Người sáng lập phong trào đông du là ai

Rất tiếc cuộc vận động này đã không thành công. Khoảng 75 năm sau, một phong trào Đông Du khác do Thủ tướng Mahathir Mohamad của Malaysia khởi xướng, mục đích học tập Nhật Bản để phát triển kinh tế. Và họ đã thành công.

Phóng to
Thành phố Yokohama lúc Phan Bội Châu đến Nhật

Trong thời hiện đại, tại sao Việt Nam đã không làm một phong trào Đông Du mới như Malaysia?

Canh tân đất nước

Cho đến nay Việt Nam cũng đã quan tâm đến thị trường Nhật, có kêu gọi đầu tư từ Nhật Bản nhưng hầu như chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Nguyên nhân chính là sau những kêu gọi các công ty lớn sang đầu tư, các ban ngành không tiếp tục quan tâm chỉ đạo việc thực thi những đáp ứng cụ thể từ phía Nhật và không theo sát, chỉ đạo quá trình thực hiện các dự án lớn.

Đầu năm 1905 Phan Bội Châu rời Việt Nam đi Hong Kong, Quảng Châu, rồi Thượng Hải và từ đó lên tàu sang Nhật. Tại đây, Phan tiên sinh gặp Lương Khải Siêu, nhà trí thức có tư tưởng cải cách của Trung Quốc, đang lưu vong ở Nhật. Hai người trò chuyện bằng bút đàm nhưng rất tâm đầu ý hợp.

Cũng vào khoảng đó, Phan Bội Châu viết cuốn Việt Nam vong quốc sử và được Lương Khải Siêu vận động tài chính để xuất bản. Lương Khải Siêu cũng đã giới thiệu ông với các nhà lãnh đạo chính trị Nhật thời đó để họ giúp đỡ Phan Bội Châu thực hiện ý nguyện cứu nước.

Đặc biệt Phan tiên sinh đã gặp Okuma Shigenobu [Đại Ôi Trọng Tín, thủ tướng vào các năm 1898 và 1914 và là người sáng lập Đại học Waseda, nơi người viết bài này đang nghiên cứu, giảng dạy] và Inukai Tsuyoshi [Khuyển Dưỡng Nghị, sau trở thành thủ tướng vào các năm 1931-1932].

Dự định ban đầu của Phan Bội Châu là mong Nhật giúp đỡ về mặt quân sự như cung cấp vũ khí, huấn luyện binh sĩ để chuẩn bị khởi nghĩa. Nhưng Inukai và Okuma khuyên phải đào tạo nhân tài trước, xây dựng một lớp người có tri thức mới và họ sẽ là những người đảm trách cuộc cách mạng giải phóng dân tộc sau này.

Các nhà lãnh đạo Nhật cũng hứa giúp đỡ nếu Phan Bội Châu đưa thanh niên Việt Nam sang du học. Ngoài lời khuyên của giới lãnh đạo Nhật, Phan Bội Châu sau đó cũng đã đọc nhiều sách vở liên quan công cuộc canh tân đất nước thời Minh Trị duy tân cũng như tư liệu, sách vở về nguyên nhân thắng lợi của Nhật Bản trong chiến tranh Nhật-Nga [1904-1905], ông đã hiểu sâu sắc sự cần thiết phải đào tạo một lớp người lãnh đạo mới. Thế là ông tạm thời về nước [giữa năm 1905] mang theo sách Việt Nam vong quốc sử để truyền bá rộng rãi trong dân và kêu gọi người trẻ sang Nhật du học. Phong trào Đông Du đã bắt đầu như vậy.

Tháng 4 - 1906, Phan Bội Châu đưa kỳ ngoại hầu Cường Để, một thành viên trong hoàng tộc nhà Nguyễn, sang Nhật để cùng hoạt động. Tổ chức chính thức ra đời để hoạt động là Việt Nam Duy tân hội do Cường Để làm hội chủ [chủ tịch]. Mục tiêu của Phan Bội Châu là sau khi giành độc lập sẽ tham khảo chế độ của Nhật thời Minh Trị duy tân để tổ chức nhà nước theo thể chế quân chủ lập hiến đứng đầu là Cường Để.

