Ngồi học như thế nào là đúng tư thế

Cong vẹo cột sống ở trẻ có xu hướng tăng ở nước ta do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh cong vẹo cột sống gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ về sau.

Lợi ích của tư thế ngồi học đúng với trẻ

Tập cho bé tư thế ngồi học đúng ngay từ nhỏ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và không làm biến dạng dáng người.

  • Cải thiện tuần hoàn máu: Khi trẻ ngồi học ngay ngắn trên bàn với chiều cao phù hợp, chân của bé có thể cảm thấy thoải mái, cải thiện tuần hoàn máu.
  • Cải thiện sức khỏe tinh thần: Một nghiên cứu chỉ ra rằng một tư thế tốt giúp làm việc trong trạng thái thoải mái và hiệu quả hơn. Duy trì tư thế tốt giúp dáng người và ngoại hình đẹp hơn.
  • Tư thế ngồi học đúng là cách cải thiện sự tập trung: Ngồi ở tư thế đúng và thoải mái giúp cải thiện tuần hoàn và hô hấp. Oxy cũng được hấp thụ dễ dàng hơn, giúp tăng cường sức mạnh cho phổi, cải thiện nhịp thở cũng như sự tập trung.
  • Giảm nguy cơ gù lưng, cận thị: Tư thế ngồi đúng giúp giảm áp lực lên cơ bụng và cột sống, bao gồm đĩa đệm, dây chằng và cơ. Ngồi đúng tư thế sẽ làm cho khoảng cách giữa mắt và bàn học chuẩn hơn, tránh cận thị.

Tư thế ngồi học đúng giúp trẻ không bị lệch xương sống và hạn chế cận thị

Tác hại của việc ngồi học sai tư thế

Ngồi sai tư thế là như thế nào?

Trẻ rất dễ ngồi sai tư thế nếu ba mẹ, cô giáo không thường xuyên nhắc nhở. Ngồi học sai tư thế gây ra những tổn thương lớn cho cột sống của trẻ như: 

  • Khom lưng quá nhiều, nằm trên bàn hoặc trên giường để viết, suy giảm chức năng của mắt, tim, phổi. Điều này đặc biệt dễ dẫn đến cong vẹo cột sống.
  • Khi học ở nơi thiếu ánh sáng, trẻ sẽ cúi sát vào vở, nguy cơ trẻ sau này bị cận thị và vẹo cột sống hoặc thoái hóa khớp là rất cao. 
  • Ngồi cong lưng một tay viết, một tay chống cắm, tựa đầu sẽ khiến cột sống cổ và lưng căng thẳng, tê nhức. 
  • Việc ngồi vào bàn và ghế không phù hợp với chiều cao của trẻ. Bàn quá cao hoặc quá thấp đều không phù hợp với chiều cao và dáng người của trẻ dẫn đến các vấn đề về cột sống như nứt đốt sống.

Tác hại của việc ngồi sai tư thế

Ảnh hưởng đến vóc dáng: Tư thế ngồi không đúng làm biến dạng cấu trúc xương, dẫn đến cong xương, gù lưng. Bên cạnh đó tư thế ngồi không đúng sẽ làm tăng áp lực lên vùng bụng, không làm giãn cơ vùng bụng và lưng nên không thể đốt cháy chất béo dự trữ. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tích mỡ ở bụng. 

Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Ngồi không đúng tư thế có thể gây ra tình trạng trào ngược axit. Tạo áp lực lên lưng và sau đó đến bụng. Áp lực này đồng nghĩa với việc dạ dày không thể tiêu hóa thức ăn một cách tối ưu. 

Đau lưng, cong vẹo cột sống, cận thị: Nếu trẻ ngồi không đúng cách thì khoảng cách mắt đến bàn làm việc không được tối ưu, đặc biệt là lưng cong thì khoảng cách càng gần sách vở khiến đôi mắt mệt mỏi. Theo thời gian, có thể phát triển thành cận thị.

Ảnh hưởng đến tuần hoàn: Khi bạn cong lưng, dòng lưu thông máu bị chặn. Càng hẹp, mạch máu càng dễ bị tắc nghẽn. Điều này dẫn đến suy giảm chức năng gan, thận, dạ dày và tim mạch. Cơ thể mệt mỏ dẫn đến hiệu quả công việc và học tập sa sút.

