Người việt nam đồng sáng lập google brain là ai

.

Cập nhật lúc: 04:54, 02/03/2020 (GMT+7)

Trong danh sách 30 gương mặt dưới 30 tuổi (30 Under 30) nổi bật của Việt Nam năm 2020 vừa được Forbes công bố, có một gương mặt đạt nhiều thành tích trong học tập và nghiên cứu khoa học. Đó là Phạm Hy Hiếu, 27 tuổi, nghiên cứu sinh tiến sĩ và hiện đang làm việc tại Google Brain.

Người việt nam đồng sáng lập google brain là ai
Phạm Hy Hiếu

Danh sách các Under 30 năm 2020 của Forbes

Danh sách 30 Under 30 - 30 gương mặt dưới 30 tuổi nổi bật nhất của Việt Nam năm 2020 được Forbes công bố ngày 3-2-2020. Bảng danh sách 30 Under 30 năm nay chia ra 6 hạng mục, gồm có: Kinh doanh và Startup, Hoạt động xã hội và Doanh nghiệp xã hội, Nghệ thuật và Sáng tạo, Giải trí, Thể thao, Giáo dục và Khoa học. Hạng mục Giáo dục và Khoa học có 3 gương mặt được vinh danh, đó là:

1. Phạm Hy Hiếu, nghiên cứu sinh tiến sĩ, Đại học Carnegie Mellon, Mỹ - 27 tuổi.

2. Hoàng Anh Đức, CEO Edlab Asia - 30 tuổi.

3. Trần Quốc Quân, Đại học Phenika - 30 tuổi.

Trong 3 gương mặt này, trẻ nhất và nổi bật nhất là Phạm Hy Hiếu.

Forbes dành những lời hết sức trang trọng để giới thiệu tóm tắt về những thành quả của Phạm Hy Hiếu giúp anh lọt vào danh sách 30 Under 30:

“Phạm Hy Hiếu là nhà khoa học công tác tại Google Brain, bộ phận chuyên về máy học (machine learning). Hiếu đang làm nghiên cứu tiến sĩ tại Đại học Carnegie Mellon, theo chương trình hợp tác giữa đại học này và Google.  Phạm Hy Hiếu có 12 bài báo công bố tại các hội nghị khoa học, tạp chí khoa học, với 4.017 lượt trích dẫn. Trong đó, đáng chú ý nhất là báo cáo “Nâng cao hiệu quả tìm kiếm cấu trúc mạng neuron qua chia sẻ các thông số” mà Hiếu là tác giả thứ nhất được công bố năm 2018 tại hội nghị quốc tế về máy học (ICML), một hội nghị hàng đầu trong ngành máy học.  Từ nhỏ, Hiếu đã bộc lộ năng khiếu về toán học. Năm lớp 6, Hiếu đoạt huy chương vàng toán tiểu học quốc tế tổ chức tại Ấn Độ. Ở bậc phổ thông cơ sở và trung học, Hiếu học chuyên Toán. Năm học lớp 11, Hiếu giành huy chương bạc toán quốc tế lần thứ 50 tổ chức tại Đức. Với thành tích này, Hiếu được học bổng du học. Vào học Stanford 1 năm, Hiếu tham gia đội tuyển tin học, dấu mốc để Hiếu chuyển hướng sang nghiên cứu tin học. Hiếu được GS.Christopher Manning, giáo sư đầu ngành lĩnh vực trí tuệ nhân tạo hướng dẫn nghiên cứu từ năm thứ ba đại học. Tốt nghiệp Stanford, Hiếu được Google nhận vào làm việc ở bộ phận Google Brain, nơi các đàn anh như TS.Lê Viết Quốc, TS.Lương Minh Thắng đang làm việc.”

Lời giới thiệu này súc tích và đầy đủ, nhưng xung quanh nhà khoa học trẻ tuổi này còn những câu chuyện hấp dẫn và thú vị khác.

* Người được Google mời làm việc 3 lần mới đồng ý

Phạm Hy Hiếu đoạt huy chương bạc Olympic quốc tế môn Toán năm 2009, do đó anh được học bổng toàn phần tại Đại học quốc gia Singapore. Thế nhưng theo lời khuyên của gia đình, anh… từ chối! Thay vào đó, Hiếu ở nhà một năm luyện thi TOEFL và SAT để xin học bổng tại Mỹ. Năm 2011, 5 trường đại học nổi tiếng tại Mỹ chấp nhận cho Hiếu theo học. Anh quyết định chọn ngành Khoa học máy tính của Đại học Stanford với học bổng toàn phần cho cả 4 năm học.