Năm 1907 là cao trào của phong trào Đông Du với khoảng 200 thanh niên đã được gửi sang Nhật học. Trong cuộc sống xứ người khó khăn, thiếu thốn, nhưng thanh niên Việt Nam với hoài bão lớn đã ra sức học tập. Nhưng không may thời thế sau đó thay đổi theo hướng bất lợi cho phong trào yêu nước của ta. Các cường quốc tranh giành ảnh hưởng trên thế giới, lúc đối đầu lúc hợp tác để mở rộng hoặc duy trì những thuộc địa đã có.

Với Hiệp ước Pháp Nhật [1907], hai nước bắt tay nhau, trong đó Pháp tôn trọng quyền lợi của Nhật ở Đài Loan, Mãn Châu và Triều Tiên, và để đổi lại Nhật thừa nhận quyền lợi của Pháp tại các thuộc địa ở châu Á. Cuối cùng, theo yêu cầu của Pháp, từ năm 1908 Chính phủ Nhật đã trục xuất du học sinh Việt Nam. Cùng năm tại Việt Nam, Pháp cũng đàn áp những gia đình có con em du học ở Nhật và những người ủng hộ tài chính cho phong trào Đông Du.

Tháng 11-1908, Cường Để bị trục xuất khỏi Nhật. Cuối cùng vào tháng 3-1909, Phan Bội Châu rời Nhật Bản đi Trung Quốc và phong trào Đông Du tan rã.

Phóng to

Phan Bội Châu [1867-1940] [Tư liệu: Shiraishi Masaya]

Nhìn về phương Đông

Khoảng 70 năm sau, một phong trào Đông Du khác ra đời tại Malaysia. Cuối năm 1981, sau khi nhậm chức thủ tướng, Mahathir Mohamad đã phát động chính sách Nhìn về phương Đông mà thực chất là nỗ lực học tập Nhật Bản để phát triển kinh tế. Mahathir đã quan tâm đến Nhật Bản từ trước. Ông khám phá bí quyết làm cho Nhật Bản thành công trong việc phát triển kinh tế là tác phong, tinh thần làm việc của người Nhật và phương thức quản lý doanh nghiệp, trình độ công nghệ của Nhật.

Đặc biệt ông cho rằng thái độ vì tập thể, tinh thần trách nhiệm cao, lòng tự trọng, tính nhạy cảm về sự xấu hổ khi không làm tròn trách nhiệm là những đức tính cao quý của người Nhật mà người Malaysia cần học hỏi. Trong nhiều lần đến Nhật trước khi làm thủ tướng, ông đã quan sát thái độ làm việc của người Nhật ở khách sạn, ở nhà máy và nhiều nơi khác, và thấy những đức tính nói trên được thể hiện một cách linh động.

Với cương vị thủ tướng, Mahathir đã bắt tay vào việc thực hiện ngay chính sách Nhìn về phương Đông này. Một mặt ông gửi du học sinh, lao động trẻ, chuyên viên quản lý các cấp sang Nhật học tập theo các chương trình ngắn, trung và dài hạn, mặt khác kêu gọi công ty Nhật sang Malaysia đầu tư để chuyển giao công nghệ và huấn luyện lao động tại chỗ. Trong 30 năm qua mà chủ yếu là trong nửa đầu của giai đoạn này, Malaysia đã gửi sang Nhật tất cả 15.000 người đi học theo chính sách Nhìn về phương Đông.

Đây là con số rất lớn nếu so với tổng dân số của Malyasia chỉ độ 20 triệu vào thập niên 1980. Trong nỗ lực kêu gọi Nhật Bản đầu tư vào Malaysia, Mahathir đích thân tiếp xúc với các tập đoàn và cam kết tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư nước ngoài. Trong nỗ lực này, nổi tiếng nhất là Mahathir đã thành công trong việc mời công ty mẹ và hơn 50 công ty con của Tập đoàn Matsushita [bây giờ gọi là Panasonic] sang xây dựng ngành công nghiệp đồ điện gia dụng như tủ lạnh, máy giặt, tivi, máy điều hòa không khí... tại Malaysia.