Trẻ nhỏ ngồi sai tư thế ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển xương sau này

Hướng dẫn tư thế ngồi học đúng cho trẻ

Cho phép em bé ngồi đúng tư thế, không gò bó hoặc sai tư thế. Các bậc phụ huynh có thể tìm hiểu bàn học chống gù lưng chống cận thị để bé có tư thế ngồi học đúng đắn. Từ đó, tạo thói quen tốt cho trẻ. 

Tư thế ngồi đúng là tư thế lưng thẳng, người không cong về phía trước, chân đặt trên sàn, vuông góc với đùi, đầu gối gập 90 độ. Sau đây là cách ngồi học tư thế đúng cho trẻ mà ba mẹ nên hướng dẫn cho trẻ: 

  • Ngực không được tựa lên bàn. 
  • Giữ lưng luôn thẳng, tránh đẩy người về phía trước. 
  • Lưng phải tựa vào tựa của ghế. 
  • Cả hai tay đặt ngay ngắn trên mặt bàn, cùng mặt phẳng với vai để giữ cho đầu được cân bằng. 
  • Khoảng cách giữa mắt và mặt bàn khoảng 25-30 cm. Đặt vở đúng vị trí, song song với mép bàn. 

Ngoài ra ba mẹ phải lựa chọn bàn học có kích thước phù hợp chiều cao của trẻ. Luôn nhắc nhở con ngồi thẳng lưng, không nằm dài trên bàn để viết hoặc đọc sách. Dán những hình mô phỏng dáng người ngồi đúng trước bàn học trẻ để nhắc nhở trẻ.

Ba mẹ cần hướng dẫn trẻ tư thế ngồi học đúng để không ảnh hưởng hình dáng và sức khoẻ cột sống

Tóm lại, việc hướng dẫn cho trẻ tư thế ngồi học đúng ngay từ khi còn nhỏ là rất quan trọng. Vì tư thế ngồi học có ảnh hưởng trực tiếp đến khung xương, lồng ngực, bả vai, cổ và cột sống của trẻ. Nếu trẻ ngồi sai tư thế trong thời gian dài và không được sửa chữa kịp thời, thì cột sống trẻ dễ bị cong vẹo. Điều này rất có hại cho sức khỏe, vì tim phổi bị ép chặt, khó hoạt động, thở khó khăn, giảm khả năng vận động, giảm dung tích của phổi, trẻ gầy yếu, sức khỏe giảm sút rõ rệt. Ngoài ra, tư thế ngồi học không đúng cũng làm tăng nguy cơ cận thị ở trẻ.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Đáp: Bạn Như Bình thân mến, để hướng dẫn trẻ em ngồi học đúng tư thế, ta cần hiểu rằng cột sống con người không thẳng như hình chữ I, mà có những đoạn hơi cong ở cột sống lưng và cột sống thắt lưng, gần với hình nhữ S. Vì thế không ai có thể giữ lưng thẳng thật thẳng liên tục. Ở trẻ em, cặp sách nặng và tư thế ngồi học là đáng quan tâm nhất.

Khi đi học, trẻ nên đeo ba-lô để phân bổ sức nặng đều hai vai và không được đeo cặp sách quá nặng vì có thể gây vẹo cột sống. Lúc ngồi học, cần đảm bảo khoảng cách từ mắt trẻ đến bàn ít nhất 25cm. Khi khoảng cách này không phù hợp, trẻ sẽ có xu hướng điều chỉnh tư thế để nhìn rõ hơn. Chiều cao bàn, ghế cần phù hợp với chiều cao trẻ. Trẻ ngồi học lâu ở bàn cao thì phải nâng vai mới đặt được tay lên bàn. Nếu như bàn lại thấp thì trẻ buộc phải co gập trên bàn, vai đầu gập về phía trước và dẫn tới gù lưng. Do vậy, phải điều chỉnh sao cho khoảng cách giữa mặt bàn và mặt ghế ngồi không thấp hơn 22cm và không cao hơn 27cm. Khi khoảng cách bàn-ghế và khoảng cách mắt-bàn phù hợp, trẻ sẽ có tư thế ngồi tốt nhất. Cũng cần lưu ý ánh sáng ở bàn học để trẻ không phải cúi sát, dễ gây cận thị và gù lưng. Trẻ em cũng nên được khuyến khích chơi thể thao nhằm củng cố sự phát triển của cơ thể, tránh ngồi quá lâu trong một tư thế và phải được sửa ngay khi phát hiện thói quen không tốt cho cột sống.

