Màn hình máy tính (màn hình không cảm ứng) là thiết bị vào hay ra

Hầu như hiện nay ai cũng quen thuộc với định nghĩa smartphone và ai cũng đã sử dụng qua ít nhất một chiếc smartphone đến từ các nhà sản xuất như LG, SAMSUNG, SKY, IPHONE, SONY... Hằng ngày chúng ta thao tác sử dụng nhiều nhất chính là phần màn hình cảm ứng nhưng ít ai biết được chính xác công nghệ cảm ứng chúng ta đang sử dụng xuất phát từ đâu và được trang bị những tính năng như thế nào, được nâng cấp ra sao? Và có bao nhiêu loại màn hình cảm ứng? Phân biệt màn hình cảm ứng?

Màn hình máy tính (màn hình không cảm ứng) là thiết bị vào hay ra

Xuất xứ của công nghệ màn hình cảm ứng

E.A. Johnson một nhà sinh thái học người Canada được cho là người đầu tiên phát minh ra công nghệ màn hình cảm ứng vào năm 1965 với khởi đầu là những bức ảnh và đồ thị được phát họa về màn hình ứng xuất bản vào năm 1967. Công nghệ này đã được cấp bằng sáng chế vào năm 1969, sau đó được các kỹ sư thuộc viện nghiên cứu CERN phát triển thêm và đưa vào sử dụng vào năm 1973.

Màn hình cảm ứng là lớp ngoài cùng, mặt bên trên của một chiếc điện thoại nơi hiển thị các thông tin, ứng dụng cho phép chúng ta thao tác bằng cách chạm đầu ngón tay vào trên lớp màn hình cảm ứng hoặc dùng bút cảm ứng như S-Pen của Samsung để thao tác.

Màn hình cảm ứng cũng chia ra thành nhiều loại như cảm ứng điện dung, cảm ứng điện trở, cảm ứng hồng ngoại... tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là 2 loại cảm ứng điện dung và cảm ứng điện trở được sử dụng nhiều nhất trên smartphone hay máy tính bảng, tv hiện nay. Vậy làm sao để phân biệt 2 loại màn hình cảm ứng này. Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn:

»» Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách xác định màn hình điện thoại bị lỗi

Phân biệt các loại màn hình cảm ứng điện dung và cảm ứng điện trở

✪ Cảm ứng điện trở

Cảm ứng điện trở là công nghệ cảm ứng dựa trên áp lực của ngón tay, bút cảm ứng hay bất kì vật gì để chạm vào màn hình. Cấu tạo của loại màn hình cảm ứng này gồm một tấm kính hoặc nhựa acrylic mỏng bao phủ hai lớp tương tác là lớp dẫn xuất điện và lớp cảm biến điện trở. Hai lớp này được phân tách bởi một lớp đệm gồm các điểm và khoảng trống mà mắt thường không thể nhìn thấy được.

  • Loại màn hình này chỉ hiển thị 85% độ sáng màn hình và chỉ hỗ trợ đơn điểm.
  • Các dòng máy trước đây trang bị loại cảm ứng này như Samsung Omnia i900, HTC Touch Diamond... do tính chất đồ bền cao, chịu được các môi trường thời tiết khắc nghiệt nên loại màn hình này còn được sử dụng trên các máy ATM hay thiết bị quân đội.

Màn hình máy tính (màn hình không cảm ứng) là thiết bị vào hay ra

Một số ưu và nhược điểm của loại màn hình cảm ứng điện trở:

 Ưu điểm: Có thể dụng bất kỳ vật nào để thao tác, giá thành sản xuất, gia công rẻ, độ bền cao

☞ Khuyết điểm: dễ trầy xướt, độ sáng kém, chỉ hỗ trợ cảm ứng đơn điểm, độ nhạy kém

»» Tham khảo thêm: Việc sử dụng miếng dán màn hình điện thoại có nên hay không?

✪ Cảm ứng điện dung

Đây là loại mà chúng ta đang sử dụng hằng ngày, trước đó loại công nghệ cảm ứng này vẫn chưa phổ biến do chi phí sản xuất cao, chưa có thiết bị phù hợp để ứng dụng. Về bản chất cảm ứng điện dung có 2 loại là cảm ứng điện dung đơn điểm và cảm ứng điện dung đa điểm. Chiếc điện thoại "đầu tiên" đã góp phần đưa công nghệ màn hình cảm ứng điện dung xuất hiện rộng rãi trên smartphone hiện nay chính là chiếc iphone 2G của Apple.