Trong 23 năm làm thủ tướng, với chính sách Nhìn về phương Đông và nhiều cải cách về hành chính, về giáo dục…, Mahathir đã biến Malaysia từ một nước nghèo chuyên sản xuất và xuất khẩu cao su, dầu cọ, khí đốt sang một nước công nghiệp có thu nhập trung bình cao. Riêng các ngành máy móc như đồ điện gia dụng, máy tính, các sản phẩm công nghệ thông tin... hiện nay chiếm tới trên 50% tổng xuất khẩu của Malaysia. Thu nhập bình quân đầu người của nước này đã lên tới 10.000 USD.

Cơ hội

Nhìn sự thành công của Malaysia, chúng ta không thể không đặt câu hỏi tại sao Việt Nam không phát huy truyền thống của phong trào Đông Du đầu thế kỷ 20 để tranh thủ Nhật Bản đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa? Thật ra, không phải chỉ có Malaysia, hầu hết các nước khác ở châu Á như Hàn Quốc, Thái Lan, thậm chí cả Trung Quốc đều tranh thủ học tập kinh nghiệm phát triển của Nhật Bản và đã thành công, tuy họ không đưa ra một chính sách cụ thể như Malaysia.

Nhìn trong quan hệ Việt-Nhật, trong 20 năm qua, nếu Việt Nam có phương châm rõ ràng, có biện pháp cụ thể và được thực thi mạnh mẽ thì tôi tin nước ta bây giờ đã có một nền công nghiệp hiện đại, phát triển cả bề sâu [bao gồm nhiều sản phẩm trung gian và công nghiệp hỗ trợ] và bề rộng [đa dạng hóa sang nhiều loại máy móc], đủ sức đối phó với các thách thức từ Trung Quốc.

So với Malaysia, Việt Nam có ưu thế hơn nhiều: quy mô dân số và lao động, sự thống nhất về dân tộc, ngôn ngữ, văn hóa, gần gũi với Nhật về địa lý và văn hóa… Nếu Việt Nam tạo môi trường đầu tư thuận lợi và có chiến lược tranh thủ các công ty lớn của Nhật thì nhiều làn sóng đầu tư từ Nhật, kể cả đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, sẽ đổ xô vào nước ta.

Trong 20 năm qua, Nhật là nước đi đầu trong việc vận động cộng đồng thế giới nối lại hợp tác, viện trợ cho Việt Nam vào năm 1993 và luôn chiếm giữ vị trí cao nhất trong kim ngạch hỗ trợ kinh tế [ODA] cho Việt Nam. Trước thực trạng môi trường đầu tư của Việt Nam còn nhiều rào cản, thủ tục hành chính rườm rà, thiếu một thể chế khuyến khích có hiệu quả, họ đã đề khởi Sáng kiến Việt Nhật để cùng với Nhà nước Việt Nam tìm ra các biện pháp cụ thể nhằm cải thiện môi trường. Nhiều đời đại sứ Nhật, kể cả đương kiêm đại sứ, đã và đang cùng với phía Việt Nam tổ chức các nhóm nghiên cứu chung về chiến lược phát triển công nghiệp.

Phong trào Đông Du thời xưa không thành công do sự nghiệt ngã của tiến trình lịch sử mà Việt Nam không thể cưỡng lại. Phong trào Đông Du thời nay mở ra nhiều cơ hội nhưng ta lại không nắm bắt và đây là vấn đề hoàn toàn do Việt Nam không chủ động chớp thời cơ.

TRẦN VĂN THỌ

Phong trào Đông Du, một trăm năm trước

Nguyễn Nghị

09:01 CH @ Thứ Hai - 23 Tháng Giêng, 2006

Tuy tồn tại khôngđược lâu, phong tràoĐông Du cũng đã để lạimột dấu ấn tronglịch sử Việt Nam thời hiện đại. Sự kiện đông đảo người dân trên gần khắp đất nước tiếp tay với phong trào cho thấy ý thức chung của người dân về sự cần thiết của cái học mới.

Điểm hẹn của những người Việt muốn đổi mới đất nước

Vào những tháng ngày này, trong một thế kỷ trước, phong trào Đông Du ra đời, do cụ Phan Bội Châu khởi xướng, để đưa thanh niên Việt Nam sang học tại Nhật Bản. Chiến thắng của Nhật Bản trước nước Nga [1905] có tính chất một sự kiện tiêu biểu mở đầu cho thế kỷ mới và một niềm hy vọng mới: một nước da vàng đã có thể chiến thắng một nước da trắng. Sức mạnh của người và yếu kém của ta chẳng phải do định mệnh. Mà có phải là định mệnh, thì định mệnh vẫn có thể được cải hiến. Vấn đề là tìm ra cách thức thay đổi.

