Nguyên nhân tảo hôn ở việt nam

Biên phòng - Trong quý III năm 2022, tỉnh Cao Bằng phát sinh 14 cặp tảo hôn tại huyện Hà Quảng và huyện Bảo Lạc, nâng tổng số cặp tảo hôn lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 9 là 59 cặp.

Nguyên nhân tảo hôn ở việt nam
Xóm Cà Lò, xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng là một trong những địa phương có tỉ lệ tảo hôn cao tuy nhiên, thông qua công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, năm nay chưa ghi nhận trường hợp nào tảo hôn. Ảnh: Xuân Hương

Theo Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng, trong những năm qua, công tác giảm thiểu tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết được các cấp, ngành tỉnh Cao Bằng quan tâm triển khai thực hiện, tuy nhiên tình trạng tảo hôn tại địa phương này vẫn diễn biến phức tạp, có giảm nhưng chưa bền vững.

Theo thống kê, năm 2020, toàn tỉnh Cao Bằng có 186 cặp tảo hôn. Năm 2021, số cặp tảo hôn tại địa phương biên giới này tăng lên 261 cặp tảo hôn. Theo báo cáo của các huyện, thành phố, trong quý III năm 2022 có 8/10 huyện, thành phố không có tình trạng tảo hôn, riêng, huyện Hà Quảng và huyện Bảo Lạc có 59 cặp tảo hôn.

Cũng theo Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng, tình trạng tảo hôn thường diễn ra ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), đặc biệt là dân tộc Mông, Dao sinh sống tại các huyện: Bảo Lâm, Bảo Lạc, Hà Quảng…

Nguyên nhân tảo hôn chủ yếu là do trình độ dân trí của vùng đồng bào DTTS còn thấp, người dân chưa nhận thức rõ tác hại sâu xa của tình trạng tảo hôn. Bên cạnh đó, vùng đồng bào Mông, Dao vẫn còn giữ tập tục lạc hậu, cho trẻ kết hôn sớm để gia đình có thêm lao động.

Trước thực trạng tỉ lệ tảo hôn cao, tỉnh Cao Bằng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu tỉ lệ tảo hôn. Gần đây nhất, vào cuối tháng 10, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng đã tổ chức hội thảo nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền, hạn chế tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.

Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận về thực trạng, giải pháp công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS; thực trạng và giải pháp truyền thông dân số trong vùng đồng bào DTTS có tình trạng tảo hôn; thực trạng và giải pháp về công tác tuyên truyền qua hình thức sân khấu hóa về tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS... và một số đề xuất, kiến nghị và giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn trong thời gian tới.

Trước đó, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng đã ban hành Kế hoạch số 847/KH-BDT ngày 31/8/2022 về thực hiện Tiểu dự án Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc Dự án 9 trong Chương trình mục tiêu quốc gia theo Quyết định số1719/QĐ-TTg năm 2022.

Đồng thời ban hành Kế hoạch số 1001/KH-BDT ngày 5/10/2022 về tổ chức Hội nghị tập huấn về công tác giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn huyện Thạch An, huyện Hạ Lang và huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng năm 2022...

Được biết, thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong năm 2022, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng đã tham mưu chỉ đạo cấp huyện tiếp tục lồng ghép triển khai, tuyên truyền đồng bào các DTTS nâng cao nhận thức, ý thức thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình, Dân số-kế hoạch hóa gia đình, Luật Trẻ em; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Bình đẳng giới..., xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, thay đổi hành vi trong hôn nhân của đồng bào DTTS, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng DTTS trên địa bàn.

Bên cạnh đó, tỉnh Cao Bằng cũng triển khai các mô hình can thiệp giảm thiểu tình trạng tảo hôn, tăng cường truyền thông bằng các hình thức đa dạng cho các đối tượng nhất là đối tượng trẻ, học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú tại các khu vực có tỉ lệ tảo hôn cao.

Theo kế hoạch, trong thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng sẽ triển khai các giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn, trong đó có việc thực hiện nhiệm vụ khoa học đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao công tác tuyên truyền nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS tại huyện Bảo Lạc.

