Những hành vi dẫn đến thất thu ngân sách nhà nước

Thông báo kết luận thanh tra nêu rõ, trong thời gian từ 2012 đến 2014, các cơ quan nêu trên còn những khuyết điểm, vi phạm trong xây dựng kế hoạch, phê duyệt kế hoạch, thực hiện kế hoạch thanh tra và thực hiện xử lý sau thanh tra. Trong đó, toàn ngành thuế không hoàn thành kế hoạch thanh tra, kiểm tra được phê duyệt, có năm đạt tỷ lệ rất thấp. Việc áp dụng pháp luật trong công tác giải quyết khiếu nại lần thứ nhất của các cục thuế chưa chính xác, thiếu cơ sở pháp lý, dẫn đến tỷ lệ khiếu nại cao... Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế ban hành văn bản hướng dẫn trong lĩnh vực thuế chưa kịp thời, thiếu cụ thể, chưa đúng quy định.

Bên cạnh đó, chậm trễ trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các cục thuế trong công tác quản lý nợ, hoàn thuế, dẫn đến nợ đọng thuế ngày càng tăng; một số cục thuế có vi phạm trong quản lý thuế. Công tác phối hợp giữa cơ quan thuế và cơ quan công an chưa chặt chẽ, chưa quy định thời gian cụ thể giải quyết các vụ việc dẫn đến tồn đọng nhiều vụ việc, ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước và xử phạt vi phạm hành chính. Tổng cục Thuế không chỉ đạo toàn ngành thuế thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời, đúng quy định của pháp luật về xử lý đối với các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp dẫn đến tình trạng sử dụng hóa đơn bất hợp pháp xảy ra trên diện rộng và phức tạp gây thất thu ngân sách nhà nước...

Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ trưởng Tài chính tiến hành kiểm điểm các đơn vị, cá nhân vi phạm trong quản lý, chỉ đạo điều hành đối với các cơ quan chức năng thuộc Bộ, nhất là cơ quan Thuế đã để xảy ra những thiếu sót; chỉ đạo Bộ Tài chính rà soát, hủy bỏ các văn bản đã ban hành chưa đúng quy định; khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn, sửa đổi về lĩnh vực thuế cho phù hợp với thực tế hiện nay của nền kinh tế. Trên cơ sở các quy định về thuế, Bộ Tài chính rà soát toàn bộ thuế giá trị gia tăng đối với lãi cho vay của các tổ chức không phải tổ chức tín dụng báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Đề nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND thành phố Hà Nội tiến hành kiểm điểm các đơn vị, cá nhân có liên quan, đã buông lỏng, thiếu trách nhiệm trong việc quản lý đất đai trên địa bàn, dẫn đến các chủ đầu tư sử dụng đất của Nhà nước có nhiều vi phạm. Đồng thời, yêu cầu UBND thành phố Hà Nội, thực hiện các giải pháp để rà soát và thực hiện ngay việc xác định nghĩa vụ tài chính của các chủ đầu tư đã sử dụng đất của Nhà nước trên địa bàn, kiên quyết xử lý đối với các dự án mà chủ đầu tư cố ý trốn tránh, chây ỳ thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.

Thanh tra Chính phủ đề nghị Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế kiểm tra việc sử dụng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối [hơn 243 tỷ đồng] của Công ty TNHH NN MTV Khoáng sản Thừa Thiên - Huế để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Về xử lý về kinh tế, Tổng cục Thuế phải chỉ đạo các cục thuế truy thu của các doanh nghiệp, cá nhân có vi phạm về thuế hơn 792 tỷ đồng, đồng thời tính tiền chậm nộp và xử phạt theo quy định đối với các doanh nghiệp, cá nhân có vi phạm về thuế đã được Thanh tra Chính phủ phát hiện. Rà soát, truy thu thuế, tính tiền chậm nộp và xử phạt đối với 12 doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.

Về xử lý về hình sự, Thanh tra Chính phủ kiến nghị chuyển cơ quan công an điều tra hai vụ việc. Đó là, vụ việc 21 doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, gồm 20 doanh nghiệp đã bỏ địa chỉ kinh doanh và Công ty CP Xây dựng và Phát triển năng lượng Apa Green có tổng giá trị hơn 822 tỷ đồng để kê khai thuế, khấu trừ thuế, hoàn thuế có dấu hiệu của hành vi trốn thuế được quy định tại Điều 161 Bộ luật Hình sự. Vụ việc của dự án xây dựng công trình có chức năng hỗn hợp Đại Thanh tại xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng của cơ quan quản lý nhà nước thuộc UBND thành phố Hà Nội; đối với các bên tham gia dự án đã vi phạm nghiêm trọng các quy định của Nhà nước [Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản...] trong quá trình thực hiện dự án. Đến thời điểm thanh tra, chủ đầu tư vẫn chưa thực hiện hết nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, có dấu hiệu thất thoát tiền ngân sách nhà nước...

Tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo chống thất thu ngân sách; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, tích cực đồng hành, hỗ trợ người nộp thuế; tập trung thanh tra, kiểm tra, quản lý thu hồi nợ đọng thuế… đó là những giải pháp huyện Tam Đảo quyết liệt triển khai nhằm tăng thu, chống thất thu cho ngân sách nhà nước [NSNN].

Cán bộ Phòng Tài chính-Kế hoạch huyện Tam Đảo thường xuyên theo dõi, nắm bắt thông tin, tham mưu UBND huyện kịp thời có giải pháp điều hành hiệu quả thu, chi ngân sách trên địa bàn. Ảnh: Thiệu Vũ

Tính đến tháng 7/2021, tổng thu NSNN trên địa bàn huyện Tam Đảo đạt hơn 150 tỷ đồng, tăng 25% so với dự toán ngân sách được giao cả năm 2021, tăng 65% so với cùng kỳ năm 2020.

