Nguyên tử X có điện tích hạt nhân là 5 vậy nó có số hạt electron là bao nhiêu

Đáp án D

1 hạt proton có điện tích là +1,602.10-19C.

=> Số hạt proton trong X = 17

Trong X số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16:

2p – n = 16 => n = 18

Số khối của X = p + n = 35

I. HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ

1. Điện tích hạt nhân

a] Proton mang điện tích $1+$

- Nếu hạt nhân có $Z$ proton

$ \Rightarrow$ Điện tích hạt nhân bằng $Z+$.

$ \Rightarrow$ Số đơn vị điện tích hạt nhân bằng $Z$.

- Ví dụ: Oxi có 8 proton

$ \Rightarrow$ Điện tích hạt nhân oxi là $8+$.

$ \Rightarrow$ Số đơn vị điện tích hạt nhân oxi là $8$.

b] Nguyên tử trung hòa về điện: số proton bằng số electron

$ \Rightarrow$ $Z$ = số proton = số electron

- Ví dụ: Nguyên tử nitơ có số đơn vị điện tích hạt nhân là 7

$ \Rightarrow$ Nguyên tử nitơ có 7 proton và 7 electron.

2. Số khối

a] Số khối hạt nhân [$A$] bằng tổng của tổng số hạt proton [$Z$] và tổng số hạt nơtron [$N$]

- Công thức: $A = Z + N$

- Ví dụ: Hạt nhân nguyên tử Liti có 3 proton và 4 nơtron

$ \Rightarrow {A_{\,Liti}} = 3+4 = 7$

b] Số đơn vị điện tích hạt nhân $Z$ và số khối $A$ đặc trưng cơ bản cho hạt nhân và nguyên tử

- Khi biết $Z$ và $A$ của một nguyên tử:

$ \Rightarrow$ Số proton, số electron, số nơtron [$N=A-Z$] của nguyên tử đó.

- Ví dụ: Nguyên tử $Na$ có $A=23$ và $Z=11$

$ \Rightarrow$ $Na$ có 11 proton, 11 electron, 12 nơtron.

II. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

1. Định nghĩa

- Nguyên tố hóa học gồm những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân [$Z$] nhưng khác số khối [$A$].

- Ví dụ: Tất cả các nguyên tử có $Z = 6$ đều thuộc nguyên tố cacbon.

$ \Rightarrow$ Các nguyên tử cacbon đều có 6 proton và 6 electron.

$ \Rightarrow$ Những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân thì có cùng tính chất hóa học.

2. Số hiệu nguyên tử [$Z$]

- Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của một nguyên tố được gọi là số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó, kí hiệu là $Z$.

$ \Rightarrow$ Số hiệu nguyên tử = Số đơn vị điện tích hạt nhân = Số proton = Số electron = $Z$

3. Kí hiệu nguyên tử

- Nguyên tố $X$ có số khối $A$ và số hiệu $Z$ được kí hiệu như sau:

${}_{Z}^{A}X$

$ \longrightarrow$ $X$: Kí hiệu hóa học

$ \longrightarrow$ $A$: Số khối nguyên tử

$ \longrightarrow$ $Z$: Số hiệu nguyên tử

- Ví dụ:

${}_{11}^{23}Na$

$ \longrightarrow$ Số hiệu nguyên tử $Na$ = Số đơn vị điện tích hạt nhân = Số proton = Số electron = $Z$ = $11$

$ \longrightarrow$ Số khối nguyên tử $A_{Na}= 23$ $ \Rightarrow$ Số nơtron $N_{Na}=23-11=12$

III. ĐỒNG VỊ

- Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác số nơtron, do đó số khối của chúng khác nhau.

- Ví dụ:

+ Hiđro có 3 đồng vị là: ${}_{1}^{1}H$ , ${}_{1}^{2}H$ , ${}_{1}^{3}H$

+ Clo có 2 đồng vị là: ${}_{17}^{35}Cl$ , ${}_{17}^{37}Cl$

IV. NGUYÊN TỬ KHỐI VÀ NGUYÊN TỬ KHỐI TRUNG BÌNH CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

1. Nguyên tử khối [$A$]

- Nguyên tử khối là khối lượng tương đối của nguyên tử: cho biết khối lượng của nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử.

- Do khối lượng của $e$ quá nhỏ nên nguyên tử khối coi như bằng số khối $A$.

$Nguyên\,\,tử\,\,khối = {m_p} + {m_n} = A$

- Ví dụ: Nguyên tử $P$ có $Z=15$ và $N=16$ $ \Rightarrow$ Nguyên tử khối của $P$ là $31$

2. Nguyên tử khối trung bình [$\bar A$]

- Do một nguyên tố thường có nhiều đồng vị nên nguyên tử khối của nguyên tố này là nguyên tử khối trung bình của các đồng vị đó.

