Nguyên nhân prolactin cao

Tăng prolactin máu là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Nếu không điều trị kịp thời, nó sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng sinh dục của cả nam và nữ. Hơn nữa, nó có thể gây ra nguy cơ vô sinh hiếm muộn ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.

  • Tăng prolactin máu là gì?
  • Vai trò của hormone prolactin
  • Biểu hiện của người có nồng độ prolactin cao
  • Nguyên nhân gây ra tăng prolactin máu
  • Tăng prolactin máu có nguy hiểm không?
  • Làm gì khi bị tăng prolactin máu?

Prolactin (PRL) là một hormone protein có 198 axit amin, hormone này có cả ở nam và nữ, nó được tiết ra từ thùy trước tuyến yên. Prolactin có nhiều vai trò khác nhau trong cơ thể, trong đó quan trọng nhất là kích thích sản xuất sữa.

Tăng prolactin máu là một bệnh lý nội tiết khi hormone prolactin được tiết ra đến mức dư thừa, khiến prolacin trong máu tăng cao. Tình trạng này xảy ra ở cả nam và nữ, thông thường sẽ phổ biến ở nữ giới nhiều hơn.

Vai trò của hormone prolactin

Vai trò chính của hormone prolactin là kích thích tăng tiết sữa ở phụ nữ có thai và cho con bú. Ngoài ra prolactin còn có một số vai trò như:

  • Là một chất điều hòa quan trọng của hế thống miễn dịch
  • Có chức năng quan trọng liên quan đến chu trình của tế bào
  • Ảnh hưởng phần nào đến quá trình tạo máu, hình thành thành mạch
  • Tham gia vào quá trình điều hòa đông máu

Biểu hiện của người có nồng độ prolactin cao

Khi nồng độ prolactin trong máu tăng cao có thể sẽ có các biểu hiện như sau:

  • Người bệnh có biểu hiện tiết sữa, trong số ít trường hợp prolactin tăng khá cao nhưng không gây tiết sữa
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều: Chậm kinh, vô kinh, tắc kinh,…
  • Âm đạo khô, giảm ham muốn tình dục, dễ mắc các bệnh viêm nhiễm
  • Quan hệ tình dục đều đặn, không dùng biện pháp tránh thai từ 1 năm trở lên nhưng không có thai
  • Có các biểu hiện của hội chứng buồng trứng đa nang
  • Dấu hiệu loãng xương sớm
  • Ở nam giới có biểu hiện rối loạn cương dương, giảm ham muốn, vú phát triển

Nguyên nhân gây ra tăng prolactin máu

Có nhiều nguyên nhân gây ra tăng prolactin máu, được chia thành 3 nhóm nguyên nhân sau:

Tăng prolactin máu do bệnh lý

  • U tuyến yên
  • Suy tuyến giáp
  • Bệnh tự miễn liên quan đến tuyến yên
  • Xơ gan
  • Vấn đề liên quan đến vùng dưới đồi như có khối u, chấn thương hoặc nhiễm trùng
  • Tổn thương tủy sống
  • Suy thận mạn tính

Tăng prolactin máu do thay đổi sinh lý

  • Thời gian mang thai: Prolactin có thể tăng trong suốt thai kỳ
  • Thời gian cho con bú
  • Kích thích núm vú, phẫu thuật vùng ngực, mặc áo ngực quá chật
  • Tập thể dục thể thao quá độ hoặc ngủ quá nhiều

Tăng prolactin máu do dùng các loại thuốc

  • Thuốc trầm cảm
  • Thuốc tâm thần
  • Thuốc hạ huyết áp

Tăng prolactin máu có nguy hiểm không?

Đối với trường hợp tăng prolactin máu do mang thai và cho con bú là hoàn toàn bình thường.  Ngoài ra tăng prolactin không liên quan đến thai kỳ thì được xem là bất thường kéo dài trên 6 tháng

Theo nhiều thống kê, có khoảng 1/3 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, có chu kỳ kinh nguyệt không đều bị tăng prolactin máu và số phụ nữ này đều có buồng trứng bình thường.

Khi nồng độ prolactin trong máu cao sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất các hormone khác. Chính tình trạng này có thể làm rối loạn chu kỳ rụng trứng hoặc ngừng rụng trứng, dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không đều, thậm chí là vô kinh. Do đó khi phụ nữ gặp tình trạng này sẽ khó khăn trong việc thụ thai hoặc ngực có thể tiết sữa ngoài thai kỳ.

Ở nam giới, prolactin cao có thể sẽ gây ra hậu quả là giảm ham muốn, dương vật mất khả năng cương cứng và vô sinh.

Nguyên nhân prolactin cao
Tăng prolactin máu có thể dẫn đến vô sinh ở nữ giới

Làm gì khi bị tăng prolactin máu?

Nếu nghi ngờ mình bị tăng prolactin máu mà không liên quan đến thai kỳ và các thay đổi sinh lý khác, người bệnh cần đến cơ sở y tế để thăm khám. Tùy theo tình trạng lâm sàng mà bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm định lượng prolactin máu, siêu âm, chụp x-quang, thực hiện MRI sọ não,…

Người bệnh cần điều trị sớm để tránh làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này, cũng như ảnh hưởng đến các cơ quan nội tiết khác.

Ngoài ra, người có prolactin trong máu cao, cần chú ý đến lối sống hàng ngày:

  • Tránh thực phẩm chứa nhiều đường, thức ăn nhiều dầu mỡ
  • Hạn chế thức uống có cồn và tránh chất kích thích như cà phê, thuốc lá
  • Bổ sung nhiều hoa quả tươi giàu vitamin và rau củ nhiều chất xơ
  • Bổ sung thêm protein như cá, trứng,…

Inotir – Hỗ trợ điều trị kinh nguyệt không đều