Nguyên nhân cườm đá của mắt

Cườm đá, cườm hạt còn gọi là đục thủy tinh thể, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa trên toàn thế giới. Căn bệnh với tỷ lệ gia tăng ngày càng cao này đang trở thành một mối nguy hại cho đôi mắt, gây suy giảm thị lực nghiêm trọng cho người bệnh ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là sau tuổi 40.

Vậy cườm đá là gì? Có thể phòng ngừa cườm đá mắt được hay không và làm thế nào để điều trị hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh cùng giải pháp để phòng ngừa và ngăn chặn sự tiến triển bệnh.

Cườm đá là gì?

Cườm đá là tình trạng thủy tinh thể (ống kính của mắt) bị mờ đục. Thủy tinh thể là một bộ phận quan trọng của mắt, với khả năng điều tiết thích hợp, nó giúp mắt có thể nhìn được mọi vật sáng rõ dù ở xa hay gần. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó tác động làm thay đổi cấu trúc của thủy tinh thể làm mất đi tính trong suốt vốn có, gây ra mờ đục, từ đó làm suy giảm thị lực. Tình trạng này được gọi là cườm đá ở mắt, hay cườm hạt, cườm khô.

Nguyên nhân cườm đá của mắt

Dấu hiệu nhận biết bệnh cườm đá ở mắt 

Triệu chứng bệnh cườm đá ở mắt nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào dạng bệnh và mức độ đục của thủy tinh thể. Thông thường ở giai đoạn đầu, hoặc khi bệnh mới xuất hiện ở 1 mắt thì không gây ra triệu chứng. Khi bệnh tiến triển nhiều năm sẽ gây ra một số triệu chứng điển hình, bao gồm:

  • Nhìn mờ, cảm giác như có màn sương che phủ trước mắt.
  • Giảm khả năng cảm nhận màu sắc (màu sắc trở nên mờ nhạt).
  • Nhìn đôi (song thị), nhìn ba
  • Xuất hiện chấm đen, đốm đen như ruồi bay trong mắt
  • Thường xuyên phải thay đổi kính đeo mắt mới nhìn rõ (nếu đang phải dùng kính mắt)
  • Nhìn thấy quầng sáng như hào quang quanh đèn
  • Giảm khả năng nhìn vào ban đêm. Nhạy cảm với ánh sáng chói, nhất là đèn pha xe máy, ô tô vào ban đêm.

Nếu bạn nhìn mờ như thấy lớp sương, chói sáng, thấy chấm đen, đeo kính tăng độ vẫn không rõ thì khả năng cao bạn đang gặp phải căn bệnh cườm đá, cườm hạt. Để tránh bị suy giảm thị lực nghiêm trọng do căn bệnh này, hãy gọi điện hoặc chat zalo số: 0971.003.903 để được tư vấn cụ thể.

Nguyên nhân cườm đá của mắt

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ra cườm đá, trong đó tác nhân quan trọng nhất là quá trình stress oxy hóa xảy ra mạnh mẽ trong cơ thể, làm sản sinh các gốc tự do (rác thải nội sinh) tấn công và phá hủy cấu trúc của thủy tinh thể gây ra. Ngoài ra, các yếu tố sau có thể thúc đẩy quá trình tiến triển của cườm mắt nhanh hơn, chẳng hạn như:

  • Lão hóa theo thời gian và tuổi tác: khiến cho nguồn chất chống oxy hóa nội sinh đảm nhiệm vai trò dọn dẹp các gốc tự do trong cơ thể trở nên cạn kiệt, lượng “rác thải” ngày càng gia tăng sẽ đẩy nhanh quá trình tổn thương thủy tinh thể.
  • Mắc một số bệnh mạn tính: bệnh tiểu đường, huyết áp cao, loạn dưỡng, rối loạn chuyển hóa đồng Wilson…
  • Hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia
  • Chế độ dinh dưỡng kém: chủ yếu là do thiếu hụt vitamin A, C, E, B2, Selen, beta caroten, lycopen, luthein, zeaxanthin… là những dưỡng chất thiết yếu cho mắt.
  • Một số nguyên nhân khác: như tiếp xúc lâu dưới ánh sáng mặt trời, chấn thương mắt, các bệnh nhiễm khuẩn mắt như viêm màng bồ đào… cũng có thể làm phát triển bệnh.

Cách điều trị bệnh cườm đá, cườm hạt

Hiện nay chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh cườm mắt đục thủy tinh thể. Tuy nhiên, với sự phát triển của y học hiện đại, ngày nay người bệnh càng có thêm nhiều cơ hội tiếp cận với các phương pháp điều trị mới nhằm ngăn chặn tiến triển của bệnh.

Thuốc và sản phẩm bổ trợ điều trị từ thảo dược

Giải pháp này được áp dụng trong giai đoạn đầu khi thị lực chưa bị ảnh hưởng nhiều. Người bệnh nên sử dụng những sản phẩm bổ mắt chứa các dưỡng chất quan trọng cho mắt, đặc biệt là chất chống oxy hóa mạnh có khả năng thấm tốt vào cả môi trường dầu và môi trường nước như Alpha lipoic acid (ALA).

