ số.

Quý 1 năm nay, ngân hàng vẫn là nhóm có lợi nhuận tăng trưởng dương. [Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư]

Còn theo công ty Chứng khoán Yuanta, lợi nhuận của 27 ngân hàng niêm yết trong quý 1 dự kiến tăng 11% so với cùng kỳ, nhưng so với quý 4/2021 tăng tới 28%.

Lợi nhuận nhiều ngân hàng tăng trưởng cao

Đáng chú ý, điểm khác biệt là mọi năm, tín dụng thường tăng trưởng chậm vào đầu năm, sau Tết. Tuy nhiên, năm nay đảo chiều, nhu cầu vốn tăng cao ngay từ đầu năm đã giúp nhiều ngân hàng kiếm được lợi nhuận lớn từ hoạt động cho vay

Ngân hàng VPBank kiếm được gần 11.150 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý 1, tăng gần gấp 3 lần so với cùng kỳ. Đây là mức tăng cao nhất từ trước tới nay.

"Đóng góp từ hoạt đông kinh doanh cơ bản tăng 65% và phần còn lại đến từ giao dịch thu phí hỗ trợ, hợp đồng bảo hiểm. Phần tăng trưởng từ hoạt động cơ bản đến từ tăng trưởng các sản phẩm dịch vụ, trong đó có tín dụng trên 10%, cao gấp đôi toàn ngành", bà Lê Hoàng Khánh An , Giám đốc tài chính, ngân hàng VPBank, chia sẻ

Ngoài tín dụng, nhiều ngân hàng cũng tìm cách đa dạng hóa nguồn thu. Như ngân hàng VIB đã kiếm được hơn 1.800 tỷ đồng, tăng đến 68%. Trong đó, khoản thu từ phí dịch vụ chiếm tỷ lệ khá cao, như thu từ bảo hiểm, bảo lãnh thanh toán...

"Phí từ phi tín dụng của VIB đang nằm trong top cao nhất của ngành ngân hàng, đặc biệt phí thu từ banca, bancassurance và phí phi tín dụng từ thẻ tín dụng là những khoản phí đang chiếm gần 80% phí dịch vụ", bà Trần Thu Hương, Giám đốc Chiến lược kiêm Giám đốc Khối Ngân hàng Bán lẻ VIB, cho hay.

SSI Research ước tính, 12/13 ngân hàng công bố thông tin, tăng trưởng lợi nhuận dao động từ 14% đến trên 170%.

"Tăng trưởng tín dụng trong quý 1 khá cao trên 5%, cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2021. Các ngân hàng duy trì được mức biên lợi nhuận ổn định và việc xử lý nợ xấu khá tốt, nên chúng tôi ước tính lợi nhuận các ngân hàng tăng khoảng 26%", ông Phạm Lưu Hưng, Kinh tế trưởng, Công ty CP Chứng khoán SSI, đánh giá.

Tăng vốn điều lệ - nâng cao năng lực hoạt động cho ngân hàng

Trong mùa đại hội cổ đông năm nay, nhiều ngân hàng cũng chủ động tìm cách nâng cao năng lực, củng cố chất lượng hoạt động, đơn cử như việc tìm cách đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn vốn cao hơn theo basel 2, basel 3, hay dễ thấy nhất là kế hoạch tăng vốn điều lệ.

Đặt mục tiêu tăng vốn điều lệ lên 10.400 tỷ đồng trong năm nay, từ mức trên 9.400 tỷ đồng, ngân hàng ABBank sẽ dành nguồn vốn để đầu tư vào hạ tầng công nghệ, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Ngoài tín dụng, nhiều ngân hàng cũng tìm cách đa dạng hóa nguồn thu. [Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư]

"Với nguồn vốn tăng lên sẽ đầu tư các giải pháp về số để có trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Chúng ta đang có sản phẩm bán cho khách hàng thứ mà mình có, thì bây giờ mình phải nghiên cứu khách hàng để thiết kế giải pháp phù hợp với nhu cầu khách hàng để bán thứ khách hàng cần", ông Đào Mạnh Kháng, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP An Bình ABBank, cho biết.

Hàng loạt ngân hàng khác cũng lên kế hoạch tăng vốn như VPBank, Seabank, TCB..., chủ yếu thông qua phương án trả cổ tức bằng cổ phiếu, chi cổ phiếu thưởng hay phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu.

