Mẹo chữa hạt cơm ở tay

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trần Văn Sáng - Bác sĩ Da liễu - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Bệnh hạt cơm hay nhiều người còn gọi là mụn cơm, mụn cóc là một bệnh ngoài da. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và tính thẩm mỹ. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhiều hơn cả là ở người trẻ tuổi.

Bệnh hạt cơm là bệnh ngoài da do virus gây u nhú là Papovavirus [tên tiếng anh: Human Papilloma Virus] thuộc nhóm HPV gây ra. HPV có khoảng trên 100 tuýp, mỗi tuýp gây bệnh sẽ liên quan tới một vùng da và một tổ chức riêng biệt.

Hạt cơm có thể mọc ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể như niêm mạc, cơ quan sinh dục, vùng hậu môn... Hạt cơm có các dạng chính là hạt cơm thông thường, hạt cơm lòng bàn chân, bàn tay, hạt cơm phẳng, hạt cơm hậu môn, sinh dục. Trong đó hạt cơm thường và hạt cơm phẳng là 2 dạng bệnh hạt cơm thường gặp nhất.

1.1 Hạt cơm thường là gì?

Dấu hiệu ban đầu có thể nhận diện lúc đầu là xuất hiện các nốt sần nhỏ, giống màu da, bề mặt mụn sần sùi thô ráp, cứng, chắc, nhô cao hơn so với bề mặt da xung quanh.

Vị trí khu trú của hạt cơm có thể mọc ở bất kì vị trí nào trên da. Vị trí người bị hay gặp phải nhất là ở mu bàn tay, bàn chân, ngón tay và ngón chân. Hạt cơm không gây đau đớn cho người mắc, trừ khi bóp vào mụn hoặc ấn mạnh vào hạt cơm thì mới cảm nhận thấy đau.

Mụn cơm thường xuất hiện ở mu bàn tay, trên các ngón tay

Hạt cơm phẳng xuất hiện do HPV tuýp 3, 10, 28 và 49 gây nên. Loại này có biểu hiện là xuất hiện những sẩn dẹt, phẳng, chỉ hơi gờ nhẹ trên mặt da, không sần sùi nhiều như hạt cơm thông thường, kích thước mụn nhỏ, chỉ từ 1mm đến 5mm.

Mụn có dạng hình tròn hoặc đa giác, màu như màu da hoặc hơi ngả vàng xám, ranh giới rõ. Vị trí hạt cơm phẳng thường gặp là ở mặt, mu tay, cẳng tay, cẳng chân và phần trên của ngực.

Bệnh hạt cơm rất dễ lây lan. Bệnh có thể lây trực tiếp khi tiếp xúc với da qua những tổn thương nhỏ như bị trầy xước hoặc cào, gãi. Những hành động này sẽ dễ tạo điều kiện do virus xâm nhập. Hoặc lây nhiễm virus có thể gián tiếp qua các vật dụng bị nhiễm như các dụng cụ cầm tay, đi chung giày dép, dùng chung đồ sinh hoạt, chung hồ bơi hay nhà tắm công cộng.

Nếu bệnh nhân gãi hoặc chà xát sẽ tạo thành các vệt. Chúng lan theo đường gãi, gây nhiễm trùng da. Với các bệnh nhân nữ có thói quen cạo lông chân, có thể làm lây lan thành các mụn dày đặc...Những người bị suy giảm miễn dịch như bị bệnh AIDS, ghép tạng... sẽ dễ bị hạt cơm nhiều và lan rộng hơn.

Bệnh hạt cơm tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị sớm, để lâu hạt cơm sẽ mọc nhiều, lan rộng.

