Squamous epithelial cells là gì

UNG THƯ TẾ BÀO VẢY [Squamous cell carcinoma-SCC]

UNG THƯ TẾ BÀO VẢY [Squamous cell carcinoma-SCC]

I.          ĐẠI CƯƠNG

Ung thư tế bào vảy [Squamous cell carcinoma-SCC] là ung thư khởi phát từ tế bào sừng của da và niêm mạc, chiếm khoảng 20% các ung thư da và đứng hàng thứ hai sau ung thư tế bào đáy. Ung thư tế bào vảy có thể xâm lấn và di căn xa.

II.          CHẨN ĐOÁN

1.     Chẩn đoán xác định: dựa vào lâm sàng và xét nghiệm mô bệnh học.

a.       Lâm sàng

-         Thương tổn sùi hoặc mảng cứng nổi cao, chắc, màu hồng đến màu đỏ, loét, dễ chảy máu, đóng vảy tiết nâu đen. Trường hợp không điều trị kịp thời, khối ung thư phát triển nhanh, xâm lấn xuống tổ chức xung quanh và di căn xa. Khối u có thể loét, nhiễm khuẩn, mùi hôi thối, di căn tới các hạch lân cận hoặc đến các cơ quan nội tạng như phổi, não.

-         Một số thương tổn đặc biệt của ung thư tế bào vảy:

§  Ung thư tế bào vảy quanh miệng thường gặp ở môi dưới với biểu hiện sẩn, trợt đỏ cứng, trên một số thương tổn trước đó như viêm môi ánh sáng, bạch sản ở người hút thuốc lá, thuốc lào, hay người ăn trầu.

§  Ung thư tế bào vảy quanh móng dễ nhầm với bệnh hạt cơm, cần làm mô bệnh học để chẩn đoán xác định.

§  U quá sản sừng [keratoacanthoma]: tổn thương là u màu đỏ, nổi cao, bóng, trung tâm có tổ chức sừng giống miệng núi lửa, xuất hiện nhanh trong vài tuần và có thể khỏi tự nhiên sau vài tháng.

§  Ung thư tế bào vảy tại chỗ [in situ]: tổn thương tiến triển chậm, nhiều năm.

§  Hình ảnh mô bệnh học cho thấy tế bào ung thư chưa xâm lấn quá màng đáy.

§  Bệnh Bowen [Bowen’s disease]: hiện nay nhiều tác giả coi đây là ung thư tế bào vảy khu trú ở da. Tổn thương là mảng da màu hồng hoặc đỏ, trên có vảy, giới hạn rõ với da lành. Vị trí ở vùng da tiếp xúc với ánh nắng. Cần xét nghiệm mô bệnh học để xác định chẩn đoán.

§  Hồng sản Queyrat [Erythroplasia of Queyrat]: tổn thương là mảng đỏ giới hạn rõ, bề mặt ướt, khu trú ở niêm mạc sinh dục nam, không ngứa, không đau, tiến triển chậm.

b.       Cận lâm sàng

-         Mô bệnh học: Có các tế bào sừng ác tính, nhiều nhân chia, nhân quái, mất phân cực xâm lấn sâu xuống trung bì. Mức độ biệt hóa khác nhau, có thể xâm nhập thần kinh.

-         Để phân biệt với các khối u ác tính khác của da hoặc với các thương tổn tiền    ung thư có thể làm xét nghiệm hóa mô miễn dịch với các dấu ấn CK [cytokeratin], EMA [epithelial membrane antigen, Ki67].

-         Xét nghiệm khác: xác định sự di căn

§  Siêu âm: tìm hạch di căn/MRI/CT scan.

§  PET scans: chụp cắt lớp dùng phân tử phóng xạ fluorodeoxyglucose [FDG].

2.     Chẩn đoán giai đoạn bệnh

-         Chẩn đoán giai đoạn ung thư tế bào vảy theo AJCC [American Joint Committee on Cancer] dựa vào: T [tumour]-u, N [Lymph node]-hạch, M [distant metastases]-di căn xa.

