Lý nhân hà nam cách hà nội bao nhiêu km

Xã Hợp Lý nằm ở phía tây bắc của huyện Lý Nhân, hai mặt phía tây và phía bắc được bao bọc bởi sông Châu Giang [một phân lưu cũ của sông Hồng, ranh giới tự nhiên của Huyện Lý Nhân và thị xã Duy Tiên].

Hợp Lý nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 56 km [theo đường quốc lộ] về phía đông nam, cách thành phố Phủ Lý 14 km về phía đông, cách thành phố Hưng Yên 15 km về phía tây nam và cách thành phố Nam Định 30 km về phía tây bắc.

Bản đồ xã Hợp Lý [1]:

Vị trí địa lý:

  • Phía bắc giáp xã Trác Văn, thị xã Duy Tiên.
  • Phía đông giáp xã Chính Lý, huyện Lý Nhân.
  • Phía nam giáp xã Văn Lý, huyện Lý Nhân.
  • Phía tây giáp xã Yên Nam, thị xã Duy Tiên.

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Hợp Lý gồm 7 thôn: Kim Thượng, Phúc Thượng, Phúc Hạ 1, Phúc Hạ 2, Phúc Thủy, Thượng Châu, Chỉ Trụ. Trước năm 2019 xã có 18 xóm, ở 6 thôn là:Dũng Kim, Phúc Thượng, Phúc Hạ, Phúc Thủy, Thượng Châu, Chỉ Trụ.

Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Hợp Lý là một xã thuần nông, nhưng diện tích ruộng đất bình quân đầu người thuộc vào hạng thấp của tỉnh Hà Nam. Phần lớn đất tự nhiên phía tây và phía bắc của xã dọc theo sông Châu là nền đất bồi cao hơn, tạo nên các vườn cây ăn quả, cây công nghiệp và khu dân cư tập trung. Phía đông có nền đất thấp hơn làm ruộng cấy.

Hợp Lý trước đây là vùng đất chuyên canh chủ yếu cây công nghiệp như mía, đay và các loại cây công nghiệp ngắn ngày.

Ngành nghề thủ công truyền thống: Nghề tráng bánh đa, bánh phở, nấu rượu có từ lâu đời tạo việc làm cho hàng trăm người, bánh đa Phúc Hạ nổi tiếng được cung cấp đến nhiều nơi trên cả nước, hiện tại nhiều gia đình ở thôn Phúc Hạ vẫn duy trì cách tráng bánh đa, bánh phở bằng tay truyền thống mà không áp dụng các kỹ thuật tráng bánh đa, bánh phở công nghiệp mà nhiều địa phương khác áp dụng. Hiện nay, xã đang phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp gia công, giải quyết được nguồn lao động nông nhàn, tăng thêm nguồn thu nhập ổn định cho bà con nông dân, tạo tiền đề cho sản xuất công nghiệp. Trước đây còn nghề làm khuy trai nổi tiếng một thời, với những khuy áo làm từ vỏ con trai trai, trùng trục.... đẹp lóng lánh.

Văn hóa, giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Hợp Lý là một xã có 2 trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở, trường mầm non của xã được đặt ở các thôn.

Người con quê hương Hợp Lý có truyền thống yêu nước từ xa xưa điển hình tiêu biểu là Chí sĩ yêu nước Phạm Tất Đắc

Hợp Lý trước đây còn là nơi sơ tán của các đơn vị Bộ đội, Trại điều dưỡng thương binh Nam Hà và trường Trung cấp Bưu điện Truyền Thanh trung ương.

Hợp Lý là xã có phần lớn đồng bào theo đạo Phật. Ngoài ra còn có một số ít hộ gia đình theo đạo Thiên chúa.

Người Hợp Lý luôn tự hào với truyền thống văn hóa quê hương mình, Lò vật Phúc Châu của xã Hợp Lý được coi là một trong những cái nôi tiêu biểu của các lò vật tỉnh Hà Nam, các đô vật của xã Hợp Lý thường xuyên đại diện cho huyện Lý Nhân tham gia thi đấu các Giải vật Mùa xuân thượng võ tỉnh Hà Nam hàng năm.

