Cách đọc khẩu hình miệng tiếng Việt

Khi giảng dạy phát âm, nhiều người lầm tưởng phải học với giáo viên người bản ngữ mới phát âm đúng được. Tuy nhiên, giáo viên người Việt lại có một ưu thế độc nhất mà người bản ngữ không thể làm được. Đó chính là khả năng hướng dẫn học viên cách đặt lưỡi, vị trí môi răng và đẩy hơi như thế nào để phát âm được đúng các âm đó. Ngoài ra, trong tiếng Anh có một vài âm khá giống với tiếng Việt và chỉ cần liên hệ qua cách đọc các âm này trong tiếng Việt sẽ giúp học viên phát âm dễ hơn và nhớ lâu hơn.

Giáo viên người Việt hay người nước ngoài dạy phát âm tốt hơn?

Trong rất nhiều nghiên cứu khác nhau về khả năng học của một người, khái niệm Cognitivism [thuyết nhận thức] khẳng định rằng người học nhớ bài tốt hơn nhờ liên hệ bài học với những kiến thức cũ đã có [Schunk, 2012; Cognitive Theories of Learning, n.d.]. Từ đó cho thấy, khả năng liên hệ những âm khó trong tiếng Anh với những âm “nghe giống giống” trong tiếng Việt giúp học viên, đặc biệt là những bạn phát âm sai nhiều, nhớ các âm của tiếng Anh tốt hơn do các liên kết nơ-ron trong não được hình thành một cách chặt chẽ hơn.

Giải thích khẩu hình các nguyên âm đơn và cách liên hệ sang tiếng Việt

Sau đây là những kiến thức tổng quan giải thích khẩu hình của các nguyên âm trong bảng IPA một cách đơn giản nhất mà không quá học thuật, kèm theo là một vài gợi ý về cách liên hệ các âm này với tiếng Việt.

/iː/ 

Khẩu hình: Nhe răng ra cười và đọc to chữ “i” trong tiếng Việt, miệng và hai bên má căng

Lưu ý: Không há rộng miệng, âm này không giống chữ “i” trong tiếng Việt mà phải nhe răng ra khi đọc mới đúng, môi căng 

Ví dụ: sheep, beach, eat, see, teacher

Lỗi thường gặp: đọc sai chữ “beach” thành “bíd”, “teacher” thành “tích trờ” 

/ɪ/

Khẩu hình: thả lỏng miệng lưỡi và đọc chữ “ià” trong tiếng Việt

Lưu ý: Không há rộng miệng hay chu miệng, cơ mặt thả lỏng

Ví dụ: ship, river, listen, swim

Lỗi thường gặp: đọc sai chữ “swim” thành “squiim”, [chữ i trong tiếng việt], shíp, lís sần [thêm dấu sắc của tiếng Việt vào âm]. 

/ʊ/

Khẩu hình: miệng chu nhẹ và đọc to chữ “ừa” trong tiếng Việt.

Lưu ý: không chu miệng quá nhiều như chữ “u” trong tiếng Việt

Ví dụ: good, book, would

Lỗi thường gặp: đọc sai chữ “good” thành “gúd”, chữ “book” thành “búc”

/uː/ 

Khẩu hình: chu miệng chữ u và đọc chữ “u” trong tiếng Việt

Lưu ý: khá giống chữ “u” trong tiếng Việt nhưng chu miệng giống như đang huýt sáo hơn

Ví dụ: too, group, blue

Lỗi thường gặp: không chu miệng kịp khi nói nhanh

/e/ 

Khẩu hình: miệng mở vừa, đọc to chữ “e” trong tiếng Việt nhưng đọc ngắn và nhanh hơn dưới 1 giây

Lưu ý: há miệng nhẹ chứ không bè miệng ngang như chữ “e” trong tiếng Việt

Ví dụ: bed, red, many, again

Lỗi thường gặp: thêm dấu sắc vào âm như “béd, réd”

