Nêu các biện pháp rèn luyện tính kỷ luật dời với học sinh

Kỷ luật là tự do. Có thể bạn không đồng ý với câu nói này, mà nếu đúng là như vậy, thì chắc chắc bạn không phải là người duy nhất. Với nhiều người, kỷ luật là một từ không mấy hay ho và nó đồng nghĩa với việc thiếu tự do. Nhưng trên thực tế, điều ngược lại mới đúng. Stephen R. Covey từng nói: “Những người không có kỷ luật là nô lệ cho cảm xúc, dục vọng, và đam mê“. Và xét về lâu dài, những người không có kỷ luật sẽ không có được sự tự do đi kèm với một số kỹ năng và năng lực cụ thể – chẳng hạn như khả năng chơi một loại nhạc cụ hay sử dụng một ngoại ngữ.

Kỷ luật là hành động theo những gì bạn nghĩ bất kể khi đó cảm xúc của bạn là gì. Thường thì nó là sự hy sinh niềm khoái cảm và sự vui thú của giây phút hiện tại để đầu tư cho những điều quan trọng nhất trong cuộc đời. Do đó, kỷ luật sẽ khiến bạn:

  • Tiếp tục thực hiện một ý tưởng hay một dự án sau khi sự nhiệt tình hào hứng ban đầu phai nhạt dần
  • Tới phòng tập thể thao trong khi tất cả những gì bạn muốn làm lúc này là nằm dài trên ghế xem TV
  • Dậy sớm để dành thời gian rèn luyện bản thân
  • Nói “không” khi bạn thèm ăn một món mình đang cần ăn kiêng
  • Chỉ kiểm tra hộp thư vài lần mỗi ngày vào những thời điểm nhất định

Trước đây kỷ luật là điểm yếu của tôi, vì thế mà giờ đây tôi không có khả năng làm một số việc mà tôi thích làm – chẳng hạn như chơi guitar. Nhưng tôi đã tiến bộ lên nhiều rồi; có thể nói rằng, chính nhờ có kỷ luật mà hôm nay tôi mới có thể thức dậy từ 5h sáng để viết bài này. Thực ra điều tôi mong muốn làm bây giờ là nằm cuộn tròn trên giường, nhưng niềm mong mỏi này lại xếp sau cảm giác tận sâu trong tâm trí tôi về mục đích.

Nếu bạn cảm thấy khó khăn với việc rèn luyện tính kỷ luật, thì tin tốt cho bạn là đức tính này có thể trau dồi. Chẳng hạn, chỉ trong hai năm gần đây tôi đã rèn được thói quen dậy sớm. Sau đây là 5 đặc tính của tính kỷ luật mà tôi đã phát hiện ra:

1. Tự nhận thức

Kỷ luật nghĩa là hành động theo những gì bạn đã xác định là tốt nhất, bất kể khi đó cảm xúc của bạn ra sao. Do đó, đặc điểm đầu tiên của kỷ luật chính là sự tự nhận thức. Bạn cần phải xác định xem hành vi nào sẽ thể hiện tốt nhất các mục tiêu và giá trị của mình. Quá trình này đòi hỏi bạn phải tự tìm hiểu, tự phân tích bản thân; và nó sẽ đạt hiệu quả cao nhất khi bạn viết những phân tích đó ra trên giấy trắng mực đen. Tôi khuyên bạn hãy dành thời gian viết ra các mục tiêu, ước mơ, và hoài bão của mình. Mà tốt hơn nữa, nếu có thể, bạn hãy viết hẳn một Tuyên bố sứ mệnh cá nhân. Tôi nhận thấy rằng việc viết ra sứ mệnh đó đã giúp tôi hiểu rõ hơn tôi là ai, mục đích của tôi là gì, và giá trị nào tôi đề cao.

2. Nhận thức có ý thức

Kỷ luật phụ thuộc vào sự nhận thức có ý thức về những gì bạn đang làm và những gì bạn đang không làm. Bạn thử nghĩ mà xem. Nếu bạn không ý thức được rằng hành vi của mình là không có kỷ luật, thì làm sao bạn có thể biết rằng mình cần phải hành động khác đi?