"Kế hoạch tăng vốn của các ngân hàng diễn ra mạnh mẽ hơn các năm trước thông qua hình thức bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài hoặc trả cổ tức bằng cổ phiếu thay vì bằng tiền mặt. Động lực đằng sau động thái tăng vốn của các ngân hàng đến từ việc bản thân bộ định vốn của các ngân hàng tương đối thấp, nếu so với các ngân hàng trong khu vực trong bối cảnh rủi ro nợ xấu tăng trong năm nay là hiện hữu vì nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19 trong năm ngoài", ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, cho hay.

"Vốn dĩ các tổ chức tín dụng của mình phát triển một cách lành mạnh, hiệu quả và từng bước nâng cao vị thế của mình, cũng cần tăng năng lực tài chính của mình, tăng được tài chính chính là tăng bổ sung vốn điều lệ, thứ ba là bổ sung vào vốn hoạt động kinh doanh nên có cơ sở để xem xét, điều chỉnh hỗ trợ giảm lãi suất", ông Trần Đức Anh, Giám đốc Kinh tế vĩ mô và Chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán KBSV, chia sẻ.

Với nhóm ngân hàng quốc doanh, Ngân hàng Nhà nước cũng đã cho phép 4 ngân hàng có vốn nhà nước được tăng vốn để đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn vốn cao hơn, đồng thời tạo cơ hội cho phép các ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay.

Quý 1 năm nay, ngân hàng vẫn là nhóm có lợi nhuận tăng trưởng dương. Vậy lãi từ đâu và làm thế nào để ngân hàng giữ vững mức tăng trưởng lợi nhuận trong năm nay? Việc lãi suất huy động đang rục rịch tăng ở một số ngân hàng có ảnh hưởng tới biên lợi nhuận của các ngân hàng trong thời gian tới không? Các ngân hàng sẽ phải làm gì để đảm bảo lợi nhuận từ hoạt động cho vay?

Những thắc mắc trên sẽ được giải đáp trong phần Tiêu điểm của chương trình Dòng chảy Tài chính [23/4], với sự tham gia của ông Lê Chí Phúc, Tổng Giám đốc Công ty CP Quản lý quỹ đầu tư SGI Capital, người có hơn 15 năm kinh nghiệm quản lý danh mục đầu tư, thực hiện hoạt động đầu tư vào các doanh nghiệp, ngân hàng trên thị trường chứng khoán.

Gửi tiền tiết kiệm ngân hàng nào lợi nhất?

VTV.vn - Từ đầu năm đến nay, lãi suất huy động tại các ngân hàng thương mại liên tiếp được điều chỉnh, đa phần theo xu hướng tăng.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trên TV Online và VTVGo!

Từ khóa:

ngân hàng, lợi nhuận ngân hàng, lợi nhuận ngành ngân hàng, đại hội cổ đông, kế hoạch kinh doanh, lợi nhuận trước thuế, Ngân hàng Nhà nước, hoạt động cho vay, Lãi suất huy động, tiền tiết kiệm, tăng trưởng tín dụng, nhu cầu vốn, Tổ chức tín dụng, gửi tiền tiết kiệm, ngân hàng thương mại, tín dụng

Dịch COVID-19: Lợi nhuận ngân hàng “khủng”, nguyên nhân do đâu? Hà Nội [TTXVN 16/7] Kết quả kinh doanh của ngành ngân hàng thời gian qua ghi nhận nhiều số liệu tăng trưởng tích cực; trong đó, lợi nhuận một số ngân hàng tăng cao đột biến. Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nền kinh tế chịu tác động tiêu cực, tăng trưởng thấp, doanh nghiệp và người dân khó khăn, những con số “lợi nhuận khủng” của ngành ngân hàng cần được hiểu ra sao? Xoay quanh vấn đề này, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng.

Phóng viên: Thưa ông, ngân hàng được xem là “huyết mạch” của nền kinh tế, tại sao khi kinh tế chịu tác động bởi đại dịch COVID-19, tăng trưởng thấp, doanh nghiệp và người dân khó khăn thì ngân hàng vẫn đạt lợi nhuận lớn?