/æ/

Khẩu hình: miệng há rộng chữ “A” và đọc to chữ “e”, thấy lưỡi bè rộng ra là đúng

Lưu ý: phải há miệng rộng xuống nếu không sẽ đọc thành âm /e/

Ví dụ: cat, bat, man, camera

Lỗi thường gặp: đọc sai âm /æ/ thành âm /e/, như trong từ “batman” đọc thành “bed men”

/ə/ 

Khẩu hình:  miệng há nhẹ, lưỡi thả lỏng và đọc chữ “ơ” trong tiếng Việt

Lưu ý: âm này chỉ xuất hiện ở âm không được nhấn của từ nên thường đọc rất nhẹ

Ví dụ: teacher, mother, the, nation

Lỗi thường gặp: hay thêm âm /r/ vào cuối từ

/ʌ/ 

Khẩu hình:  miệng há rộng và đọc to chữ “ơ” trong tiếng Việt

Lưu ý: âm này chỉ xuất hiện ở trọng âm của từ nên cần đọc to, rõ

Ví dụ: uncle, nourish, run, flood, come

Lỗi thường gặp: hay đọc sai thành /ɔː/ hoặc /ʊə/ như trong từ “come” hoặc “nourish”

/ɜː/ 

Khẩu hình:  miệng mở vừa, lưỡi căng, hơi cong vào trong và đọc to chữ “ơ” trong tiếng Việt

Lưu ý: âm này luôn xuất hiện cùng âm /r/ phía sau [giọng Mỹ] nên khi tập đọc có thể tập cho cong lưỡi chữ /r/ và đọc to chữ “ơ”

Ví dụ: shirt, her, word, further

Lỗi thường gặp: quên cong lưỡi chữ /r/ trong các từ như “bird” thì đọc thành “bớd” 

/ʌ/

Khẩu hình:  miệng hơi há rộng, khuôn miệng tròn chữ “ô” và đọc to chữ “o” trong tiếng Việt

Lưu ý: âm này khác chữ “o” trong tiếng Việt ở chỗ miệng tròn chữ “ô” hơn, còn chữ “o” trong tiếng Việt thì miệng thả lỏng

Ví dụ: law, door, saw, fork

Lỗi thường gặp: một số từ không có âm /r/ cuối như “law” mà học viên vẫn thêm âm /r/

/ɑː/ 

Khẩu hình:  miệng há rộng hơi A hơi O, lưỡi đưa vào trong, đọc to chữ “àh”, âm hơi căng và kéo dài một chút

Lưu ý: không giống chữ “a” trong tiếng Việt vì miệng hơi hơi tròn

Ví dụ: hot, job, shot

Lỗi thường gặp: hay thêm giấu sắc vào chữ “o” của tiếng việt như hót, jób 

/ɒ/ 

Khẩu hình:  miệng há rộng chữ A và đọc chữ “o” trong tiếng Việt, âm ngắn và nhẹ

Lưu ý: âm này chỉ có trong giọng Anh-Anh, nên những bạn nào dạy theo sách giọng Mỹ hoặc học trò muốn tập giọng Mỹ có thể bỏ qua âm này

Ví dụ: dog, often, want

Lỗi thường gặp: đọc sai âm này thành âm /ɔ/ hoặc /ɑ/

Kết luận:

Trong thực tế khi nghe người bản ngữ nói, các nguyên âm trong bảng IPA sẽ thay đổi thuộc vào từng vùng miền mà họ sinh sống. Tuy nhiên việc biết cách đọc đúng từng âm sẽ giúp học viên của bạn sửa được accent tiếng Việt tốt hơn vì họ thấy được sự khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Việt là ở những điểm nào. 
Chúc các bạn thành công

📚 Chia sẻ của Ms. Lê Trần Ngọc Thảo – TESOL Trainer tại Simple English

Luyện phiên âm kỹ lưỡng và chuẩn xác là nền tảng cơ bản giúp bạn nói tiếng Anh lưu loát như người bản xứ. Nhưng để hiểu được những kí tự lạ lẫm trong phiên âm tiếng Anh không phải là dễ. Sau đây sẽ là phương pháp giúp đọcphiên âm tiếng Anhhiệu quả được các chuyên gia chia sẻ.

