Những chất tác dụng với cuoh2 tạo dung dịch màu xanh lam

Xuất bản ngày 09/06/2020 - Tác giả: Dung Pham

Chất nào sau đây hòa tan được Cu(OH)2 tạo ra dung dịch màu xanh lam. Dựa vào kiến thức đã học hãy xác định các chất hòa tan được Cu(OH)2 tạo ra dung dịch màu xanh lam.

A. Glucozơ và Fructozơ

B. Glucozơ và OH-CH₂-CH₂-CH₂-OH

C. Fructozơ và Etylic

D. Glixerin và OH-CH₂ -CH=CH₂

Đáp án A. Glucozơ và Fructozơ

Chất hòa tan được Cu(OH)₂ tạo ra dung dịch màu xanh lam là Glucozơ và Fructozơ

Giải thích

A. Chứa 2 nhóm – OH kề nhau sẽ có tính chất trên Glucozơ và Fructozo có các nhóm -OH liền kề nhau nên phản ứng được với Cu(OH)₂

B. Có OH-CH₂-CH₂-CH₂-OH 2 nhóm OH không liền kề nhau nên không phản ứng

C. Có Etylic không phản ứng

D. Có OH-CH₂-CH=CH₂ không phản ứng

Câu hỏi liên quan

1. Ở nhiệt độ thường, dung dịch glucozơ phản ứng với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch có màu

A. tím.

B. vàng.

C. da cam.

D. xanh.

Đáp án: D. xanh.

Ở nhiệt độ thường, dung dịch glucozơ phản ứng với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch có màu xanh.

2. Cho 90 gam glucozơ lên men rượu với hiệu suất 80%, thu được V lít khí CO2 gia trị của V là

A. 17,92.

B. 8,96.

C. 22,40.

D. 11,20.

Đáp án: A. 17,92

Cho 90 gam glucozơ lên men rượu với hiệu suất 80%, thu được V lít khí CO₂ giá trị của V là 17,92 lít

Xem giải thích đáp án câu 2 chi tiết tại đây: Cho 90 gam glucozơ lên men rượu với hiệu suất 80%, thu được V lít khí CO2 gia trị của V là

3. Số nguyên tử oxi trong phân tử glucozơ là

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Đáp án D. 6

Glucozơ có công thức phân tử là C₆H₁₂O₆ vì vậy số nguyên tử oxi trong phân tử gulucozo là 6. Chọn đáp án D.

Trên đây là đáp án cho câu hỏi Chất nào sau đây hòa tan được Cu(OH)2 tạo ra dung dịch màu xanh lam và các dạng bài tập liên quan. Ngoài tài liệu giải Hóa 12, các em có thể tham khảo các môn học khác trên Đọc Tài Liệu để ôn luyện toàn diện. Chúc các em học tốt!

DẠNG 2: NHỮNG CHẤT TÁC DỤNG VỚI Cu(OH)2


LÍ THUYẾT

I. Phản ứng ở nhiệt độ thường

1. Ancol đa chức có các nhóm -OH kề nhau

- Tạo phức màu xanh lam

- Ví dụ: etilen glicol C2H4(OH)2; glixerol C3H5(OH)3

TQ: 2CxHyOz + Cu(OH)2 → (CxHy-1Oz)2Cu + 2H2O

Màu xanh lam

2. Những chất có nhiều nhóm OH kề nhau

- Tạo phức màu xanh lam

- Glucozo, frutozo, saccarozo, mantozo

TQ: 2CxHyOz + Cu(OH)2 → (CxHy-1Oz)2Cu + 2H2O

Màu xanh lam

3. Axit cacboxylic RCOOH

2RCOOH + Cu(OH)2 → (RCOO)2Cu + 2H2O



4. tri peptit trở lên và protein

- Có phản ứng màu biure với Cu(OH)2/OH- tạo phức màu tím



II. Phản ứng khi đun nóng

- Những chất có chứa nhóm chức andehit –CHO khi tác dụng với Cu(OH)2 đun nóng sẽ cho kết tủa Cu2O màu đỏ gạch