Ông Nguyễn Quốc Hùng: Lợi nhuận của ngân hàng cần phải được hiểu đúng, nhìn nhận khách quan, toàn diện ở các góc độ. Lợi nhuận ngân hàng có được nhờ các yếu tố sau: Thứ nhất, bản thân các tổ chức tín dụng đã tự củng cố, nâng cao được năng lực quản trị, năng lực tài chính của mình thông qua biện pháp tăng vốn điều lệ, đảm bảo hệ số an toàn vốn [CAR] theo quy chuẩn quản trị rủi ro quốc tế Basel II [Hiệp ước Basel phiên bản 2]. Nhiều ngân hàng trong nhiều năm liền không chi trả cổ tức cho cổ đông để dành nguồn lực vốn cho tương lai. Thứ hai, các tổ chức tín dụng đẩy mạnh tiết giảm chi phí hoạt động nhờ sớm đầu tư thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại và tích cực cải cách thủ tục hành chính. Đặc biệt, phải kể tới sự hình thành ngân hàng số đem tới sự giản tiện cho người dùng. Cũng bởi có ngân hàng số và thanh toán điện tử mà lượng tiền mặt trong lưu thông chủ yếu luân chuyển giữa các tài khoản tại ngân hàng, giúp các tổ chức tín dụng gia tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn với lãi suất thấp. Nhờ đó, các tổ chức tín dụng có điều kiện tiết giảm chi phí huy động vốn đầu vào. Thứ ba, khác với trước kia, nguồn thu của ngân hàng chủ yếu là từ thu lãi vay thì nay, tỷ lệ thu từ dịch vụ tại các tổ chức tín dụng đều gia tăng, có ngân hàng thu dịch vụ đóng góp tới 40% vào lợi nhuận. Điều này phù hợp với xu thế quốc tế. Thứ tư, quá trình tái cơ cấu và xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng đang mang lại hiệu quả cao. Tới nay, 21 tổ chức tín dụng đã mua lại các khoản nợ đã bán cho Công ty Quản lý tài sản [VAMC], hoạt động trích lập dự phòng rủi ro cũng được tăng cường. Bên cạnh đó, sự ra đời của Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và hiệu quả trong điều hành kinh tế của Chính phủ đã giúp kinh tế tăng trưởng ổn định, những khoản nợ liên quan đến bất động sản, hoặc những bất động sản tồn đọng trước đây đều được xử lý nhanh và hiệu quả hơn. Đây là một trong những điểm quan trọng giúp phá tan “cục máu đông” nợ xấu, tạo điều kiện luân chuyển vốn trong nền kinh tế, giúp tăng tỷ lệ thu nhập bất thường ở các tổ chức tín dụng trong thời gian qua.   Thứ năm, bản thân các tổ chức tín dụng đã tích cực mở rộng hoạt động dịch vụ như ngân hàng đại lý, bảo hiểm và nhiều hoạt động khác giúp tăng thu nhập từ các hoạt động này. Thứ sáu, sau hơn một năm tổ chức thực hiện Thông tư số 01/2020/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định về việc các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ; miễn, giảm lãi, phí; giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19 đã giúp các tổ chức tín dụng tạm thời chưa phải trích lập dự phòng rủi ro nên cũng giảm được chi phí. Nếu trừ đi khoản này, lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm mạnh. Thứ bảy, lợi nhuận ngân hàng đang được tạm tính trên cả các khoản dự thu của khách hàng theo quy định hiện hành của pháp luật. Nếu khách hàng không trả được nợ thì ngân hàng phải thoái thu, lúc đó sẽ không được ghi nhận vào lợi nhuận nữa.

Phóng viên: Như ông đã phân tích lợi nhuận của ngân hàng đến từ nhiều nguồn khác nhau chứ không chỉ từ tín dụng. Nhưng liệu chênh lệch lãi suất huy động với lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng hiện có quá lớn?

Ông Nguyễn Quốc Hùng: Thực tế cho thấy, chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra có doãng ra trong năm 2021 nhưng độ doãng đó hợp lý và phù hợp với thực tế. Chênh lệch này chưa tính toán đến chi phí hoạt động và chi phí rủi ro.

