Mẹo chữa con thức đêm

Mẹ bơ phờ, stress nặng, mất sữa vì thức suốt đêm cùng con

Liên tục cả tuần qua, chị M. đưa con đi khám hết bệnh viện này đến bệnh viện khác nhưng bé… một mực không chịu ngủ vào buổi tối.

Than với bác sĩ, chị M. kể: “Hiện bé gần 5 tháng tuổi. Càng ngày bé càng trái giấc, chỉ toàn ngủ sáng, đêm mở mắt thao láo. Gần đây, bé sốt rồi khóc thét suốt đêm, em lên mạng học các mẹo chữa trẻ ngủ ngày thức đêm nhưng không hiệu quả".

Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Bùi Thị Thủy Tiên, trẻ bị rối loạn giấc ngủ, ngủ không đủ giấc dễ ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ.

Theo chị M., xót con bao nhiêu chị stress vì chồng bấy nhiêu. Chồng chị vẫn trông con cùng, nhưng luôn bực tức, cáu gắt. 

Không chỉ riêng chị M., nhiều bà mẹ dù có con đầu, con thứ đều mệt mỏi khi tìm mọi cách rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm. 

Về vấn đề này, bác sĩ CKII Bùi Thị Thủy Tiên – Trưởng khoa Sơ sinh, Bệnh viện Hùng Vương TP.HCM – cho biết: “Có thể bé đang bị rối loạn giấc ngủ. Trẻ ngủ không đủ giấc sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của não, tuyến yên, tuyến giáp, kích động thần kinh… mà còn khiến trẻ dễ stress, căng thẳng nên quấy khóc liên tục. 

Thực tế, các bà mẹ luôn tìm cách tập cho trẻ ngủ ban đêm nhưng không chú ý trước khi tập ngủ, phải tập cho trẻ nhận biết ngày - đêm để trẻ có đồng hồ sinh học riêng, giấc ngủ sẽ sâu hơn”.

Theo bác sĩ Tiên, thông thường, trẻ sơ sinh ngủ 8 tiếng ban ngày và 8 tiếng ban đêm. Càng lớn, trẻ dần chuyển sang ngủ đêm nhiều hơn.

Trẻ từ 6 tuần - 8 tuần tuổi đã có thể tập ngủ nhưng rất khó khăn vì lúc này giấc ngủ vẫn chưa ổn định. 4 tháng tuổi là độ tuổi thích hợp nhất để luyện ngủ cho trẻ. Trong giai đoạn tập ngủ, phòng ngủ cho trẻ nên có ánh sáng tự nhiên để trẻ nhận biết ngày, đêm. 

Thời gian ngủ ngày, đêm của trẻ theo từng giai đoạn

Tập cho trẻ nhận biết ngày - đêm

Ban ngày, sau khi kéo màn cửa, các mẹ bế trẻ ra phía cửa sổ đón nắng, chơi với trẻ, cho trẻ nghe tiếng xe cộ, tiếng nhộp nhịp xung quanh. Lúc trẻ bú, mẹ nên lay trẻ để điều chỉnh thói quen ngủ, không bắt trẻ phải thức suốt nhưng rút ngắn thời gian ngủ trái giờ của trẻ bằng cách chơi với trẻ, lay nhẹ…

Nơi bé nằm, không đặt đèn suốt từ sáng đến tối, như vậy đồng hồ sinh học của trẻ không nhận biết sự chuyển biến của thời gian. Đồng hồ sinh học “không chạy” đồng nghĩa với việc trẻ cũng bị “đứng giờ ngủ”.

Việc để đèn liên tục cũng dễ khiến trẻ bị căng thẳng, stress và quấy khóc không ngừng. Tránh trường hợp để trẻ ngủ bù vào ban ngày vì thấy ban đêm trẻ thức khuya, điều này càng khiến trẻ có thói quen ngủ ngày, thức đêm, hoặc ngủ li bì bất kể giờ giấc.

Có nhiều cách để tập cho trẻ dễ đi vào giấc ngủ như massage, hát ru, đọc truyện,...

Khi đêm xuống, người lớn không nên chơi nhiều với trẻ, giảm tiếng ồn, tắm bằng nước ấm để trẻ dễ ngủ, tắt đèn để trẻ biết ban đêm. Tập ngủ cho trẻ bằng massage, nghe nhạc, hát ru, hay những âm thanh đều đều như tiếng tivi, tiếng quạt máy… Đặc biệt, mẹ cho trẻ ngủ trước 9 giờ tối để ngủ ngon và sâu hơn.