- Những chất chứa nhóm – CHO thường gặp

+ andehit

+ Glucozo

+ Mantozo

RCHO + 2Cu(OH)2 + NaOH

Những chất tác dụng với cuoh2 tạo dung dịch màu xanh lam
RCOONa + Cu2O↓đỏ gạch + 2H2O

( Những chất không có nhiều nhóm OH kề nhau, chỉ có nhóm –CHO thì không phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường)

CÂU HỎI

Câu 1.Câu 45-CD7-439: Cho các chất có công thức cấu tạo như sau: HOCH2-CH2OH (X); HOCH2-CH2-CH2OH (Y); HOCH2-CHOH-CH2OH (Z); CH3-CH2-O-CH2-CH3 (R); CH3-CHOH-CH2OH (T). Những chất tác dụng được với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam là

A. X, Y, Z, T. B. X, Y, R, T. C. Z, R, T. D. X, Z, T.

Câu 2.Câu 8-B8-371: Cho các chất: rượu (ancol) etylic, glixerin (glixerol), glucozơ, đimetyl ete và axit fomic. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2 là

A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.

Câu 3.Câu 38-B9-148: Cho các hợp chất sau: (a) HOCH2-CH2OH. (b) HOCH2-CH2-CH2OH. (c) HOCH2-CH(OH)-CH2OH. (d) CH3-CH(OH)-CH2OH. (e) CH3-CH2OH. (f) CH3-O-CH2CH3.

Các chất đều tác dụng được với Na, Cu(OH)2 là:



A. (a), (b), (c). B. (c), (d), (f). C. (a), (c), (d). D. (c), (d), (e).

Câu 4.Câu 14-B10-937: Các dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là:

A. lòng trắng trứng, fructozơ, axeton. B. anđehit axetic, saccarozơ, axit axetic.

C. fructozơ, axit acrylic, ancol etylic. D. glixerol, axit axetic, glucozơ.

Câu 5.Câu 51-B10-937: Chất X có các đặc điểm sau: phân tử có nhiều nhóm -OH, có vị ngọt, hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, phân tử có liên kết glicozit, làm mất màu nước brom. Chất X là

A. xenlulozơ. B. mantozơ. C. glucozơ. D. saccarozơ.

Câu 6.Câu 39-CD11-259: Cho các chất: saccarozơ, glucozơ, fructozơ, etyl fomat, axit fomic và anđehit axetic. Trong các chất trên, số chất vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc vừa có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là

A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.

Câu 7.Câu 13-CD13-415: Dãy các chất nào dưới đây đều phản ứng được với Cu(OH)2 ở điều kiện thường?

A. Glucozơ, glixerol và saccarozơ. B. Glucozơ, glixerol và metyl axetat.

C. Etylen glicol, glixerol và ancol etylic. D. Glixerol, glucozơ và etyl axetat.





DẠNG 3: NHỮNG CHẤT PHẢN ỨNG ĐƯỢC VỚI DUNG DỊCH Br2


LÍ THUYẾT

- Dung dịch brom có màu nâu đỏ

- Những chất tác dụng với dung dịch brom gồm

1. Hidrocacbon bao gồm các loại sau:

+ Xiclopropan: C3H6 (vòng)

+ Anken: CH2=CH2....(CnH2n)

+ Ankin: CH≡CH.......(CnH2n-2)

+ Ankadien: CH2=CH-CH=CH2...... (CnH2n-2)

+ Stiren: C6H5-CH=CH2



2. Các hợp chất hữu cơ có gốc hidrocacbon không no

+ Điển hình là gốc vinyl: -CH=CH2



3. Andehit R-CHO

R-CHO + Br2 + H2O → R-COOH + HBr



4. Các hợp chất có nhóm chức andehit

+ Axit fomic

+ Este của axit fomic

+ Glucozo

+ Mantozo

5. Phenol (C6H5-OH) và anilin (C6H5-NH2): Phản ứng thế ở vòng thơm

Những chất tác dụng với cuoh2 tạo dung dịch màu xanh lam


2,4,6-tribromphenol

(kết tủa trắng)