§  Giai đoạn 0: Tis-N0-M0     

§  Giai đoạn I: T1-N0-M0

§  Giai đoạn II: T2/T3-N0-M0

§  Giai đoạn III: T4-N0-M0 hoặc tất cả T-N1-M0

§  Giai đoạn IV: Tất cả T, N-M1

I.          ĐIỀU TRỊ

1.     Nguyên tắc điều trị

-         Loại bỏ triệt để tổ chức ung thư

-         Điều trị phủ tổn khuyết, đảm bảo chức năng và thẩm mỹ sau khi cắt bỏ thương tổn u.

-         Điều trị di căn [nếu có]: nạo vét hạch, hóa chất.

2.     Điều trị cụ thể

* Phẫu thuật loại bỏ tổ chức ung thư

-         Để đảm bảo loại bỏ triệt để tổ chức ung thư cần lưu ý:

§  Cắt bỏ cách bờ thương tổn ít nhất là 1cm. Cần cắt bỏ đến hạ bì, tôn trọng vùng thần kinh, màng xương, sụn nếu không bị xâm lấn.

§  Điều trị phủ tổn khuyết: Phẫu thuật phủ tổn khuyết dùng các vạt da tại chỗ hoặc từ xa, vá da toàn bộ hay da mỏng. Để lành sẹo tự nhiên.

§  Phẫu thuật nạo vét hạch thường được chỉ định với các khối u trên 2 cm      hoặc có sờ thấy hạch trên lâm sàng. Nạo vét hạch vùng.

* Các phương pháp khác: được áp dụng đối với những trường hợp không có

     chỉ định phẫu thuật.

-         Phẫu thuật lạnh: phương pháp này dùng nitơ lỏng để gây bỏng lạnh tại      thương tổn với nhiệt độ -40oC đến -196oC.

-         Laser CO2 hoặc đốt điện: có tác dụng bốc bay hoặc phá hủy tổ chức ung     thư.

-         Xạ trị: được chỉ định kết hợp với phẫu thuật trong những trường hợp có di       căn.

§  Tia xạ chiếu ngoài: sử dụng tia X hoặc tia Gamma với liều chiếu không quá 2Gy/buổi trong 10-30 buổi/3-6 tuần, tổng liều không quá 60Gy. Chiếu cách bờ thương tổn 1-1,5cm. Chú ư các tác dụng phụ tức thì là viêm thượng bì có hồi phục, hoặc tác dụng muộn không hồi phục bao gồm teo da, rối loạn sắc tố, nguy cơ ung thư thứ phát tại vùng chiếu.

§  Tia xạ bên trong: người ta cấy vào khối u sợi Iridium 192 có gây tê tại chỗ, người bệnh cần nằm viện trong 3-4 ngày.

§  Điều trị bằng xạ trị cần có khẳng định về mô bệnh học. Biện pháp này      không được khuyến cáo đối với những tổn thương ở vùng bàn tay, bàn      chân, cẳng chân, tổ chức sinh dục và chống chỉ định trong bệnh da do gen ưu thế gây ung thư như khô da sắc tố.

-         Quang hóa liệu pháp: dùng chất nhạy cảm ánh sáng 5-méthylaminolévunilate  [MAL] bôi tại chỗ, sau đó 3 giờ chiếu laser màu 635 nm để diệt chọn lọc tế bào u, hạn chế tác hại cho mô lành. Phương pháp này ít tác dụng phụ nhưng giá thành đắt.

-         Điều trị hóa chất tại chỗ gồm các thuốc sau:

§  5 fluouracine [5FU]: là thuốc chống chuyển hóa, có hiệu quả tốt, giá thành rẻ.

§  Imiquimod: là một thuốc kích thích các hoạt động của các tế bào miễn dịch tại chỗ thông qua tole-like receptor 7 [TLR7]. Được chỉ định trong một số trường hợp ung thư tế bào vảy tại chỗ. Cần thận trọng trong các trường hợp suy giảm miễn dịch hoặc trị liệu thuốc ức chế miễn dịch.

-         Hóa trị liệu toàn thân: ít được dùng, có tác dụng hỗ trợ làm giảm tỷ lệ thất bại sau phẫu thuật và tia xạ trong trường hợp di căn xa, thuốc hay được dùng: 

§  Ciplastin: truyền tĩnh mạch với liều 75 hoặc 100mg/m2 da ở ngày thứ nhất sau đó điều trị 3 lần mỗi lần cách nhau 3 tuần.