Theo các nhà khoa học, ngoài khả năng hoạt động mạnh mẽ trong mọi môi trường, ALA còn giúp hồi phục khả năng làm việc của các chất chống oxy hóa nội sinh trong cơ thể để dọn dẹp các rác thải chuyển hóa gây ra cườm hạt. Đặc biệt, kết hợp ALA với hoạt chất sinh học thiên nhiên có khả năng kháng viêm trong Hoàng đằng sẽ là giải pháp hiệu quả để làm chậm tiến triển của bệnh và trì hoãn phẫu thuật thay thủy tinh thể.

Hiện nay để thuận tiện cho người bệnh trong quá trình sử dụng, trên thị trường đã có một sản phẩm bổ mắt tên Minh Nhãn Khang có chứa ALA, Hoàng đằng cùng một số chất chống lão hóa, chất dinh dưỡng cho mắt như Lutein, Zeaxanthin, Kẽm, Vitamin B2.

Minh Nhãn Khang – Sản phẩm bổ trợ dành cho người bệnh cườm đá

Chỉ bằng cách sử dụng sản phẩm này trong khoảng 3 tháng mà rất nhiều người bệnh đã giảm được biểu hiện nhìn mờ nhòe, chói sáng, ruồi bay, gìn giữ được đôi mắt sáng khỏe không cần mổ dù tuổi đã cao và mắc đục thủy tinh thể, cườm hạt đã nhiều năm. Trường hợp của cô Phức (0383 428 117 – Hải Phòng), cô Hồng (Tuyên Quang) trong các video dưới đây là ví dụ điển hình.


Chia sẻ của cô Phức (0383 428 117 – Hải Phòng) về hành trình trị bệnh cườm đá


Mắt cô Hồng dù cườm đá nặng nhưng đã sáng rõ không cần mổ

Để xác minh lại tính hiệu quả của Minh Nhãn Khang, báo Khoa học & Đời sống đã phối hợp cùng tạp chí Sức khỏe & Môi trường thực hiện cuộc khảo sát thực tế đối với 250 người bệnh trên toàn quốc đã sử dụng sản phẩm này. Kết quả cho thấy, có đến 93.20% người bệnh rất hài lòng về thị lực, mắt nhìn sáng rõ, không còn mờ nhòe, chấm đen “ruồi bay”, không còn nhìn đôi, hình không bị méo mó, biến dạng.

BSCKII. Bùi Minh Ngọc cho biết: “Minh Nhãn Khang có chứa đủ 4 nhóm dưỡng chất tốt cho mắt, đã được khảo sát rất khách quan, người bệnh có thể tham khảo sử dụng để hỗ trợ điều trị đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng sớm đạt kết quả tốt.”

Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về chương trình khảo sát cùng chia sẻ từ chuyên gia, người bệnh qua đoạn video ngắn sau.

Khảo sát hiệu quả của Minh Nhãn Khang trong ngăn chặn các bệnh về mắt

Điều trị cườm đá, cườm hạt bằng phẫu thuật

Phẫu thuật thay thủy tinh thể được tiến hành khi hạt cườm gây suy giảm thị lực nhiều và ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Với phương pháp này, bác sỹ sẽ tiến hành loại bỏ thủy tinh thể đã mờ đục và thay thế bằng một thủy tinh thể nhân tạo, thị lực của người bệnh có thể được cải thiện đáng kể sau phẫu thuật.

Nhìn chung, phẫu thuật được tiến hành khá nhanh chóng và an toàn. Một số biến chứng có thể gặp phải sau phẫu thuật là bong võng mạc, xuất huyết võng mạc, đục bao sau…

Xem thêm: Phẫu thuật mổ cườm có phải là giải pháp tối ưu?

Phòng ngừa cườm hạt, cườm đá ở mắt bằng cách nào?

Đeo kính râm, đội mũ rộng vành để phòng ngừa cườm đá, cườm hạt

Giải pháp tốt nhất để phòng ngừa cườm đá mắt là tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ có thể gây ra bệnh này. Bạn hãy xây dựng cho mình một lối sống khoa học theo những hướng dẫn sau:

  • Bỏ thuốc lá
  • Đọc sách và làm việc trong môi trường đầy đủ ánh sáng
  • Hạn chế lái xe về ban đêm
  • Tránh ánh nắng mặt trời: nên đeo kính râm hoặc mũ rộng vành để hạn chế sự tiếp xúc của mắt với các tia tử ngoại.
  • Chế độ ăn: nên tăng cường các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và vitamin có lợi cho mắt có trong các loại rau, quả có màu xanh đậm (súp lơ xanh, rau ngót, rau cần tây…), trái cây màu đỏ (ớt chuông, gấc, cà chua…), cá tươi…
  • Khám mắt định kỳ ít nhất 6 tháng/lần trong năm để phát hiện ra các bệnh về mắt nguy hiểm.

Xem thêm:

Bệnh đục thủy tinh thể, còn gọi là cườm đá – Hiểu rõ để trị đúng cách

Kinh nghiệm trị bệnh cườm đá / cườm hạt dành cho mọi lứa tuổi

Người bệnh cườm đá / cườm hạt nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Cườm đá mắt hoàn toàn có thể được phòng ngừa và đẩy lùi nếu bạn biết cách bảo vệ cho đôi mắt của mình. Hãy tự trang bị cho mình những hiểu biết về lối sống và cách điều trị để ứng phó với kẻ đánh cắp thị lực mang tên cườm đá qua những thông tin bài viết này chia sẻ.

Nguồn tham khảo:

http://www.healthcommunities.com/cataracts/overview-of-cataracts.shtml

Bí quyết trị cườm mắt, đục thủy tinh thể không phẫu thuật