Máy ảnh nhóm View Camera sử dụng phim gì

Ngày nay, việc sở hữu một chiếc máy ảnh số đã không còn là điều quá xa vời đối với nhiều người. Máy ảnh số có nhiều ưu điểm hơn máy ảnh phim ở tính tiện lợi (chụp và chia sẻ), tiết kiệm (tính trên khoảng chi phí lâu dài) và gọn nhẹ (trọng lượng, lưu trữ). Tuy nhiên, chọn được một chiếc máy ảnh số sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng và túi tiền của mỗi người là điều không hề dễ.

Máy ảnh số ngày nay có thể tạm chia thành hai loại phổ biến: loại có thể tháo rời (và chuyển đổi qua lại) ống kính và loại ống kính liền hay còn gọi là máy ảnh du lịch.

Máy ảnh ống kính rời

Gồm có 2 phần chính: thân máy (body) và ống kính (lens) có thể tháo rời, cũng là đặc điểm dễ nhận dạng nhất của loại máy ảnh này. Máy ảnh ống kính rời thông dụng gồm có:

– DSLR: (Canon 60D, 600) là loại máy ảnh ống kính rời có gương lật, có kính ngắm quang.

– Mirrorless:  là loại máy ảnh không gương lật nên đa số ngắm chụp bằng màn hình LCD. Một số mẫu máy có thêm kính ngắm điện tử (electric viewfinder).

Máy ảnh ống kính rời thường sử dụng cảm biến lớn, có hệ thống ống kính rời đa dạng, đáp ứng mọi mục đích chụp nên cho chất lượng ảnh vượt trội. Tuy vậy, sử dụng máy ảnh ống kính rời phức tạp hơn nhiều so với máy ảnh du lịch, bởi có nhiều thiết lập yêu cầu người cầm máy phải có các kiến thức cơ bản về nhiếp ảnh.

Máy ảnh nhóm View Camera sử dụng phim gì

Máy ảnh ống kính rời đơn phản xạ (Digital – Single Lens Reflex) có cấu tạo cực kỳ phức tạp.

Máy ảnh nhóm View Camera sử dụng phim gì

Chú thích: 1 – Hệ thấu kính (ống kính máy ảnh) 2 – Gương phản xạ 3 – Cửa sập mặt phẳng lấy nét, hay còn gọi là màn sập/màn chập (trập) 4 – Sensor (cảm biến) 5 – Màng mờ 6 – Lăng kính condenser 7 – Lăng kính 5 cạnh

8 – Lỗ ngắm

Nguyên tắc hoạt động:

Với mục đích căn hình, gương sẽ phản xạ ánh sáng đến từ ống kính một góc 90 độ. Sau đó ánh sáng được phản xạ 2 lần bởi hệ thống phản xạ điều chỉnh sao cho mắt của người chụp ảnh có thể thấy được. Trong quá trình phơi sáng, gương sẽ được nâng lên và khẩu độ đóng lại (khi khẩu được thiết lập nhỏ hơn khẩu độ tối đa của ống kính), và cửa sập mở, cho phép ánh sáng đi qua ống kính vào cảm biến ảnh. Tiếp theo cửa sập sẽ đóng lại, che cảm biến, kết thúc quá trình phơi sáng, và gương hạ xuống. Thời gian gương nâng lên được gọi là khoảng thời gian tối ở ống ngắm hay còn gọi là thời gian chụp (tốc độ chụp). Hệ thống gương và cửa sập hoạt động nhanh được sử dụng cho việc chụp ảnh với tốc độ cao.

Máy ảnh du lịch (Point and shot)

Là loại máy ảnh gọn nhẹ, dễ sử dụng đúng như tên gọi: “bấm và chụp”, ống kính gắn liền không thể tháo rời hay thay đổi, không có gương lật và do đó không có kính ngắm quang (optical viewfinder) mà thường chỉ có màn hình LCD. Máy sử dụng cảm biến nhỏ, vì thế chất lượng ảnh kém hơn nhiều máy ảnh ống kính rời.

Cảm biến máy ảnh số

Cảm biến là bản mạch bán dẫn có khả năng cảm nhận ánh sáng chiếu lên trên nó, nhờ đó mà hình ảnh được ghi nhận dưới dạng mã hóa điện tử (kỹ thuật số). Như vậy về bản chất, cảm biến máy ảnh số đã làm nhiệm vụ của phim nhựa và màn trập trên máy ảnh cơ.