Xuân Hương

Hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau mà tình trạng nam nữ kết hôn trước độ tuổi quy định (tảo hôn) rất phổ biến. Đặc biệt là ở những vùng sâu vùng xa, những nơi có cuộc sống không được đảm bảo và trình độ dân trí thấp. Tảo hôn không chỉ thể hiện sự lạc hậu của thế hệ cũ mà còn cản trở sự phát triển của nền kinh tế, văn hóa – xã hội của đất nước. Vì vậy, để làm sáng tỏ vấn đề trên, Luật Hùng Sơn sẽ lựa chọn nghiên cứu về tảo hôn thực trạng nguyên nhân và giải pháp hạn chế.

1. Thế nào là tảo hôn?

Trước khi đi tìm hiểu về tảo hôn thực trạng nguyên nhân và giải pháp, chúng ta hãy cùng lý giải sơ qua khái niệm tảo hôn là gì?

Trong khoản 8, Điều 3 của Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định rằng tảo hôn là việc lấy chồng, lấy vợ khi 1 bên hoặc cả 2 bên chưa đủ độ tuổi kết hôn (nam <20 tuổi, nữ <18 tuổi). Trên thực tế, tảo hôn có 2 trường hợp đó là tảo hôn đăng ký kết hôn và chưa đăng ký kết hôn.

Để hiểu chi tiết, các bạn có thể theo dõi bài viết “Tảo hôn là gì”.

2. Thực trạng tảo hôn ở Việt Nam hiện nay

Hiện nay, thực trạng tảo hôn ở Việt Nam vẫn còn phổ biến. Nhất là ở các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa và dân tộc thiểu số. Trong những nằm vừa qua, các cấp chính quyền tại các tỉnh luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tảo hôn. Kết quả ban đầu thu được khá tốt khi tình trạng tảo hôn giảm xuống một cách rõ rệt.

Nguyên nhân tảo hôn ở việt nam

Tảo hôn còn khá phổ biến ở dân tộc miền núi

  • Theo kết quả điều tra thực trạng kinh tế xã hội tại 53 dân tộc thiểu số năm 2015, tỷ lệ tảo hôn chung là 26,6%. Trong đó, tỷ lệ tảo hôn cao nhất thuộc về những dân tộc sinh sống ở nơi có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.
  • Xét theo địa bàn cư trú, tỷ lệ tảo hôn ở vùng trung du miền nút Phía Bắc và Tây Nguyên cao hơn nhiều so với những vùng khác.
  • Theo giới tính và độ tuổi, tỷ lệ tảo hôn ở nhóm tuổi 15-19 vẫn đang có xu hướng gia tăng.
  • Theo dân tộc, tỷ lệ tảo hôn của các dân tộc thiểu số cao hơn gấp 6 lần so với dân tộc Kinh. Đồng thời gấp xấp xỉ 3,5 lần so với tỷ lệ tảo hôn chung của cả nước.

3. Nguyên nhân tảo hôn vẫn còn phổ biến

Đứng trước tình trạng tảo hôn đáng báo động trong cả nước, việc tìm ra nguyên nhân là vấn đề quan trọng để xây dựng các giải pháp hữu hiệu ngăn chặn vấn nạn này. Để hiểu chi tiết hơn về tình trạng dẫn tới tảo hôn, mời các bạn theo dõi nội dung dưới đây:

3.1. Sự hiểu biết của người dân còn yếu kém

Tại các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, kiến thức của người dân về hôn nhân còn khá hạn chế. Đây là những nơi mà pháp luật của Đảng và Nhà nước chưa phổ biến rộng rãi. Bởi vậy, người dân không có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của vấn đề dân số và những hệ lụy mà xã hội có thể gặp phải trong tương lai.

Ngoài ra, vấn nạn tảo hôn không chỉ xảy ra ở những vùng sâu vùng xa mà còn tồn tại ở các tỉnh thành phố. Đó là nơi công tác tuyên truyền về hôn nhân và gia đình chưa được triển khai triệt để. Tuy biết nhưng người dân vẫn vi phạm.

