Nguyên nhân trẻ bị hen phế quản

Trẻ bị hen là gì? Bệnh hẹn (hay còn gọi là hen phế quản hay bệnh suyễn) là một bệnh hô hấp mạn tính rất thường gặp ở trẻ em, đây là bệnh viêm mạn tính đường dẫn khí, gây tắc nghẽn từng cơn, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích, phế quản người bệnh sẽ bị co thắt, phù nề, chứa đầy chất nhầy gây tắc nghẽn làm xuất hiện các triệu chứng như ho, khò khè, khó thở.

Nguyên nhân trẻ bị hen phế quản
trẻ bị hen

3 nguyên nhân dẫn đến trẻ bị hen

  • Do di truyền: Trẻ sinh ra trong gia đình có cả bố và mẹ bị hen phế quản có nguy cơ mắc bệnh hen lên đến 50%. Trẻ sinh ra trong gia đình chỉ có bố hoặc mẹ bị hen phế quản nguy cơ mắc bệnh hen giảm xuống 25%. Trong khi đó trẻ sinh ra trong gia đình có cả 2 bố mẹ không bị mắc bệnh hen phế quản, nguy cơ mắc bệnh hẹn chỉ khoảng 10%.
  • Do cơ địa dị ứng: Những đứa trẻ hay bị nổi mề đay, viêm mũi dị ứng, thường xuyên bị chàm hay mắc các bệnh dị ứng khác… có nguy cơ bị hen phế quản cao hơn trẻ bình thường
  • Do ác tấc nhân bên ngoài:  thời tiết, môi trường sống, khói, bụi, phấn hoa, lông động vật…, vi sinh vật (một số virus viêm đường hô hấp, nấm mốc), thức ăn (tôm, cua, ốc, đồ ăn có chất bảo quản), và các tác nhân khác như vận động quá sức.

Dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị hen

Trên thực tế, việc chẩn đoán trẻ bị hen dễ bi nhầm lẫn sang các bệnh viêm đường hô hấp dẫn đến việc chuẩn đoán thường bị chậm trễ đặc biệt ở trẻ dưới 1 tuổi dẫn đến việc hạn chế hiệu quả điều trị. Vì vậy, việc nhận biết triệu chứng hen phế quản ở trẻ là hết sức quan trọng góp phần chẩn đoán bệnh để có phác đồ điều trị đúng, hiệu quả.

  • Trẻ bị ho tái đi tái lại nhiều lần, đặc biệt là ho nhiều về đêm. Ho là triệu chứng của nhiều bệnh viêm đường hô hấp khác nhau nhưng nếu tình trạng ho kéo dài, ho đặc biệt nhiều vào ban đêm thì có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn.
  • Thở khò khè: Đây được coi là dấu hiệu điển hình của hen suyễ do phế quản bị phù nề, không khí qua phế quản bị cản trở tạo nên âm thanh khò khè.
  • Khó thở, hơi thở rất nhanh và gấp: Trẻ bị khó thở do đường thở bị co hẹp, hiện tượng thở nhanh, thở gấp sẽ nặng hơn khi trẻ vận động như chạy bộ, leo cầu thang,…
  • Mệt mỏi tặt nhợt nhạt, ra mồ hôi: Trẻ không chơi cười đùa như những trẻ khác khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng oxy trẻ sẽ có các dấu hiệu mặt nhợt nhạt, mệt mỏi, ra mồ hôi.

Trẻ bị hen có thể điều trị khỏi dứt điểm. Khi con có các dấu hiệu bị hen cha mẹ cần đưa con đến khám tại các cơ sở y tế uy tín để được chuẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.

Phòng bệnh hen phế quản cho trẻ nhỏ

  • Giữ ấm cho trẻ khi vào mùa lạnh, cho trẻ uống thêm nước ấm.
  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, loại bỏ các tác nhân : khói, bụi, thuốc lá, lông động vật, phấn hoa
  • Tiêm phòng đầy đủ, bao gồm cả vắc xin cúm
  • Cho trẻ ăn uống đủ chất và có chế độ sinh hoạt, vận động hợp lý
  • Bổ sung đầy đủ vitamin và các vi chất cần thiết để trẻ phát triển toàn diện, nâng cao thể chất, sức đề kháng cho trẻ. Việc bổ sung vitamin hàng ngày là điều rất cần thiết bởi chế độ dinh dưỡng hàng ngày thường không cung cấp đủ lượng vitamin cần thiết cho cơ thể. Vitamin Zeambi là sản phẩm đồng hành cùng trung tâm sức khỏe nhi khoa Century được rất nhiều mẹ bỉm sử dụng. Sản phẩm nhập khẩu từ Anh Quốc với công thức tăng đề kháng 3 cấp độ.
Nguyên nhân trẻ bị hen phế quản
Vitamin tổng hợp Zeambi