Bệnh hạt cơm có thể bị lây lan khi tiếp xúc với da bị gãi trầy xước

  • Dùng nitrogen lỏng để gây mất sắc tố, phương pháp này hữu hiệu đối với những loại mụn hạt cơm khô mọc tại trên mặt, mu bàn chân hay dương vật.
  • Đối với các hạt cơm ở lòng bàn chân người ta còn có thể điều trị bằng cách cắt mụn cơm, sau đó bôi thuốc acid salicylic 40% rồi băng lại. Băng trong khoảng 5 ngày rồi bỏ đi, liên tục thực hiện như thế trong hàng tuần hoặc cả tháng để điều trị dứt điểm mụn cơm. Phương pháp này được đánh giá là an toàn, hiệu quả và hầu như không có tác dụng phụ gây ra cho người mắc.
  • Ngoài ra còn có thể dùng kem hoặc gel đặc trị để bôi lên mụn hạt cơm.
  • Liệu pháp laser CO2 là một trong những phương pháp điều trị mụn hạt cơm được nhiều người lựa chọn để loại bỏ mụn hạt cơm do phương pháp này hiệu quả cao, trị dứt điểm mụn hạt cơm, vị trí mọc mụn cơm ở dưới móng, mụn cơm mọc ở gan bàn chân.
  • Với những vị trí nhạy cảm mọc mụn, hoặc mụn to, lan nhiều, bệnh nhân không được tự ý điều trị bằng phương pháp dân gian mà nên đến các bệnh viện chuyên khoa da liễu để được bác sĩ kiểm tra, điều trị một cách khoa học, tránh xảy ra những biến chứng.

Để phòng tránh bị mụn hạt cơm, cần tránh tiếp xúc, không nên cào hay giật mụn vì nó sẽ gây tổn thương hạt cơm đã xuất hiện, nhiễm khuẩn chúng có thể mọc trở lại.

Vệ sinh cá nhân thật sạch sẽ, ăn uống phải đảm bảo vệ sinh, đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Nếu đã bị hạt cơm, không tự ý điều trị, tốt nhất cần tới các cơ sở y tế uy tín gặp bác sĩ da liễu để khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Mọi thắc mắc cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp cũng như quý khách hàng có nhu cầu điều trị mụn cơm bằng liệu pháp laser CO2 tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

1. Mụn cóc – mụn cơm là gì ?

Mụn cóc – mụn cơm là một loại mụn tự nhiên mọc lên cơ thể của chúng ta trên những vị trí như : bàn tay, ngón tay, bàn chân, ngón chân. Không gây đau đớn cũng không gây hại. Tuy nhiên nó lại làm mất đi tính thẩm mỹ.

Vậy có cách nào để chữa trị chúng? Bạn đừng quá lo lắng, sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những cách chữa trị mụn cóc – mụn cơm dứt điểm một cách đơn giản.

Mụn cơm – mụn cóc thường do 2 loại vi khuẩn vi khuẩn HPV type 1 và type 2 gây ra. Vi rút này có chung nguồn gốc với vi rút gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ và bệnh sùi mào gà ở nam giới.

Thế nhưng virus HPV gây bệnh trên tay chân khác với với tuýp virus gây bệnh trên bộ phận sinh dục. Virus này xâm nhập vào cơ thể qua những vết trầy xước trên da, từ đó nhân lên, lan tỏa vị trí viêm.

2. Mụn cóc ở tay

Biểu hiện của bệnh mụn cơm – mụn cóc ở tay

Thương tổn của mụn cóc ở tay là những sẩn màu vàng đục, hoặc màu da nhỏ bằng hạt vừng, hạt đậu xanh, nếu không chữa trị nhanh chóng và dứt điểm sẽ phát triển to dần tới 5mm đường kính, đôi khi có vết nứt trên bề mặt, gây mất tính thẩm mỹ và khó khăn trong quá trình sinh hoạt. Tùy vào mức độ cũng như kích thước của mụn sẽ gây ra những thương tổn khác nhau.

 

Mụn cóc ở tay 

Mụn cơm ở tay thường thường xuất hiện ở mu bàn tay và các ngón, ít gặp ở lòng bàn tay, thương tổn là tổn thương sùi ra ngoài bề mặt hình bán cầu hoặc dẹt, đường kính từ vài mm đến 1-2cm, ở trung tâm có thể lõm xuống.

+ Mụn cóc phẳng được biểu hiện là những sẩn nhỏ hiếm khi nổi cao, màu vàng hoặc màu vàng nhạt, bề mặt bóng, mảnh, thường tập trung thành dải hoặc tạo thành mảng, cảm giác thường hơi ngứa. Vị trí thường xuất hiện nhất đó là ở mu bàn tay, ngón tay, cánh tay, đầu gối và mặt trước cẳng chân. Đối với những người suy giảm miễn dịch sẽ gây ra những thương tổn lớn hơn như nốt mụn nổi cao hoặc kích thước lớn.