Cảm biến của máy ảnh ống kính rời thông thường gồm ba loại, có kích thước giảm dần: Full Frame, APS-C và Four-Thirds. Cảm biến Full Frame là loại cảm biến được gắn trên những thân máy ảnh cao cấp nhất, kích thước của chúng bằng với kích thước của 1 khung phim trong cuộn phim 35mm thường dùng. Cảm biến APS-C nhỏ hơn 1.5 lần, trong khi đó cảm biến Four-Thirds hay micro Four-Thirds nhỏ hơn 2 lần.

Máy ảnh nhóm View Camera sử dụng phim gì

Tương quan kích thước các loại cảm biến máy ảnh.

Sự khác biệt về kích thước này dẫn đến một khái niệm gọi là “Crop Factor” (Hệ số cắt / Hệ số cúp). Hiểu đơn giản là khi chụp ở cùng 1 điều kiện y hệt nhau (tiêu cự ống kính, khoảng cách, góc chụp, v..v..) thì diện tích khung hình mà cảm biến APS-C và Four-Thirds thu được sẽ tương ứng nhỏ hơn 1.5 lần và 2 lần so với cảm biến Full Frame. Do đó, nếu muốn thu được hình ảnh y hệt nhau thì người dùng cảm biến APS-C (hay Four-Thirds) sẽ phải đứng xa hơn người dùng cảm biến Full Frame 1.5 (hay 2) lần khoảng cách đến chủ thể, hoặc sử dụng ống kính có tiêu cự ngắn hơn 1.5 (hay 2) lần tiêu cự ống kính gắn trên Full Frame.

Tất cả các ống kính máy ảnh hiện nay đều ghi tiêu cự theo tiêu cự tiêu chuẩn của máy phim, tương đương với kích thước cảm biến Full Frame.

Thông số về tiêu cự ghi trên ống kính máy ảnh đều theo “chuẩn 35mm” – nghĩa là chuẩn trên cảm biến Full Frame. Bởi vậy, khi sử dụng trên các máy có cảm biến nhỏ hơn, bạn phải nhân chúng với hệ số cắt tương ứng để được tiêu cự thực tế.

Ví dụ: ống kính có tiêu cự 24mm khi gắn trên máy APS-C sẽ tương đương với tiêu cự 24mm X 1.5 = 36mm trên máy Full Frame.

Các máy ảnh ống kính rời có cảm biến Full Frame là loại máy ảnh cho chất lượng ảnh chụp cao nhất, và giá thành cũng thường đắt nhất, lên đến hàng nghìn USD. Đây thường là lựa chọn của những người theo đuổi nhiếp ảnh nghiêm túc, hoặc làm nghề liên quan tới nhiếp ảnh. Trong khi đó máy ảnh du lịch có giá thành trải dài từ khoảng 1000 USD cho đến 100-200 USD. Máy ảnh du lịch sử dụng cảm biến loại rất nhỏ, thường chỉ thích hợp với mục đích lưu giữ lại những khoảnh khắc kỷ niệm hay chia sẻ cùng bạn bè, gia đình mà thôi.

Theo genk

Máy ảnh phản xạ ống kính đơn (tiếng Anh: Single-lens reflex camera, SLR), máy ảnh ống kính đơn phản xạ, hay máy ảnh ống kính rời... là thuật ngữ để chỉ dòng máy ảnh dùng một tấm gương di chuyển được, đặt giữa ống kính và phim để chiếu hình ảnh thấy được qua ống kính lên một màn ảnh mờ để người dùng lấy nét. Hầu hết các máy ảnh SLR dùng một lăng kính năm cạnh hoặc gương 5 cạnh ở trên đỉnh máy để quan sát ảnh qua ống ngắm, cũng có những kiểu ngắm khác như là ngắm ở ngang thân hay lăng kính Porro.

Máy ảnh nhóm View Camera sử dụng phim gì

Hình cắt chiếu ngang của hệ thống SLR

Màn trập trong hầu hết các máy ảnh SLR thời nay được đặt ngay trước mặt phẳng hội tụ. Nếu không, người ta phải dùng thêm các cơ chế để ngăn ánh sáng lọt tới phim giữa các lần chụp. Ví dụ, máy Hasselblad 500C dùng một màn trập phụ ngoài màn trập trong ống kính.