Phương pháp đọc phiên âm tiếng Anh và lưu ý khi phát âm

Một khi bắt đầu học Anh văn, bạn nên biết sẽ có rất nhiều âm mà bạn cần thành thạo. Đó chinh là 44 âm cơ bản và hàng trăm cụm âm khó phát âm hơn nhiều. Điều này thực sự không hề dễ dàng.

Tuy nhiên, với phương pháp đọcphiên âm tiếng Anhthông minh sau sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian hơn, tốn ít công sức hơn, lại mang hiệu quả cao hơn. Đó là nguyên lý 80/20 [Pareto] giúp bạn tăng gấp đôi hiệu quả khi luyện phát âm tiếng Anh.

Cụ thể là:

Đối với cách đọc phiên âm tiếng Anh của nguyên âm

  • / ɪ / – Đây được xem là âm “i” ngắn, giống âm “i” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn [bằng ½ âm “i”]. Khi đọc, môi phải hơi mở rộng sang hai bên, lưỡi hạ thấp, âm phát ra ngắn.
  • / i: / – Âm này mới địch thị là âm “i” dài. Khi phát âm, chữ nằm trong khoang miệng chứ không thổi hơi ra, lưỡi nâng cao lên và kéo dài âm.
  • / ʊ / – Mặc dù đây là kí hiệu lạ, nhưng trong tiếng Anh nó chính là phiên âm đọc giống na ná âm “ư” của tiếng Việt. Chỉ khác, bạn không dùng môi để phát âm này mà đẩy hơi rất ngắn từ cổ họng. Khẩu hình môi phải tròn, lưỡi hạ thấp, âm ngắn.
  • / u / – Với kí tự phiêm âm này, bạn sẽ đọc giống chữ “u” nhưng kéo dài và phát ra trong khoang miệng chứ không thổi hơi ra ngoài. Khẩu hình môi vẫn hình tròn nhưng lưỡi nâng lên cao và kéo dài âm.

Là một người mới bắt đầu tìm hiểu và học tiếng Anh, mặc dù đã được dạy và học tiếng Anh trên trường với vô số tiết học, nhưng bạn vẫn tự ti khi đọc tiếng Anh. Tự tìm hiểu qua các kênh truyền thông rất nhiều, áp dụng rất nhiều phương pháp, nhưng vẫn không tiến triển và cải thiện được khả năng đọc. Đã bỏ ra rất nhiều thời gian rèn luyện nhưng do chưa cách học, phương pháp không phù hợp nên khả năng đọc tiếng Anh vẫn rất kém. Vậy đây chính là bài viết dành cho bạn, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Download Trọn bộ Ebook ngữ pháp dành cho người mới bắt đầu

Xem thêm:

Thật khó để bắt đầu nếu bạn không biết nên làm gì trước tiên, giống với một học sinh bạn phải lên lớp để được thầy cô giáo hướng dẫn các bước đi đầu tiên. Thì với việc bắt đầu học tiếng Anh cũng vậy, bạn cần có một người thầy ở bên và hướng dẫn bạn cần làm gì các bước đi tuần tự như thế nào. TOPICA Native sẽ đồng hành cùng bạn để cải thiện cách đọc chuẩn Tiếng Anh cho người mới bắt đầu. Còn chần chờ gì nữa hãy chuẩn bị tập bút để note lại những lưu ý và kiến thức hữu ích trong bài viết này nào.

1. Các sai lầm thường gặp của người mới bắt đầu khi đọc tiếng Anh:

1.1 Lặp lại theo người nói:

Đây là sai lầm cơ bản của nhiều người học đọc tiếng Anh, mọi người được khuyên là lặp đi lặp lại để nhớ, để quen, để thành thạo. 