3. Đối tượng dễ bị mụn cơm – mụn cóc

Mụn cóc là một bệnh phổ biến, xuất hiện ở mọi lứa tuổi kể cả người già – trung niên- thanh niên- trẻ em.Tuy nhiên, lứa tuổi thường hay mắc phải đó là lứa tuổi từ 15-30 tuổi.

Nguyên nhân : Các nhà nghiên cứu cho biết, do hiếu động, rất hay hoạt động mạnh gầy trầy xước chính là nguyên nhân gây ra bệnh. Ngoài ra những thói quen xấu như: đi chân đất, cắn móng tay, móng chân, nghịch đất sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho vius HPV xâm nhập vào cơ thể. Phụ nữ cũng dễ bị nhiễm bệnh trong quá trình cắt tỉa móng tay, móng chân, làm móng gây trầy xước cho da.

Mụn cơm – mụn cóc rất dễ lây nhiễm từ vùng này sang vùng khác trên cơ thể và từ người này sang người khác khi có cơ hội tiếp xúc các dịch tiết của tổn thương.

4. Một số cách chữa trị mụn cơm – mụn cóc hiệu quả

Dù mụn cóc lớn hay nhỏ, nhiều hay ít nhưng các bác sỹ khuyên bạn nên tìm các chữa trị .Vì mụn cóc – mụn cơm có thể lây lan ra những vùng khác trên chân hay các bộ phận của cơ thể, hoặc lây từ người này sang người khác.

Sai lầm lớn nhất đó là sử dụng kim để cậy, thậm chí còn tự cắt bằng những dụng cụ không đảm bảo vệ sinh. Những việc làm đó vô tình làm mụn bị nhiễm trùng, dễ bị sưng phù, thậm chí nhiễm trùng gây đau nhức.

+ Sử dụng những bài thuốc dân gian tại nhà, sử dụng những nguyên liệu sẵn có như: nha đam, chuối, tỏi, húng quế và cách quen thuộc nhất đó là lá tía tô…

+ Đến các bác sỹ da liễu để được tư vấn cách chữa trị cũng như vệ sinh chân nếu mức độ nhẹ và làm tiểu phẫu thuật nếu không thể tự điều trị tại nhà. Việc điều trị cần thực hiện thường xuyên để loại bỏ hết mụn và tránh lây lan sang những bộ phận khác.

+ Tuy nhiên, nếu sử dụng miếng dán Plasters có thể đem lại hiệu quả chữa trị tốt nhất lại không làm mất thời gian cũng như công sức, không để lại tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Chữa mụn cóc ở tay

Miếng dán Plasters là miếng dán ngoài da,  được làm từ 2 thành phần chính là acid salicylic và phenol.

+ Thành phần acid salicylic của miếng dán này là hoạt chất p

hổ biến và hữu hiệu nhất để điều trị mụn cơm, mụn cóc. 

+ Ngoài ra, hoạt chất chính salicylic acid  sẽ làm mềm và phá hủy lớp sừng trên da, làm cho lớp biểu mô bị sừng hoá trên đầu mụn phồng lên sau đó tự bong tróc ra. Hai chất này khi kết hợp với nhau trong miếng dán Plasters còn có tác dụng chống nấm thấm vào da nhờ tác dụng diệt khuẩn của hoạt chất Phenol.

Hướng dẫn sử dụng miếng dán Plasters

5. Phòng trừ bệnh mụn cóc- mụn cơm

Khi bị mụn tuyệt đối không được cậy, tẩy, bóc các tổn thương để tránh bị lây lan hay làm tổn thương nặng hơn. Nên chữa trị càng sớm càng tốt

Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh gây trầy xước da.

Chú ý: nếu bị mụn cơm , mụn cóc ở những vị trí nhạy cảm, bạn nên đến bác sỹ da liễu để được tư vấn và chọn các phương thức điều trị phù hợp.

Tham khảo thêm thông tin để biết thêm chi tiết về sản phẩm qua bài viết miếng dán Plasters nhé !

Chúng tôi TƯ VẤN ONLINE cho bạn MIỄN PHÍ 24/24 [tại góc phải màn hình]

Đặt Mua Miếng Dán Tại Đây

Xem thêm: Cách chữa mụn cóc, thuốc trị mụn cóc, bệnh mắt cá chân và cách chữa trị tại nhà hiệu quả

Video liên quan

Chủ Đề