Những điều cần lưu ý khi tiêm vaccine astrazeneca

Ngày 18/3, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 1624/QĐ-BYT về việc ban hành hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19  của AstraZeneca. Theo đó, hướng dẫn này quy định các đối tượng đủ điều kiện tiêm và không nên tiêm.

Quyết định này theo đề nghị của Hội đồng chuyên môn xây dựng hướng dẫn tạm thời quy trình khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca tại cuộc họp nghiệm thu hướng dẫn ngày 17/3.

Những điều cần lưu ý khi tiêm vaccine astrazeneca

Tiêm vaccine COVID-19 cho cán bộ y tế.

Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca để nhằm phát hiện và phân loại các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng vaccine phòng COVID-19. Theo đó, các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng là người từ 18 tuổi trở lên, không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào liệt kê trong thành phần của vaccine.

Ngoài ra, có 9 đối tượng trì hoãn tiêm chủng, gồm: Người đang mắc bệnh cấp tính; phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ; những người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù; người trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao hoặc điều trị hóa trị, xạ trị; người trong vòng 90 ngày trước có điều trị immunoglobulin hoặc điều trị huyết tương của người bệnh COVID-19; tiêm vaccine khác trong vòng 14 ngày trước; người đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng; người trên 65 tuổi; người bị giảm tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu.

Tại hướng dẫn này cũng quy định 4 đối tượng cần thận trọng tiêm chủng. Cụ thể các đối tượng (như: Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác; người có bệnh nền nặng, bệnh mạn tính chưa được điều trị ổn định; người mất tri giác, mất năng lực hành vi; người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống (Mạch dưới 60 lần/phút hoặc trên 100 lần/phút; huyết áp tăng hoặt giảm, nhịp thở trên 25 lần/phút …) phải được khám sàng lọc kỹ và tiêm chủng trong bệnh. Đặc biệt, chống chỉ định với người có tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên tại lần tiêm trước hoặc với bất cứ thành phần nào của vaccine.

Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca có hiệu lực từ ngày 18/3 và được áp dụng cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở tiêm chủng nhà nước và tư nhân trên cả nước.

Trước khi tiêm, cán bộ tiêm chủng phải hỏi kỹ tiền sử bệnh. Cụ thể là tình trạng sức khỏe hiện tại để phát hiện các bệnh cấp tính mà người tiêm đang mắc, trong đó đặc biệt lưu ý với người đang sử dụng kháng sinh, thuốc kháng nấm, thuốc điều trị HIV (bằng thuốc ARV).

Cùng với đó, trong quá trình khám sàng lọc, nhân viên y tế cần hỏi về tiền sử tiêm vaccine phòng COVID-19; tiền sử tiêm vaccine khác trong 14 ngày qua; tiền sử điều trị khỏi vaccine COVID-19  tiền sử suy giảm miễn dịch, ung thư, đang dùng thuốc corticoid, ức chế, miễn dịch; tiền sử bệnh nền; tiền sử rối loạn đông máu, cầm máu hoặc đang dùng thuốc chống đông hoặc người đang mang thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Cũng theo hướng dẫn này, các vaccine phòng COVID-19 không thay thế được cho nhau nên cán bộ tiêm chủng cần khai thác chính xác loại vaccine và thời gian đã tiêm vaccine của người chuẩn bị tiêm phòng. 

Ngoài ra, nhân viên y tế cần phải hỏi về tiền sử dị ứng của người chuẩn bị tiêm phòng, đó là tiền sử bệnh dị ứng của cá nhân (như: Viêm mũi dị ứng, hen phế quản...); tiền sử bệnh dị ứng của gia đình (như: Bố, mẹ, con, anh chị em ruột...); các loại dị nguyên đã gây dị ứng (như: Côn trùng, thực phẩm, phấn hoa, bụi nhà, hóa chất, mỹ phẩm, dược phẩm...); tiền sử dị ứng nặng, bao gồm phản vệ và tiền sử dị ứng với vaccine và bất kỳ thành phần nào của vaccine…

Hướng dẫn này cũng yêu cầu nhân viên y tế khám sàng lọc phải được tập huấn chuyên môn về khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19. Sau khi khám sàng lọc, đối tượng nào nếu đủ điều kiện tiêm chủng sẽ được tư vấn và ký giấy cam kết đồng ý tiêm chủng.

Thông tin từ Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia sáng 18/3 cho hay, đã có thêm 3.359 người được tiêm vaccine AstraZeneca phòng COVID-19 trong ngày 17/3.

Như vậy, tổng cộng đã thực hiện tiêm vaccine phòng COVID-19 cho 24.054 người từ ngày 8-17/3. Họ là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch.

Theo ncov.moh.gov.vn

1.Ai cần được tiêm phòng Covid-19 trước?

Trong khi nguồn cung ứng vắc xin còn hạn chế, cần ưu tiên tiêm phòng cho cán bộ y tế và các lực lượng chống dịch, là những người có nguy cơ cao lây nhiễm Covid-19

Những điều cần lưu ý khi tiêm vaccine astrazeneca

2.Những đối tượng các có thể được tiêm phòng vắc xin?