- Công thức:

$\bar A = \frac{{{A_1}.{x_1} + {A_2}.{x_2} + \,...\, + {A_n}.{x_n}}}{{100}}$

$ \longrightarrow$ ${A_1}, {A_2},…\,{A_n}$: Nguyên tử khối của các đồng vị

$ \longrightarrow$ ${x_1}, {x_2},…\,{x_n}$: Phần trăm số nguyên tử của các đồng vị

- Ví dụ: Nguyên tố Clo có 2 đồng vị là ${}_{17}^{35}Cl$ chiếm $75,77\%$ và ${}_{17}^{37}Cl$ chiếm $24,23\%$. Nguyên tử khối trung bình của Clo là:

${\bar A_{\,Cl}} = \frac{35.75,77 + 37.24,23}{100} \approx 35.5$

Page 2

SureLRN

Bài 1 [Trang 13 SGK Hóa 10]

Nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng

A.  số khối.          C.  số proton.

B.  số nơtron.       D.  số nơtron và số proton.

Chọn C. số proton

Bài 2 [Trang 13 SGK Hóa 10]

Kí hiệu nguyên tử biểu thị đầy đủ đặc trưng cho một nguyên tử của một nguyên tố hoá học vì nó cho biết

A. số khối A.                       C. nguyên tử khối của nguyên tử.

B. số hiệu nguyên tử z.        D. số khối A và số hiệu nguyên tử z.

Chọn đáp án đúng.

Chọn D  số khối A và số hiệu nguyên tử z.

Bài 3 [Trang 14 SGK Hóa 10]

Nguyên tố cacbon có hai đồng vị :

 chiếm 98,89% và
 chiếm 1,11%.

Nguyên tử khối trung bình của cacbon là :

A. 12,500;        B. 12,011         C. 12,022;       D.12,055.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:

Chọn B. Nguyên tử khối trung bình của cacbon là: [12 . 98,89 +13 . 1,11]/100 = 12,011

Bài 4 [Trang 14 SGK Hóa 10]

Hãy xác định diện tích hạt nhân, số proton, số nơtron, số electron, nguyên tử khối của các nguyên tử thuộc các nguyên tố sau:

73Li  ; 199F ; 2412Mg ; 4020Ca

Đáp án và hướng dẫn giải bài 4:

Ta có: 73Li cho ta biết:

Số điện tích hạt nhân là 3, trong hạt nhân có 3 proton, ngoài vỏ có 3 electron.

Số khối là 7, vậy ta có số nơtron là:

N = A- Z = 7- 3 = 4.

Nguyên tử khối là 7 [7u].

  • Tương tự ta có:  199F  có Nguyên tử khối là 19 [19u].

Số điện tích hạt nhân là 9, trong hạt nhân có 9 proton, ngoài vỏ có 9 electron.

Số nơtron là 19 – 9 = 10.

Nguyên tử khồì là 24.

Số điện tích hạt nhân là 12, trong hạt nhân có 12 proton, ngoài vỏ có 12 electron.

Sô nơtron là 24 – 12 = 12.

Nguyên tử khối là 40.

Số điện tích hạt nhân là 20, trong hạt nhân có 20 proton, ngoài vỏ có 20 electron.

Số nơtron là: 40 – 20 = 20.

Bài 5 [Trang 14 SGK Hóa 10]

Đồng có hai đồng vị 6529Cu và 6329Cu . Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Tính thành phần phần trăm của mỗi đồng vị.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 5:

Gọi a là thành phần % của đồng vị 6529Cu; % của đồng vị 6329Cu là 100 – a Ta có :

[a65 + [100-a]63]/100  = 63,54

Giải ra ta được a = 27% 6529Cu. Vậy thành phần 6329Cu là 73%.

Bài 6 [Trang 14 SGK Hóa 10]

Hiđro có nguyên tử khối là 1,008. Hỏi có bao nhiêu nguyên tử của đồng vị  21H trong 1ml nước [cho rằng trong nước chỉ có đồng vị
21H và 11H]? [Cho khối lượng riêng của nước là 1 g/ml].

Đáp án và hướng dẫn giải bài 6:

Gọi % đồng vị 21H  là a:

⇒ a = 0,8;

Khối lượng riêng của nước 1 g/ml, vậy 1ml nước có khối lượng 1g. Khối lượng mol phân tử của nước là 18g.

Bài 7 [Trang 14 SGK Hóa 10]

Oxi tự nhiên là một hỗn hợp các đồng vị: 99,757% 16O; 0,039% 17O; 0,204% 18O. Tính số nguyên tử của mỗi loại đồng vị khi có 1 nguyên tử 17O.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 7:

Theo tỉ lệ đề bài ta có:

Tỉ lệ mỗi đồng vị O trong hỗn hợp 3 đồng vị:

99,757% 16O => 99757 nguyên tử 16O

0,039% 17O => 39 nguyên tử 17O

0,204% 18O => 204 nguyên tử 18O

Khi có một nguyên tử 17O thì số nguyên tử:

16O là: 99,757/0,039 = 2558 nguyên tử.

18O là: 0,204/0,039 = 5 nguyên tử.

Vậy nếu như có 1 nguyên tử 17O thì có 2558 nguyên tử 16O và có 5 nguyên tử 18O.

Bài 8 [Trang 14 SGK Hóa 10]

Agon tách ra từ không khí là hỗn hợp ba đồng vị : 99,6% 40Ar; 0,063% 38Ar; 0,337%36Ar. Tính thể tích của 10g Ar ở điều kiện tiêu chuẩn.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 8:

Nguyên tử khối trung bình của argon là:

22,4 lít Ar ở đktc có khối lượng 39,98 g

x lít Ar ở đktc có khối lượng 10 g

Vì nguyên tử Ar có một nguyên tử nên khối lượng mol phân tử của Ar là 39,98 g. Ở đktc thì 1 mol phân tử Ar hay 39,98g có thể tích là 22,4l. vậy 10g Ar có thể tích là  22,4 .10 /39,98 =5,6 [lít]

Video liên quan

Chủ Đề