Mục đích tác giả Việt văn bản 2 loại khác biệt

Mobitool xin cung cấp là tài liệu học tập Soạn văn 6: hai sự khác biệt, thuộc sách Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 2.

hai sự khác biệt

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học sinh lớp 6 chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ. Mời tham khảo nội dung chi tiết sau đây.

Soạn bài hai sự khác biệt

Dưới đây là hướng dẫn Soạn bài hai sự khác biệt mới nhất hãy cùng tham khảo ngay bên dưới nhé :

Câu 1. Em có muốn thể hiến sự khác biệt so với các bạn trong lớp hay không? Vì sao? đa số mọi người chọn loại khác biệt vô nghĩa vì sao em có thích cách thể hiện này ?

Mỗi người đều mong muốn có sự khác biệt so với mọi người xung quanh.

Câu 2. Em suy nghĩ như thế nào về một bạn không hề cố tỏ ra khác biệt nhưng vẫn có những ưu điểm vượt trội.

Một bạn không hề cố tỏ ra khác biệt nhưng vẫn có ưu điểm vượt trội: một người khiêm tốn, đáng ngưỡng mộ và trân trọng.

Câu 1. Bài tập mà giáo viên giao cho học sinh thực hiện nhằm mục đích gì?

Mục đích: Tạo cơ hội để học sinh bộc lộ một phiên bản chân thật hơn về bản thân trước những người xung quanh.

Câu 2. Bằng chứng cho thấy sự khác biệt của số đông học sinh trong lớp.

  • Số đông dùng quần áo để biểu lộ cá tính.
  • Một số khác để kiểu tóc kì quặc, trong khi một số khác lại làm trò quái đản với trang sức hoặc phấn trang điểm.
  • Một số quyết định tham gia vào những hoạt động ngu ngốc, gây chú ý.

Câu 3. Bằng chứng cho thấy sự khác biệt của J?

J đến trường, ăn mặc như bình thường và trông hệt như mọi ngày. Nhưng cậu đã là một điều bất ngờ là khi giáo viên gọi cậu phát biểu: Cậu đã đứng lên trả lời.

Đọc văn bản hai sự khác biệt

Câu 4. Vì sao các bạn học sinh trong lớp ngạc nhiên về J?

– Bình thường J là một người ít nói, không đặc biệt quái dị cũng không đặc biệt nổi tiếng.

– Nhưng hôm đó, J đã đứng lên phát biểu. Khi phát biểu, cậu nói một cách thật từ tốn, dõng dạc và lễ độ. Như thể không có gì quan trong hơn, không có gì ý nghĩa hơn tiết học này, câu trả lời này đây.

– Những tiết học tiếp theo cũng vậy. Bất cứ khi nào J được gọi, cậu đều đứng lên trả lời câu hỏi.

– Mỗi lần phát biểu, cậu đều nói với giọng hoàn toàn chân thành. Cậu còn nói với giáo viên: “Thưa thầy/cô”, gọi các bạn bằng: “anh/chị”.

– Đến cuối tiết học, bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng.

Câu 5. Cách sử dụng lí lẽ để làm rõ vấn đề.

Lí lẽ: Sự khác biệt chia làm hai loại. Một loại khác biệt vô nghĩa và một loại khác biệt có ý nghĩa. Từ đó đưa ra dẫn chứng về sự khác biệt của bản thân và đa số những người xung quanh với J.

Câu 6. Kết luận nào được người viết rút ra sau khi trình bày lí lẽ và bằng chứng?

Chúng ta chỉ đơn thuần tách những người vô nghĩa ra khỏi những người có ý nghĩa và chúng ta bỏ qua nhóm đầu tiên vì họ chẳng có gì khác biệt. Với nhóm thứ hai, họ là những người khiến chúng ta đặc biệt chú ý, những người chúng ta cho là khác biệt thật sự.

Câu 1. Văn bản có kể một câu chuyện mả tác giả là người trong cuộc. Theo em, giữa việc kể lại câu chuyện và rút ra bài học từ câu chuyện, điều nào quan trọng hơn? Căn cứ vào đâu mà em xác định như vậy?

Việc rút ra bài học từ câu chuyện quan trọng hơn. Căn cứ vào những kết luận mà tác giả đưa ra sau câu chuyện: “Điều tôi học được từ bài tập này… có nghĩa”, “Chúng ta chỉ đơn thuần tách những người vô nghĩa… khác biệt thật sự”.

Sau khi đọc hai sự khác biệt

Câu 2. Việc thể hiện sự khác biệt của số đồng các bạn trong lớp và của J hoàn toàn khác nhau. Sự khác nhau ấy biểu hiện cụ thể như thế nào? và em có muốn thể hiện sự khác biệt so với các bạn trong lớp hay không vì sao ?

– Số đông các bạn trong lớp:

  • Số đông dùng quần áo để biểu lộ cá tính.
  • Một số khác để kiểu tóc kì quặc, trong khi một số khác lại làm trò quái đản với trang sức hoặc phấn trang điểm.
  • Một số quyết định tham gia vào những hoạt động ngu ngốc, gây chú ý.