(dạng phân tử: C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH↓trắng + 3HBr )

- Tương tự với anilin



CÂU HỎI

Câu 1.Câu 48-B8-371: Cho dãy các chất: CH4, C2H2, C2H4, C2H5OH, CH2=CH-COOH, C6H5NH2 (anilin), C6H5OH (phenol), C6H6 (benzen). Số chất trong dãy phản ứng được với nước brom là

A. 7. B. 5. C. 6. D. 8.

Câu 2.Câu 39: Hiđrocacbon X không làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường. Tên gọi của X là

A. xiclopropan. B. etilen. C. xiclohexan. D. stiren.

Câu 3.Câu 25-CD9-956: Chất X có công thức phân tử C3H7O2N và làm mất màu dung dịch brom. Tên gọi của X là

A. axit α-aminopropionic. B. metyl aminoaxetat.

C. axit β-aminopropionic. D. amoni acrylat.

Câu 4.Câu 28-B10-937: Trong các chất: xiclopropan, benzen, stiren, metyl acrylat, vinyl axetat, đimetyl ete, số chất có khả năng làm mất màu nước brom là

A. 3. B. 5. C. 4. D. 6.

Câu 5.Câu 16-A12-296: Cho dãy các chất: stiren, ancol benzylic, anilin, toluen, phenol (C6H5OH). Số chất trong dãy có khả năng làm mất màu nước brom là

A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.

Câu 6.Câu 52-A12-296: Cho dãy các chất: cumen, stiren, isopren, xiclohexan, axetilen, benzen. Số chất trong dãy làm mất màu dung dịch brom là

A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.

Câu 7.Câu 46-B13-279: Hiđrocacbon nào sau đây khi phản ứng với dung dịch brom thu được 1,2-đibrombutan?

A. But-1-en. B. Butan. C. Buta-1,3-đien. D. But-1-in.

Câu 8.Câu 58-B13-279: Cho dãy chất sau: isopren, anilin, anđehit axetic, toluen, pentan, axit metacrylic và stiren. Số chất trong dãy phản ứng được với nước brom là

A. 6. B. 4. C. 7. D. 5.




DẠNG 4: NHỮNG CHẤT PHẢN ỨNG ĐƯỢC VỚI H2

LÍ THUYẾT

1. Hidrocacbon bao gồm các loại sau:

Hidrocacbon bao gồm các loại sau:

+xicloankan vòng 3 cạnh:C­nH­2n

VD: Xiclopropan: C3H6 (vòng 3 cạnh), xiclobutan C4H8 (vòng 4 cạnh)...

(các em nhớ là vòng 3 cạnh và 4 cạnh nhé VD C­6H10 mà vòng 3,4 cạnh vẫn được)

+ Anken: CH2=CH2....(CnH2n)

+ Ankin: CH≡CH.......(CnH2n-2)

+ Ankadien: CH2=CH-CH=CH2...... (CnH2n-2)

+ Stiren: C6H5-CH=CH2

+ benzen (C6H6), toluen (C6H5-CH3)....



2. Các hợp chất hữu cơ có gốc hidrocacbon không no

+ Điển hình là gốc vinyl: -CH=CH2



3. Andehit R-CHO → ancol bậc I

R-CHO + H2 → R-CH2OH



4. Xeton R-CO-R’ → ancol bậc II

R-CO-R’ + H2 → R-CHOH-R’



5. Các hợp chất có nhóm chức andehit hoặc xeton

- glucozo C6H12O6

CH2OH-[CHOH]4-CHO + H2 → CH2OH-[CHOH]4-CH2OH

Sobitol


- Fructozo C6H12O6

CH2OH-[CHOH]3-CO-CH2OH + H2 → CH2OH-[CHOH]4-CH2OH



Sobitol

CÂU HỎI

Câu 1.Câu 18-CD8-216: Cho các chất sau: CH3-CH2-CHO (1), CH2=CH-CHO (2), (CH3)2CH-CHO (3), CH2=CH-CH2-OH (4). Những chất phản ứng hoàn toàn với lượng dư H2 (Ni, to) cùng tạo ra một sản phẩm là:

A. (2), (3), (4). B. (1), (2), (4). C. (1), (2), (3). D. (1), (3), (4).

Câu 2.Câu 16-CD9-956: Cho các chất: xiclobutan, 2-metylpropen, but-1-en, cis-but-2-en, 2-metylbut-2-en. Dãy gồm các chất sau khi phản ứng với H2 (dư, xúc tác Ni, to), cho cùng một sản phẩm là:

A. xiclobutan, 2-metylbut-2-en và but-1-en. B. but-1-en, 2-metylpropen và cis-but-2-en.

C. 2-metylpropen, cis-but-2-en và xiclobutan. D. xiclobutan, cis-but-2-en và but-1-en.

Câu 3.Câu 56-A10-684: Hiđro hoá chất hữu cơ X thu được (CH3)2CHCH(OH)CH3. Chất X có tên thay thế là

A. 2-metylbutan-3-on. B. 3-metylbutan-2-ol.

C. metyl isopropyl xeton. D. 3-metylbutan-2-on.

Câu 4.Câu 32-B10-937: Dãy gồm các chất đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, to), tạo ra sản phẩm có khả năng phản ứng với Na là:

A. C2H3CHO, CH3COOC2H3, C6H5COOH. B. C2H3CH2OH, CH3COCH3, C2H3COOH.

C. CH3OC2H5, CH3CHO, C2H3COOH. D. C2H3CH2OH, CH3CHO, CH3COOH.

Câu 5.Câu 43-B10-937: Có bao nhiêu chất hữu cơ mạch hở dùng để điều chế 4-metylpentan-2-ol chỉ bằng phản ứng cộng H2 (xúc tác Ni, to)?

A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.

Câu 6.Câu 32-CD10-824: Ứng với công thức phân tử C3H6O có bao nhiêu hợp chất mạch hở bền khi tác dụng với khí H2 (xúc tác Ni, to) sinh ra ancol?

A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.

Câu 7.Câu 12-B13-279: Trong các chất: stiren, axit acrylic, axit axetic, vinylaxetilen và butan, số chất có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro (xúc tác Ni, đun nóng) là

A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.

Câu 8.Câu 55-CD13-415: Cho các chất: but-1-en, but-1-in, buta-1,3-đien, vinylaxetilen, isobutilen, anlen. Có bao nhiêu chất trong số các chất trên khi phản ứng hoàn toàn với khí H2 dư (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra butan?

A. 4. B. 6. C. 5. D. 3.




Каталог: imgs -> Thu muc he thong -> Nam 2017 -> Thang 05
Thang 05 -> Trường tiểu học số 2 Hương Văn
Thang 05 -> Trong năm học này, đội ngũ giáo viên Trường đã tích cực học tập và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ
Thang 05 -> Phong cách Hồ Chí Minh
Thang 05 -> Cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng thcs đIỀn hảI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Thang 05 -> Phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực do Bộ gd&ĐT phát động
Thang 05 -> Cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng th số 1 TỨ HẠ Độc lập Tự do Hạnh phúc
Thang 05 -> Bộ giáo dục và ĐÀo tạo thôNG TIN giáo dụC & ĐÀo tạO
Thang 05 -> Phòng gd & Đt phú vang


tải về 1.29 Mb.


Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Những chất tác dụng với cuoh2 tạo dung dịch màu xanh lam
Những chất tác dụng với cuoh2 tạo dung dịch màu xanh lam
Những chất tác dụng với cuoh2 tạo dung dịch màu xanh lam
Những chất tác dụng với cuoh2 tạo dung dịch màu xanh lam
Những chất tác dụng với cuoh2 tạo dung dịch màu xanh lam
Những chất tác dụng với cuoh2 tạo dung dịch màu xanh lam
Những chất tác dụng với cuoh2 tạo dung dịch màu xanh lam
Những chất tác dụng với cuoh2 tạo dung dịch màu xanh lam