Người Ai Cập cổ đại sản xuất nông nghiệp như thế nào

Câu hỏi 1 trang 32 Lịch Sử lớp 6 – Chân trời sáng tạo: Sông Nin đem lại những thuận lợi gì cho người Ai Cập cổ đại?

Lời giải:

– Những thuận lợi mà sông Nin đem lại cho người Ai Cập cổ đại:

+ Sông Nin bồi đắp phù sa => hình thành nên những đồng bằng châu thổ rộng lớn và màu mỡ. Chính nhờ những lớp phù sa luôn được bồi đắp hàng năm ấy đã thúc đẩy canh tác trồng trọt, tăng năng suất nông nghiệp tối đa giúp người Ai Cập luôn có những mùa màng bội thu.

+ Sông Nin cung cấp nguồn nước dồi dào phục vụ cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người.

+ Sông Nin là con đường giao thông huyết mạch, giúp kết nối các vùng/ miền ở Ai Cập.

+ Sự đa dạng sinh vật do sông Nin đem lại [thủy sản, chim,…] góp phần cải thiện cuộc sống của cư dân Ai Cập.

Câu hỏi 2 trang 32 Lịch Sử lớp 6 – Chân trời sáng tạo: Quan sát lược đồ 6.1 và hình 6.3, em hãy cho biết chữ nào trong hai chữ tượng hình dưới đây được dùng để diễn tả hoạt động đi thuyền từ Thượng Ai Cập xuống Hạ Ai Cập?

Lời giải:

– Chữ tượng hình 1 diễn tả hoạt động di chuyển từ Thượng Ai Cập đến Hạ Ai Cập vì dòng chảy sông Nin từ Nam đến Bắc – từ Thượng Ai Cập xuống Hạ Ai Cập và đổ ra Địa Trung Hải. Như vậy, thuyền đi xuôi dòng, dùng sức nước, không cần dùng buồm.

– Chữ tượng hình 2 diễn tả hoạt động đi từ Hạ Ai Cập đến Thượng Ai Cập vì hướng gió thổi trên sông Nin là từ Bắc đến Nam, gió thổi từ Địa Trung Hải vào, thuyền sẽ căng buồm để lợi dụng sức gió. Nếu thuyền không căng buồm sẽ đi ngược dòng chảy, làm việc đi lại trở nên khó khăn.

Câu hỏi trang 34 Lịch Sử lớp 6 – Chân trời sáng tạo: Dựa vào hình 6.4 và thông tin ở phần II, em hãy:

– Trình bày quá trình thành lập nhà nước Ai Cập.

– Quá trình thống nhất nhà nước Ai Cập bằng chiến tranh thể hiện qua những chi tiết nào trên phiến đá Na-mơ?

Lời giải:

– Quá trình thành lập nhà nước Ai Cập:

+ Từ khoảng thiên niên kỉ IV TCN, cư dân Ai Cập sống trong các công xã. 

+ Vào khoảng năm 3200 TCN, Mê-nét đã thống nhất các công xã thành nhà nước Ai Cập.

– Quá trình thống nhất nhà nước Ai Cập bằng chiến tranh được thể hiện qua những chi tiết sau:

+ Hình ảnh người đàn ông chỉ tay vào một người đang quỳ xuống bên dưới [mặt thứ nhất của phiến đá Na-mơ].

+ Hình ảnh người đàn ông dẫn đầu một hàng quân có vũ khí [mặt thứ 2 của phiến đá Na-mơ].

Câu hỏi 1 trang 35 Lịch Sử lớp 6 – Chân trời sáng tạo: Trong các thành tựu văn hóa của người Ai Cập, em ấn tượng nhất với thành tựu nào nhất? Tại sao?

Lời giải:

– Em ấn tượng nhất với nghệ thuật điêu khắc của cư dân Ai cập cổ đại, thông qua hình ảnh Tượng Nhân sư [hình 7] canh giữ kim tự tháp Kê-ốp.

– Giới thiệu về Tượng Nhân sư:

+ Tượng Nhân sư khổng lồ được làm bằng đá vôi, tạc hình dáng đầu người, thân sư tử nằm trong tư thế phủ phục canh gác cho đền thờ vua Pharaoh Khafre trên cao nguyên Giza, bờ Tây sông Nile của Ai Cập. 