Trên đây là những kiến thức cơ bản để nhận biết, chăm sóc cũng như có các hướng xử lý đúng khi trẻ bị hen. Để được tư vấn và hỗ trợ chuẩn đoán và điều trị bệnh hen ở trẻ cha mẹ có thể liên hệ đến các cơ sở y tế uy tín hoặc liên hệ với phòng khám trung tâm sức khỏe nhi khoa Century để được hỗ trợ. Hãy học tập và chia sẻ kiến thức chăm con mỗi ngày để chăm sóc con yêu khỏe mạnh các mẹ nhé.

I. ĐẠI CƯƠNG

     Hen phế quản là bệnh không lây phổ biến ảnh hưởng cả trẻ em và người lớn. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), khoảng 300 triệu người đang mắc bệnh hen trên phạm vi toàn cầu. Tại Việt Nam, đã có 4 triệu người mắc phải căn bệnh này. Hen phế quản đang là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, tác động đến chất lượng cuộc sống, tỷ lệ tử vong và trở thành gánh nặng cho người bệnh, cộng đồng, đặc biệt là trẻ em.

     Hen phế quản là bệnh mạn tính thường gặp nhất ở trẻ em, đa số bắt đầu trong thời trẻ nhỏ, có đến một nửa số người bị hen có các triệu chứng khởi phát trong thời kỳ này [3]. Ở Việt Nam, chưa có thống kê chính xác nhưng có một số công trình nghiên cứu ở các vùng và địa phương cho thấy hen trẻ em có tỷ lệ mắc khoảng 4-8% và có xu hướng tăng mạnh trong thời gian gần đây [1]. Tần suất hen ở trẻ nam cao hơn trẻ nữ nhưng ở tuổi sau dậy thì thì nữ gặp hen nhiều hơn nam [6]. Hiện nay tỷ lệ hen ở trẻ em dưới 5 tuổi ngày càng tăng, có nhiều trẻ dưới 5 tuổi nhập viện nhiều lần do cơn hen cấp và đòi hỏi phải can thiệp sâu.

     Hen là tình trạng viêm mạn tính đường dẫn khí trong lồng ngực kèm theo tăng đáp ứng đường thở và tắc nghẽn luồng khí không cố định. Nó biểu hiện bằng những đợt tái phát của các triệu chứng hô hấp (ho, khó thở, đau tức ngực và/hoặc khò khè) thay đổi từng lúc với nhiều mức độ và sự giới hạn luồng khí thở ra không hằng định [4], [5].

Nguyên nhân trẻ bị hen phế quản
Hình 1. Tình trạng phổi và đường dẫn khí của người bị hen suyễn

III. CHẨN ĐOÁN

     Để chẩn đoán hen trẻ em dưới 5 tuổi cần dựa vào bệnh sử, triệu chứng lâm sàng kết hợp với cận lâm sàng, lưu ý xem xét các chẩn đoán phân biệt khác.

Bảng 1. Các yếu tố gợi ý khả năng hen [1]

Yếu tố gợi ý henYếu tố ít gợi ý henCó khò khè kèm 1 trong các triệu chứng:
Ho hoặc khó thở VÀBất cứ dấu hiệu nào dưới đây:
Các triệu chứng chỉ có khi cảm lạnh.
Ho đơn thuần không kèm khò khè, khó thở.
Nhiều lần nghe phổi bình thường dù bệnh nhi có triệu chứng.
Có dấu hiệu/triệu chứng gợi ý chẩn đoán khác.
Không đáp ứng với điều trị hen thử (thuốc giãn phế quản, các thuốc phòng ngừa hen).Bất cứ dấu hiệu nào dưới đây:
Triệu chứng tái phát thường xuyên.
Nặng hơn về đêm và sáng sớm.
Xảy ra khi gắng sức, cười, khóc hay tiếp xúc với khói thuốc lá, không khí lạnh, thú nuôi...
Xảy ra khi không có bằng chứng nhiễm khuẩn hô hấp.
Có tiền sử dị ứng (viêm mũi dị ứng, chàm da)
Tiền sử gia đình (cha mẹ, anh chị em ruột) hen, dị ứng
Có ran rít/ngáy khi nghe phổi.
Đáp ứng với điều trị hen.