§  Cetuximab: là một kháng thể đơn dòng, ức chế receptor của yếu tố tăng trưởng thượng bì, ức chế sự trưởng thành của tế bào, dùng trong các SCC ở đầu và cổ và/hoặc di căn. Thuốc dùng đường truyền tĩnh mạch 400mg/m2 da liều ban đầu sau đó là 250mg/m2 cho các tuần tiếp theo.

§  Làm test bằng cách truyền 20mg trong 10 phút, theo dõi sau 30 phút nếu phản ứng quá mẫn ở người bệnh ở mức độ 3-4 thì không dùng

Dictionary, Tra Từ Trực Tuyến, Online, Translate, Translation, Dịch, Vietnamese Dictionary, Nghĩa Tiếng Việt

19/05/2010

CN. Cao Thượng Ngọc Dung
    K. Xét nghiệm - BV Từ Dũ

1. Sơ lược về huyết trắng:

Bình thường trong âm đạo luôn có dịch tiết gọi là huyết trắng. 

Huyết trắng chịu ảnh hưởng bởi nội tiết trong cơ thể. Trước dậy thì, huyết trắng rất ít hay không có. Khi dậy thì và sau dậy thì buồng trứng hoạt động, bắt đầu có nội tiết sinh dục, lúc đó có huyết trắng sinh lý.

Huyết trắng sinh lý là chất dịch màu trắng, không hôi, không ngứa, thường tiết ra nhiều trong những ngày rụng trứng [giữa chu ky kinh]. Trong huyết trắng có rất nhiều loại vi khuẩn, chiếm đa số là Lactobacillus [trực trùng Gram +] giúp ổn định pH môi trường âm đạo, ngăn cản sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh. Huyết trắng sinh lý không cần  điều trị.

Khi huyết trắng có mùi hôi, có màu và gây khó chịu [rát, ngứa, đau …], đó là triệu chứng bệnh lý do viêm âm đạo, nên đi khám để điều trị.

2. Tác nhân gây viêm âm đạo:

Huyết trắng bệnh lý là triệu chứng của viêm âm đạo do vi khuẩn, vi nấm hay ký sinh trùng. Ngoài ra, tình trạng viêm nhiễm còn có thể do đáp ứng dị ứng hoặc kích ứng với các chất như kem diệt tinh trùng, bao cao su, xà phòng hay do dùng thuốc thụt rửa âm đạo bừa bãi.

Xét nghiệm SOI TƯƠI – NHUỘM huyết trắng sẽ giúp xác định chính xác tác nhân gây viêm âm đạo.

Sau đây là những trường hợp viêm âm đạo thường gặp:

a./ Viêm âm đạo do vi khuẩn:

Viêm âm đạo do vi khuẩn không do một loại vi khuẩn đặc biệt nào gây ra mà là hậu quả của sự mất cân bằng trong  quần thể vi khuẩn bình thường của âm đạo.

Bình thường trong âm đạo, vi khuẩn Lactobacillus hay còn gọi là trực trùng Gram [+] chiếm đa số khoảng 90%. Loại vi khuẩn này tạo môi trường acid trong âm đạo, giúp ngăn chặn các loại vi khuẩn gây hại khác phát triển.

Vì một số nguyên nhân nào đó, có sự thay đổi của quần thể vi khuẩn dẫn đến ưu thế phát triển của các loại khác gây nên tình trạng viêm nhiễm. 


Hình dạng của một loại cầu trùng gây bệnh sau khi nhuộm.


Hình dạng Clue cells khi soi tươi
dưới kính hiển vi.


Viêm âm đạo do Gardnerella vaginalis:

Triệu chứng:
- Huyết trắng hơi nhiều, có màu xám hay trắng như sữa.

- Không ngứa nhưng có mùi hôi tanh nhất là sau giao hợp, lúc rụng trứng và lúc có kinh. 

Tác nhân gây viêm nhiễm này chỉ được khẳng định khi có sự hiện diện hơn 20% của tế bào biểu mô âm đạo bị bao phủ bởi vi khuẩn gây bệnh hay còn gọi là clue cells. Tình trạng viêm nhiễm này không lây truyền qua đường tình dục.