Các công trình kiến trúc văn hóa như đình, chùa, nhà thờ,... đã được xây dựng theo các đơn vị làng từ cách đây hàng trăm năm. Nhiều công trình đã được nhân dân đóng góp tu bổ tôn tạo trong thời gian gần đây như: đình chùa thôn Phúc Thủy, chùa thôn Phúc Hạ, Chỉ trụ. Các công trình khác cũng đang được duy tu, bảo tồn, đảm bảo tốt cho các sinh hoạt tâm linh của người dân địa phương và tham quan, du lịch.

Giao thông[sửa | sửa mã nguồn]

Đường giao thông bộ đi qua xã- đường huyện 9716 đã được thảm nhựa đi qua đập Phúc. Hiện nay xã đã và đang nâng cấp các trục đường giao thông theo tiêu chí nông thôn mới.

Hợp Lý đã từng có đội thuyền vận tải thủy phục vụ vẫn chuyển lương thực thực phẩm, khai thác cát vật liệu xây dựng, đánh bắt thủy sản trên sông Châu Giang. Hiện nay, sau khi công trình cải tạo Tắc Giang, mở cống Phúc và cống Phủ Lý đã hoàn thành, việc nạo vét và nối lại giao thông đường thủy từ sông Hồng sang sông Đáy đi qua sông Châu, trả lại chức năng cho sông Châu mà xưa kia đã từng là huyết mạch giao thông và du lịch của vùng đồng bằng Bắc bộ.

Nếu bạn là một du khách yêu thích du lịch tâm linh, bạn không thể bỏ qua ngôi chùa Bà Đanh khi đến Hà Nam. Ngôi chùa đã quá nổi tiếng trong câu thành ngữ "Vắng như chùa Bà Đanh". Tuy nhiên, địa thế của chùa lại tuyệt đẹp.

Chùa Bà Đanh hay còn gọi “Bảo Sơn Tự”, nằm tại thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam. Chùa có diện tích khoảng 10ha, được xem là một trong những ngôi chùa đẹp và cổ kính nhất Hà Nam nói riêng và của miền Bắc nói chung.

Chùa Bà Đanh cổ kính

Ngay bên chùa Bà Đanh là núi Ngọc. Du khách có thể leo lên núi để ngắm cảnh đẹp bên sông Đáy.

Chùa nằm cách thành phố Phủ Lý khoảng 10 km theo hướng QL21B về phía Tây Nam, nhìn thẳng ra dòng sông Đáy. Chùa Bà Đanh thờ Phật, ngoài ra còn có tượng Nam Tào, Bắc Đẩu, Thái Thượng Lão Quân và tượng Pháp Phong theo tín ngưỡng dân gian Tứ Pháp của người Việt xưa.

Nếu bạn đi theo tuyến đường QL21B từ TP Phủ Lý, gần tới chùa Bà Đanh bạn sẽ đi qua cây cầu Cấm Sơn bắc qua sông Đáy. Cây cầu rất đẹp cho các bạn trẻ thích chụp ảnh.

Từ chùa Bà Đanh, du khách đi quay trở lại QL21B và đi tiếp chừng 5km sẽ đến khu du lịch Tam Chúc - Ba Sao. Mặc dù vẫn đang trong quá trình xây dựng nhưng khung cảnh non nước hữu tình nơi đây đáng để du khách ghé qua.

Khu du lịch Tam Chúc nằm tại thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng có diện tích 5.100 ha, với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ kì vỹ, ba mặt được bao bọc bởi dãy núi Thất Tinh hình tay ngai, dưới lòng hồ là 6 quả núi nhô lên in hình bóng nước. Bạn nên đi vào mùa sen nở để được thưởng ngoạn cảnh sắc nơi đây.

.jpg]

Đường vào khu Tam Chúc tuyệt đẹp với cảnh vật thanh vắng, hùng vĩ. Tuy nhiên, bạn nên không nên đến đây quá muộn vì khi mặt trời lặn sẽ khó tìm đường ra.

