Nghĩa vụ nợ là gì

Nghĩa vụ nợ được thế chấp [tiếng Anh: Collateralized Debt Obligation - CDO] là một sản phẩm tài chính có cấu trúc phức tạp, được đảm bảo bởi một nhóm các khoản vay và các tài sản khác và được bán cho các nhà đầu tư tổ chức.

Hình minh họa. Nguồn: Warrior Trading

Định nghĩa

Nghĩa vụ nợ được thế chấp trong tiếng Anh là Collateralized Debt Obligation, viết tắt là CDO.

Nghĩa vụ nợ được thế chấp [CDO] là một sản phẩm tài chính có cấu trúc phức tạp, được đảm bảo bởi một nhóm các khoản vay và các tài sản khác và được bán cho các nhà đầu tư tổ chức.

CDO là một loại công cụ phái sinh đặc biệt bởi vì theo như tên gọi của nó, giá trị của CDO dựa trên giá trị của một tài sản cơ sở khác. Những tài sản này sẽ trở thành tài sản thế chấp nếu khoản vay không được thanh toán.

Bản chất và đặc trưng của CDO

- Để tạo ra CDO, các ngân hàng đầu tư tập hợp các tài sản tạo ra dòng tiền như các khoản thế chấp, trái phiếu và các loại nợ khác tạo thành các lớp [classes] riêng biệt hoặc các đợt [tranche] dựa trên mức rủi ro tín dụng mà nhà đầu tư có thể chấp nhận.

- Các đợt [tranche] chứng khoán này trở thành sản phẩm đầu tư cuối cùng như chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp [MBS] và chứng khoán được bảo đảm bằng tài sản [ABS]. CDO được gọi là "tài sản thế chấp" bởi vì các khoản hoàn trả của tài sản cơ sở là tài sản thế chấp mang lại giá trị cho CDO.

Các loại CDO khác bao gồm nghĩa vụ trái phiếu được thế chấp [CBO] và nghĩa vụ cho vay thế chấp [CLO].

Ví dụ

- Các tranche [đợt] của CDO được đặt tên để phản ánh rủi ro của chúng, ví dụ như nợ cao cấp, nợ tầng lửng và nợ cơ sở. Xếp hạng tín dụng càng cao, lãi suất coupon [lãi suất trái phiếu trả hàng năm] càng thấp.

- Nếu khoản vay mất khả năng thanh toán, các trái chủ cấp cao được trả tiền đầu tiên từ nhóm tài sản được thế chấp, tiếp theo là các trái chủ trong các đợt [tranche] kế tiếp theo xếp hạng tín dụng, các khoản nợ được xếp hạng thấp nhất được thanh toán sau cùng.

- Các đợt [tranche] cao cấp thường an toàn nhất và thường được đánh giá cao hơn so với các khoản nợ cơ sở, nhưng nó cung cấp lãi suất coupon thấp hơn.

- Ngược lại, khoản nợ cơ sở cung cấp lãi suất coupon cao hơn [lãi nhiều hơn] để bù đắp cho rủi ro vỡ nợ lớn hơn. Vì có rủi ro lớn hơn, chúng thường đi kèm với xếp hạng tín dụng thấp hơn.

[Tài liệu tham khảo: Collateralized Debt Obligation [CDO], Investopedia]

Minh Lan

  • Căn cứ pháp lý: Điều 3 Luật Quản lý nợ công 2009

    Nghĩa vụ nợ dự phòng là nghĩa vụ nợ chưa phát sinh nhưng có thể phát sinh khi xảy ra ít nhất một trong các điều kiện đã được xác định trước.

 Phương thức Thực hiện nghĩa vụ nợ

Người vay nợ trả nợ

Ý nghĩa của Trả nợ

- “Trả nợ” nghĩa là hành vi thực hiện nghĩa vụ nợ, hiểu theo Hợp đồng cho vay tiền mặt tiêu dùng này, trả nợ nghĩa là người vay nợ trả lại tiền đã vay cho chủ nợ.

Thực hiện Trả nợ

- Việc trả nợ phải được thực hiện theo hình thức thanh toán thực tế, tuân thủ nghiêm ngặt kỳ hạn trả nợ. [Điều 460 Luật Dân sự]

· Tuy nhiên, nếu chủ nợ từ chối nhận bất cứ khoản trả nợ trước nào hoặc nếu cần bất cứ hành động gì của chủ nợ để trả nợ, người vay nợ nhất thiết phải thông báo cho chủ nợ biết người vay nợ đã sẵn sàng và vui lòng trả nợ. [Điều 460 Luật Dân sự]

- Việc thanh toán tiền nợ thực tế sẽ giải phóng người vay nợ khỏi nghĩa vụ nợ đối với việc không thực hiện những nghĩa vụ đó kể từ thời điểm thanh toán. [Điều 461 Luật Dân sự]

Nơi trả nợ

- Nếu các bên chưa thống nhất về nơi trả nợ, nợ sẽ được trả tại địa chỉ hiện tại của chủ nợ. Tuy nhiên, khi trả nợ liên quan tới giao dịch thương mại, thì địa điểm thanh toán sẽ là địa chỉ công ty của chủ nợ. [Điều 467-[2] Luật Dân sự]

Chịu chi phí trả nợ

- Trừ khi các bên có thỏa thuận khác, các chi phí phục vụ cho việc trả nợ sẽ do người vay nợ trả. Tuy nhiên, nếu chi phí trả nợ tăng do thay đổi địa chỉ của chủ nợ hoặc do hành vi khác của chủ nợ, giá trị tăng sẽ do chủ nợ chịu [Điều 473 Luật Dân sự]

· Ví dụ, chi phí trả nợ bao gồm phí chuyển khoản ngân hàng và mọi chi phí đi lại phát sinh của người vay nợ là người phải đi từ Busan tới Seoul để trả nợ.