Khi bắt tay vào rèn luyện tính kỷ luật, có thể nhiều khi bạn sẽ “bắt quả tang” chính mình đang có những hành vi vô kỷ luật – chẳng hạn, cắn móng tay, tránh tập thể dục, ăn bánh, hay liên tục kiểm tra hộp thư. Để xây dựng đức tính kỷ luật, bạn cần phải có thời gian; và điểm mấu chốt ở đây là bạn phải nhận thức được hành vi vô kỷ luật của mình. Dần dần, sự nhận thức này sẽ đến sớm hơn, tức là thay vì “bắt quả tang” mình đang thực hiện hành vi vô kỷ luật, bạn sẽ nhận thức được nó trước khi bạn thực hiện hành vi đó. Điều này cho bạn cơ hội đưa ra quyết định phù hợp hơn với các giá trị và mục tiêu của mình.

3. Quyết tâm áp dụng kỷ luật

Viết ra các mục tiêu và giá trị của mình thôi chưa đủ. Bạn phải có lòng quyết tâm thực hiện chúng. Nếu không, khi chuông đồng hồ báo thức kêu lúc 5h sáng, bạn sẽ vô tư mà chỉnh giờ “thêm 5 phút nữa thôi”… Hay khi niềm hào hứng ban đầu với một dự án trôi qua, bạn sẽ chật vật đưa nó đến mốc hoàn thành.

Nếu bạn cảm thấy khó khăn với việc thực hiện quyết tâm, hãy bắt đầu bằng cách đưa ra một quyết định có ý thức rằng bạn sẽ theo đuổi thực hiện những gì mà bạn nói mình sẽ làm – cả về thời điểm và cách thực hiện việc đó. Sau đó, tôi khuyên bạn nên xây dựng một phương pháp/hệ thống để theo dõi quá trình thực hiện những cam kết này. Chẳng thế mà người ta vẫn nói: “Cái gì đo lường được thì mới tiến triển được”.

4. Can đảm

Bạn có nhìn thấy những giọt mồ hôi trên khuôn mặt của nhân vật trong bức ảnh trên kia không? Đúng đấy bạn ạ, thường thì kỷ luật là một việc làm cực kỳ khó khăn. Cảm xúc, dục vọng, và đam mê có thể là những lực lượng mạnh mẽ mà bạn phải đối mặt. Do đó, tính kỷ luật phụ thuộc rất nhiều vào lòng can đảm. Đừng giả vờ rằng làm việc nào đó là dễ dàng với bạn trong khi trên thực tế, đó lại là một công việc rất khó khăn và/hoặc vất vả. Thay vào đó, hãy xây dựng lòng can đảm để đối mặt với sự vất vả và khó khăn này. Khi bạn tích lũy được cho mình những chiến thắng riêng nho nhỏ, lòng tự tin ở bạn sẽ lớn mạnh dần, và sự can đảm vốn là yếu tố hỗ trợ cho tính kỷ luật sẽ đến với bạn một cách tự nhiên hơn.

5. Tự hướng dẫn bản thân

Thường thì độc thoại là một thói quen không tốt, nhưng nó cũng có thể trở nên vô cùng hữu ích nếu bạn kiểm soát được nó. Khi gặp tình huống khó khăn, hãy tự nói chuyện với mình, tự khuyến khích mình, và tự trấn an bản thân. Suy cho cùng, chính độc thoại lại là hành vi có khả năng nhắc nhở bạn về các mục tiêu của mình, tạo dựng lòng can đảm, củng cố lòng quyết tâm, và khiến bạn duy trì nhận thức về nhiệm vụ mình đang làm. Mỗi khi cảm thấy tính kỷ luật của mình bị thử thách, tôi lại nhớ đến câu nói này: “Cái giá của việc giữ kỷ luật luôn luôn thấp hơn nỗi đau của niềm hối tiếc”. Hãy khắc sâu câu nói này vào tâm trí bạn, và nhớ lại nó mỗi khi bạn thấy mình đang bị thử thách. Nó có thể làm thay đổi cuộc sống của bạn đấy.

Nguồn: Thuynguyet.blogspot.com

Với những ai không thích sự gò bó, làm việc từ xa là lựa chọn tuyệt vời vì có thể làm ở bất kì đâu, bất kì khi nào.

Nhưng mà, đôi khi chính lối làm việc tự do lại gây ảnh hưởng xấu đến năng suất làm việc.

Nếu bạn đang băn khoăn không biết làm sao để rèn luyện kỷ luật bản thân khi làm việc ở nhà, hãy cùng Glints tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Kỷ luật bản thân là gì? 