“Mỗi đứa trẻ có một “nết ngủ” khác nhau, có trẻ thích yên lặng, có trẻ thích ánh sáng, có trẻ lại thích tiếng ồn tivi… Bản thân tôi cũng rất vất vả vì con trai cứ thức trắng. Khi quan sát mới phát hiện, cháu chỉ ngủ khi được đặt lên xe và chở vài vòng, cháu thích tiếng ồn xe cộ.

Vì vậy, trước khi tập ngủ, các bà mẹ nên quan sát trẻ thích hợp với tác động nào. Tuy nhiên, phải tránh những kích động mạnh. Đồng thời, cha mẹ nên cất những vật dụng, tranh ảnh dễ thu hút sự chú ý khiến trẻ chăm chú không chịu ngủ", bác sĩ Tiên chia sẻ.

Khi trẻ thiu thiu ngủ, hãy đặt lên nôi để tạo thói quen ngủ riêng, không phụ thuộc vào người lớn

Ba mẹ phải cho trẻ ngủ riêng để không phụ thuộc vào người lớn, không nên ẵm bồng, đặt lên vai khi dỗ trẻ ngủ. Thậm chí, cha mẹ không ôm ấp, hôn trẻ trước và trong khi ngủ sẽ khiến trẻ “quen hơi” và thức khóc thét khi thức giấc nếu không thấy ai.

Trong lúc trẻ ngủ, không nên cho bú, vì lúc này các cơ quan, não bộ của trẻ cần được nghỉ ngơi. Mẹ ép bú sẽ khiến trẻ bị sặc, nôn ói, thức giấc và quấy khóc. Khi trẻ đã thức vì bị kích thích sẽ rất khó để ru ngu trở lại.

Bác sĩ Tiên khuyến cáo: “Không nên áp dụng các mẹo dân gian chữa trẻ thức đêm như: đặt dao, kéo, roi dâu, chổi, giẻ lau… ở gần nơi nằm của trẻ. Những vật dụng này không đảm bảo vệ sinh, còn sẽ khiến trẻ gặp nguy hiểm nếu với tới.

Thói quen ngủ ngày thức đêm thường diễn ra trong bụng mẹ, nhưng nếu trẻ vẫn giữ thói quen đó, hoặc bị rối loạn giấc ngủ kéo dài, các bà mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế có chuyên khoa thần kinh để thăm khám cho trẻ”.

Phạm An

Làm sao để có mẹo chữa trẻ thức đêm? Mẹo chữa trẻ thức đêm luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bà mẹ bởi vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé mà còn ảnh hưởng đến nhịp sống của cả gia đình.

Bố mẹ lo lắng vì đã làm mọi cách để bé ngủ mà bé vẫn thức đêm. Hãy theo dõi bài viết sau đây để cùng Poliva khám phá những bí quyết vàng giúp trẻ có giấc ngủ sâu giấc và không quấy khóc về đêm.

Vai trò của giấc ngủ đối với trẻ

Đối với trẻ con, giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng quyết định sự phát triển của chúng. Giấc ngủ có ngon giấc thì trẻ mới phát triển khỏe mạnh, không bị sút cân. Nhiều bà mẹ mặc kệ con thức bởi như vậy bé mới không nhõng nhẽo và ngoan,thế nhưng đó là một sai lầm lớn. Bỏ mặc trẻ thức đêm sẽ để lại những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bé yêu.

Hậu quả khôn lường của việc thức đêm đối với trẻ

Ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ

Bé chậm phát triển chiều cao vì thức đêm

Sau 12 giờ đêm, hormone tăng trưởng trong cơ thể trẻ được tiết ra ở mức độ cao nhất khi trẻ ngủ say, do đó nếu giấc ngủ trẻ không được đảm bảo, lượng hormone tiết ra sẽ không đủ và trẻ sẽ chậm phát triển về chiều cao. Lời khuyên cho các mẹ chữa trẻ thức đêm là nên tập cho trẻ thói quen đi ngủ trước 10h tối để trẻ có một giấc ngủ sâu và ngon nhất.

Ảnh hưởng đến tinh thần

Làm sao trẻ có thể tỉnh táo vào sáng hôm sau nếu như thức đêm, vì vậy mà trẻ hay cáu gắt, nhăn nhó vào buổi sáng hôm sau cũng là điều các mẹ dễ cảm nhận được. Trẻ không ngủ ngon giấc sẽ dễ dàng bị kích động tâm trạng, nhịp tim tăng và ảnh hưởng đến tim mạch.

Sức đề kháng suy giảm

trẻ suy giảm sức đề kháng vì thức đêm

Mất ngủ đêm dài sẽ khiến cho cơ thể của bé không được nghỉ ngơi đầy đủ, làm cho bé thiếu sức đề kháng, không đủ chống lại các mầm bệnh và dễ gây ốm.