Trong thời gian theo học tại Stanford, Hiếu tìm hiểu để được vào thực tập tại các công ty lớn như: Google, Facebook, Microsoft, Apple, Snapchat, Whatsapps…

Năm thứ hai đại học, Phạm Hy Hiếu vượt qua phỏng vấn thực tập sinh của Google nhưng không được nhận với lý do thiếu kinh nghiệm và không hợp với đề án. Điều này khiến Hiếu tổn thương vì cho rằng lý do từ chối quá cảm tính và quyết tâm sẽ cho Google nhận ra sai lầm của họ.

Năm thứ ba đại học của Hiếu, gió đổi chiều khi chính Google mời Hiếu thực tập. Lần này, đến lượt Hiếu… từ chối. Năm thứ tư đại học của Hiếu, Google lại mời anh, lần này là làm việc chính thức chứ không phải thực tập. Một lần nữa, Hiếu từ chối vì chính sách của gã khổng lồ tìm kiếm với thực tập sinh vẫn như cũ.

Trong thời gian này, Phạm Hy Hiếu chọn hướng đi tập trung vào trí tuệ nhân tạo. Luận văn của anh được giải thưởng Luận văn Khoa học máy tính xuất sắc nhất của Đại học Stanford. Hướng đi này mở ra nhiều cơ hội làm việc cho nhiều tập đoàn tại Mỹ đối với Hiếu. Microsoft mời anh về nhóm phát triển phần mềm trợ lý ảo Cortana, Facebook mời làm phân tích các bài đăng của người dùng bằng nhiều ngôn ngữ, Apple mời làm phát triển Siri. Tuy nhiên Hiếu từ chối tất cả và quyết định ứng tuyển chương trình tiến sĩ của Đại học Carnegie Mellon và được học bổng 5 năm nghiên cứu tại đây.

Tháng 3-2016, lần thứ ba Google ngỏ lời mời Hiếu vào làm việc, lần này là ở Google Brain - nhóm nghiên cứu chuyên phát triển các thuật toán trí tuệ nhân tạo trên dữ liệu lớn. Đến lần này, Hiếu cảm thấy hứng thú và nhận ra có sự thay đổi trong chính sách nhân sự của Google nên anh đồng ý.

* Chàng trai 27 tuổi biết 5 thứ tiếng

Trình độ ngoại ngữ của Phạm Hy Hiếu rất đáng nể, bên cạnh tiếng mẹ đẻ, anh có thể sử dụng tốt tiếng Anh, Pháp, Đức và Trung Quốc. Cơ duyên biết nhiều ngôn ngữ như thế này là nhờ vào quá trình nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo để giúp máy tính có thể dịch thuật được hiệu quả.

Hiếu đặc biệt thích thú với các thuật toán học sâu (deep learning). Anh đã cùng đồng nghiệp công bố 3 bài báo khoa học tại 2  hội nghị hàng đầu về trí tuệ nhân tạo. Hai bài báo đầu tiên đề cập đến việc khám phá công nghệ giúp cho một trí tuệ nhân tạo nếu đã hiểu tiếng Anh thì cũng sẽ hiểu được tiếng Đức, còn trong bài báo thứ ba là việc công bố một thuật toán dịch từ tiếng Anh ra tiếng Đức tốt hơn tất cả các thuật toán trước đó. Các nghiên cứu trên đã giúp Hiếu giành giải thưởng Luận văn Khoa học máy tính xuất sắc nhất khóa 2015 của Đại học Stanford.

Cùng với những nhà khoa học xuất sắc người Việt hiện đang làm việc tại “Bộ não Google” như Lê Viết Quốc, Lương Minh Thắng, tin rằng Phạm Hy Hiếu sẽ đạt được mục tiêu của mình như anh đã từng phát biểu: “Ngôn ngữ là một điều kỳ diệu. Nó cho phép chúng ta biểu đạt những tư duy phức tạp bên trong não bộ của mình một cách phổ quát, ai ai cũng hiểu được. Mình đang tập trung giải quyết một trong những thử thách lớn nhất của trí tuệ nhân tạo là làm cho máy tính hiểu được ngôn ngữ của con người và giao tiếp trở lại”.