Chiến thắng này của Nhạt Bản đã chẳng phải là hiệu quả ngoạn mục của phong trào duy tân mới chỉ được khởi xướng mấy thập niên trước đây trên một đất nước có những con người sớm thức tỉnh trước cục diện mới của thế giới? Chẳng lạ gì mà Nhật Bản, lúc này, đã trở thành điểm đến của những nước Châu Á muốn có một sự đổi mới để tự giải thoát khỏi sự đô hộ của người phương Tây, để đương đầu hay hội nhập với một lịch sử nhân loại đã sang trang, như một Phan Bội Châu của Việt Nam, hay những Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi, và Tôn Dật Tiên của Trung Hoa...Phan Bội Châu đã có mặt cùng với Cường Để tại Nhật Bản, ngay sau chiến thắng của Nhật, thành lập Việt Nam Duy tân với chương trình hành động là giải phóng dân tộc, tái lập nền quân chủ với một hiến pháp theo mô hình Nhật Bản.

Phong trào Đông Du với làn sóng Duy tân

Và khắp đất nước Việt Nam, vào đầu thế kỷ XX, đã dậy nên làn sóng duy tân, hiện đại hoá, các tỉnh phía Bắc với phong trào Duy tân, các tỉnh phía Nam với phong trào Minh tân và tại triều đình Huế, nhà vua trẻ mới lên ngôi [1906] với một triếu hiệu cũng mang đậm nét phong trào Duy tân.

Theo P.Brocheux, tác giả của những bài nghiên cứu về các khuynh hướng và phong trào của Việt Nam đầu thế kỷ XX, phong trào Đông Du là một trong những biểu hiện của làn sóng Duy tân, cải cách nàysự ra đời của phong trào gửi người ra ngoài tiếp thu cái học mới, khởi đầu với Đông Du, được tiếp nối với Tây Du - khi Nhật Bản bắt tay với Pháp và nhân danh hiệp ước ký kết giữa Nhật và Pháp ngày 10/7/1907, “mời" du học sinh người Việt cùng với Cường Để và Phan Bội Châu ra khỏi Nhật - đã bộc lộ một ý thức rõ rệt về con đường duy tân: để đổi mới thành công, phải có những con người mới, những con người, thông qua cái học mới, hấp thụ được những tư tưởng mới, cách làm mới...

Tuy tồn tại không được lâu, phong trào Đông Du cũng đã để lại một dấu ấn trong lịch sử Việt Nam thời hiện đại. Sự kiện đông đảo người dân trên gần khắp đất nước tiếp tay với phong trào cho thấy ý thức chung của người dân về sự cần thiết của cái học mới trong việc hiện đại hóa đất nước để qua đó thoát khỏi sự chế ngự của ngoại bang. Người dân ở Nam kỳ, vốn sớm phải sống dưới sự cai trị trực tiếp của người Pháp, hẳn đã hiểu rõ ý nghĩa và vai trò của sự duy tân đối với vận mệnh của đất nước và họ đã ở trong số những người tham gia hỗ trợ phong trào Đông Du một cách tích cực và đa dạng nhất. Họ không chỉ đóng góp tiền của, gửi con em xuất dương du học theo tiếng gọi của phong trào, mà còn tổ chức các hội khuyến học, khuyến khích người trẻ trau dôi những kiến thức mới, hiện đại của phương Tây.

Các tổ chức này, tiếp tục tồn tại ngay cả sau khi phong trào Đông Du ngưng hoạt động, có thể đãlà động lực của việc mở hàng loạt những cơ sở giáo dục tư nhân trong các thập niên 1920 và 1980 của thế kỷ XXtại Nam kỳ. Nội dung của Đông Du như vậy đã được mở rộng. Cái học mới, cần thiết cho duy tân không thể chỉ giới hạn nơi số người xuất dương, dù có thể là đông đảo [vào năm 1908, khi Nhật Bản đóng cửa và các du học sinh Việt Nam, con số thanh niên theo học tại Nhật là khoảng 300], mà phải được mở rộng từ nhiều người trẻ trong nước, góp phần tạo nên một thế hệ mới...

