Luyện tập chiếu dời đô

1. Chiếu được dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua nhưng trong Chiếu dời đô lại có những đoạn mang tính chất đối thoại, tâm tình. Điều này có mâu thuẫn không? Vì sao?

2. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi

3. Các câu phủ định sau đều dùng để biểu thị ý phủ định, điều đó đúng hay sai ? Khoanh tròn vào Đ [đúng] hoặc S [sai] với từng câu và giải thích lí do.

4. Có thể điền bất kì từ phủ định nào trong các từ không, chưa, chẳng vào chỗ trống trong các câu sau được không? Tại sao?

Bài Làm:

1. Trong Chiếu dời đô có những đoạn mang tính chất đối thoại, tâm tình giúp cho bài chiếu càng tăng thêm sức thuyết phục.

Quyết định dời đô là một quyết định trọng đại, vừa có tính chất ban bố, lại vừa có tính chất đối thoại, thăm dò ý kiến của quần thần == Điều này xóa nhòa đi khoảng cách vua - tôi, dễ tạo nên sự đồng cảm giữa nhà vua với thần dân.

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Chiếu dời đô Ngữ văn lớp 8, bài học tác giả - tác phẩm Chiếu dời đô trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.

A. Nội dung tác phẩm Chiếu dời đô

Tóm tắt:

Trong lịch sử Trung Quốc xưa kia nhà Thương, nhà Chu đã có nhiều lần dời đô và điều đó làm cho các triều đại đều hưng thịnh. Ở nước ta, hai nhà Đinh - Lê theo ý mình, khinh thường mệnh trời, không chịu dời đổi nên vận nước ngắn ngủi, nhân dân lầm than. Vì vậy, Lí Công Uẩn rất đau xót về việc đó, ông muốn dời đô ra Đại La để đất nước hùng mạnh hơn. Xét về địa lí, lịch sử, Đại La là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

B. Tìm hiểu tác phẩm Chiếu dời đô

1. Tác giả

- Lí Công Uẩn [974-1028], tức Lí Thái Tổ, người châu Cổ Pháp, Bắc Giang [Từ Sơn, Bắc Ninh].

- Là người thông minh, có chí lớn, lập được nhiều chiến công.

- Phong cách sáng tác: chủ yếu là để ban bố mệnh lệnh, thể hiện tư tưởng chính trị lớn lao, có ảnh hưởng đến vận nước.

2. Tác phẩm

a, Hoàn cảnh sáng tác:

- Năm 1010, Lí Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La. Nhân dịp này ông đã viết bài chiếu để thông báo rộng rãi cho nhân dân biết.

b, Bố cục : 3 phần

- Phần 1: Từ đầu → “không thể không dời đổi”: Lí do dời đô.

- Phần 2: Tiếp theo → “đế vương muôn đời”: Lí do chọn Đại La làm kinh đô.

- Phần 3: Còn lại: Quyết định dời đô.

c, Thể loại: Chiếu – là thể văn được vua dùng để ban bố mệnh lệnh.

d, Giá trị nội dung: Bài “Chiếu dời đô” phản ánh khát vọng của dân về một đất nước độc lập, thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.

e, Giá trị nghệ thuật:

- Là áng văn chính luận đặc sắc, viết theo lối biền ngẫu, các vế đối nhau cân xứng.

- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén.

- Dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục

- Có sự kết hợp hài hòa giữa lí và tình.

C. Sơ đồ tư duy Chiếu dời đô

D. Đọc hiểu văn bản Chiếu dời đô

1. Lí do dời đô.

- Cơ sở lịch sử :

+ Nhà Thương: 5 lần dời đô

+ Nhà Chu: 3 lần dời đô

- Mục đích:

+ Đóng đô ở nơi trung tâm

+ Mưu toan nghiệp lớn

+ Tính kế muôn đời cho con cháu

- Kết quả: vận nước lâu bền, phong tục phồn thịnh.

- Nhà Định – Lê đóng đô một chỗ là hạn chế

- Hậu quả: triều đại không bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ hao tốn, cuộc sống, vạn vật không được thích nghi.

→ Số liệu cụ thể, suy luận chặt chẽ

⇒ Dời đô là việc làm chính nghĩa, vì nước, vì dân, nghe theo mệnh trời, thể hiện thực lực và ý chí tự cường dân tộc.

Lí Công Uẩn [ 974 – 1028], tức vua Lí Thái Tổ là người sáng lập triều Lí trong lịch sử Việt Nam, quê ở Châu Cổ Pháp [ nay là xã Đình Bảng, Tỉnh Bắc Ninh]. Ông là người thông minh, nhân ái, có chí lớn và lập được nhiều chiến công. Dưới thời Tiền Lê, ông làm đến chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ.

Sau khi vua Lê Ngoại Triều qua đời, triều thần tôn Lí Công Uẩn lên ngôi lấy hiêụ là Thuận Thiên. Tháng 7 năm 1010, Lí Công Uẩn viết bài chiếu bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư [ nay thuộc tỉnh Ninh Bình] ra thành Đại La [ nay là Hà Nội]. Việc dời đô của vua Lí Thái Tổ là sự kiện trọng đại, mở ra một thời kì phát triển và cường thịnh của đất nước trong chế độ phong kiến.

2. Chiếu là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh cho quần thần hoặc toàn dân. Thể văn này có ở Trung Quốc từ thời cổ đại và đã truyền sang Việt Nam từ lâu đời. Chiếu có thể viết bằng văn xuôi, văn biền ngẫu hoặc văn vần, được công bố và đón nhận một cách trang trọng.