+ Đây là bức tượng nguyên khối lớn nhất thế giới, dài 73,5 mét và cao 20,22 m. 

+ Theo quan niệm của người Ai Cập, tượng nhân sư [có phần đầu là nam giới, phần thân là sư tử] tượng trưng cho trí tuệ và sức mạnh.

=> Tượng Nhân sư đã cho thấy sự tinh tế, bài tay tài hoa và sự miệt mài sáng tạo nghệ thuật của của người Ai Cập cổ đại.

Câu hỏi 2 trang 35 Lịch Sử lớp 6 – Chân trời sáng tạo: Tại sao hình học lại phát triển ở Ai Cập cổ đại?

Lời giải:

– Hằng năm, nước sông Nin dâng cao khiến ranh giới giữa các thửa ruộng bị xóa nhòa, nên mỗi khi nước rút, người Ai Cập cổ đại phải tiến hành đo đạc lại diện tích. Vì vậy cư dân Ai Cập cổ đại rất giỏi về hình học.

Luyện tập 1 trang 36 Lịch Sử lớp 6 – Chân trời sáng tạo: Em hiểu thế nào về câu nói của sử gia Hy Lạp cổ đại hê-rô-đốt [Herodotus]: “Ai Cập là quà tặng của sông Nin”?

Lời giải:

– Câu nói của sử gia Hy Lạp cổ đại hê-rô-đốt [Herodotus]: “Ai Cập là quà tặng của sông Nin” được hiểu là: sông Nin tạo nên Ai Cập dâng tặng cho con người. Những “tặng phẩm” mà sông Nin đem đến cho cư dân Ai Cập là:

+ Sông Nin bồi đắp phù sa => hình thành nên những đồng bằng châu thổ rộng lớn và màu mỡ. Chính nhờ những lớp phù sa luôn được bồi đắp hàng năm ấy đã thúc đẩy canh tác trồng trọt, tăng năng suất nông nghiệp tối đa giúp người Ai Cập luôn có những mùa màng bội thu.

+ Sông Nin cung cấp nguồn nước dồi dào phục vụ cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người.

+ Sông Nin là con đường giao thông huyết mạch, giúp kết nối các vùng/ miền ở Ai Cập.

+ Sự đa dạng sinh vật do sông Nin đem lại [thủy sản, chim,…] góp phần cải thiện cuộc sống của cư dân Ai Cập.

Luyện tập 2 trang 36 Lịch Sử lớp 6 – Chân trời sáng tạo: Sự ra đời của nhà nước Ai Cập cổ đại dựa trên cơ sở nào?

Lời giải:

– Những cơ sở đưa đến sự ra đời của nhà nước Ai Cập cổ đại là:

+ Nhu cầu tập hợp lực lượng để trị thủy, phát triển sản xuất nông nghiệp. Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành trên lưu vực các đồng sông lớn như sông Nin, Hoàng Hà, Trường Giang… Điều kiện tự nhiên ở đây thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp trồng lúa nước, nhưng cũng đồng thời đặt ra yêu cầu cần phải trị thủy để bảo vệ sản xuất. Công việc này đòi hỏi phải có sự chung lưng đấu cật của cả cộng đồng. => Trị thủy một trong những nhân tố đưa đến sự liên kết của các cư dân phương Đông cổ đại trong các công xã nông thôn.

+ Xã hội có sự phân hóa giàu – nghèo, xuất hiện tầng lớp quý tộc – người bình dân => nguyên tắc “công bằng bình đẳng” trong các công xã nguyên thủy bị phá vỡ.

Vận dụng 3 trang 36 Lịch Sử lớp 6 – Chân trời sáng tạo: Giả sử lớp học của em có chiều cao 3m, em hãy cùng các bạn trong lớp tìm hiểu xem chiều cao của kim tự tháp Kê-ốp gấp bao nhiêu lần chiều cao của lớp học?

Lời giải:

– Kim tự tháp Kê-ốp có chiều cao khoảng 147m => chiều cao của Kim tự tháp Kê-ốp gấp khoảng 49 lần chiều cao của lớp học.