Hình cắt chiếu ngang của các thành phần quang học của một máy ảnh SLR cho thấy ánh sáng đi qua ống kính (1), bị phản xạ ở mặt gương (2) và chiếu lên màn ảnh mờ (5). Qua thấu kính thu nhỏ (6) và phản xạ bên trong lăng kính năm cạnh ở trên đỉnh (7) ảnh hiện lên ở lỗ ngắm (8). Khi chụp ảnh, tấm gương di chuyển theo chiều mũi tên, màn trập ở mặt phẳng hội tụ (3) mở ra và ảnh được chiếu lên phim hay bộ cảm biến giống hệt như ảnh trên màn ảnh mờ.

Điều khác biệt giữa máy ảnh SLR với các loại máy ảnh khác là người chụp ảnh nhìn thấy hình ảnh qua lỗ ngắm giống hệt như hình ảnh trên phim hay bộ cảm biến.

Kể từ khi công nghệ này trở nên phổ biến trong những năm thập niên 70, SLR trở thành loại máy ảnh chính được các nhiếp ảnh gia nghiệp dư cũng như chuyên nghiệp dùng, mặc dù có một số nhiếp ảnh gia chụp ảnh phong cảnh thích loại máy ảnh ngắm thẳng.

Máy ảnh nhóm View Camera sử dụng phim gì

Olympus OM-2

Mục lục

  • 1 Lịch sử
  • 2 Khổ phim
  • 3 Những đặc điểm chung
  • 4 Ưu điểm
  • 5 Nhược điểm
  • 6 Xem thêm
  • 7 Tham khảo
  • 8 Liên kết ngoài

Lịch sửSửa đổi

Máy ảnh SLR cho phim cỡ lớn được chế ra đầu tiên vào đầu thế kỷ 20. Ihagee Kine-Exakta là máy ảnh SLR 35mm đầu tiên và nó rất có ảnh hưởng. Các kiểu máy Exakta sau đó đều dùng cách ngắm ngang thân và được sản xuất cho tới Thế chiến thứ hai. Một ông tổ khác của các máy ảnh SLR hiện đại là Alpa của Thuỵ sĩ, có cải tiến và ảnh hưởng tới các máy ảnh Nhật sau này. Giải pháp lỗ ngắm ở trên được phát minh ở Hungary trong chiến tranh, chính xác là ngày 23 Tháng tám năm 1943 bởi Jenő Dulovits. Máy ảnh 35mm đầu tiên có lỗ ngắm ở trên là Duflex, thiết kế bởi Dulovits. Máy này dùng một hệ thống gương để chiếu một ảnh đúng chiều lên lỗ ngắm ở trên. Duflex được sản xuất hàng loạt năm 1948, và là máy ảnh SLR đầu tiên trên thế giới có tấm gương tự trở về vị trí ngay lập tức (sau khi chụp).

Máy ảnh SLR đầu tiên sản xuất hàng loạt với lăng kính năm cạnh trên đỉnh là Contax S của Đông Đức, năm 1949.

Người Nhật tiếp tục phát triển SLR. Năm 1952, Asahi làm Asahiflex, và Asahiflex IIB năm 1954. Năm 1957, Asahi Pentax giới thiệu máy ảnh SLR với lăng kính cố định và cần lên phim ở ngón tay cái bên phải. Nikon, Canon và Yashica cũng giới thiệu những mẫu đầu tiên của họ trong năm 1959 (hiệu F, Canonflex, và Pentamatic).

Bộ đo sáng qua ống kính (through-the-lense, TTL) xuất hiện trên các máy ảnh SLR vào đầu những năm 60 với Topcon RE Super (đo điểm) năm 1962 và Pentax Spotmatic (đo trung bình có trọng số trung tâm). Kế tiếp là tính năng tự canh sáng được giới thiệu năm 1971 ở máy Pentax Electro Spotmatic và phổ biến vào năm 1976 với Canon AE-1 Program, một trong những máy bán chạy nhất trong lịch sử. Không lâu sau là tính năng tự canh sáng theo các chương trình. Điện tử, tự động hoá và thu gọn, kể cả lên phim, trả phim bằng động cơ được ứng dụng ngày càng nhiều trong những năm 197x và 198x.