Một gương mặt của phong trào Đông Du tại Nam Kỳ

Một gương mặt tiêu biểu cho cách thức hưởng ứng phong trào Đông Du tại phía Nam hẳn là Gilbert Trần Chánh Chiếu, thường được gọi là Gilbert Chiếu. Ông ra đời tại mảnh đất cực Nam của đất nước, Rạch giá. Theo P.Brocheux, Gilbert Chiếu có quốc tịch Pháp, làm chủ một ngàn mẫu đất với 139 tá điền, không ít bất động sản tại ngay thị trấn, nghĩa là có đủ những gì cần thiết để có một cuộc sống thoải mái về mặt vật chất, một chỗ đứng vững vàng trong chế độ thuộc địa, nhưng ông lại không mấy bằng lòng với hiện tại sáng sủa đối với cá nhân ông và ông đã tích cực tham gia vận động đổi mới. Điểm độc đáo của Gilbert Chiếu là đã mở ra nhiều cơ sở kinh tế - hoạt động khách sạn, xưởng chế tạo xà phòng… không chỉ để kinh tài cho phong trào mà còn là những hoạt động thực sự và cụ thể của việc đổi mới. Ông hô hào người trẻ học để làm nhà kinh tế, nhà kinh doanh, làm chủ nhà máy, xí nghiệp thay vì làm quan.Còn quá sớm đe hô hào một phong trào lật đổ chế độ quân chủ, phong kiến, dù rằng đã có một Phan Chu Trinh xác tín với những tư tưởng dân chủ, cộng hoà và không mấy thiện cảm với chế độ luân chủ, nhưng Gilbert Chiếu cũng đã tích cực, bằng những bài viết và hành động cụ thể, cổ vũ cho việc thay đổi cái thang giá trị [sĩ, nông, công, thương] đã từng là cơ sở cho các chính sách xã hội, kinh tế, chính trị của chế độ quân chủ đã tồn tại khá lâu dài trong lịch sử của đất nước.

Gilbert Chiếu đã trở thành một thứ tên chung để gọi những người ủng hộ phong trào Đông Du để cái tổ đất nước trong chiều hướng chống Pháp [và đã bị Pháp bắt]. Trong vụ án ba linh mục tại Vinh [Đỗ Quang Lịnh, Nguyễn Văn Đồng, Phạm Văn Tường] bị Pháp kết tội liên lạc với Cường Để và Phan Bội Châu đang tá túc tại Nhật Bản và nhất là đã tổ chức quyên góp tiền bạc để có tiền cho các du học sinh trong phong trào Đông Du, và bị kết án chín năm đày Côn Đảo và khổ sai, tờ Opimon[Dư luận của Pháp đã gọi ba linh mục này là những "Gilbert Chiếu trong bộ áo thầy tu” [Gilbert en soutanes]

Kết luận

Nay thì Đông Du, Tây Du, Bắc Du, Nam Du hay du [học] tại chỗ... chẳng còn là vấn đề: Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ bằng nhiều cách, gia đình bỏ tiền cho con đi du học, bản thân du học sinh truy lùnghọc bổng…Vấn đề có chăng là ở chỗ nền giáo dục của ta có cung cấp được một cái học mới ngang tầm với nền giáo dục của các nước trong khu vực [chỉ xin dừng lại ớ mức khiêm tốn vì thực ra, chứng ta vẫn có quyền mơ ước xa hơn, bởi lẽ chúng ta cũng đã từng chiến thắng những nước hùng mạnh hơn chúng ta]. Mong rằng việc ôn lại phong trào Đông Du, một trăm năm trước, sẽ kích thích nền giáo dục của chúng ta, cụ thể là các trường học của ta, trở thành những cái nôi hun đúc những đầu óc đổi mới góp phần đưa đất nước tiến xa hơn.

Nguồn:Thời báo kinh tế Sài Gòn

LinkedInPinterestCập nhật lúc:08:14 CH @ 06/09/2008

Video liên quan

Chủ Đề