Kỷ luật bản thân là đưa những hoạt động cá nhân vào một khuôn khổ nhất định. Thường thấy, chúng ta sẽ dễ dàng cảm thấy lười biếng hơn khi làm việc tại nhà. Việc đưa ra các quy chuẩn cho bản thân sẽ là phương pháp hữu ích giúp bạn kiểm soát tốt năng suất và hiệu quả công việc của mình. 

Cụ thể, kỷ luật bản thân có thể mang lại một số lợi ích như sau:

  • Giảm lo lắng: Khi bạn kiểm soát được quá trình mình hành động và làm việc, bạn sẽ ít cảm thấy ít trì trệ hơn, cảm giác lo lắng về công việc cũng từ đó mà giảm bớt.
  • Tăng khả năng hoàn thành mục tiêu dài hạn: Có kỷ luật đồng nghĩa với việc giảm đi sự xao lãng xung quanh, bạn sẽ dễ dàng tập trung và gặt hái được kết quả tốt.
  • Cảm thấy hạnh phúc hơn: Hiển nhiên, bạn sẽ hạnh phúc hơn khi cảm thấy chính mình đang tiến bộ trên con đường đạt hướng tới mục tiêu đề ra. Kỷ luật tự giác là một yếu tố quan trọng dẫn tới điều này.
  • Bạn trở nên kiên cường hơn: Khi tính tự giác tăng lên, khả năng chống lại cám dỗ xung quanh của bạn cũng vì thế mà tăng theo. Điều này sẽ khiến bạn trở nên kiên cường hơn khi phải thích nghi và làm việc trong các hoàn cảnh khác nhau.

Nguyên tắc vàng rèn luyện kỷ luật bản thân làm việc tại nhà

1. Lên kế hoạch

Không ai muốn thất hứa với bản thân mình cả. Lập danh sách các nhiệm vụ trong ngày chính là cách chúng ta tự đưa ra cam kết với bản thân. Bạn hãy viết ra danh sách công việc, đánh giá mức độ phức tạp và sau đó sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên. Lúc này, tất cả những gì bạn cần làm là bám sát theo bản kế hoạch đó.

Rèn luyện tính kỷ luật như thế nào? Lên kế hoạch

Hãy ước lượng thời gian cho từng công việc và cố gắng hoàn thành nó đúng thời hạn. Bạn có thể lên kế hoạch theo ngày, theo tuần hoặc theo tháng để dễ dàng theo dõi tiến độ của mình.

2. Tạo thói quen rèn kỷ luật bản thân

Khi làm việc tại nhà, bạn có thể rèn luyện tính kỷ luật qua những thói quen nhỏ hằng ngày. Đó có thể là việc ăn uống lành mạnh, tập thể dục 30 phút mỗi ngày, dậy sớm, đọc sách trước khi đi ngủ,… Và cho dù bạn có thể thức tới 2 giờ sáng và “nướng” tới 12 giờ trưa đi nữa, vẫn tốt hơn nếu bạn có một lịch sinh hoạt cố định để không làm loạn hết đồng hồ sinh học của mình.

Các thói quen này không hề phức tạp chút nào. Rèn luyện kỷ luật cũng như rèn luyện cơ bắp vậy, quan trọng là bạn có đủ kiên trì hay không mà thôi. 

Đọc thêm: 11 Cách rèn kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả

3. Sử dụng công nghệ

Làm việc ở nhà cho bạn quyền được đóng laptop lại để xem tivi, cày nốt bộ phim dang dở tối hôm qua mà không bị ai nhắc nhở cả. Đừng lo, lúc này, các thiết bị công nghệ sẽ trở thành một trợ lý hoàn hảo giúp bạn thoát khỏi những cám dỗ đó và rèn luyện tính kỷ luật cho mình.

Bên cạnh những chức năng như xem lịch, ghi chú, lên kế hoạch,… bạn có thể “nhờ” điện thoại nhắc mình nếu lỡ online Facebook quá thời gian giới hạn. Ngoài ra, có rất nhiều ứng dụng giúp bạn quản lý chi tiêu, quản lý thói quen hằng ngày hay phân loại hồ sơ nữa đấy.

