Mụn ở trán là nguyên nhân gì năm 2024

Mụn nội tiết ở trán ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ của khuôn mặt, ngoài dây sưng đau tại chỗ, làm mất thoải mái còn gây nhiều mặc cảm trong cảm xúc của người bệnh. Vậy đâu là nguyên nhân gây nên tình trạng mụn nội tiết ở trán? Cách điều trị như thế nào? Cần lưu ý những gì khi điều trị? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề này.

Tại sao nổi mụn nội tiết ở trán?

Mụn nội tiết (mụn trứng cá) xuất hiện ở trán do lỗ chân lông tại vị trí này bị bít tắc, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, từ đó tạo ra những nốt mụn ở trán. Những nguyên nhân thường dẫn đến nổi mụn ở trán bao gồm:

Nội tiết tố thay đổi

Sự mất cân bằng nội tiết tố hay giai đoạn nội tiết tố thay đổi là lý do phổ biến nhất khiến trán xuất hiện mụn. Đặc biệt là những thay đổi của cơ thể trong giai đoạn dậy thì. Tại thời điểm này, lượng hormone sinh dục trong cơ thể tăng đáng kể, từ đó kích thích hoạt động của tuyến bã nhờn, nếu vệ sinh da không kỹ lưỡng, không làm thông thoáng các lỗ chân lông mỗi ngày sẽ làm bít tắc và sinh ra mụn.

Ngoài ra, khi căng thẳng kéo dài, cơ thể thường xuyên mệt mỏi, hormone adrenaline trong cơ thể cũng tăng cao, cũng là một nguyên nhân dẫn đến mụn nội tiết ở trán khi kết hợp với chế độ ăn nhiều đồ cay nóng.

Mụn ở trán là nguyên nhân gì năm 2024
Mất cân bằng nội tiết tố là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mụn nội tiết ở trán

Vệ sinh da mặt chưa đúng cách

Đây là nguyên nhân dẫn đến mụn ở đa số chị em. Sau một ngày dài, làn da chưa được “thở” vì lớp makeup trên gương mặt, nếu chị em không dùng đúng loại nước tẩy trang, dầu tẩy trang để loại bỏ toàn bộ mỹ phẩm trên gương mặt, thì kết quả chị em nhận lại sẽ là gương mặt đầy mụn sau một vài ngày thường xuyên makeup. Lúc này, bụi bẩn, lượng mỹ phẩm tích tụ trong các lỗ chân lông và hình thành mụn.

Hóa chất cho tóc

Các sản phẩm nhuộm, uốn, tẩy tóc đều chứa các chất hóa học độc hại. Khi làm tóc, những hóa chất này tiếp xúc trực tiếp vào vùng trán cơ thể gây dị ứng da, hình thành mụn. Quá trình này chị em có thể kiểm soát hiệu quả trong toàn bộ quá trình làm tóc.

Các thói quen khác

Một số thói quen thường ngày cũng tạo điều kiện thuận lợi để mụn xuất hiện tại trán mà chị em có thể bỏ sót bao gồm:

  • Đội mũ thường xuyên: Các loại mũ được dùng thường xuyên nhưng không được vệ sinh sạch, sẽ gây ra tình trạng mụn tại trán và thái dương.
  • Tóc: Đặc biệt là tóc mái che phủ vùng trán. Nếu vùng tóc mái này không sạch kết hợp với nắng nóng làm tăng tỷ lệ nổi mụn ở vùng trán của chị em.
  • Tần suất trang điểm dày đặc: Da mặt cần được “thở” sau một ngày dài hoạt động. Vậy nên việc trang điểm dày cũng như đắp quá nhiều hoạt chất trong chu trình dưỡng da cũng là điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
    Mụn ở trán là nguyên nhân gì năm 2024
    Makeup quá nhiều gây bít tắc lỗ chân lông hình thành mụn

Cách điều trị mụn nội tiết

Hiện nay có khá nhiều cách điều trị mụn hiệu quả, nhưng những cách đơn giản dưới đây sẽ cực kỳ hiệu quả nếu chị em siêng năng và kiên trì:

  • Làm sạch da: Trong mọi quá trình chăm sóc da, làm sạch da là bước cực kỳ quan trọng. Nếu làn da không sạch thì tất cả các bước cung cấp dinh dưỡng cho da phía sau hầu như không có ý nghĩa. Vậy nên việc tẩy trang và rửa mặt đúng cách hàng ngày là cực kỳ cần thiết. Đồng thời chị em có thể kết hợp tẩy tế bào chết khoảng 2 - 3 lần một tuần để loại bỏ môi trường ẩn nấp của vi khuẩn.
  • Dưỡng ẩm cho da: Da đủ ẩm sẽ giúp da hồi phục, luôn trong tình trạng ổn định, hạn chế tối đa tình trạng nổi mụn.
  • Sử dụng retinol hoặc dùng thuốc uống: Việc sử dụng thuốc uống hay dùng retinol thường đem lại hiệu quả trong thời gian ngắn nhưng hướng điều trị này cần bác sĩ da liễu đánh giá tình trạng da trước đó.
    Mụn ở trán là nguyên nhân gì năm 2024
    Uống thuốc trị mụn cần có chỉ định của bác sĩ da liễu

Các lưu ý khi điều trị mụn nội tiết tại trán

Những lưu ý trong giai đoạn điều trị mụn mà chị em cần “bỏ túi” bao gồm:

  • Không nên chạm tay vào các nốt mụn trên trán vì việc này làm tăng lượng vi khuẩn có hại trên gương mặt.
  • Lựa chọn kỹ lưỡng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp.
  • Trước khi tiến hành tẩy trang hay chăm sóc da nên rửa tay để diệt vi khuẩn.
  • Tránh tiếp xúc lâu với ánh mặt trời, nếu có tham gia hoạt động thể thao và ra mồ hôi cần rửa mặt ngay sau đó.
  • Thường xuyên vệ sinh kỹ càng nón bảo hiểm, có thể lựa chọn cách đội mũ của áo khoác trước khi đội nón bảo hiểm để da đầu không trực tiếp tiếp xúc với mũ bảo hiểm.
  • Tích cực bổ sung các loại thực phẩm có tác dụng giảm mụn như: Thực phẩm có chứa nhiều kẽm, omega - 3, vitamin A, vitamin E và các lợi khuẩn đường ruột. Phối hợp các thực phẩm này hàng ngày bạn sẽ sở hữu một làn da khỏe mạnh từ bên trong.
  • Nên tránh các món ăn có nhiều dầu, chất béo, nhiều đường và các sản phẩm từ sữa, vì các sản phẩm này có thể làm nặng thêm tình trạng mụn của chị em.

Mụn nội tiết ở trán đa phần do rối loạn nội tiết tố. Vậy nên, chủ động ngừa mụn bằng cách có lối sống lành mạnh, bổ sung đủ chất dinh dưỡng vào các bữa ăn, tránh căng thẳng và chăm sóc da thường xuyên.

Tại sao nổi mụn ở trán và cằm?

Cằm là vị trí mà mụn trứng cá, mụn bọc thường xuyên xuất hiện. Nguyên nhân gây mụn thường do những thói quen xấu như sờ tay, chống tay lên cằm khiến vi khuẩn lây lan nhanh và gây mụn. Vị trí mụn mọc ở cằm còn do biến đổi hormone, rối loạn nội tiết tố hoặc sức khỏe buồng trứng, tử cung có vấn đề.

Ẩn gì để giảm mụn ở trán?

Các loại thực phẩm giảm mụn nội tiết ở trán hiệu quả Ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm, vitamin A, vitamin E giúp giảm viêm như: cà rốt, bí đỏ, đậu, rau bina, cải xoăn, hạt hướng dương, bông cải xanh, gạo lứt. Bổ sung thực phẩm có chứa men vi sinh (lợi khuẩn có lợi cho đường ruột), giúp giảm viêm, ngăn mụn nội tiết.

Mụn ẩn trấn do đau?

Mụn ẩn trên trán là loại mụn nằm sâu dưới da, không có đầu nhọn hoặc mủ, thường có màu đỏ hoặc hồng. Mụn ẩn được hình thành do các yếu tố sau: Sự tắc nghẽn của lỗ chân lông: Khi da bị bẩn hoặc dầu thừa, các lỗ chân lông sẽ bị tắc nghẽn và gây ra viêm nhiễm. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra mụn ẩn trên trán.

Mụn bọc ở trận là do đau?

Mụn bọc trên trán xuất hiện khi các tuyến nhỏ dưới bề mặt da khu vực trán bị tắc nghẽn, sưng viêm và tạo mủ. Nó có thể gây đau, làm mất thẩm mỹ và có thể để lại sẹo. Mọi người đều có thể phải đối mặt với mụn bọc trên trán khi các tuyến nhỏ bên dưới bề mặt da bị tắc nghẽn.