Nhưng bạn không biết là bạn lặp lại theo cách bạn nghe và bạn nói lại không hề đúng, không hề chuẩn, chỉ là âm bạn phát ra nghe có vẻ giống thôi.

Để test trình độ và cải thiện kỹ năng Tiếng Anh bài bản để đáp ứng nhu cầu công việc như viết Email, thuyết trình,…Bạn có thể tham khảo khóa học Tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm tại TOPICA Native để được trao đổi trực tiếp cùng giảng viên bản xứ.

1.2 Nhìn mặt chữ – đoán cách đọc:

Đây cũng là một sai lầm rất rất thường xuyên xảy ra ở nhiều học sinh, sinh viên. Có một số người hay đoán mặt chữ vì họ đã có một lượng vố từ kha khá, và họ có thể nhận diện mặt chữ đoán phiên âm. 

Nhưng phương pháp này tất nhiên là có sai số, và quan trọng đối với những người mới bắt đầu luyện đọc tiếng Anh thì sai số này càng lơn hơn. Việc này rất nguy hiểm vì sau nhiều lần đoán mặt chữ sẽ trở thành thói quen, và cái sai đó bạn sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần và rất khó sửa.

Đó chính là 2 sai lầm lớn nhất mà các bạn đọc xong có thể nhận thấy mình cũng đã từng hoặc đang phạm phải.

  • Để khắc phục sai lầm này các bạn cần phải bỏ ngay hai thói quen trên, như người ta thường nói trang giấy trắng dễ vẽ hơn là một tờ giấy liếm mực. Nên hãy là trang giấy trắng để bắt đầu vẽ những đường đi chính xác từng milimet.
  • Có một thứ quan trọng bạn cần biết đó là phiên âm, đối với các bạn mới bắt đầu sẽ không biết phiên âm là gì, là như thế nào, nó là cái gì mà giúp đọc được chuẩn. Thật vi diệu và thần thánh phải không nào? Vậy hãy theo chân TOPICA Native tìm hiểu tiếp điều quan trọng nhất trong đọc tiếng Anh chuẩn nào.

Xem thêm: 4000 từ vựng Tiếng Anh thông dụng nhất

2. Lộ trình đọc tiếng Anh chuẩn cho người mới bắt đầu:

2.1 Giới thiệu bảng chữ cái chuẩn IPA:

Gồm 24 phụ âm và 20 nguyên âm đây là các âm cơ bản nhất để ghép vào đọc thành một chữ hoàn chỉnh.

Phiên âm tiếng Anh được hiểu là các ký tự Latin ghép lại với nhau tạo thành từ mà dựa vào đó, ta có thể đọc được chính xác một từ khi tra từ điển.

44 âm chuẩn IPA

Phụ âm : /b/, /d/, /f/, /g/, /h/, /j/, /k/, /l/, /m/, /n/, /ŋ/, /p/, /r/, /s/, /ʃ/, /t/, /tʃ/, /θ/, /ð/, /v/, /w/, /z/, /ʒ/, /dʒ/

Nguyên âm được chia thành 12 nguyên âm đơn và 8 nguyên âm đôi:

Các nguyên âm đơn: /ʌ/, /ɑ:/, /æ/, /e/, /ə/, /ɜ:/, /ɪ/, /i:/, /ɒ/, /ɔ:/, /ʊ/, /u:/.

Các nguyên âm đôi: /aɪ/, /aʊ/, /eɪ/, /oʊ/, /ɔɪ/, /eə/, /ɪə/, /ʊə/.