Tự động lấy nét Máy ảnh tự động lấy nét bằng phương pháp so sánh qua ống kính đầu tiên là Pentax ME-F. Máy Minolta Maxxum 7000 xuất xưởng năm 1985 là cái đầu tiên có tự lấy nét bằng động cơ, lên phim bằng động cơ, từ đó tính năng này trở thành tiêu chuẩn của máy SLR. Các nhà sản xuất khác đều tham gia thị trường tự lấy nét.

Từ cuối thập kỷ 1980, sự cạnh tranh và những cải tiến kỹ thuật làm cho các máy ảnh thông minh hơn với những cách đo sáng tiên tiến, và có sự liên lạc giữa các thành phần của máy. Phần giao tiếp với người sử dụng cũng thay đổi nhiều: thay kim chỉ thị và LED bằng LCD hiện nhiều thông tin hơn trong lỗ ngắm cũng như trên thân máy. Các nút vặn và nút bấm thay thế các vòng chỉnh màn trập và độ mở ống kính. Một số máy còn có tính năng chống rung giúp cho chụp ảnh với tốc độ chậm hơn mà không cần phải kê máy cố định.

Máy ảnh SLR số

Canon, Nikon, Samsung, Pentax, và Minolta đã sản xuất máy SLR số tương thích với các máy SLR phim của họ (gần đây Konica-Minolta bán bộ phận sản xuất máy ảnh SLR của họ cho Sony), trong khi Olympus và Panasonic giới thiệu những máy SLR số riêng, đó là thế hệ máy Bốn phần ba.

Khổ phimSửa đổi

Máy ảnh SLR được sản xuất cho hầu hết các khổ phim cũng như cho cảm biến số. Hầu hết các máy ảnh SLR dùng phim khổ 35mm, vì khổ này tối ưu giữa chất lượng ảnh, kích thước và giá. Máy ảnh SLR với cỡ phim trung cho ảnh chất lượng cao hơn. Máy ảnh SLR số xuất hiện vào cuối thập kỷ 90 và tới năm 2006 thì được dùng bởi hầu hết các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp cũng như nghiệp dư. Những máy ảnh SLR thời đầu được làm để dùng cỡ phim lớn nhưng hầu hết đều đã bị đào thải. Một số ít máy ảnh SLR dùng hệ phim APS, nhưng không phổ biến lắm. Cũng có máy SLR cho khổ phim nhỏ 110.

Những đặc điểm chungSửa đổi

Những đặc điểm nữa của các máy ảnh SLR là đo sáng qua ống kính và điều khiển đèn chớp rất tinh vi. Nhiều kiểu máy trên thị trường hiện nay đo ánh sáng thật sự tới phim và đóng màn trập khi đã đủ sáng.

Tương tự, chúng còn có thể phát ra nhiều chớp đèn ngắn, tính lượng ánh sáng dội trở lại từ đối tượng chụp, rồi mới phát ra một chớp vừa đủ cho tấm ảnh đẹp. Những máy tinh vi hơn còn giúp nhiếp ảnh gia cân bằng giữa đèn chớp và ánh sáng tự nhiên có sẵn để ra những kiểu ảnh theo yêu cầu. Những tính năng này được đưa vào những máy SLR hạng cao cấp trước rồi từ từ xuất hiện trên các máy kiểu khác.

Ưu điểmSửa đổi

Nhiều ưu điểm của máy ảnh SLR liên quan đến việc ngắm qua ống kính. Những máy ảnh kiểu khác không có khả năng này, người chụp phải ngắm qua một lỗ ngắm nằm cạnh ống kính và thấy hơi khác với hình chụp. Dùng máy SLR thì có thể tin chắc rằng ngắm thế nào thì chụp ra thế đó. Không có hiện tượng thị sai, độ nét được thấy trước khi chụp ở máy SLR nhất là khi chụp macro và khi dùng ống kính tele. Độ sâu vùng chụp có thể thấy ngay khi chỉnh độ mở ống kính. Nhiều cỡ ống kính và phụ tùng được sản xuất cho máy SLR.