=> Đa số đều chọn loại khác biệt vô nghĩa.

– Chỉ riêng J:

  • J đến trường, ăn mặc như bình thường và trông hệt như mọi ngày. Nhưng cậu đã là một điều bất ngờ là khi giáo viên gọi cậu phát biểu: Cậu đã đứng lên trả lời.
  • Khi phát biểu, cậu nói một cách thật từ tốn, dõng dạc và lễ độ. Như thể không có gì quan trong hơn, không có gì ý nghĩa hơn tiết học này, câu trả lời này đây.
  • Những tiết học tiếp theo cũng vậy. Bất cứ khi nào J được gọi, cậu đều đứng lên trả lời câu hỏi.
  • Mỗi lần phát biểu, cậu đều nói với giọng hoàn toàn chân thành. Cậu còn nói với giáo viên: “Thưa thầy/cô”, gọi các bạn bằng: “anh/chị”.
  • Đến cuối tiết học, bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng.

=> J là người duy nhất chọn loại khác biệt có ý nghĩa.

Câu 3. Trong văn bản này, tác giả đi từ thực tế đề rút ra điều cần bàn luận hay nêu điều cần bản trước, sau đó mới đưa ra bằng chứng từ thực tế để chứng minh? Hãy nhận xét về sự lựa chọn cách triển khai này.

Tác giả đã đi từ thực tế để rút ra điều cần bàn luận. Cách triển khai như vậy sẽ giúp người đọc hiểu được vấn đề một cách dễ dàng hơn.

Câu 4. Tác giá phân chia sự khác biệt thành hai loại: sự “khác biệt vô nghĩa” [qua cách thể hiện của số đông các bạn trong lớp] và sự “khác biệt có ý nghĩa” [qua cách thể hiện của J]. Em có đồng tỉnh với cách phân chia như thế không? Vì sao?

Đây là một cách phân chia khá hợp lí. Bởi nó xuất phát từ ý nghĩa của sự khác biệt. Sự phân chia này đã thể hiện quan điểm riêng của tác giả về sự khác biệt.

Bài học mà em rút ra được từ văn bản 2 loại khác biệt

Câu 5. Do đâu số đông thưởng thể hiện sự khác biệt vô nghĩa? Muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa, con người cần có những năng lực và phẩm chất gì?

Khác biệt vô nghĩa là sự khác biệt bên ngoài, đa số là bắt chước số đông nên không có ý nghĩa gì. Muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa, con người cần phải có bản lĩnh, trí tuệ cũng như sự tự tin.

Câu 6. Theo em, bài học về sự khác biệt được rút ra từ văn bản này có phải chỉ có giá trị đối với lứa tuổi học sinh hay không? Vì sao?

Bài học về sự khác biệt có giá trị đối với tất cả mọi người. Bởi bài học này giúp con người hiểu được ý nghĩa của sự khác biệt, tích cực rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp để có thể lựa chọn sự khác biệt có ý nghĩa.

Với câu mở đầu: Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa…  Hãy viết tiếp 5 – 7 câu đề hoàn thành một đoạn văn.

Gợi ý:

Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa. Sự khác biệt được lựa được lựa chọn dựa theo số đông. Tôi muốn bản thân phải trở nên khác biệt. Nhưng là sự khác biệt có ý nghĩa. Điều đó được thể hiện qua chính hành động, suy nghĩ. Những suy nghĩ tích cực, những hành động đúng đắn sẽ đem đến sự khác biệt.

Soạn bài Hai loại khác biệt [ngắn nhất]

Soạn bài Hai loại khác biệt ngắn gọn :

Trước khi đọc

Câu 1 [trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 2]:

Trả lời:

- Em muốn thể hiện sự khác biệt so với các bạn trong lớp.

- Vì điều đó sẽ giúp em khẳng định màu sắc, cá tính của riêng mình.

Câu 2 [trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 2]:

Trả lời:

- Theo em đó là những bạn vừa có tài năng lại rất khiêm tốn

Đọc văn bản

Câu 1 [trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 2]: Bài tập mà giáo viên đưa cho học sinh thực hiện nhằm mục đích gì

Trả lời:

Mục đích là tạo cơ hội để học sinh bộc lộ được phiên bản chân thật của bản thân trước những người xung quanh

Câu 2 [trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 2]: Bằng chứng thể hiện sự khác biệt của số đông học sinh trong lớp.

Trả lời:

Bằng chứng cho thấy sự khác biệt của số đông học sinh trong lớp:

- Mặc những bộ đồ kì dị đến trường, ăn mặc, kiểu tóc kì lạ.

- Tham gia những hoạt động ngu ngốc, gây sự chú ý.