TS. BS Đại Phi Vân
Trưởng khoa Cơ Xương Khớp, BV Triều An [425 Kinh Dương Vương, P.An Lạc, Q. Bình Tân, TP.HCM.

Website:

www.trieuan.com]

Thời gian bạn ngồi vào bàn để học tập hay làm việc trong khoảng 8h/ 1 ngày nên do đó, cột sống và các cơ xương khớp chịu tác động rất lớn. Vì vậy, tư thế ngồi bàn ghế học tập và làm việc đúng cực kỳ quan trọng. Tác hại của việc ngồi sai tư thế đó là bạn có thể bị gù vẹo cột sống, lưng gù, ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe.

Và khi bạn ngồi làm việc, hay ngồi học với tư thế đúng sẽ mang lại cho bạn sự tập trung cao độ, làm việc thoải mái, tăng hiệu quả làm việc lên gấp nhiều lần. Và sau đây là một số các tư thế bạn nên sử dụng khi ngồi bàn để học tập cũng như khi làm việc, đặc biệt là với các bạn học sinh, sinh viên hay dân văn phong.

Tư thế chân

Khi ngồi bàn học tập hay làm việc bạn không nên ngồi vắt chéo chân vì tư thế này ngăn cản sự lưu thông các mạch máu tuần hoàn xuống bàn chân để trao đổi khi đó các động mạch và tĩnh mạch bị siết chặt, ảnh hưởng đến sự tập trung vì khi đó bạn có thể bị tê mỏi chân.

Cách ngồi đúng: Không vắt chéo chân, không đi giày quá cao vì khi ngồi làm việc liên tục trong một thời gian dài có thể gây mỏi chân và đau nhức khớp chân và lòng bàn chân. Nên điều chỉnh lại ghế ngồi sao cho phần đầu gối với cạnh ghế không vuông góc với nhau.

Tư thế thân người

Bạn không nên ngồi với ghế quá đổ về phía trước hay ghế ngả lưng quá ra phía sau sẽ khiến các dây thần kinh, các động mạch và tĩnh mạch ở vùng xương chậu, cột sống bị chèn ép và hạn chế lưu thông tuần hoàn máu.

Nhưng ngược lại, động tác đu người theo chiếc ghế lại rất có lợi cho sức khỏe. Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh các động tác này giúp cơ thể chúng ta giữ thăng bằng, ổn định tiền đình và thúc đẩy khả năng tập trung cao độ, khi đó bạn làm việc sẽ hiệu quả với năng suất con hơn.

Tư thế ngồi cho lưng cổ và bảo vệ mắt

Để tránh mỏi cổ và đau vai thì điều quan trọng nhất là bạn cần giữ mắt song song với màn hình, hoặc nếu bạn là học sinh, sinh viên thì bạn nên có khoảng cách từ mắt đến vở 25-30 cm. Đầu, thân và hông nằm trên một đường thẳng và vuông góc với mặt ghế. Để kiểm tra tư thế ngồi đúng với dân văn phòng là khi bạn nhắm mắt lại và thư giãn rồi mở mắt ra thì mắt của bạn vẫn đang nhìn vào màn hình.

Nếu như ngồi không đúng tư thế sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc đau nhức ở một vài bộ phận trên cơ thể sau những giờ làm việc và học tập căng thẳng. Điều đó anh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn, khiến bạn nhanh chóng bị lão hóa xương, gù vẹo. Không những thế, chất lượng công việc của bạn cũng giảm đi đáng kể. Chính vì thế hãy rèn luyện cho bản thân một tư thế ngồi đúng để bảo vệ sức khỏe của chính bạn.

Video liên quan

Chủ Đề