Những quả quả núi nhô lên in hình bóng nước khiến nơi đây được ví như Hạ Long trên cạn.

Đứng từ trên cao nhìn xuống, Tam Chúc được ví như Vịnh Hạ Long trên cạn. Sau khi hoàn thiện, Tam Chúc - Ba Sao sẽ được kết nối với chùa Bái Đính [Ninh Bình], chùa Hương [Hà Nội] tạo thành một "Tam giác vàng" về du lịch tâm linh, sinh thái bậc nhất Việt Nam.

Chùa đang tiếp tục được hoàn thiện.

Chùa Ba Sao rộng 44 ha bao gồm các hạng mục: điện Tam Thế, điện Pháp Chủ, điện Quan Âm, cổng Tam Quan kết hợp các tòa tháp [gồm 1 tháp cao 150 m; 2 tháp cao 100m bố trí đăng đối] đang được hoàn thiện.

Ngoài ra, trên trục đường đi chùa Bà Đanh và Tam Chúc, du khách có thể ghé qua Đền Trúc - Ngũ Động Thi Sơn thuộc địa phận thôn Quyển Sơn, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng. Đền nằm ven sông Đáy, ngay dưới chân núi Cấm.

Tuyến phía Bắc: Phủ Lý đi huyện Duy Tiên

Nếu du khách đi từ Hà Nội có thể ghé qua các điểm du lịch này vì huyện Duy Tiên giáp địa phận Hà Nội. Từ cầu vượt thị trấn Đồng Văn [Duy Tiên], du khách đi về phía Đông khoảng 15 km theo hướng đường đi cầu Yên Lệnh sẽ đến đền Lảnh Giang. Đây là ngôi đền theo tín ngưỡng thờ Mẫu nổi tiếng ở Hà Nam.

Cổng đền Lảnh Giang

Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu bên trong đền.

Đền nằm ở thôn Yên Lạc, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, thờ 3 vị tướng thời Hùng Vương thứ 18. Ðền Lảnh Giang tọa lạc trong khuôn viên có diện tích gần 3.000m­2, bao quanh là không gian xanh của vườn nhãn, đầm sen, bến nước.

Ðền chính có kiến trúc theo kiểu nội công, ngoại quốc bao gồm 3 tòa với 14 gian lớn, nhỏ. Trong đó, nổi bật nhất là tòa Trung đường được dựng theo kiểu chồng diêm hai tầng tám mái cong.

Xung quanh đền Lảnh Giang tại xã Mộc Nam còn có nhiều cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng mà du khách có thể dễ dàng ghé thăm như đền Đức Vua, chùa Yên Lạc, nhà thờ Lảnh Trì...

Nhà thờ Lảnh Trì

Cổng làng lụa Nha Xá

Làng Dệt lụa Nha Xá cũng nằm tại xã Mộc Nam. Vẻ đẹp của lụa tơ tằm Nha Xá không thua kém gì lụa Vạn Phúc, làm du khách thập phương say đắm. Tương truyền khi xưa, tướng Trần Khánh Dư đi thuyền qua đây, thấy đất tốt, dân lại nghèo nên ông đã chỉ cho dân cách trồng dâu, ươm tơ và dệt lụa.

Trên địa bàn huyện Duy Tiên, du khách còn có thể ghé thăm chùa Long Đọi Sơn có từ thời Lý hay làng trống Đọi Tam nổi tiếng.

Hồ nước ở trung tâm TP Phủ Lý

Nếu có nhiều thời gian, từ TP Phủ Lý du khách đi về huyện Lý Nhân có thể ghé thăm ngôi nhà Bá Kiến trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, đền Trần Thương thờ Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn được xây dựng vào năm 1783.

Đến với Hà Nam, một số món đặc sản bạn nên thử như bánh cuốn chả nướng, bánh canh cá rô [hầu hết chỉ bán ăn sáng]. Để mua về làm quà, bạn có thể mua chuối ngự Đại Hoàng, cá kho làng Vũ Đại - Đại Hoàng, Hòa Hậu [huyện Lý Nhân]...

Chủ Đề