2.2 Cách đọc phiên âm Tiếng Anh chuẩn UK nhất: 

Bộ Âm Mô tả Khẩu hình miệng/Môi Lưỡi Độ dài hơi
/ ɪ / Âm i ngắn, giống âm “i” của tiếng Việt nhưng đọc rất ngắn [ = 1/2 âm i]. Môi hơi mở rộng sang 2 bên. Lưỡi hạ thấp. Ngắn
/i:/ Âm i dài, kéo dài âm “i”, âm phát trong khoang miệng chứ không thổi hơi ra. Môi mở rộng sang 2 bên như đang mỉm cười. Lưỡi nâng cao lên. Dài
/ ʊ / Âm “u” ngắn, na ná âm “ư” của tiếng Việt, không dùng môi để đọc này mà đẩy hơi rất ngắn từ cổ họng. Hơi tròn môi. Lưỡi hạ thấp. Ngắn
/u:/ Âm “u” dài, kéo dài âm “u”, âm phát trong khoang miệng chứ không thổi hơi ra. Khẩu hình môi tròn. Lưỡi nâng lên cao. Dài
/ e / Giống âm “e” của tiếng Việt nhưng đọc rất ngắn. Mở rộng hơn so với khi đọc âm / ɪ /. Lưỡi hạ thấp hơn so với âm / ɪ /. Dài
/ ə / Giống âm “ơ” của tiếng Việt nhưng đọc rất ngắn và nhẹ. Môi hơi mở rộng. Lưỡi thả lỏng. Ngắn
/ɜ:/ Âm “ơ” cong lưỡi, đọc âm /ɘ/ rồi cong lưỡi lên, âm phát trong khoang miệng. Môi hơi mở rộng. Cong lên, chạm vào vòm miệng trên khi kết thúc âm. Dài
/ ɒ / Âm “o” ngắn, giống âm o của tiếng Việt nhưng đọc rất ngắn. Hơi tròn môi. Lưỡi hạ thấp. Ngắn
/ɔ:/ Âm “o” cong lưỡi, đọc âm o như tiếng Việt rồi cong lưỡi lên, âm phát trong khoang miệng. Tròn môi. Cong lên, chạm vào vòm miệng trên khi kết thúc âm. Dài
/æ/ Âm a bẹt, hơi lai giữa âm “a” và “e”, cảm giác âm bị đè xuống. Miệng mở rộng, môi dưới hạ thấp xuống. Lưỡi được hạ rất thấp. Dài
/ ʌ / Na ná âm “ă” của tiếng việt, hơi lai giữa âm “ă” và âm “ơ”, phải bật hơi ra. Miệng thu hẹp. Lưỡi hơi nâng lên cao. Ngắn
/ɑ:/ Âm “a” kéo dài, âm phát ra trong khoang miệng. Miệng mở rộng. Lưỡi hạ thấp. Dài
/ɪə/ Đọc âm / ɪ / rồi chuyển dần sang âm / ə /. Môi từ dẹt thành hình tròn dần. Lưỡi thụt dần về phía sau. Dài
/ʊə/ Đọc âm / ʊ / rồi chuyển dần sang âm /ə/. Môi mở rộng dần, nhưng không mở rộng. Lưỡi đẩy dần ra phía trước. Dài
/eə/ Đọc âm / e / rồi chuyển dần sang âm / ə /. Hơi thu hẹp môi. Lưỡi thụt dần về phía sau. Dài
/eɪ/ Đọc âm / e / rồi chuyển dần sang âm / ɪ /. Môi dẹt dần sang 2 bên. Lưỡi hướng dần lên trên. Dài
/ɔɪ/ Đọc âm / ɔ: / rồi chuyển dần sang âm /ɪ/. Môi dẹt dần sang 2 bên. Lưỡi nâng lên & đẩy dần ra phía trước. Dài
/aɪ/ Đọc âm / ɑ: / rồi chuyển dần sang âm /ɪ/. Môi dẹt dần sang 2 bên. Lưỡi nâng lên và hơi đẩy ra phía trước. Dài
/əʊ/ Đọc âm / ə/ rồi chuyển dần sang âm / ʊ /. Môi từ hơi mở đến hơi tròn. Lưỡi lùi dần về phía sau. Dài
/aʊ/ Đọc âm / ɑ: / rồi chuyển dần sang âm /ʊ/. Môi tròn dần. Lưỡi hơi thụt dần về phía sau. Dài

Bạn có phân biệt được ngữ điệu Anh – Úc – Mỹ trong giao tiếp tiếng Anh? Đăng ký tư vấn từ các chuyên gia tại TOPICA ngay tại đây! 