4. Tập trung

Không ai có thể tập trung được nếu chuông điện thoại cứ inh ỏi mỗi 5 phút cả. Chưa kể, những thông báo này đa phần là email spam, tin nhắn tổng đài, thông báo từ mạng xã hội,… Đừng lãng phí thời gian quý báu vào những việc không quan trọng như thế này chứ!

Nếu muốn tập trung vào công việc, hãy chắc chắn rằng bạn đã tắt chuông điện thoại, tắt hết các tab giải trí, chọn một chỗ ngồi yên tĩnh, và thông báo với gia đình rằng mình đang làm việc để không bị gián đoạn giữa chừng. Đừng cố làm quá nhiều việc một lúc, không hiệu quả đâu.

5. Đặt mục tiêu rõ ràng

Để tạo kỷ luật cho bản thân, hãy làm việc có kế hoạch. Bạn nên xác định mục tiêu dài hạn cho công việc của mình, sau đó, vạch ra những bước đi cụ thể cần thực hiện cho tương lai. 

Đặt mục tiêu để rèn luyện tính kỉ luật tốt hơn

Kế hoạch của bạn càng chi tiết, con đường bạn đi càng rõ ràng. Nhờ đó, bạn sẽ không rơi vào trạng thái lưỡng lự, hoang mang, hay thậm chí là mất phương hướng.

Bạn cũng có thể đặt lời nhắc trên lịch của điện thoại hay máy tính cá nhân của mình để dễ dàng ghi nhớ.

6. Hoàn thành từng mục tiêu nhỏ trước

Đừng xấu hổ với chính mình về những mục tiêu quá nhỏ, khởi đầu đơn giản sẽ tạo động lực cho bạn đi đến những thành công lớn.

Hãy kiên nhẫn với bản thân và cố gắng không nản lòng với quá trình này. Việc hoàn thành mục tiêu nhỏ từng bước một sẽ giúp bạn vững vàng hơn khi đối mặt với những mục tiêu lớn dài hạn.

Đọc thêm: 9 Cách làm việc hiệu quả và khoa học

7. Nhắc nhở bản thân lý do bắt đầu

Bạn làm công việc này vì đâu? Đừng bao giờ cho phép bản thân quên thứ khiến bạn đã bắt đầu. 

Thường xuyên nhắc nhở chính mình về sức mạnh của kỷ luật bản thân. Không nên để công việc chểnh mảng, hãy luôn tích cực đón chờ những kết quả tốt đẹp bạn sẽ đạt được về sau.

Thử hình dung mà xem, sẽ tuyệt làm sao khi bạn có thể kiểm soát hoàn toàn cuộc sống của mình và hoàn thành bất kỳ mục tiêu cụ thể nào bạn đã đặt ra; sau đó, vẫn dành được thời gian nghỉ ngơi cho bản thân mình, kết thúc một ngày làm việc tại nhà đầy năng suất. 

8. Lập danh sách ưu tiên

Hãy quyết định những nhiệm vụ nào đáng để bạn dành nhiều công sức nhất, sau đó sắp xếp theo thứ tự ưu tiên thực hiện.

Bên cạnh đó, đối với những công việc “vặt” có khả năng giải quyết nhanh trong vài ba phút, bạn nên sắp xếp chúng xen kẽ trong danh sách làm việc của mình. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm và ngăn nắp khi tập giữ kỷ luật bản thân tại nhà hơn là “thôi để ngày mai”.

9. Nghỉ ngơi

Tất nhiên, kỷ luật không đồng nghĩa với việc ngồi trong phòng dán mắt vào máy tính cả ngày. Cơ thể chúng ta cần được nạp năng lượng. 

Nghỉ ngơi cũng là một phần của kỷ luật. Hãy tạo cho mình thói quen rời khỏi màn hình máy tính sau mỗi 1 tiếng đồng hồ. Bạn có thể đi rót nước, thư giãn gân cốt hay đơn giản là nhìn ra xa để mắt được nghỉ ngơi.

Đọc thêm: Bí quyết cân bằng cuộc sống và công việc

Những câu nói truyền cảm hứng về kỷ luật bản thân

Nếu bạn đang tìm kiếm một thứ-gì-đó để thúc đẩy động lực cá nhân khi rèn luyện kỷ luật bản thân, hãy thử viết những câu nói sau ra giấy, hoặc dán xung quanh chỗ làm việc để truyền cảm hứng cho mình mỗi ngày nhé!