Lưu ý: triệu chứng khò khè phải được bác sỹ nhận định chính xác, bởi vì cha mẹ của trẻ có thể nhầm khò khè với tiếng thở bất thường khác.
1.2. Cận lâm sàng
     Không có xét nghiệm nào chẩn đoán chắc chắn hen ở trẻ em dưới 5 tuổi.
- X-quang ngực: Chỉ định trong hen nặng hay lâm sàng gợi ý chẩn đoán khác.
- Xét nghiệm lẩy da hay định lượng IgE đặc hiệu: giúp tăng khả năng chẩn đoán hen. Tuy nhiên, âm tính cũng không loại trừ được hen.
- Hô hấp ký hay đo lưu lượng đỉnh: Hội chứng tắc nghẽn đường dẫn khí có đáp ứng với nghiệm pháp giãn phế quản (FEV1, PEF tăng ít nhất 12% và 200ml) (trẻ dưới 5 tuổi thường không thể thực hiện được).
- Dao động xung ký (IOS).
- Đo FeNO: Đánh giá tình trạng viêm đường thở.
Lưu ý: chức năng phổi bình thường không loại được hen, đặc biệt trong trường hợp hen gián đoạn hay nhẹ. Nghiệm pháp giãn phế quản âm tính cũng không loại trừ được hen.
1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán
Thỏa mãn 5 tiêu chuẩn sau đây:
1. Khò khè ± ho tái đi tái lại.
2. Hội chứng tắc nghẽn đường thở: lâm sàng có ran rít, ran ngáy (± dao động xung ký).
3. Có đáp ứng thuốc giãn phế quản và hoặc đáp ứng với điều trị thử (4-8 tuần) và xấu đi khi ngưng thuốc.
4. Có tiền sử bản thân hay gia đình dị ứng ± có yếu tố khởi phát.
5. Đã loại trừ các nguyên nhân gây khò khè khác.
2.Chẩn đoán phân biệt
- Viêm tiểu phế quản cấp.
- Hội chứng hít: Bất thường cấu trúc vùng hầu họng, trào ngược dạ dày thực quản, dò thực quản – khí quản, rối loạn nuốt.
- Dị vật đường thở.
- Tim bẩm sinh.
- Bất thường giải phẫu bẩm sinh đường thở (vòng mạch, hẹp khí quản – phế quản, mềm sụn khí – phế quản), bất thường chức năng (rối loạn chức năng dây thanh, rối loạn vận động lông chuyển, rối loạn vận động khí – phế quản).
- Chèn ép phế quản do u trung thất, hạch, nang phế quản.
- Thâm nhiễm phổi tăng bạch cầu ái toan.
- Suy giảm miễn dịch bẩm sinh.

1.Định nghĩa
     Cơn hen kịch phát biểu hiện bằng sự tiến triển nặng lên của các triệu chứng hen và chức năng hô hấp khỏi tình trạng thường ngày của bệnh nhân [5] và tình trạng này không thể cải thiện tự nhiên hoặc sau 1 liều thuốc SABA.

2. Phân độ nặng cơn hen kịch phát:
Các biểu hiện sớm của cơn hen cấp ở trẻ em < 5 tuổi:
- Tăng khò khè hoặc khó thở cấp tính.
- Ho tăng lên, nhất là khi trẻ đang ngủ.
- Li bì hoặc giảm vận động.
- Hạn chế hoạt động hàng ngày, kể cả ăn uống.

Bảng 2. Đánh giá mức độ nặng cơn hen cấp [1]

NhẹTrung bìnhNặngNguy kịch- Tỉnh- Tỉnh- Kích thích vật vã- Lơ mơ, hôn mê- Khó thở khi gắng sức, vẫn nằm được- Khó thở rõ, thích ngồi hơn nằm- Khó thở liên tục, phải nằm đầu cao- Thở chậm, cơn ngừng thở.- Nói được cả câu- Chỉ nói cụm từ ngắn- Nói từng từ- Thở nhanh, không rút lõm lồng ngực- Thở nhanh, rút lõm lồng ngực- Thở nhanh, rút lõm lồng ngực rõ,- Rì rào phế nang giảm hoặc không nghe thấy- SpO2 ≥ 95%- SpO2: 92 - 95%- SpO2 < 92%- Tím tái, SpO2 < 92% 

Hướng dẫn nhịp thở để đánh giá tình trạng suy hô hấp của trẻ đang thức:TuổiNhịp thở bình thường<2 tháng2-12 tháng<50 lần/phút   1-5 tuổi<40 lần/phút   6-8 tuổi<30 lần/phút