Tỷ lệ vốn không kỳ hạn tăng thêm, chi phí giảm xuống, vốn điều lệ được bổ sung đảm bảo hệ số CAR là điều kiện cho ngân hàng giảm lãi suất. Nhưng việc giảm lãi suất cũng phải có bước đi, lộ trình phù hợp. Hiện tỷ lệ nợ trung và dài hạn tại các ngân hàng lên tới 40%. Do trước đây các khoản vay này đều có lãi suất cao, nên tới khi giảm lãi suất, bắt buộc phải thực hiện giảm từng bước hay giảm dần để đảm bảo tỷ lệ đủ bù đắp chi phí của tổ chức tín dụng. Mới đây, các tổ chức tín dụng đã đồng thuận giảm lãi suất trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp ước tính lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này có lợi trực tiếp cho các doanh nghiệp, từ đó tác động lớn tới toàn bộ nền kinh tế, hỗ trợ tích cực cho sự phát triển. Lợi nhuận đang được các tổ chức tín dụng cân nhắc sử dụng một cách chặt chẽ và kỹ lưỡng. Dù con số lợi nhuận cao nhưng tỷ lệ chia cổ tức của các ngân hàng chỉ trong khoảng từ 5-9%, thậm chí có ngân hàng nhiều năm nay chưa chia cổ tức. Chưa kể, ngân hàng luôn sẵn sàng chia sẻ lợi nhuận để đóng góp vào các hoạt động an sinh xã hội. Ngành ngân hàng đã đóng góp vào các quỹ và hoạt động phòng chống đại dịch COVID-19 do Đảng và Chính phủ phát động thời gian qua trên 1.400 tỷ đồng.

Phóng viên: Bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến khó lường ảnh hưởng ra sao tới hoạt động của ngành ngân hàng, thưa ông?

Ông Nguyễn Quốc Hùng: Ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 tới ngành ngân hàng là rất lớn đặc biệt là nguy cơ tiềm ẩn trong tương lai. Theo tôi biết, số nợ cơ cấu theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN và Thông tư 03/2021/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2020/TT-NHNN hiện nay là 347 nghìn tỷ đồng. Nhưng con số này khả năng sẽ còn lớn hơn.

Trước diễn biến phức tạp của đại dịch, thời gian tới, sức khỏe của doanh nghiệp và nền kinh tế sẽ hết sức khó khăn. Không chỉ riêng lĩnh vực giao thông vận tải, du lịch bị ảnh hưởng mà rất nhiều lĩnh vực khác cũng chịu tác động. Kể cả những đơn vị sản xuất kinh doanh có hiệu quả trước đây, dù có đơn hàng, có hợp đồng vẫn phải ngừng sản xuất kinh doanh, đóng cửa do công nhân bị nhiễm bệnh. Nền kinh tế và doanh nghiệp bị ảnh hưởng chắc chắn sẽ tác động trực tiếp đến ngân hàng. Doanh nghiệp sẽ không có tiền để trả nợ vay ngân hàng, trong khi ngân hàng phải tiếp tục trích lập dự phòng rủi ro theo Thông tư 03/2021 trong giai đoạn 3 năm. Như vậy, chắc chắn nợ xấu của ngân hàng sẽ phát sinh và gia tăng trong thời gian tới. Cần phải nhìn nhận, nợ xấu giai đoạn này có nhiều điểm khác so với năm  2008. Nguyên nhân gây ra không phải do yếu tố chủ quan mà là khách quan bởi dịch bệnh toàn cầu ảnh hưởng tới không chỉ Việt Nam mà cả toàn thế giới. Thêm nữa, trong bối cảnh các ngân hàng có trách nhiệm cơ cấu nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, miễn giảm lãi, phí… cho các khách hàng, thì ở góc độ khác, các doanh nghiệp viễn thông hay tổ chức thẻ quốc tế đều chưa có sự hỗ trợ cho ngân hàng trong việc giảm phí, dù phía ngân hàng đã nhiều lần có văn bản đề nghị. Nếu không có dịch COVID-19, những kết quả khởi sắc ngành ngân hàng đạt được là rất đáng trân trọng vì đã tái cơ cấu và từng bước xử lý nợ xấu thành công. Với việc đại dịch bùng phát như hiện nay, ngành ngân hàng lại tiếp tục sẵn sàng tâm thế bước vào cuộc tái cơ cấu mới với mức độ phức tạp hơn rất nhiều./.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!

Lê Phương [Thực hiện]

Video liên quan

Chủ Đề