  • Càng về sau loại màn hình này đã thay thế hoàn toàn cho cảm ứng điện dung trên smartphone và máy tính bảng, tivi hay cả đồng hồ thông minh.
  • Lúc trước màn hình cảm ứng điện dung được chia ra làm nhiều lớp khiến nó khá dày khi đưa lên điện thoại do đó về sau nó được cải tiến bằng các công nghệ như InCell sẽ giảm bớt các lớp kính giữa đi gộp chung lại cho thiết kế mỏng hơn.

Ngoài ra các nhà sản xuất hiện này còn sử dụng loại kính cường lực  Gorilla đến từ nhà sản xuất Corning giúp tăng độ bền và khả năng chống trầy xướt tốt hơn cho điện thoại hay cao cấp hơn là kính Sapphire.

Màn hình máy tính (màn hình không cảm ứng) là thiết bị vào hay ra

Những ưu điểm và khuyết điểm của màn hình cảm ứng điện dung :

 Ưu điểm: hạn chế trầy xướt tốt, độ sáng cao, nhạy hơn Nhược điểm : Chi phí sản xuất cao, không hỗ trợ cảm ứng bằng các vật khác như bút, viết

Tổng kết:

Như vậy các nhà sản xuất ngày càng chiều lòng người dùng hơn bằng cách phát triển, nâng cấp phần cứng điện thoại ngày một mạnh mẽ, tiện dụng, độ bền cao giúp chúng ta có được một chiếc điện thoại có tuổi thọ cao nhưng cũng phải nói lại là hầu hết các trường hợp rơi vỡ màn hình phải đi sửa hoặc thay màn hình điện thoại đa phần là do người dùng bất cẩn. Một chiếc điện thoại bền ngoài yếu tốt cấu tạo còn qua cách sử dụng của người sử dụng.

>>> Trung tâm FASTCARE đang cung cấp dịch vụ thay màn hình iPhone 7 chính hãng với nhiều ưu đãi. Mời các bạn tham khảo!!!

Trong bài này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về màn hình cảm ứng, loại công nghệ tân tiến mà hiện nay đã trở nên vô cùng phổ thông trên rất nhiều loại thiết bị điện tử khác nhau.

Màn hình cảm ứng là gì?

Màn hình cảm ứng là một thiết bị đầu vào và thường được xếp lớp trên đỉnh của màn hình hiển thị điện tử của hệ thống xử lý thông tin. Người dùng có thể cung cấp thông tin đầu vào hoặc điều khiển hệ thống xử lý thông tin thông qua các cử chỉ chạm vào màn hình bằng một hoặc nhiều ngón tay hoặc bằng bút cảm ứng.

Nói đơn giản, màn hình cảm ứng là loại màn hình có thể hỗ trợ người dùng điều khiển thiết bị thông qua các thao tác chạm bằng tay hoặc bút cảm ứng. Lợi thế lớn nhất của công nghệ mới là giúp các thao tác trở nên trực quan, từ đó tăng diện tích hiển thị của thông tin, rút ngắn thời gian tương tác nhiều lần và thay đổi cách nhập liệu truyền thống.

Hiện nay, màn hình cảm ứng được trang bị nhiều nhất là trên smartphone, tuy nhiên cũng có thể được trang bị trên mọi loại thiết bị điện tử khác như TV, laptop, tablet, máy bỏ phiếu điện tử và hệ thống điểm bán hàng (POS).

Cấu tạo của màn hình cảm ứng

Có hai loại màn hình cảm ứng cơ bản là loãi điện dung và điện trở. Công nghệ màn hình cảm ứng điện trở hiện đã quá lỗi thời và không còn được sử dụng từ khá lâu, do đó phổ biến nhất trên thị trường đang là màn hình cảm ứng điện dung đa điểm kết hợp với tấm nền TFT hoặc IPS, cùng với bề mặt cảm ứng phủ một lớp kính cường lực có khả năng chịu va đập.

Màn hình cảm ứng sẽ được cấu tạo từ nhiều lớp tùy thuộc vào nhà sản xuất, nhưng lớp dưới cùng sẽ buộc là tấm nền hỗ trợ hiển thị. Tấm nền sẽ được phủ một hợp chất làm từ hỗn hợp dẻo, và có cấu tạo tùy vào màn hình mềm hoặc cứng khác nhau.

Phía trên tấm nền hiển thị là yếu tố để tạo độ sáng, tiếp đó là tấm nền IPS hoặc TFT, sau đó đến lớp cảm ứng và mặt trên cùng có thể là cường lực hoặc nhựa để bảo vệ màn hình. Lớp bảo vệ ở mặt trên cùng phổ biến nhất hiện nay đa phần đều là Gorilla Glass (Corning sản xuất) và Dragontrail (Asashi Glass sản xuất). Đây là loại kính mỏng, cấu tạo bởi hợp kim kiềm và aluminosilicate với độ bền cao hơn nhiều lần so với kính thông thường, có thể bảo vệ màn hình khỏi các chấn động thiết bị sẽ tiếp xúc trong quá trình sử dụng.