Nhiều khoản thu đạt kết quả khá và vượt tiến độ so với kế hoạch giao như thu phí, lệ phí đạt 194% dự toán tỉnh giao; thu doanh nghiệp quốc doanh địa phương đạt 159%; thu thuế thu nhập cá nhân đạt 97%...

Mặc dù vậy, vẫn còn một số khoản thu không đạt chỉ tiêu, thậm chí đạt rất thấp so với kế hoạch giao như thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đạt 32%, thu cấp quyền khai thác khoáng sản đạt 18%, thu tiền thuê đất đạt 7%...

Tình trạng nợ thuế, nhất là nợ khu vực doanh nghiệp ngày càng tăng, mới đây, Chi cục Thuế khu vực Tam Đảo đã công khai danh sách 30 doanh nghiệp nợ thuế lớn trên địa bàn tính đến tháng 5/2021, với số tổng số tiền nợ thuế gần 56 tỷ đồng.

Có thể kể đến như Công ty TNHH dịch vụ du lịch Tam Đảo nợ hơn 18 tỷ đồng; Công ty TNHH TH Bonbon, thị trấn Hợp Châu nợ hơn 8 tỷ đồng; Công ty TNHH thương mại và xây dựng Bến Thành, xã Đạo Trù nợ gần 2,3 tỷ đồng…

Các doanh nghiệp bị công khai chủ yếu là do nợ thuế lớn, kéo dài, nợ chây ỳ quá 90 ngày, đã áp dụng các biện pháp quản lý nợ và áp dụng một số biện pháp cưỡng chế nợ thuế nhưng không thu hồi được nợ thuế vào NSNN.

Cùng với đó, do tác động của dịch Covid-19, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ; các hộ kinh doanh thương mại dịch vụ, du lịch, nhà hàng, khách sạn…phải tạm dừng hoạt động để phòng, chống dịch bệnh dẫn đến việc thu ngân sách gặp nhiều khó khăn.

Vẫn còn tình trạng chây ỳ, trốn thuế tuy đã nhiều lần được tuyên truyền, hỗ trợ; buôn lậu, gian lận thương mại, mua bán hóa đơn bất hợp pháp một số thời điểm vẫn xảy ra… gây thất thu cho NSNN, ảnh hưởng đến hoạt động của các cá nhân, doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Tập trung các giải pháp nâng cao hiệu quả thu ngân sách, quản lý nợ, chống thất thu ngân sách, ngay từ đầu năm, huyện Tam Đảo đã tổ chức kiện toàn Ban Chỉ đạo chống thất thu ngân sách huyện, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên.

Ban hành kế hoạch chống thất thu ngân sách năm 2021, trong đó, chỉ đạo Chi cục Thuế khu vực Tam Đảo phối hợp chặt chẽ với cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn trên địa bàn tập trung tháo gỡ, giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển ổn định, tạo nguồn thu vững chắc, lâu dài cho NSNN.

Phân tích, rà soát, dự báo, xác định và đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu; triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo, giải pháp về cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ những khó khăn, đẩy nhanh khả năng phục hồi sản xuất sau đại dịch Covid-19.

Theo dõi sát các doanh nghiệp, cá nhân được gia hạn, giãn, giảm thuế để thực hiện đúng đối tượng và đôn đốc nộp vào NSNN khi hết thời gian được gia hạn, giãn hạn nộp thuế.

Cùng với đó, đổi mới nội dung, đa dạng các hình thức tuyên truyền chính sách pháp luật và hướng dẫn, hỗ trợ hiệu quả người nộp thuế. Cải cách hành chính, hiện đại hóa, cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, thuế.

Xây dựng và triển khai nhiệm vụ kế hoạch thanh tra, kiểm tra, tập trung vào các doanh nghiệp thuộc ngành nghề, lĩnh vực có rủi ro cao, các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi miễn giảm thuế, doanh nghiệp có hoạt động liên kết, doanh nghiệp lỗ có dấu hiệu chuyển giá; kinh doanh thương mại điện tử, các hoạt động chuyển nhượng vốn…

Rà soát, phân loại các khoản nợ thuế đầy đủ và theo đúng hướng dẫn tại quy trình quản lý nợ thuế để có giải pháp quản lý, đôn đốc thu phù hợp; giao chỉ tiêu thu nợ đến từng tổ, từng đội thuế, từng công chức quản lý chi tiết nhiệm vụ cho từng tháng, quý và cả năm.

Đẩy mạnh việc đăng tải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng những trường hợp nợ thuế dây dưa kéo dài theo quy định. Kiên quyết xử lý các trường hợp chây ỳ, chậm nộp tiền thuế, chậm thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước; xử lý nghiêm hành vi trốn thuế, gian lận về thuế, sử dụng hóa đơn sai quy định để làm lành mạnh thị trường, chống thất thu cho NSNN…

Trưởng Phòng Tài chính-Kế hoạch huyện Tam Đảo Trần Đức Tuấn cho biết: "Việc triển khai thu ngân sách trong điều kiện hầu hết các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh và các thành phần kinh tế đều chịu tác động của dịch Covid-19 là nhiệm vụ rất khó khăn.

Do vậy, bên cạnh các giải pháp tăng thu, chống thất thu ngân sách, thời gian tới, huyện Tam Đảo tiếp tục tập trung thực hiện tốt các cơ chế, chính sách, giải pháp đồng hành, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, ổn định sản xuất, nuôi dưỡng nguồn thu, tạo thuận lợi để doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh vươn lên ngay khi dịch bệnh được kiểm soát trên phạm vi cả nước".

Nguyễn Khánh

Video liên quan

Chủ Đề