So với những máy ảnh kiểu gọn hạng rẻ tiền, máy ảnh SLR hạng rẻ nhất cũng có nhiều độ mở ống kính hơn và ống kính mở rộng hơn (thường vào cỡ f/1,4 tới f/1,8 với ống kính 50mm). Như vậy nhiếp ảnh gia có thể chụp ảnh ở nơi ít sáng mà không cần đèn chớp, và có thể chọn độ sâu vùng chụp nhỏ, rất tiện để làm mờ nền đằng sau đối tượng chụp, làm nổi đối tượng hơn. Cách này thường được dùng để chụp ảnh chân dung.

Nhiều ống kính thay thế làm cho máy ảnh có thể dùng được trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, làm cho nhiếp ảnh gia có nhiều cách để thu hình hơn loại máy đơn giản. Ngoài ra, SLR có những ống kính với tiêu cự rất dài. Như vậy có thể chụp từ rất xa, rất tiện để chụp những đối tượng nguy hiểm (động vật hoang dã), hoặc khi không thể đến gần đối tượng.

Nhược điểmSửa đổi

Vì vướng gương và lăng kính, máy ảnh SLR không thể làm nhỏ gọn như các loại máy ảnh khác, như là máy kiểu gọn tự lấy nét và máy ảnh số với màn ngắm điện tử. Gương cũng cản không cho đặt ống kính gần phim hay bộ cảm biến, nghĩa là không thể làm ống kính wide một cách đơn giản, mà phải dùng kiểu ống kính tele ngược, kém hơn.

Gương của máy ảnh SLR che mất lỗ ngắm khi đang chụp. Ngoài ra việc di chuyển gương làm cho tốc độ chụp tối đa bị giới hạn, gương còn gây ồn và rung. Một số máy SLR dùng gương phản xạ một phần để tránh nhược điểm này, ví dụ như Canon Pellix, nhưng nó lại làm giảm lượng ánh sáng thu được. Để tránh ồn và rung, một số máy ảnh chuyên nghiệp có chế độ khoá gương, nhưng như vậy sẽ che hoàn toàn lỗ ngắm.

Hầu hết các máy ảnh SLR số không cho xem ảnh trên màn hình LCD trước khi chụp, như máy ảnh số gọn hay máy ảnh số lai. Như vậy chỉ có cách đưa mắt vào lỗ ngắm để chuẩn bị chụp (ngoại lệ là máy Olympus E-330, Panasonic DMC-L1, Leica Digilux 3). Cũng không có chức năng quay phim. Cho tới năm 2006, công nghệ bộ cảm biến và màn hình vẫn chưa khắc phục được nhược điểm này để máy ảnh số SLR được chấp nhận rộng rãi bởi thị trường chuyên nghiệp và nghiệp dư cao cấp.

Giá của máy ảnh SLR thường đắt hơn các kiểu máy khác vì các cơ cấu phức tạp bên trong. Tính thêm các phụ tùng như đèn chớp, ống kính các cỡ thì còn đắt hơn nữa. Do đó số tiền cần cho một bộ máy SLR vượt quá khả năng của nhiều người chụp ảnh không chuyên.

Ngoài ra còn phải kể đến mức độ hư hỏng cũng cao hơn các kiểu máy đơn giản có chất lượng tương đương khác vì có nhiều chi tiết chuyển động bên trong. Tuy nhiên vì máy ảnh SLR không dành cho dân nghiệp dư, nên nó thường được làm theo những tiêu chuẩn cao hơn các kiểu máy khác, do đó thật sự thì bền chắc hơn. Bởi vì máy SLR thay ống kính được nên có khả năng lọt bụi bẩn vào thân máy gây kẹt gương, thậm chí làm kẹt hệ thống lấy nét của ống kính. Để giảm bớt một phần nguy cơ này, một số máy ảnh số có bộ phận tự lau bộ cảm biến.

Xem thêmSửa đổi

  • Category:SLR cameras
  • Twin-lens reflex camera
  • View camera
  • Box camera
  • Rangefinder camera
  • Zeiss Ikon
  • Digital SLR

Tham khảoSửa đổi

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Thảo luận về máy ảnh - Diễn đàn nhiếp ảnh Lưu trữ 2007-08-21 tại Wayback Machine's
  • Contax History, Part II.
  • Digital Lens Multiplier Effect Calculator Calculate the Field of View of a 35mm lens when used on a digital SLR