Nguyên lí hoạt động của màn hình cảm ứng

Màn hình cảm ứng sẽ gồm 3 thành phần chính để nhận các tín hiệu tác động từ bên ngoài, gồm cảm biến, phần cứng và phần mềm bên trong. Nhiệm vụ chính của màn hình cảm ứng là "xác định" vị trí với tọa độ XY khi có người dùng chạm, vuốt, kéo thả trên bề mặt.

Lớp cảm biến chính là phần ở trên cùng như đã đề cập. Tùy theo loại và nhà sản xuất, màn hình sẽ được thiết kế với cơ chế "tạo lưới" hay "giăng bẫy" để nhận biết tọa độ khi có tác động. Sự thay đổi điện áp, điện dung, điện trở khi có ngón tay chạm vào sẽ là cơ chế chính để màn hình nhận diện chính xác tọa độ XY.

Sau khi cảm biến nhận các tín hiệu "đầu vào", bộ điều khiển (các mạch điện tử) sẽ "dịch thuật" và gởi thông tin đến phần mềm bên trong smartphone. Mọi thứ được xử lí, tiếp đến trả về kết quả phản hồi cho và ra lệnh cho màn hình cảm ứng phải "nhảy" đúng vị trí trước đó - Độ nhạy của màn hình cảm ứng phụ thuộc vào các yếu tố cả về phần cứng, phần mềm và chất lượng của lớp cảm ứng.

Cùng với sự phát triển của công nghệ, màn hình cảm ứng giờ đây đã có giá thành rẻ hơn nhưng chất lượng và độ bền lại vượt trội hơn hẳn, đồng thời giữa giá rẻ và cao cấp cũng không có sự chênh lệch quá nhiều vào tấm nền. Thay vào đó, nên chọn thiết bị có góc nhìn tốt (tấm nền IPS), độ phân giải cao và màu sắc hài hòa, trung thực. 

Xem thêm: Màn hình IPS là gì và có những ưu nhược điểm gì?

Xem thêm: Cảm biến ánh sáng trên điện thoại là gì ?

Câu hỏi thường gặp

❓ Màn hình cảm ứng là gì?

Màn hình cảm ứng là loại màn hình có thể hỗ trợ người dùng điều khiển thiết bị thông qua các thao tác chạm bằng tay hoặc bút cảm ứng. Lợi thế lớn nhất của công nghệ mới là giúp các thao tác trở nên trực quan, từ đó tăng diện tích hiển thị của thông tin, rút ngắn thời gian tương tác nhiều lần và thay đổi cách nhập liệu truyền thống

🤔 Có mấy loại màn hình cảm ứng?

Có hai loại màn hình cảm ứng cơ bản, gồm điện dung và điện trở. 

  • Công nghệ màn hình cảm ứng điện trở đã quá cũ và trở lỗi thời, không còn được áp dụng từ khá lâu
  • Phổ biến nhất trên thị trường đang là cảm ứng điện dung đa điểm, với tấm nền TFT hoặc IPS, cùng với bề mặt cảm ứng phủ một lớp kính cường lực có khả năng chịu va đập

📱 Cấu tạo của màn hình cảm ứng là gì?

Cấu tạo màn hình cảm ứng sẽ gồm nhiều lớp, nhưng lớp dưới cùng sẽ buộc là tấm nền hỗ trợ hiển thị. Tấm nền sẽ được phủ một hợp chất làm từ hỗn hợp dẻo, và có cấu tạo tùy vào màn hình mềm hoặc cứng khác nhau.

Phía trên tấm nền hiển thị là yếu tố để tạo độ sáng, tấm nền IPS hoặc TFT được đặt tiếp theo, sau đó đến lớp cảm ứng và mặt trên cùng có thể là cường lực hoặc nhựa để bảo vệ màn hình.

Lớp bảo vệ ở mặt trên cùng phổ biến nhất hiện nay đa phần đều là Gorilla Glass (Corning sản xuất) và Dragontrail (từ Asashi Glass) , một loại kính mỏng, cấu tạo bởi hợp kim kiềm và aluminosilicate với độ bền cao hơn nhiều lần so với kính thông thường, có thể bảo vệ màn hình khỏi các chấn động thiết bị sẽ tiếp xúc trong quá trình sử dụng

✨ Nguyên lí hoạt động của màn hình cảm ứng là gì?

Nhiệm vụ chính màn hình cảm ứng là "xác định" vị trí với tọa độ XY khi có người dùng chạm, vuốt, kéo thả trên bề mặt