                                 

So sánh hình dạng Clue cells với tế bào bình thường sau khi nhuộm.

b./ Viêm âm đạo do nấm Candida albicans:

Nấm thường có trên cơ địa mang thai, tiểu đường. Ngoài ra, việc dùng kháng sinh bừa bãi sẽ diệt các vi khuẩn cộng sinh có ích trong âm đạo  và gây ra sự bùng phát của vi nấm Candida.

Hình dạng nấm Candida albicans soi tươi dưới kính hiển vi.


Triệu chứng:- Huyết trắng lỏng như nước hay sánh như mủ, màu trắng đục, lợn cợn đóng thành mảng.- Cảm giác ngứa, rát bên trong hoặc xung quanh âm hộ.

- Đau khi giao hợp hay đi tiểu.

Dù nấm ít lây qua giao hợp nhưng nếu tái phát nhiều lần thì nên nghĩ đến việc điều trị cho người phối ngẫu.
 

Các biện pháp phòng ngừa:


Nhiễm trùng âm đạo có thể được phòng tránh bằng những biện pháp sau:

- Không được tự ý sử dụng thuốc điều trị vi nấm nếu chưa được chẩn đoán chính xác nhiễm nấm Candida âm đạo.

- Tránh thụt rửa âm đạo nhiều lần vì sẽ gây rối loạn cân bằng vi sinh vật và tạo điều kiện cho chúng xâm nhập lên tử cung và phần phụ.

- Lau khô người và tránh mặc quần áo ướt sau khi tắm.

- Tránh mặc quần áo quá chật, nên dùng quần lót bằng vải cotton, thay đồ lót 2 lần/ ngày.

- Giữ khô và thoáng vùng kín.

- Thay băng và làm vệ sinh thường xuyên khi hành kinh.

- Nên dùng bao cao su để phòng tránh những bệnh lây truyền qua đường tình dục.

- Sau khi đi tiêu nên lau chùi từ trước ra sau để tránh đem vi trùng từ phân vào âm đạo.

  c./  Viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis:

Bệnh do Trichomonas được xem là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, xảy ra ở cả nam lẫn nữ, cần điều trị cho cả người phối ngẫu.

Nguyên nhân: do nhiễm ký sinh trùng đơn bào Trichomonas vaginalis.Triệu chứng:- Huyết trắng loãng, vàng xanh, có bọt, mùi hôi, có cảm giác như có con gì bò trong âm đạo.

- Cảm giác đau nóng ngứa, giao hợp đau, tiểu nóng.

Hình dạng Trichomonas vaginalis khi soi tươi dưới kính hiển vi.

Hình dạng Trichomonas vaginalis sau khi nhuộm.

ed/ Viêm âm đạo do Song cầu trùng gram [-] hay còn gọi là bệnh Lậu:

Đây là bệnh nhiễm trùng niêm mạc, chủ yếu lây truyền qua đường tình dục, do vi khuẩn Neisseria gonorrhea [song cầu trùng Gram âm hình hạt cà phê].

Triệu chứng:
- Ở nam giới: thường là tiểu buốt, tiểu khó, chảy nhiều mủ.

- Ở nữ giới: tiểu khó, có huyết trắng lẫn máu hay ra máu âm đạo.

Hình dạng song cầu trùng Gram [-] nằm trong tế bào bạch cầu sau khi nhuộm.

3. Cách đọc bảng kết quả xét nghiệm soi - nhuộm:

Các loại tác nhân gây viêm nhiễm âm đạo được xác định bằng:

- Âm tính: kết quả bình thường, không bị nhiễm.
- Dương tính: có sự hiện diện của tác nhân gây viêm nhiễm.

Tên tác nhân gây viêm nhiễm

Phân loại

1

Nấm [Candida albicans ]

Viêm nhiễm do vi nấm

2

Trichomonas vaginalis

Viêm nhiễm do ký sinh trùng

3

Cầu trùng gram [+]

Viêm nhiễm do vi khuẩn

4

Trực trùng gram [-]

5

Song cầu trùng gram [-]

6

Gardnerella vaginalis

7

Bạch cầu

Cho biết mức độ viêm nhiễm

8

Tạp trùng gram [+]

Xác định tương đối lượng Lactobacillus hiện diện

Video liên quan

Chủ Đề