3. Chiếu dời đô thể hiện ý chí tự cường của dân tộc, khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, mở ra một thời kì hưng thịnh của đất nước.

B – Luyện tập.

Bài tập 1: Trắc nghiệm

1. Đặc điểm, ý nghĩa quan trọng nhất của thế chiếu là gì?

A. Lời ban bố [ mệnh lệnh, chủ trương, nhiệm vụ …] từ vua, triều đình xuống thần dân.

B. Nội dung của chiếu có thể là một chủ trương, đường lối, nhiệm vụ kế hoạch… mà vua và triều đình nêu ra.

C. Chiếu có thể được viết bằng văn vần, văn biền ngẫu hoặc văn xuôi.

D. Chiếu không thuần tuý là những mệnh lệnh mang tính chất áp đặt. Có khi chiếu được viết bằng giọng tâm tình, trao đổi, sử dụng lý lẽ để thuyết phục người đọc, người nghe.

2. Bài chiếu được viết theo thể văn nào?

A. Văn Xuôi                                                                   B.Văn vần

C. Văn xuôi có xen văn vần, văn biền ngẫu            D. Văn biền ngẫu

3. Vì sao khi mở đầu bài chiếu, Lí Công Uẩn lại phải nói đến những chuyện dời đô trong lịch sử Trung Quốc?

A. Đó là do thói quen

B. Đó là cách đặt vấn đề rất độc đáo của tác giả.

C. Đó là yêu cầu bắt buộc đối với thể chiếu.

D. Đó là cách đặt vấn đề dựa theo tâm lý đặc thù của con người thời trung đại [luôn noi theo tiền nhân, dựa vào mệnh trời…]

4. Theo Lí Công Uẩn, việc dời đô lần này nhằm mục đích gì?

A. Tiện cho việc chống giặc ngoại xâm.

B. Mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời.

C. Dựa theo ý trời.

D. Dựa theo ý muôn dân.

5. Trong bài chiếu, Lí Công Uẩn có nói đến việc hai nhà Đinh, Lê trước đó không chịu dời đô khỏi Hoa Lư. Xét về yếu tố khách quan, có thể giải thích điều đó như thế nào là hợp lý hơn cả?

A. Hoa Lư cũng là nơi rộng rãi, thích hợp với việc đóng đô.

B. Đóng đô ở Hoa Lư cũng là hợp với lòng trời, ý dân.

C. Thế và lực của hai nhà Đinh, Lê lúc đó chưa cho phép họ ra nơi đồng bằng, vẫn phải dựa vào núi non hiểm trở để chống giặc.

D. Các vị vua thời Đinh, Lê chưa thấy được tầm quan trọng của việc dời đô.

6. Để thuyết phục nhân dân đồng tình với ý định của mình, Lí Công Uẩn đã lựa chọn cách viết như thế nào?

A. Đưa ra những mệnh lệnh dứt khoát.

B. Dùng lời văn rõ ràng, ngắn gọn.

C. Dẫn ra các tấm gương tiêu biểu để mọi người noi theo .

D. Không viết theo kiểu ban bố mệnh lệnh mà dùng lý lẽ, dẫn chứng để thuyết phục.

Bài tập 2: Lí Thái Tổ đã đưa ra những lý lẽ nào để khẳng định thành Đại La xứng đáng là “ Kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”? Thực tiễn lịch sử gần một nghìn năm của đất nước có đúng như điều tiên đoán và khẳng định của tác giả Chiếu dời đôkhông?

Bài tập 3: Phân tích tư tưởng yêu nước trong bài Chiếu dời đô.

GỢI Ý

Bài tập 1: 1.A ,2.C, 3.D, 4.A, 5.C, 6.D

Bài tập 2: Bài chiếu khẳng định thành Đại La xứng đáng là “ Kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”, bởi vì:

+ Vị trí địa lí: ở trung tâm đất nước, mở ra bốn hướng nam, bắc, tây, đông; “ được cái thế rồng cuộn hổ ngồi”, “ lại tiện hướng nhìn sông dựa núi”.

+ Về địa thế: “ Rộng mà bằng”, “ đất đai cao mà thoáng”, tránh được cảnh ngập lụt.

+ Về vị thế chính trị, văn hoá: Là đầu mối giao lưu, “ Chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương”, là mảnh đất hưng thịnh “ Muôn vật cũng rất mực phong phú tối tươi”.

– Thực tiên lịch sử gần một nghìn năm qua đã cho thấy sự tiên đoán và khẳng định của vua Lí Thái Tổ về kinh đô Thăng Long là hoàn toàn đúng đắn. Thăng Long được chọn làm kinh đô của hầu hết các triều đại từ Lí, Trần, Hậu Lê, Mạc. Chỉ có triều Tây Sơn và triều Nguyễn chọn Phú Xuân [Huế] làm kinh đô. Suốt nhiều thế kỉ ở thời kì phát triển, hưng thịnh của đất nước Đại Việt, kinh đô Thăng Long thực sự là nơi tụ hội và tiêu biểu cho các giá trị văn hoá, vật chất và tinh thần của đất nước, là nơi “Lắng hồn núi sông” [Nguyễn Đình Thi], cũng là một đô thị sầm uất, đứng hàng đầu trong các đô thị nước ta thời phong kiến: “ Thứ nhất Kinh kì, thứ nhì phố Hiến”. Con người “ Chẳng thơm cũng thể hoa nhài – Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” [ ca dao]. Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Hà Nội được chọn làm Thủ đô của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, Tiếp đó là Thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay.

Chủ Đề