Câu 3 [trang 59 SGK Ngữ văn 6 tập 2]: Bằng chứng cho thấy sự khác biệt của J

Trả lời:

Bằng chứng cho thấy sự khác biệt của J:

- J đến trường, ăn mặc như bình thường và trông hệt như mọi ngày.

- Nhưng khi cậu giơ tay trong tiết đầu tiên cậu đã làm một điều bất ngờ khi phát biểu: Cậu đã đứng lên trả lời câu hỏi.

- Cậu nói một cách từ tốn, dõng dạc và lễ độ.

Câu 4 [trang 60 SGK Ngữ văn 6 tập 2]: Vì sao các bạn học sinh trong lớp ngạc nhiên về J? 

Trả lời:

 J là người ít nói, không đặc biệt quái dị, cũng không đặc biệt nổi tiếng. Hôm nay cậu đứng lên trả lời câu hỏi. Khi phát biểu, cậu nói một cách từ tốn, dõng dạc và lễ độ. Như thể không có gì quan trọng hơn, không có gì ý nghĩa hơn tiết học này, câu trả lời này đây. 

Sau khi đọc

Câu 1 [trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 2]

Trả lời:

- Điều quan trọng là rút ra bài học từ câu chuyện.

- Vì tác giả - người trong cuộc và dù không có câu chuyện này thì cũng có rất nhiều câu chuyện khác cho bản thân người kể rút ra kinh nghiệm. Việc "tạm gọi bạn ấy là J" cũng phản ánh việc câu chuyện kể về ai không quan trọng mà quan trọng hơn cả là bài học rút ra.

Câu 2 [trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 2]

Trả lời:

- Việc thể hiện sự khác biệt của số đông các bạn trong lớp và của J hoàn toàn khác nhau:

+ Những bạn học sinh khác cố chọn trang phục nổi bật, làm ra những hành động hơi bất thường: hát như trẻ con, đầu tóc kì quái, tham gia vào những hành động ngu ngốc.

+ J: ăn mặc hệt như mọi ngày, đứng lên trả lời câu hỏi một cách chân thành, gọi các bạn trong lớp bằng anh/ chị, cuối tiết học luôn cảm ơn thầy cô giáo, hành động nghiêm chỉnh, chững chạc.

Câu 3 [trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 2]

Trả lời:

- Trong văn bản này, tác giả đi từ thực tế để rút ra điều cần bàn luận: tác giả kể về lớp học của mình, bài tập của cô giáo, sự thay đổi của các bạn, sự kì lạ của J sau đó mới đi đến kết luận về những điều mà tác giả bàn luận.

- Sự lựa chọn cách triển khai này giúp văn bản thêm phần thú vị, sinh động và người đọc hình dung rõ điều mà tác giả nghị luận.

Câu 4 [trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 2]

Trả lời:

- Em đồng tình với cách phân chia như thế.

- Vì:

+ Sự khác biệt vô nghĩa được thể hiện qua số đông các bạn trong lớp bởi khác biệt không có mục đích.

+ Sự khác biệt có ý nghĩa qua cách thể hiện của J là thay đổi, khẳng định bản thân và mang hướng tính cực, thể hiện cố gắng. 

Câu 5 [trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 2]

Trả lời:

- Số đông thường thể hiện sự khác biệt vô nghĩa bởi vì đây là cách khác biệt dễ dàng, không tốn tâm sức.

- Muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa, con người cần rèn luyện đạo đức, trí tuệ để bản thân ngày càng ưu tú, hoàn thiện

Câu 6 [trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 2]

Trả lời:

- Theo em, bài học về sự khác biệt được rút ra từ văn bản này không phải chỉ có giá trị đối với lứa tuổi học sinh mà còn mang giá trị với mọi lứa tuổi.

- Vì sự khác biệt là điều rất cần trong mỗi người. Nếu chúng ta luôn chung một màu thì cuộc sống sẽ nhàm chán, vô nghĩa.

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC: Với câu mở đầu: Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa..., hãy viết tiếp 5 – 7 câu để hoàn thành một đoạn văn.

Bài mẫu tham khảo

    Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa. Mỗi chúng ta đều chỉ có một cuộc đời để sống. Nếu ta giống như hàng nghìn người khác thì bản thân ta sẽ chỉ sống đời nhàm nhàm, vô nghĩa như vậy. Lúc nào ta cũng sợ mình khác biệt. Sợ sự khác biệt ấy bị chê cười, bị người ta nói nọ nói kia. Nhưng có bao giờ ta nghĩ, sự khác biệt mới là điều tạo nên giá trị của ta? Khác biệt không phải thứ duy nhất làm con người ta trở nên đặc biệt nhưng chỉ khi khác biệt, ta mới biết đời sống của mình đẹp tươi và ý nghĩa đến đâu! 

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Thực hành tiếng Việt trang 61

Bài tập làm văn

Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng [vấn đề] mà em quan tâm

Trình bày ý kiến về một hiện tượng [vấn đề] đời sống

Củng cố, mở rộng trang 71

Video liên quan

Chủ Đề