Người mẹ mang thai Thạch Sanh trong hoàn cảnh nào

Câu 1 [trang 66 sgk Ngữ văn 6 tập 1]

Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì khác thường? Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy, theo em, nhân dân muôn thể hiện điều gì?

Soạn cách 1

Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có điều kì lạ và khác thường:

     + Bố mẹ già mới sinh ra Thạch Sanh

     + Chàng là con Ngọc Hoàng sai xuống đầu thai

     + Mẹ Thạch Sanh mang thai trong nhiều năm

     + Thạch Sanh được thần tiên dạy cho võ nghệ và phép thần thông

->Thạch Sanh là sự hóa thân của thần tiên, đầu thai xuống trần gian để làm phúc trong nhân dân và diệt trừ yêu quái. Việc này đã thần thánh hóa sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh nhằm khiến nhân vật trở nên đẹp đẽ kì lạ, báo trước những chiến công lớn được lập nên. Việc hình tượng hóa nhân vật Thạch Sanh ngay từ lúc sinh ra và quá trình lớn lên thể hiện sự tôn kính đến bậc hiền thánh, nhân dân ta luôn coi trọng những người tốt có công bảo vệ đất nước, làm yên ấm cuộc sống.

Soạn cách 2

Sự sinh ra và lớn lên của Thạch Sanh:

- Nguồn gốc thần tiên [là con Ngọc Hoàng], mẹ mang thai nhiều năm.

- Được các vị thần truyền dậy võ nghệ và phép thuật từ nhỏ

--> Nhân vật lí tưởng thêm tính kì lạ và đẹp đẽ, hé mở một nhân vật sẽ lập nên nhiều chiến công vang dội, mang tính thần linh nhưng lại gần gũi với nhân dân.

Soạn cách 3

- Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh:

Bình thường

Khác thường

- Là con của một gia đình nông dân tốt bụng, nghèo khó, sống bằng nghề kiếm củi.

- Ra đời là do ý định của Ngọc Hoàng.

- Bà mẹ mang thai nhiều năm mới sinh ra được Thạch Sanh.

- Được thần dạy cho võ nghệ và các phép thần thông.

⇒ Thạch Sanh có nguồn gốc cao quý, được sự dạy bảo của thần linh.

Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy, nhân dân muốn:

     + Làm cho nhân vật trở nên hấp dẫn, tình tiết truyện li kì hơn.

     + Thạch Sanh có nguồn gốc cao quý, sống lương thiện, thể hiện quan niệm về người dũng sĩ là người phi thường, có nguồn gốc từ nhân dân và thần linh.

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 6 bài Thạch Sanh. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Chi tiết nào sau đây nói lên sự ra đời khác thường của chàng Thạch Sanh?

  • A. Do Ngọc Hoàng sai Thái tử xuống đầu thai làm con.
  • B. Thạch Sanh sớm mồ côi, phải sống trong túp lều cũ dưới gốc đa làm nghề đốn củi.
  • C. Thạch Sanh được thiên thần dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 2: Truyện Thạch Sanh thể hiện ước mơ gì của nhân dân lao động ?

  • A. Sức mạnh của nhân dân
  • B. Công bằng xã hội
  • C. Cái thiện chiến thắng các ác
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 3: Người mẹ mang thai Thạch Sanh trong hoàn cảnh nào?

  • A. Cha mẹ Thạch Sanh nghèo nhưng tốt bụng, được Ngọc Hoàng thương tình sai thái tử xuống đầu thai làm con.
  • B. Người mẹ hái củi trong rừng vào một hôm nắng to, bà khát nước và uống nước trong một cái máng, từ đó bà mang thai.
  • C. Người mẹ ra đồng thấy một bàn chân to liền ướm thử và mang thai.
  • D. Người mẹ nằm mộng thấy một vị tiên gõ đôi đũa thần vào người, khi tỉnh dậy thì phát hiện mình có thai.

Câu 4: Trước khi được kết hôn với công chúa, Thạch Sanh phải trải qua mấy thử thách?

Câu 5: Câu nào dưới đây không nói về hoàn cảnh của Thạch Sanh khi chàng lớn lên?

  • A. Mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống lủi thủi trong một túp lều dựng dưới gốc đa.
  • B. Được vợ chồng bá hộ thương tình nhận làm con nuôi.
  • C. Cuộc sống rất nghèo khổ, gia tài chỉ có một lưỡi búa do cha để lại.
  • D. Được Ngọc Hoàng sai người xuống dạy võ nghệ.

Câu 6: Trong truyện Thạch Sanh, vì sao Lí Thông muốn làm bạn với Thạch Sanh?