Phạm Hoài Nhân

Tiến sĩ Phạm Hy Hiếu là một trong những nhà khoa học trẻ người Việt gặt hái nhiều thành công trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI). Anh hiện thuộc nhóm nghiên cứu, tham gia nhiều dự án nghiên cứu quan trọng của Google.

Hiện nam tiến sĩ trẻ vẫn đang theo đuổi các dự án nhằm giảm tối đa chi phí trong việc học và đào tạo đối với ngành công nghệ hàng đầu này.

Tiến sĩ trẻ người Việt của Google đã có cuộc trao đổi với phóng viên Thanh Niên.

Phá bỏ giới hạn để nhìn thấy chân trời trí thức rộng mở

Được biết Hiếu là một trong những nhà khoa học trẻ, từng được Forbes Việt Nam vinh dang ở hạng mục 30 Under 30. Con đường nào dẫn Hiếu đến với “ngành công nghiệp” AI?

Tại ĐH Stanford, ngay từ khi còn là sinh viên, mình may mắn có duyên tiếp xúc và theo đuổi ngành trí tuệ nhân tạo (AI), sau đó mình tiếp tục theo học ngành này bậc thạc sĩ.

Lúc này mình chập chững đi những bước đầu tiên, dưới sự hướng dẫn của GS Christopher Manning và một đàn anh người Việt là TS Lương Minh Thắng. Do GS Manning là người chuyên về ngôn ngữ học nên trong giai đoạn này, mình làm chủ yếu về ứng dụng AI trong dịch tự động.

Người việt nam đồng sáng lập google brain là ai

Tiến sĩ trẻ Phạm Hy Hiếu, người vẫn luôn dành thời gian nghiên cứu để tìm ra những giải pháp giúp giảm chi phí đào tạo, học AI

Khi làm nghiên cứu sinh ở Google Brain và ĐH Carnegie Mellon (CMU), mình được GS Jaime Carbonell ở CMU và TS Lê Viết Quốc ở Google hướng dẫn. Đáng tiếc, năm 2020 thì GS Carbonell qua đời vì ung thư nên 2 năm cuối nghiên cứu sinh mình chỉ còn làm dưới sự hướng dẫn của anh Quốc là chính. Trong giai đoạn này, mình bắt đầu trưởng thành hơn về mặt nghiên cứu và có những bước đi độc lập của mình.

Khi làm nghiên cứu sinh, Hiếu theo đuổi điều gì?

Hướng nghiên cứu của mình là giảm chi phí dạy và học cho các chương trình AI. Từ năm 2017 trở đi, việc huấn luyện các chương trình AI hiện đại ngày càng trở nên đắt đỏ khi cần phải sử dụng các siêu máy tính, gồm hàng nghìn chip xử lý đắt tiền, cộng thêm hàng nghìn GB dữ liệu.

Luận văn tiến sĩ của mình đóng góp một phương pháp để giảm các chi phí này. Đây một phương pháp giúp giảm chi phí thiết kế AI của Google xuống hàng nghìn lần, từ chỗ sử dụng 400 máy tính trong 3 tuần, giảm xuống còn 1 máy tính trong khoảng 12 giờ.

Tháng 4 vừa rồi mình nhận bằng tiến sĩ và vẫn tiếp tục làm việc tại Google Brain. Về định hướng, mình tiếp tục theo đuổi các nghiên cứu của mình từ thời nghiên cứu sinh, tức là tiếp tục cố gắng giảm chi phí đào tạo AI.

Liệu công việc của Hiếu hiện tại ở Google Brain có trùng với mục tiêu này của bản thân?

Như đã trả lời ở trên, hiện tại, hướng của mình là tiếp tục cố gắng giảm chi phí "đào tạo" AI, và bọn mình vừa đạt được một thành quả lớn tuy nhiên đến thời điểm này vẫn chưa thể công bố được.

Các thuật toán AI hiện đại đang giống như các học sinh trung học, tức là những người được ra đề bài, và giải đề bài đó.