Phiên âm của 24 phụ âm trong tiếng Anh:

Bộ âm Vị trí cấu âm Phương thức cấu âm Đặc tính dây thanh
/p/ Khi bắt đầu, hai môi mím lại thật chặt, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng. Ngay sau đó, hai môi mở ra thật nhanh để luồng hơi thoát ra ngoài. Khi đọc, dây thanh không rung.

Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra.

Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung.

/b/ Khi bắt đầu, hai môi mím lại thật chặt, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng. Ngay sau đó, hai môi mở ra thật nhanh để luồng hơi thoát ra ngoài. Khi đọc, dây thanh rung.

Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra.

Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung.

/f/ Răng cửa trên chạm vào môi dưới. Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa môi và răng. Khi đọc, dây thanh không rung.

Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra.

Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung.

/v/ Răng cửa trên chạm vào môi dưới. Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa môi và răng. Khi đọc, dây thanh rung.

Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra.

Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung.

/h/ Lưỡi không chạm vào ngạc trên của miệng. Nhanh chóng đẩy thật nhiều luồng hơi ra ngoài. Khi đọc, dây thanh không rung.

Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra.

Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung.

/j/ Miệng mở sang hai bên, lưỡi đưa ra phía trước, giống như khi đọc /i:/. Ngay sau đó, từ từ hạ lưỡi và hạ cằm xuống và đọc /ə/.

Lưỡi có cảm giác rung khi đọc.

Chú ý không chạm lưỡi vào ngạc trên.

Khi đọc, dây thanh rung.

Bạn có thể đặt ngón tay cổ họng để cảm nhận độ rung.

/k/ Khi bắt đầu, cuống lưỡi chạm vào phía trong của ngạc trên, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng. Ngay sau đó, lưỡi hạ xuống thật nhanh để luồng hơi thoát ra ngoài. Khi đọc, dây thanh không rung.

Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra.

Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung.

/g/ Khi bắt đầu, cuống lưỡi chạm vào phía trong của ngạc trên, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng. Ngay sau đó, lưỡi hạ xuống thật nhanh để luồng hơi thoát ra ngoài. Khi đọc, dây thanh rung.

Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra.

Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung.

/l/ Đầu lưỡi uốn cong chạm vào ngạc trên, ngay sau răng cửa. Luồng hơi đi xung quanh mặt lưỡi. Khi đọc, dây thanh rung.

Bạn có thể đặt ngón tay cổ họng để cảm nhận độ rung.

/m/ Hai môi mím lại để chặn luồng hơi đi vào miệng. Luồng hơi từ mũi đi ra ngoài. Khi đọc. dây thanh rung.

Bạn có thể đặt ngón tay cổ họng để cảm nhận độ rung.

/n/ Lưỡi chạm vào ngạc trên, ngay sau răng cửa, để chặn luồng hơi đi vào miệng. Luồng hơi từ mũi đi ra ngoài. Khi đọc, dây thanh rung.

Bạn có thể đặt ngón tay cổ họng để cảm nhận độ rung.

/ŋ/ Miệng mở, cuống lưỡi chạm vào ngạc trên để chặn luồng hơi đi vào miệng. Luồng hơi từ mũi đi ra ngoài. Khi đọc, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay cổ họng để cảm nhận độ rung.
/r/ Đầu lưỡi lùi vào phía trong khoang miệng. Hai cạnh lưỡi chạm vào hai bên hàm răng trên. Luồng hơi đi trong miệng và lưỡi có cảm giác rung khi đọc. Chú ý đầu lưỡi không chạm vào ngạc trên. Khi đọc, dây thanh rung.