Ai Cập cổ đại có nền kinh tế nông nghiệp và mặc dù có rất ít bằng chứng cho thấy nhà nước nói với nông dân trồng cây gì, nhưng đã có các cuộc kiểm tra chất lượng và thu thuế. Ban đầu, người Ai Cập cổ đại đã làm không có hệ thống đúc tiền, điều đó có nghĩa là họ dựa vào việc buôn bán các bao tải ngô và ngũ cốc để làm hàng hóa.

Phần lớn của cải của Ai Cập cổ đại đến từ nông nghiệp, bao gồm chăn nuôi, đánh cá và trồng trọt. Ngoài ra, mọi người sẽ chế tác và sản xuất nguyên liệu thô trong nhà của họ để sản xuất vải lanh, và cuối cùng các thị trấn lớn hơn chứng kiến ​​sự xuất hiện của các nhà máy thuộc sở hữu của các thành viên giàu có hơn trong xã hội. Khai thác mỏ đã được thực hiện, nhưng các vật liệu tìm thấy được sử dụng cho các công cụ chứ không phải tiền đúc trong hầu hết thời kỳ Ai Cập cổ đại.

Có rất ít bằng chứng cho thấy các quan chức đã nói với nông dân nên sản xuất gì. Hầu hết mọi người đều tự cung tự cấp, và mặc dù hàng hóa được thu dưới hình thức thuế, nhiều người vẫn còn đủ để tích trữ như một thặng dư. Vì ban đầu không có hình thức đúc tiền ở Ai Cập cổ đại, người ta có thể sử dụng thặng dư này như một hình thức trao đổi hàng hóa. Mọi hoạt động buôn bán bên ngoài khu vực địa phương đều diễn ra giữa những người buôn bán trên thị trường thay mặt cho Pharaoh và các điền trang lớn.

Sự thống nhất Ai Cập thành một quốc gia rộng lớn là điều kiện hết sức thuận lợi cho nền kinh tế đất nước phát triển. Điều đó được biểu hiện trước hết trong công tác thủy lợi.

Thủy lợi được chú trọng

Ngay từ thời Mênét, người Ai Cập đã tiến hành xây dựng các công trình thủy lợi có quy mô to lớn. Một nhà quý lộc có tên là Nêhêbu đã rất tự hào kể lại trong một bản văn bia rằng theo lệnh của vua và theo một kế hoạch đã có sẵn, ông ta đã cho đào nhiều kênh dẫn nước ở cả Bắc và Nam Ai Cập. Hêrêđốt cũng nói rằng vùng châu thổ sông Nin chằng chịt những kênh đào. Nhà nước còn đặt ra chức nông quan có nhiệm vụ trông nom các công trình thủy lợi trong nước.

Nông nghiệp phát triển hơn

Việc đánh chiếm các vùng mỏ đồng ở Xinai đã giúp cho người Ai Cập lấy được rất nhiều đồng đem về chế tạo vũ khí và công cụ lao động. Trong hầm mộ của Pharaông Giêse người ta đã thấy nhiều công cụ lao động bằng đồng như búa, rìu, dao và dao khắc. Mặc dù những công cụ này mới chỉ được làm từ đồng nguyên chất còn khá mềm, cũng đã có tác dụng làm cho ngành sản xuất nông nghiệp phát triển hơn một bước. Trong các tài liệu văn tự cổ thời kì này có nói tới những loại lúa mì đặc biệt ở Thượng và Hạ Ai Cập: nghề trồng nho, trồng cây ăn quả và trồng cây gai cũng được nói tới trong các văn tự cổ.

Do đất đai canh tác hẹp và khí hậu khô cằn, ngành chăn nuôi ở Ai Cập không có điều kiện phát triển. Vì thế, một trong những chiến lợi phẩm quan trọng trong các cuộc chiến tranh là súc vật. Song không vì thế mà ngành chăn nuôi không được chú trọng. Nhiều quý tộc, quan lại trong nhà có những đàn súc vật lớn – chủ yếu là bò, cừu và dê. Trên tường hầm mộ của các quý tộc quan lại thường có tranh phù điêu miêu tả các loại và số lượng sức vật mà ông ta có lúc sinh thời. Đàn súc vật được coi là một tài sản lớn và quý giá.