1. “The only discipline that lasts is self-discipline”

Tạm dịch: Kỷ luật duy nhất tồn tại chính là kỷ luật tự giác. 

2. “Work while you work, play while you play – this is a basic rule of repressive self-discipline.”

Tạm dịch: Làm ra làm mà chơi ra chơi – đây là quy tắc cơ bản để giữ kỷ luật bản thân.

3. “We all have dreams. But in order to make dreams come into reality, it takes an awful lot of determination, dedication, self-discipline, and effort.”

Tạm dịch: Tất cả chúng ta đều có ước mơ. Để biến ước mơ thành hiện thực, cần rất nhiều quyết tâm, sự hiến dâng, kỷ luật tự giác và nỗ lực.

4. “Self-discipline is what separates the winners and the losers.”

Tạm dịch: Kỷ luật bản thân là rào cản giữa người chiến thắng và kẻ thất bại.

5. “In reading the lives of great men, I found that the first victory they won was over themselves… self-discipline with all of them came first.”

Tạm dịch: Khi đọc cuộc đời của những vĩ nhân, tôi thấy chiến thắng đầu tiên mà họ có được nhờ vào chính họ … kỷ luật bản thân là ưu tiên.

6. “I think self-discipline is something, it’s like a muscle. The more you exercise it, the stronger it gets.”

Tạm dịch: Tôi nghĩ kỷ luật bản thân là một thứ gì đó, tựa như cơ bắp. Bạn càng tập luyện, nó càng trở nên mạnh mẽ hơn.

3 Cuốn sách giúp bạn rèn luyện tính kỷ luật làm việc tại nhà

Bên cạnh những lời động viên trên, nếu có nhiều thời gian rảnh, bạn hãy thử “nghiền ngẫm” những cuốn sách về kỷ luật bản thân mà Glints gợi ý sau đây nhé:

Kỷ Luật Tự Giác Thói Quen Của Người Thành Công. Tác giả: Brian Tracy

Cuốn sách này sẽ giúp bạn tạo ra niềm tin vô hạn vào khả năng của chính mình. Đồng thời, cuốn sách còn chia sẻ những phương pháp xây dựng kỷ luật thép cho bản thân, giải phóng sức mạnh cá nhân . Bạn cũng sẽ được dạy cách làm chủ và có trách nhiệm hơn với cuộc đời mình.

Càng Kỷ Luật, Càng Tự Do. Tác giả: Ca Tây

Càng Kỷ Luật Càng Tự Do là một cuốn sách self-help điển hình với rất nhiều lời khuyên, về lối sống, về cách rèn luyện thói quen cho người trẻ trong xã hội hiện đại. Sách có giá trị cổ vũ tinh thần cho những ai đang có suy nghĩ tiêu cực hay lạc lối trong những tháng ngày tuổi trẻ, và giúp chúng ta nhìn nhận về tầm quan trọng của kỷ luật bản thân trong cuộc đời mình. 

Mini Habits: Gieo Thói Quen Nhỏ, Gặt Thành Công Lớn. Tác giả: Stephen Guise

Gieo Thói Quen Nhỏ, Gặt Thành Công lớn là cuốn sách khoa học phản ánh sự mâu thuẫn trong hầu hết các chiến lược phát triển bản thân ngày nay. Nó cũng lý giải nguyên nhân các thói quen nhỏ lại có sức mạnh vô cùng to lớn giúp chúng ta rèn luyện kỷ luật cá nhân. Đồng thời còn chỉ ra 8 quy tắc giúp tạo dựng thói quen và mang lại thành công cho bạn.

Và còn một điều cuối nữa Glints muốn nhắc nhở bạn:

Hãy tận hưởng quá trình này. Đừng quá bị gò bó bởi hai chữ “kỷ luật”.

Hãy làm những điều giữ cho tâm trạng mình thoải mái. Đi dạo, nấu ăn, gặp gỡ bạn bè cũng là cách hay giúp thúc đẩy sự sáng tạo trong công việc đấy.

Tính kỷ luật sẽ giúp chúng ta kiểm soát công việc tốt hơn, cũng như trở nên thành công và hạnh phúc. Chỉ cần áp dụng những lời khuyên phía trên ngay từ bây giờ, Glints tin chắc rằng bạn sẽ sớm rèn luyện được tính kỷ luật cho bản thân trong tương lai gần thôi!

Tác Giả

Video liên quan

Chủ Đề