Nguyên nhân tảo hôn ở việt nam

Trình độ dân trí của người dân vùng dân tộc thiểu số chưa cao

3.2. Phong tục tập quán lạc hậu

Phong tục tập quán đã ăn sâu trong tiềm thúc của những người dân tộc thiểu số bao đời nay. Đối với họ, việc lấy chồng lấy vợ chỉ cần sự chấp thuận của những người đứng đầu trong lành hay cha mẹ 2 bên. Không những vậy, do hạn chế của cuộc sống khiến nhà nào cùng muốn con có con đàn cháu đống để phụ giúp gia đình. Nhà nào có con gái thì muốn gả sớm để bớt miệng ăn. Nhà có con trai thì muốn cưới vợ sớm để có thêm lao động trong gia đình.

3.3. Ảnh hưởng bởi nền kinh tế thị trường

Trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển như hiện nay, quan niệm sống của con người cũng trở nên cởi mở hơn. Họ không bị gò bó bởi những quan niệm cổ hủ xưa. Do đó, con người dễ dàng tạo dựng các mối quan hệ vợ chồng. Điều này dẫn tới tình trạng mang thai sớm là rất phổ biến. Đó cũng là nguyên nhân khách quan dẫn tới tình trạng tảo hôn.

3.4. Các chế tài pháp luật chưa đủ sức răn đe

Pháp luật còn chưa kiên quyết trong việc quản lý đăng ký kết hôn. Hơn nữa, các chế tài của luật cũng chưa nghiêm khắc nên không có đủ sức răn đe. Thực tế cho thấy nhiều người vẫn chịu nộp phải để họ được chung sống bình thường. Điều này dẫn tới tình trạng tảo hôn vẫn diễn ra vô cùng phổ biến.

3.5. Công tác tuyên truyền giáo dục còn hạn chế

Với trình độ dân trí chưa cao. Người dân tộc thiểu số còn bất đồng ngôn ngữ với kiến thức luật pháp quy đinh. Điều này dẫn tới nhiều khó khăn trong việc tuyên truyền công tác chống tảo hôn đến người dân. Mặt khác, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật chống tình trạng tảo hôn vẫn chưa được cơ quan và các đơn vị có thẩm quyền quan tâm đúng mực.

Nguyên nhân tảo hôn ở việt nam

Công tác tuyên truyền về tảo hôn còn gặp nhiều hạn chế

4. Những hậu quả nghiêm trọng của tảo hôn

Vấn nạn tảo hôn có thể diễn ra mọi lúc mọi nơi, phổ biến nhất là các làng quê, vùng dân tộc thiểu số, biên giới hải đảo. Nó đem tới sự nghèo đói, thất học và ảnh hưởng tới sức khỏe, các mối quan hệ xã hội,… Cụ thể như sau:

4.1. Ảnh hưởng đến sức khỏe người tảo hôn

Tảo hôn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ em gái dưới 15 tuổi. Nguy cơ chết do mang thai hoặc sinh đẻ của lưới tuổi này cao hơn nhiều so với phụ nữ trên 20. Đối với những em bé được sinh ra bởi bố mẹ chưa đủ tuổi còn có nguy cơ bị thiếu cân hoặc chết non.

Nguyên nhân tảo hôn ở việt nam

Tảo hôn ảnh hưởng tới sức khỏe và học thức của trẻ

4.2. Khó tiếp cận với nền giáo dục văn minh

Trẻ em kết hôn sớm ít được tiếp xúc với việc học hành. Điều này cản trở chúng tiếp thu những nền giáo dục hiện đại và tiên tiến nhằm phát huy tối đa nhân cách và trí tuệ của trẻ.

4.3. Suy thoái kinh tế

Tình trạng tảo hôn khiến khả năng kiếm sống hay đóng góp kinh tế cho gia đình thấp hơn. Điều này làm tăng tỷ lệ đói nghèo cho toàn xã hội.