Người trả tiền & Người nhận tiền

Thanh toán bởi Bên thứ ba

- Bất cứ bên thứ ba nào cũng có thể thực hiện việc trả nợ. Tuy nhiên, nếu việc trả nợ không được cho phép bởi thỏa thuận giữa các bên, thì bên thứ ba không được trả nợ. [Điều 469-[1] Luật Dân sự].

- Mọi bên thứ ba là người không có lợi ích, liên quan gì tới nghĩa vụ nợ có thể không trả nợ thay cho người vay nợ. [Điều 469-[2] Luật Dân sự]

· Một Người đồng bảo lãnh hoặc Người nhận thế chấp có thể trả nợ thay cho người vay nợ bởi họ có quyền lợi liên quan tới nghĩa vụ nợ.

Trả nợ cho Bên thứ ba

- Việc trả nợ cho một người nắm giữ giấy đòi nợ một phần chỉ có hiệu lực khi người đó đòi thanh toán trên tinh trần trung thực và không sơ suất. [Điều 470 Luật Dân sự]

- Việc trả nợ cho một người nắm giữ giấy biên nhận sẽ có hiệu lực ngay cả khi người đó không được ủy quyền nhận trả nợ. Tuy nhiên, điều này không áp dụng nếu người trả nợ biết hoặc lẽ ra nên biết về quyền đó. [Điều 471 Luật Dân sự]

- Ngoại trừ trường hợp trả nợ cho người nắm giữ một phần giấy đòi nợ và trong trường hợp trả nợ cho người giữ giấy biên nhận, mọi khoản thanh toán cho người nào không được ủy quyền nhận nợ chỉ có hiệu lực trong phạm vi để chủ nợ lấy được tiền [Điều 472 Luật Dân sự]

Trả nợ trước Ngày đáo hạn

Trả nợ trước Ngày đáo hạn

- Trừ khi theo thỏa thuận khác của các bên, người vay nợ có thể trả nợ trước ngày đáo hạn. Tuy nhiên, nếu chủ nợ chịu tổn thất do trả nợ sớm, thì người vay nợ phải bồi thường cho tổn thất đó. [Điều 468 Luật Dân sự].

- Trong trường hợp khi người vay nợ trả nợ trước ngày đáo hạn, tổn thất mà chủ nợ phải chịu là lãi mà lẽ ra sẽ phát sinh kể từ ngày trả nợ tới ngày đáo hạn theo quy định trong Hợp đồng cho vay tiền mặt tiêu dùng.

Trả nợ một phần

Mục đích của Trả nợ một phần

- Vấn đề “Trả nợ một phần” phát sinh khi người vay nợ nợ cùng một chủ nợ nhiều khoản nợ cùng loại [Điều 476 Luật Dân sự], hoặc khi người vay nợ có nghĩa vụ trả các chi phí và/hoặc lãi vay ngoài tiền nợ gốc đối với một hoặc nhiều khoản nợ. [Điều 478 và 479 Luật Dân sự]. Trong những trường hợp trên, có thể phát sinh câu hỏi liệu nghĩa vụ nợ nào có thể được thực hiện.

- Trả nợ một phần phải được thực hiện theo thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên, nếu các bên thông đạt được thỏa thuận đó, người có thẩm quyền phải quyết định nghĩa vụ nào cần được thực hiện, và nếu không có quyết định như vậy, nghĩa vụ phải được thực hiện trình tự pháp luật quy định.

Trình tự trả là chi phí, lãi, và tiền gốc

- Chủ nợ và người vay nợ có thể thỏa thuận trước về trình tự trả nợ là chi phí, lãi vay và tiền nợ gốc nếu thực hiện việc trả nợ một phần.

- Trong trường hợp người vay nợ trả các chi phí phát sinh và lãi vay phát sinh của một hoặc nhiều nghĩa vụ nợ, và trừ khi các bên có thỏa thuận khác, trình tự trả nợ sẽ là: chi phí, lãi, và tiền nợ gốc. [Điều 479-[1] Luật Dân sự]

- Trình tự chi tiết trả chi phí, lãi và tiền gốc sẽ theo trình tự luật quy định. [Điều 477 và 479-[2] Luật Dân sự]

· Nếu một số nghĩa vụ nợ đáo hạn còn các nghĩa vụ khác chưa đáo hạn, thì khoản nợ đáo hạn sẽ được trả nợ trước.

· Nếu tất cả các nghĩa vụ nợ đáo hạn hoặc tất cả đều chưa đáo hạn, phải thanh toán cho nghĩa vụ nợ, và thực hiện nghĩa vụ nợ nào có lợi cho người vay nợ.

· Nếu như lợi ích cho người vay nợ là ngang nhau đối với mọi nghĩa vụ, thì sẽ ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ nợ nào đã hoặc sẽ đáo hạn trước.

· Trong trường hợp theo trình tự kể trên, cần tiến hành trả nợ theo tỉ lệ giá trị của từng khoản nợ.

Video liên quan

Chủ Đề