  • A. Vì thương cảm cho số phận mồ côi của Thạch Sanh.
  • B. Vì muốn được che chở cho Thạch Sanh.
  • C. Vì thấy Thạch Sanh khỏe mạnh, có Thạch Sanh ở cùng sẽ đem lại nhiều lợi ích.
  • D. Vì Lí Thông cũng có hoàn tương tự như Thạch Sanh.

Câu 7: Trong truyện Thạch Sanh, chi tiết nào sau đây không mang tính tưởng tượng?

  • A. Thạch Sanh được sinh ra là do Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai.
  • B. Người mẹ mang thai trong nhiều năm mới sinh ra Thạch Sanh,
  • C. Khi Thạch Sanh lớn lên, các vị tiên trên trời xuống dạy võ nghệ và các phép biến hóa.
  • D. Thạch Sanh mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống trong một túp lều tranh cạnh cốc đa.

Câu 8: Chi tiết tiếng đàn và niêu cơm đãi quân sĩ mười tám nước chư hầu đã thể hiện điều gì ở nhân dân?

  • A. Tấm lòng nhân đạo, yêu chuộng hòa bình và hóa giải hận thù bằng lẽ phải, chính nghĩa
  • B. Thể hiện lòng tự hào dân tộc
  • C. Thể hiện lòng nhân ái, nhân đạo của dân tộc
  • D. Tư tưởng cầu hòa, mong muốn chấm dứt chiến tranh bằng sự thua nhường quân giặc.

Câu 9: Thạch Sanh đã nhận được báu vật gì sau khi giết chết chằn tinh?

  • A. Một cây đàn thần.
  • B. Một bộ cung tên bằng vàng,
  • C. Một cái niêu cơm thần.
  • D. Một cây búa thần.

Câu 10: Trong truyện Thạch Sanh, hồn của các con vật bị Thạch Sanh tiêu diệt đã bày ra âm mưu gì để hại chàng?

  • A. Ăn trộm của cải của vua mang giấu ở gốc đa rồi đổ tội cho Thạch Sanh.
  • B. Vu khống cho Thạch Sanh tội giết người.
  • C. Đốt nhà của Thạch Sanh.
  • D. Bắt cóc con gái của vua để đổ tội cho Thạch Sanh.

Câu 11: Chi tiết nào dưới đây không phải là việc làm của Thạch Sanh trong truyện?

  • A. Giết chằn tinh để giải cứu cho dân chúng.
  • B. Giết đại bàng để giải cứu cho công chúa và con trai vua Thủy tề.
  • C. Giết hổ thành tinh để giải thoát cho những người bị nó bắt.
  • D. Đánh bại quân mười tám nước chư hầu.

Câu 12: Chủ đề của truyện Thạch Sanh là gì?

  • A. Đấu tranh xã hội
  • B. Đấu tranh chống xâm lược
  • C. Đấu tranh chinh phục thiên nhiên
  • D. Đấu tranh chống cái ác.

Câu 13: Việc Thạch Sanh dùng tiếng đàn để cảm hóa quân mười tám nước chư hầu và thết đãi họ bằng niêu cơm thần có ý nghĩa gì?

  • A. Thể hiện tinh thần yêu nước, yêu hòa bình và tấm lòng nhân đạo của nhân dân ta.
  • B. Cho quân các nước chư hầu thấy được sức mạnh và sự giàu có của nhân dân ta.
  • C. Thể hiện sự tài giỏi của Thạch Sanh.
  • D. Thể hiện ước mơ công lí: những người đi xâm lược nhất định sẽ thất bại, những người yêu chuộng hòa bình sẽ thắng lợi.

Câu 14: Hình ảnh niêu cơm ăn hết lại đầy trong truyện Thạch Sanh không thể hiện ý nghĩa nào?

  • A. Khát vọng chung sống hòa bình và tình bác ái, khoan dung của dân tộc ta.
  • B. Thể hiện mơ ước về một quốc gia giàu mạnh, quân đội hùng cường để có thể tự bảo vệ đất nước trước lũ giặc ngoại xâm hung bạo.
  • C. Thể hiện tài năng phi thường của Thạch Sanh, không chỉ khiến quân giặc quy hàng mà còn "tâm phục, khẩu phục".
  • D. Ước mơ về cuộc sống đầy đủ, no ấm, sung túc của nhân dân.

Cập nhật: 07/09/2021

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Bài giảng: Thạch Sanh - Cô Trương San [Giáo viên VietJack]

Câu 1. Truyện Thạch Sanh chứa đựng nhiều nội dung, phản ánh nhiều mặt của cuộc sống, nhưng chung quy lại đều cùng một nội dung phản ánh

A. Đấu tranh chinh phục tự nhiên

B. Đấu tranh chống xâm lược

C. Đấu tranh chống sự bất công trong xã hội

D. Đấu tranh giữa thiện và ác

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

→ Cuộc đấu tranh trong truyện cổ tích là cuộc đấu tranh giữa thiện và ác

Câu 2. Nhận xét nêu chính xác về nguồn gốc xuất thân của Thạch Sanh?