Gây chứng béo phì ở trẻ nhỏ

Thức đêm gây ra triệu chứng béo phì ở trẻ nhỏ

Người ta thường lầm tưởng rằng thức đêm nhiều sẽ khiến trẻ trở nên gầy rộc, nhưng một nghiên cứu khoa học cho thấy. Việc thiếu ngủ, cơ thể trẻ sẽ tăng sản xuất chất ghrelin ức chế bài tiết leptin khiến trẻ không ngừng ăn,ăn nhiều hơn và dẫn đến chứng béo phì ở trẻ nhỏ.

Một số mẹo chữa trẻ thức đêm cho bé ngon giấc

Chữa bệnh thức đêm ngủ ngày là nỗi băn khoăn của rất nhiều bà mẹ, sau đây là một số mẹo trị trẻ quấy đêm để bé ngủ sâu giấc:

Hình thành thời gian ngủ cố định cho bé

Hình thành thời gian ngủ hợp lý cho bé

Mỗi đứa trẻ có đặc điểm ăn uống, ngủ nghỉ là khác nhau. Chính vì vậy việc lên cho bé một thời gian biểu riêng về giờ giấc ngủ sẽ điều chỉnh thời gian ngủ đúng giờ cho bé yêu. Hãy cố gắng quan sát và để ý xem bé yêu nhà mình ngủ sâu giấc vào giờ nào. Trẻ con hay thức đêm thường là do bé ngủ thừa giấc trưa hoặc quá mệt mỏi, việc cố định thời gian ngủ cố định cho bé là mẹo chữa bệnh thức đêm ngủ ngày hữu hiệu.

Tạo không gian yên tĩnh cho bé ngủ

Tạo không gian yên tĩnh cho bé giấc ngủ ngon

Thói quen làm việc, xem phim, lướt web hoặc nói chuyện về khuya của bố mẹ cũng chính là nguyên nhân khiến cho bé thức đêm. Chữa trẻ thức đêm bằng cách tạo cho bé yêu một không gian yên tĩnh khi ngủ cũng là một phương pháp được các mẹ lựa chọn. Gần đến giờ đi ngủ bạn hãy tắt đèn, ru bé ngủ, việc giảm ánh sáng cùng tiếng ru sẽ giúp bé ngủ sâu giấc hơn. Tránh tuyệt đối bật đèn sáng, bật ti-vi hay nghe nhạc to khi bé đang ngủ.

Cho bé thư giãn trước khi ngủ

Thư giãn cho bé đi vào giấc ngủ nhanh chóng

Một mẹo chữa trẻ thức đêm nữa là cho trẻ tắm nước ấm, mát xa cơ thể trẻ trước khi ngủ sẽ giúp trẻ đi vào giấc ngủ một cách nhẹ nhàng. Giả sử nếu bé có thức giấc nửa đêm, mẹ nên xoa lưng nhẹ nhàng cho bé quay lại giấc ngủ nhanh chóng

Phải làm gì khi con khóc đêm?

Một thói quen của các mẹ là khi bé tỉnh giấc và khóc đêm thì mẹ sẽ dỗ dành bé ngay. Nhưng theo các chuyên gia thì mẹ nên đợi một thời gian mới vỗ về bé thì sẽ giúp bé tạo khả năng tự ru mình. Điều cần làm là cha mẹ hãy kiên nhẫn đợi 1- 2 phút rồi mới vuốt ve, an ủi bé và không bật đèn ngay khi bé khóc.

Hy vọng qua bài viết trên của Poliva, những ông bố bà mẹ thông thái đã có thêm nhiều kiến thức và bỏ túi một số bí quyết là chìa khoá vàng cho mẹo chữa trẻ thức đêm. ĐỌC NGAY =>> Lời khuyên cho mẹ khi thấy trẻ sơ sinh ngủ ít

Poliva.vn –  Địa chỉ chuyên nhập khẩu và phân phối các loại thiết bị nhà hàng, thiết bị khách sạn cao cấp giá rẻ như: bán xích đu ngoài trời, ghế bể bơi, ô dù ngoài trời giá rẻ, cung cấp đồ amenities,…Tất cả sản phẩm do Poliva cung cấp đều là hàng nhập khẩu cao cấp mang thương hiệu Poliva nổi tiếng. Quý khách có nhu cầu mua các loại thiết bị khách sạn, nhà hàng vui lòng liên hệ 096.849.8888 để chọn mua được cho mình những dòng sản phẩm mà bạn đang tìm kiếm.

Video liên quan

Chủ Đề