Thủ công, mỹ nghệ phát triển

Nghề thủ công cũng phát triển. Người Ai Cập đã biết cách nấu quặng và chế tạo đồng. Kĩ thuật chế tác đá đã đạt tới trình độ hoàn mĩ. Để xây dựng Kim tự tháp Kuphu [Koốp] người ta đã phải cưa, đẽo, gọt mài 2.300.000 phiến đá, mỗi phiến nặng tới 2,5 tấn. Các phiến đá này được đẽo phẳng đến nỗi người ta chỉ cần xếp chúng khít lại với nhau mà không cần có chất keo dính nào và ngày nay ta cũng chỉ có thể lách mũi dao mỏng vào giữa các khe đó mà thôi.

Những bức tranh phù điêu khắc trên vách đá các hầm mộ, trên tường Kim tự tháp miêu tả mọi cảnh sinh hoạt của đời thường, những tấm bia đá có khắc chữ tượng hình được tìm thấy ở khắp mọi nơi trên đất Ai Cập đủ chứng tỏ trình độ tay nghề hết sức khéo léo của các nghệ nhân Ai Cập.

Nghề đóng thuyền cũng có những tiến bộ nhất định. Trong bút tích của viên quan trấn thủ thành Una có nói tới việc đóng thuyền chở hàng “bằng gỗ dài 60 cùi tay, rộng 30 cùi tay, được đóng xong trong 17 ngày”.

Nghề làm đồ gỗ, nhất là nghề làm đồ trang sức từ vàng, bạc và các loại đá quý, rất được phổ biến ở Ai Cập thời Cổ vương quốc. Người Ai Cập thời kì này đã làm được những đồ trang sức hết sức tinh xảo. Trong hầm mộ của nữ hoàng Hetap – Heres [Vuơng triều IV], người ta đã tìm thấy nhiều đồ trang sức quý giá, trong đó có chiếc vòng bạc có đính nhiều hạt đá quý và những hình chạm nổi tinh vi.

Tiền tệ bắt đầu xuất hiện

Do sự phát triển của các ngành kinh tế, do tính chất chuyên môn hóa ngày càng cao đã làm cho quan hệ trao đổi buôn bán được đẩy mạnh. Qua các bức tranh phù điêu ta được biết các mặt hàng trao đổi trên thị trường lúc đó rất phong phú. Đó là các sản phẩm nông nghiệp như hạt ngũ cốc, bánh mì, hoa quả, cá, bơ… và các sản phẩm thủ công như đồ trang sức, gương, giày dép. Việc buôn bán không chỉ dừng ở hình thức lấy vật đổi vật, mà tiền tệ cũng đã bắt đầu xuất hiện dưới dạng những mảnh kim loại. Người ta mua bán cả nô lệ và bất động sản, nhưng đó là trường hợp rất hạn hữu. Chỉ có một tài liệu tìm thấy ở Gidơ nói tới việc bán nhà, đổi lấy nhiều hiện vật khác trị giá bằng 10 thanh kim loại.

Các tài liệu văn tự cổ cũng nói tới các chuyến buôn bán lớn ra nước ngoài để mua về các loại gỗ quý và kim loại hiếm. Trong một lần khai quật ở Biblos [Xiri], người ta đã phát hiện được những mảnh gốm có khác tên Pharaông Kuphu và Menkaura và một bình kim loại có khác tên vua Unis. Bức phù điêu trên tường đền thờ vua Sahura miêu tả một đoàn thuyền buồm Ai Cập sang châu Á để mua hàng và nô lệ.

Kết luận

Như thế, dù là chậm chạp, nhưng chắc chắn, nền kinh tế Ai Cập thời cổ vương quốc đã có một bước phát triển mới. Đó chính là cơ sở vững chắc cho sự ổn định về chính trị và sự phát triển của một nền văn hóa phong phú ở các giai đoạn tiếp sau.

Lịch sử thế giới cổ đại - NXB Giáo dục,

Video liên quan

Chủ Đề