A. Từ thế giới tâm linh

B. Từ những người chịu nhiều đau khổ

C. Từ chú bé mồ côi

D. Từ những người đấu tranh quật khởi

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

→ Thạch Sanh là con trai Ngọc Hoàng phái xuống trần làm con của gia đình hiền lành nọ.

Câu 3. Tác giả dân gian kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh trong mối quan hệ giữa đời sống thần thánh với đời sống trần gian với mục đích gì?

A. Thể hiện ước mơ về sức mạnh thần kì chiến thắng thiên nhiên

B. Thỏa mãn ước mơ có sức mạnh thần kì để chiến thắng giặc ngoại xâm

C. Thỏa mãn trí tưởng tượng bay bổng, hết sức thực tế của nhân dân ta trong cuộc sống

D. Ca ngợi phẩm chất, tài năng nhân vật cũng như chính nhân dân lao động

Hiển thị đáp án

Đáp án C

→ Thể hiện trí tưởng tượng bay bổng của dân gian, nhưng cũng thể hiện sự thực tế

Câu 4. Thông qua hình tượng Thạch Sanh, nhân dân ta muốn bày tỏ tình cảm gì?

A. Yêu mến, tự hào về con người có phẩm chất như Thạch Sanh

B. Gửi gắm ước mơ về hạnh phúc, công bằng xã hội

C. Ca ngợi sức mạnh trí tuệ, cơ bắp của người nông dân

D. Lí tưởng hóa nhân vật theo tiêu chuẩn, nguyện vọng của mình

Hiển thị đáp án

Câu 5. Ước mơ của nhân dân muốn gửi gắm trong cuộc chiến cái thiện thắng cái ác, về công bằng xã hội

A. Mẹ con Lí Thông bị trừng phạt

B. Thạch Sanh vượt qua được hoạn nạn, giúp vua dẹp xâm lăng

C. Thạch Sanh được vua gả công chúa cho

D. Thạch Sanh lấy công chúa, lên làm vua

Hiển thị đáp án

Đáp án A

→ Mẹ con Lí Thông sau nhiều lần lừa Thạch Sanh, giờ đã bị trừng phạt

Câu 6. Truyện Thạch Sanh khác với những câu chuyện đã học?

A. Kết thúc có hậu

B. Có yếu tố kì ảo, thần kì

C. Có nhiều tình tiết phức tạp

D. Bên cạnh tình tiết chính, còn mạch tình tiết phụ

Hiển thị đáp án

Đáp án D

→ Truyện Thạch Sanh có nhiều yếu tố, tình tiết phụ

Câu 7. Vì sao tên địa điểm trong truyện đều là tên riêng nhưng truyện vẫn mang tính phiếm chỉ?

A. Vì không phải tất cả các nhân vật, địa điểm trong truyện đều có tên riêng

B. Tác giả dùng tên riêng cho một số nhân vật thuyết phục người nghe về hiện thực trong tác phẩm

C. Đó chính là tên của cả một loại người, nhân vật đại diện

D. Trong thực tế cuộc sống, không ai đặt tên là Thạch Sanh, Lí Thông

Hiển thị đáp án

Đáp án C

→ Tên gọi trong truyện Thạch Sanh còn đại diện cho 1 loại người, kiểu người

Câu 8. Thạch Sanh trở thành hình tượng lý tưởng cho sáng tác của các tác giả sau này, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

→ Truyện Thạch Sanh còn trở thành hình tượng lí tưởng cho các sáng tác sau này của tác giả.

Câu 9. Thạch Sanh là đại diện cho tầng lớp thống khổ chịu nhiều tầng đô hộ, áp bức. Lý Thông là hình ảnh tiêu biểu của giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Hiển thị đáp án

Câu 10. Kết truyện Ngọc Hoàng biến mẹ con Lý Thông làm bọ hung, mang ý nghĩa gì?

A. Thể hiện chân lý ác giả ác báo

B. Đó là cái kết cho những kẻ trơ tráo, bất nhân

C. Đó là kết truyện phù hợp với motip thường thấy ở truyện cổ tích

D. Cả 3 đáp án trên

Hiển thị đáp án

Bài giảng: Thạch Sanh - Cô Nguyễn Ngọc Anh [Giáo viên VietJack]

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 6 hay khác:

Loạt bài 1000 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6 có đáp án được biên soạn bám sát theo nội dung từng bài học Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn Tập 1, Tập 2 giúp bạn nắm vững dễ dàng kiến thức môn Ngữ văn lớp 6 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ Đề