Những người có bệnh lý nền, vì họ có nguy cơ mắc Covid-19 nặng hơn, bao gồm: béo phì, bệnh tim mạch, bệnh hô hấp và đái tháo đường.

Những người đang chung sống với HIV hoặc mắc các bệnh tự miễn hoặc bị suy giảm miễn dịch (cần được bác sĩ tư vấn đầy đủ trước tiêm)

Những người đã từng mắc Covid-19. Tuy nhiên nếu chưa đủ nguồn vắc xin có thể hoãn việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 khoảng 6 tháng sau khi nhiễm Covid-19 để trao cơ hội cho những người cần gấp hơn.

Phụ nữ đang cho con bú nếu thuộc nhóm ưu tiên được tiêm. WHO không khuyến cáo ngưng cho con bú mẹ sau tiêm vắc xin phòng Covid-19

Người cao tuổi, bao gồm những người từ 65 tuổi trở lên.

Những điều cần lưu ý khi tiêm vaccine astrazeneca

3.Phụ nữ mang thai có cần phải tiêm phòng?

Mang thai khiến cho bà mẹ có nguy cơ bị Covid-19 nặng hơn nhưng hiện tại có rất ít dữ liệu đánh giá tính an toàn của vắc xin phòng Covid-19 trong thời kỳ mang thai.

Phụ nữ mang thai có thể được tiêm vắc xin phòng Covid-19 nếu lợi ích của việc tiêm phòng lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn do vắc xin.

Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao phơi nhiễm với virus SARS-CoV-2 (VD: cán bộ y tế) hoặc tăng nguy cơ mắc bệnh nặng (đang mắc bệnh nền), có thể được tiêm vắc xin phòng Covid-19.

Những điều cần lưu ý khi tiêm vaccine astrazeneca

4.Những đối tượng được khuyến cáo không tiêm vắc xin này?

Những người có tiền sử có phản ứng, dị ứng nặng với bất cứ thành phần nào của vắc xin

Người dưới 18 tuổi

Những điều cần lưu ý khi tiêm vaccine astrazeneca

5.Khuyến cáo liều tiêm vắc xin

Tiêm bắp 2 liều, 0.5ml vắc xin mỗi liều

2 liều tiêm cách nhau 8-12 tuần

Những điều cần lưu ý khi tiêm vaccine astrazeneca

6.Vắc xin có an toàn không?

Theo khuyến nghị của SAGE, ngày 15/2/2021, WHO đã duyệt đưa 2 phiên bản vắc xin AstraZeneca/Oxford Covid-19 (do AstraZeneca-SK Bioscience – Hàn Quốc và Viện Huyết thanh Sll – Ấn Độ sản xuất) vào DANH SÁCH SỬ DỤNG KHẨN CẤP, cho phép vắc xin này được triển khai trên toàn cầu thông qua cơ chế COVAX

Bộ Y tế Việt Nam đã phê duyệt có điều kiện đối với vắc xin này để sử dụng khẩn cấp trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 vào ngày 01/02/2021

Những điều cần lưu ý khi tiêm vaccine astrazeneca

7.Vắc xin có hiệu lực như thế nào?

Vắc xin AstraZeneca phòng Covid-19 có hiệu lực 63.09% trên những người nhiễm SAR-CoV-2 có triệu chứng.

Khoảng cách giữa 2 liều tiêm dài hơn có thể sẽ có hiệu quả vắc xin cao hơn (khuyến cáo 8-12 tuần)

Những điều cần lưu ý khi tiêm vaccine astrazeneca

8.Vắc xin có hiệu quả đối với các biến thể virus mới?

SAGE đã đánh giá mọi dữ liệu hiện có về hiệu lực của vắc xin trong bối cảnh xuất hiện các biến thể virus mới. Hiện tại SAGE khuyến cáo sử dụng vắc xin AstraZeneca theo lộ trình ưu tiên của WHO, thậm chí ngay cả khi các biến thể của virus đã xuất hiện ở quốc gia đó; các quốc gia cần đánh giá rủi ro, lợi ích và cân nhắc tình hình dịch Covid-19 trong nước.

Các biến thể virus và tác động tiềm ẩn đến hiệu quả vắc xin và sẽ được WHO nghiên cứu và cập nhật khuyến cáo phù hợp.

Những điều cần lưu ý khi tiêm vaccine astrazeneca

9.Vắc xin có phòng ngừa được việc mắc và lây truyền Covid-19

Chưa có nhiều dữ liệu về tác động của vắc xin AstraZeneca đối với việc lây truyền virus.

Tính đến 19/4/2021, vắc xin AstraZeneca đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả trong việc bảo vệ mọi người khỏi các nguy cơ cực kỳ nghiêm trọng của Covid-19, bao gồm tử vong, nhập viện và mắc bệnh nặng.

Trong thời gian này, chúng ta cần thực hiện các biện pháp phòng Covid-19 hiệu quả như: đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc, rửa tay, không tụ tập đông người, đảm bảo thông thoáng khí.

Những điều cần lưu ý khi tiêm vaccine astrazeneca

Tổ truyền thông phòng chống Covid-19