Bạn có thể đặt ngón tay cổ họng để cảm nhận độ rung.

/s/ Lưỡi chạm vào mặt trong của răng cửa trên, đầu lưỡi đưa ra ngoài gần chạm vào ngạc trên. Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và răng cửa trên. Khi đọc, dây thanh không rung.

Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra.

Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung.

/z/ Lưỡi chạm vào mặt trong của răng cửa trên, đầu lưỡi đưa ra ngoài gần chạm vào ngạc trên. Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và răng cửa trên. Khi đọc, dây thanh rung.

Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra.

Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung.

/ʃ/ Mặt lưỡi chạm vào hai hàm răng trên, đầu lưỡi hơi cong và đưa vào trong khoang miệng một chút. Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và hàm răng trên. Khi đọc, dây thanh không rung.

Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra.

Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung.

/ʒ/ Mặt lưỡi chạm vào hai hàm răng trên, đầu lưỡi hơi cong và đưa vào trong khoang miệng một chút. Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và hàm răng trên. Khi đọc, dây thanh rung.

Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra.

Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung.

/t/ Khi bắt đầu, lưỡi chạm vào mặt trong của răng trên, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng. Ngay sau đó, lưỡi hạ xuống thật nhanh để luồng hơi thoát ra ngoài. Khi đọc, dây thanh không rung.

Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra.

Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung.

/d/ Khi bắt đầu, lưỡi chạm vào mặt trong của răng trên, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng. Ngay sau đó, lưỡi hạ xuống thật nhanh để luồng hơi thoát ra ngoài. Khi đọc, dây thanh rung.

Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra.

Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung.

/tʃ/ Đầu lưỡi chạm vào ngạc trên, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng. Hạ lưỡi xuống và từ từ đẩy luồng hơi ra ngoài. Khi đọc, dây thanh không rung.

Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra.

Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung.

/dʒ/ Đầu lưỡi chạm vào ngạc trên, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng. Hạ lưỡi xuống và từ từ đẩy luồng hơi ra ngoài. Khi đọc, dây thanh rung.

Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra.

Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung.

/θ/ Đầu lưỡi đặt vào giữa răng cửa trên và răng cửa dưới. Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và răng cửa trên. Khi đọc, dây thanh không rung.

Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra.

Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung.

/ð/ Đầu lưỡi đặt vào giữa răng cửa trên và răng cửa dưới. Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và răng cửa trên. Khi đọc, dây thanh rung.

Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra.

Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung.

/w/ Môi mở tròn, hơi hướng ra ngoài, giống như khi đọc /u:/ Ngay sau đó, từ từ hạ hàm dưới xuống và đọc /ə/. Lưỡi có cảm giác rung khi đọc Khi đọc, dây thanh rung.

Bạn có thể đặt ngón tay cổ họng để cảm nhận độ rung.

Trên đây là tất tần tật bí quyết để đọc Tiếng Anh chuẩn, mong là qua bài viết các bạn có thêm kiến thức và hình thành thói quen đọc Tiếng Anh dựa vào phiên âm. Nếu thấy bài viết hay các bạn chia sẻ thêm để cùng nhau học tập tiến bộ hơn nữa nhé. TOPICA Native hiện đang có khóa học dành cho người mới bắt đầu giúp bạn ôn luyện kỹ hơn về cách đọc,vốn từ và ngữ pháp nữa đấy nhé. Hãy cùng tham khảo khóa học để cải thiện kỹ năng của bản thân nhanh nhất nào.

Chúc các bạn thành công.

Để test trình độ và cải thiện kỹ năng Tiếng Anh bài bản để đáp ứng nhu cầu công việc như viết Email, thuyết trình,…Bạn có thể tham khảo khóa học Tiếng Anh giao tiếp cho người đi làm tại TOPICA Native để được trao đổi trực tiếp cùng giảng viên bản xứ.

Video liên quan

Chủ Đề