Cách dạy, học, kiểm tra dựa vào "đề bài" này không xấu, nhưng cũng không quá tốt. Nó tương tự như việc chúng ta có nhiều học sinh trung học rất giỏi, đạt nhiều giải thưởng trong các cuộc thi quốc tế. Nhưng không có học sinh trung học nào, bất kể đạt được bao nhiêu giải thưởng quốc tế, mà có thể tạo ra xe tự lái, hay bitcoin, hay AI chơi cờ vua, được cả.

Những tri thức lớn nhất của loài người, từ Plato, Socrates đến Newton, Einstein... đều không đến từ đề bài và lời giải. Đã đến lúc chúng ta cho AI vượt qua hàng rào mang tên "đề bài và lời giải", để rồi biết đâu AI có thể cho chúng ta những nhà khoa học giống như vậy

Phạm Hy Hiếu

Các nhà nghiên cứu mới là người tạo ra được các sản phẩm này. Tại sao vậy? Bởi vì các nhà nghiên cứu không giới hạn bản thân họ trong khuôn khổ của đề bài và lời giải trong các kỳ thi! Nhờ phá bỏ giới hạn này mà họ nhìn thấy một chân trời trí thức rộng mở hơn rất nhiều, từ đó tạo ra được các sản phẩm xuất chúng.

Triết lý mình rút ra từ nghiên cứu mới nhất của nhóm bọn mình ở Google Brain chính là: đã đến lúc ngừng việc dạy các "AI học sinh trung học", mà thay vào đó, hãy cho các AI này làm việc như những nhà khoa học.

Những tri thức lớn nhất của loài người, từ Plato, Socrates đến Newton, Einstein... đều không đến từ đề bài và lời giải. Đã đến lúc chúng ta cho AI vượt qua hàng rào mang tên "đề bài và lời giải", để rồi biết đâu AI có thể cho chúng ta những nhà khoa học giống như vậy.

AI chỉ là một trong những công cụ giúp cuộc sống tốt đẹp hơn

Là một nhà khoa học trẻ, 28 tuổi Hiếu đã đạt cột mốc 10.000 lượt trích dẫn cho các bài bài khoa học của mình. Cột mốc này có ý nghĩa thế nào với Hiếu?

Đó là một khích lệ tinh thần giúp cho mình nhìn về phía trước nhiều hơn. Nhưng với mình con số này vẫn còn rất khiêm tốn so với người hướng dẫn, hay một vài người bạn khác của mình. Mình chưa là gì cả, và mình cảm thấy may mắn vì có cơ hội được làm việc cùng những con người xuất chúng như vậy.

Dĩ nhiên, mỗi cột mốc là một điểm để bản thân nhìn lại và tự hào, nhưng mình nghĩ tiếp tục nhìn tới và tiến lên phía trước còn quan trọng hơn nữa để có thể đạt được cột mốc 50.000, 100.000 lượt trích dẫn như những đàn anh đi trước…

Ở góc độ là nhà khoa học, làm việc ở bộ não của Google, Hiếu nhận xét thế nào về sự phát triển của AI hiện nay ở thế giới, so với các nước chúng ta có đang bị chậm đi?

AI hiện tại phát triển rất nhanh và nó dẫn đến rất nhiều "cuộc đua AI": người người đều muốn mình mới là "cường quốc AI" hay "xứ sở AI" hay "cái nôi của AI". Điều này tạo ra những áp lực không cần thiết.

AI, nói cho cùng, cũng chỉ là một trong những công cụ được tạo ra để giúp cho cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp hơn. Trong các thế kỷ trước, khi con người phát minh ra máy hơi nước, thuốc kháng sinh, vắc xin, dòng điện, máy vi tính, rồi internet… cũng đã từng có những cuộc đua giống như cuộc đua AI bây giờ.

Nếu các nhà nghiên cứu AI cũng suy nghĩ như một người đến từ vài trăm năm sau, tức là mọi người hãy cùng nhau sáng tạo và chia sẻ các công nghệ AI để cuộc sống của nhân loại ngày một tốt hơn, thì câu hỏi "nước X có đang tụt hậu về AI?" sẽ ít cần thiết hơn rất nhiều. Thay vào đó, câu hỏi sẽ là: "Nước Y đã có công nghệ AI tiến bộ. Làm sao chúng ta có thể hợp tác cùng phát triển?".

Tin liên quan