4.4. Suy thoái chất lượng dân số

Tảo hôn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của xã hội. Khi mà dân số ngày càng gia tăng, tỷ lệ người thiếu hụt về thể chất và trí tuệ sẽ là gánh nặng cho toàn xã hội. Hơn nữa, đa số các cặp vợ chồng tảo hôn khi vẫn còn đang trong độ tuổi đi học. Điều này không những đánh mất cơ hội học tập của chúng mà còn khiến hạnh phúc gia đình tan vỡ và ảnh hưởng tới con trẻ sau này.

5. Các biện pháp hạn chế tảo hôn

Sau khi tìm hiểu nguyên nhân, chúng ta hãy cùng lý giải vấn đề tảo hôn thực trạng và giải pháp khắc phục. Tại Việt Nam đã phát triển rất nhiều giải pháp xã hội cân bằng với kinh tế để giải quyết vấn nạn tảo hôn. Điển hình nhất là 4 phương pháp sau:

5.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục, pháp luật

Vận động, tuyên truyền người dân theo phương pháp “mưa dầm thấm lâu”. Chỉ rõ cho họ biết lợi ích về chế độ và chính sách có liên quan tới việc đăng ký kết hôn đúng độ tuổi, đúng quy định.

Nguyên nhân tảo hôn ở việt nam

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phổ cập kiến thức về tảo hôn cho người dân

5.2. Nâng cao chất lượng cuộc sống người dân thiểu số

Người dân miền núi thường không coi trọng việc học hành mà chỉ để ý tới miếng cơm manh áo là chính. Thực trạng này dẫn tới nhiều em bỏ dở việc học giữa chừng để làm việc. Đó vừa là nguyên nhân dẫn tới sự lạc hậu vừa khiến cho công tác tuyền truyền không được phát huy một cách tối đa. Do đó, việc kết hợp giữa nâng cao đời sống vật chất tinh lần cùng công tác phổ cập kiến thức đến người dân là vô cùng quan trọng.

5.3. Nâng cao trách nhiệm quản lý của chính quyền địa phương

  • Trong công tác quản lý nhà nước, cần chú trọng tới việc thực thi nghiêm khắc theo pháp luật và các cơ quan có thẩm quyền.
  • Khắc phục tư tưởng bao che, né tránh trong một số bộ phận cán bộ, đảng viên.
  • Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng và biểu dương các đơn vị, cá nhân có thành tích trong việc ngăn chặn, phòng chống tảo hôn. Đồng thời, xử lý nghiêm các đơn vị, địa phương chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ.

5.4. Hoàn thiện, củng cố hệ thống pháp luật về hôn nhân và gia đình

  • Bổ sung những quy định pháp lý về chuẩn mực gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phục và tiến bộ để làm mục tiêu cho toàn bộ xã hội phấn đấu.
  • Xây dựng những quy phạm pháp luật quy định về các phong tục tập quán tốt đẹp trong hôn nhân và gia đình.
  • Tập hợp các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong hôn nhân và gia đình theo một hệ thống văn bản thống nhất.

Trên đây là những thông tin chi tiết về vấn nạn tảo hôn thực trạng nguyên nhân và giải pháp. Hy vọng bài viết này giúp bạn lý giải được thắc mắc của mình về tình trạng tảo hôn. Đừng quên theo dõi những bài viết sau của Luật Hùng Sơn để cập nhật thêm các tin tức mới nhất về luật hôn nhân và gia đình nhé!

  • About
  • Latest Posts

Nguyên nhân tảo hôn ở việt nam

Ông Hùng đã làm việc cho Hùng Sơn Law từ những ngày đầu thành lập và có hơn 6 năm kinh nghiệm trong việc tư vấn và hành nghề luật sư tại Việt Nam liên quan đến các Dự án Đầu tư Nước ngoài và Trong nước; Sáp nhập và Mua lại; Luật Doanh nghiệp; Sở hữu trí tuệ. Với những kinh nghiệm có được luật sư Hùng chắc chắn sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề pháp lý đòi hỏi chuyên môn cao

Nguyên nhân tảo hôn ở việt nam