Nhận xét cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp

Vấn đề phát triển nông nghiệp – Dựa vào hình 22 [SGK trang 93], hãy nhận xét về cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt và xu hướng chuyển dịch cơ cấu của ngành này.. Về cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt [năm 2005].

–  Về cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt [năm 2005]: chiếm tỉ trọng cao nhất là ngành trồng cây lương thực [59,2%], sau đó là cây công nghiệp [23,7%]. Tiếp theo là cây rau đậu [8,3%], cây ăn quả [7,3%], cây khác [1,5%].

–  Từ năm 1990 đến năm 2005, cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt có sự chuyển dịch theo hướng:

+ Giảm mạnh tỉ trọng giá trị sản xuất ngành trồng cây lương thực từ 67,1% [1990] xuống còn 59,2% [2005], giảm 7,9%.

+ Tăng tỉ trọng giá trị sản xuất ngành trồng cây rau đậu từ 7,0% [1990] lên 8,3% [2005], tăng 1,3%.

Quảng cáo

+ Tăng nhanh tỉ trọng giá trị sản xuất ngành trồng cây công nghiệp từ 13,5% [1990] lên 23,7% [2005], tăng 10,2%.

+ Giảm tỉ trọng giá trị sản xuất ngành trồng cây ăn quả từ 10,1% [1990] xuống còn 7,3% [2005], giảm 2,8%.

+ Giảm tỉ trọng giá trị sản xuất cây khác từ 2,3% [1990] xuống còn 1,5 % [2005], giảm 0,8%.

Cho bảng số liệu sau:
. Câu 3 trang 59 Sách bài tập [SBT] Địa lý 12 – BÀI 22. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

Cho bảng số liệu sau:

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP PHÂN THEO NGÀNH CỦA NƯỚC TA THEO GIÁ THỰC TẾ GIAI ĐOẠN 1990-2010

[Đơn vị: tỉ đồng]

Năm

Tổng số

Chia ra

Trồng trọt

Chăn nuôi

Dịch vụ

1990

20667

16394

3701

572

1995

85508

66794

16168

2546

2000

129141

101044

24960

3137

2005

183214

134755

45097

3362

2010

540200

396700

135100

8400

a] Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta trong giai đoạn 1990-2010

b] Nhận xét và giải thích về sự chuyển dịch cơ cấu

a] Xử lí số liệu:

[Đơn vị: %]

Quảng cáo

Năm

Tổng số

Chia ra

Trồng trọt

Chăn nuôi

Dịch vụ

1990

100

79.3

17.9

2.8

1995

100

78.1

18.9

3.0

2000

100

78.2

19.3

2.5

2005

100

73.6

24.6

1.8

2010

100

73.4

25.0

1.6

Vẽ biểu đồ:

b] Nhận xét và giải thích về sự chuyển dịch cơ cấu:

-Nhận xét:

Cơ cấu GDP chuyển dịch theo hướng:

Tăng tỉ trọng của khu vực II, giảm tỉ trọng của khu vực I, tỉ trọng của khu vực III khá cao nhưng chưa ổn định 

Nguyên nhân: Do tác động của cuộc cách mạng Khoa học ký thuật, tác động của công cuộc đổi mới và quá trình Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa, quốc tế hóa…

Cho biểu đồ

CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH NÔNG NGHIỆP TRONG GIAI ĐOẠN

2005 - 2014

Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng về cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp ở nước ta trong giai đoạn 2005 - 2014?


A.

Tỉ trọng ngành trồng trọt có xu hướng giảm

B.

Dịch vụ nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng rất thấp.

C.

Chăn nuôi có xu hướng tăng tỉ trọng và đã trở thành ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất.

D.

Sự chuyển dịch cơ cấu diễn ra chủ yếu giữa hai ngành sản xuất chính là trồng trọt và chăn nuôi.

Cho bảng số liệu sau đây:

Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta

1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta, giai đoạn 1990 - 2005?

2. Nhận xét và giải thích về cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn nói trên?


Nhận xét sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp ở nước ta giai đoạn 1990 – 2008


Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 93 SGK Địa lí 12

Đề bài

Dựa vào hình 22, hãy nhận xét về cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt và xu hướng chuyển dịch cơ cấu của ngành này.

Lời giải chi tiết

Nhận xét:

- Về cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt [năm 2005]: chiếm tỉ trọng cao nhất là ngành trồng cây lương thực [59,2%], sau đó là cây công nghiệp [23,7%]. Tiếp theo là cây rau đậu [8,3%], cây ăn quả [7,3%], cây khác [1,5%].

- Sự thay đổi cơ cấu giá trị ngành trồng trọt:

+ Tỉ trọng cây lương thực có xu hướng giảm nhẹ từ 67,1% [năm 1990] xuống 59,2% [2005].

+ Cây ăn quả giảm  từ 10,1% [1990] xuống 7,3% [2005], giảm 2,8%.

+Các loại cây khác có  giảm nhẹ từ 2,3% [1990] xuống 1,5% [2005], giảm 0,8%.

+ Cây công nghiệp tăng nhanh từ 13,5% [1990] lên 23,7% [2005]; cây rau đậu tăng nhẹ từ 7% [1990] lên 8,3% [2005]

loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 12 - Xem ngay

a] Vẽ biếu đồ

- Xử lí số liệu:

Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta, giai đoạn 1990 - 2012

[Đơn vị: %]

- Vẽ:

Biếu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành nước ta thời kì 1990- 2012

b] Nhận xét vả giải thích

* Nhận xét: Thời kì 1990 - 2012

- Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng cao nhất, tiếp đến là chăn nuôi và thấp nhất là dịch vụ nông nghiệp [dẫn chứng].

- Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp có sự thay đối theo hướng: tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt và dịch vụ [dẫn chứng].

- Sự thay đổi cơ cấu khác nhau theo thời gian [dẫn chứng].

* Giải thích:

- Ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng lớn nhất do đây là ngành truyền thống, có nhiều thuận lợi về nguồn lực để phát triển, nhu cầu lớn ở trong nước và xuất khẩu.

- Sự thay đổi cơ cấu theo hướng như trên phù hợp với xu thế phát triển chung là đa dạng hoá cơ cấu ngành nông nghiệp. Riêng dịch vụ có tỉ trọng chưa ổn định vì nông nghiệp nước ta đang có sự chuyển biến từ sản xuất tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá.

- Giai đoạn sau cơ cấu chuyển dịch mạnh hơn do các lợi thế về chăn nuôi đã được phát huy và sự tác động của yếu tố thị trường,...

Video liên quan

Chủ Đề