Nhuộm tóc trước khi mang thai bao lâu

Ngày nay, việc thay đổi màu tóc thường mang lại cảm giác trẻ trung, phong cách hơn cho phụ nữ. Tuy nhiên, đối với mẹ bầu, việc nhuộm tóc khi mang thai là vấn đề e ngại và cần cân nhắc.

Nếu tuân thủ những kỹ thuật nhuộm tóc, đây là một phương pháp làm đẹp khá an toàn. Tuy nhiên, khi bạn đang mang thai, đó lại là một chuyện khác. Theo một nghiên cứu, khi nhuộm tóc, một lượng thuốc nhuộm đáng kể sẽ thấm qua lỗ chân lông trên da đầu của bạn. [1] Dù cơ thể có khả năng đề kháng với chất độc, nhưng mùi thuốc nhuộm mà bạn hít phải có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vài loại thuốc nhuộm trên thị trường thường có chứa amoniac, một thành phần khá độc hại, có thể bay hơi vào không khí và dễ hít phải.

Mẹ bầu nhuộm tóc được không?

Thực tế, chuyện bà bầu có được nhuộm tóc không còn tùy vào loại thuốc nhuộm bạn sử dụng. Các nhà sản xuất thường thay đổi thành phần trong thuốc nhuộm để có giá cả cạnh tranh. Việc thêm các thành phần hóa học có thể làm cho thuốc nhuộm tốt hơn nhưng điều này vẫn có hại cho phụ nữ mang thai. Do đó, các chuyên gia đề nghị rằng việc dùng thuốc nhuộm tạm thời cho bà bầu sẽ an toàn hơn.

Trước đây, các nghiên cứu cho thấy rằng có sự liên quan giữa hắc ín với thuốc nhuộm và gây hại đến cơ thể bạn. Carcinogenic là chất gây ung thư trong thuốc nhuộm có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, sau đó, việc thêm hắc ín vào thuốc nhuộm để kéo dài màu nhuộm đã bị hạn chế. Các nhà sản xuất đã thay thế chúng bằng những thành phần lành tính hơn. [2] [3]

Biện pháp thay thế cho việc nhuộm tóc

Nếu rất muốn nhuộm tóc trong thai kỳ, bạn nên cân nhắc đến những điều dưới đây để không gây ảnh hưởng đến cơ thể.

1. Nhuộm tóc khi mang thai: Hãy đợi đến 3 tháng giữa thai kỳ mẹ nhé!

Đây là thời điểm được cho là thích hợp nhất nếu bạn muốn nhuộm tóc. 3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn rất quan trọng vì các cơ quan như bắp thịt và lỗ chân lông của thai nhi đang trong quá trình phát triển. Mặc dù không có bằng chứng cụ thể nào về việc thuốc nhuộm thấm vào cơ thể, nhưng vẫn có tác dụng phụ nhỏ khác xảy ra. Do đó, tốt nhất, bạn nên tránh nhuộm tóc vào giai đoạn này mẹ nhé!

2. Sử dụng màu nhuộm từ thực phẩm

Màu nhuộm từ rau củ là cách an toàn nhất cho mái tóc của bạn vì chúng không chứa các hóa chất làm hư tóc hay gây các biến chứng khác cho cơ thể. Không giống thuốc nhuộm hóa học, màu nhuộm từ thực phẩm không mùi nên sẽ không khiến bạn cảm thấy buồn nôn hay khó chịu.

Mời bạn xem thêm bài Sổ tay 6 bí quyết làm đẹp với thuốc nhuộm tóc tự nhiên để biết thêm một số cách nhuộm tóc an toàn khác.

3. Dùng màu tự nhiên henna để nhuộm tóc khi mang thai

Nếu bạn vẫn thích nhuộm tóc, hãy sử dụng thử henna [cây lá móng]. Đây là một giống cây có hoa được trồng tại vùng khô hạn ở châu Phi, Nam Á và Bắc Úc. Lá cây henna được phơi khô và giã nhuyễn sẽ ra màu xanh chàm. Đây là màu nhuộm tóc tự nhiên, khá an toàn cho việc tạo màu tóc và cũng không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi vì không chứa chất độc hại.

Làm thế nào để sử dụng henna?

  • Ngâm lá henna trong nước
  • Để lá như vậy qua đêm
  • Nghiền lá này vào buổi sáng
  • Lấy lược chải tóc và vuốt hỗn hợp này lên toàn bộ tóc
  • Để có kết quả tốt, bạn hãy sử dụng thêm những nguyên liệu khác như tinh chất lá trà hay trứng.

Hiện nay, tại thị trường Việt Nam có bán bột henna để nhuộm tóc. Tuy nhiên, giá cả, chất lượng cũng rất khác nhau. Vì vậy, khi muốn mua màu nhuộm henna, bạn cần phải cân nhắc cẩn thận để tránh tiền mất tật mang.

4. Hãy sử dụng những màu nhuộm nhẹ

Nếu muốn nhuộm tóc, bạn hãy cân nhắc các sản phẩm thuốc nhuộm cho bà bầu không chứa amoniac. Những màu này có thể là giải pháp an toàn cho bạn, vì chúng không chứa chất độc hay chất có khả năng gây ung thư như trong thuốc nhuộm khác.

Mẹ nhuộm tóc khi mang thai cần lưu ý những gì?

  • Dù hiện nay chưa có các nghiên cứu khẳng định thành phần độc hại có trong những sản phẩm thuốc nhuộm tạm thời hay thuốc nhuộm thông thường nhưng để an toàn, bạn hãy hạn chế sử dụng các thuốc này
  • Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng các loại thuốc nhuộm
  • Chỉ sử dụng những loại thuốc nhuộm tốt
  • Hãy chú ý sử dụng bao tay khi tự nhuộm tóc
  • Hãy chải thuốc nhuộm lên tóc thay vì da đầu của bạn. Bằng cách này, màu nhuộm không thể qua máu của bạn để vào hệ tuần hoàn. Tuy nhiên, bạn cần thử xem mình có bị kích ứng với thuốc không trước khi sử dụng
  • Đừng dùng thuốc nhuộm lông mi hay chân mày vì có thể gây nhiễm trùng hay sưng tấy
  • Không nên để thuốc thấm quá lâu và chải thuốc ở nơi thoáng mát thay vì ở phòng kín
  • Gội lại da đầu thật sạch để tránh hấp thu chất màu nhuộm
  • Đừng bao giờ ăn uống khi đang nhuộm tóc
  • Thông thường tóc sẽ thay đổi trong khi mang thai, chúng trở nên quăn và khó ăn màu hơn. Vì vậy, bạn có thể lặp lại việc chải màu lên tóc
  • Hãy nhờ bác sĩ tư vấn trước khi nhuộm.

Thông thường việc nhuộm tóc có thể gây hại cho thai nhi. Do đó, bạn cần lưu ý về việc sử dụng thuốc nhuộm cũng như nhuộm đúng cách để giúp bạn an toàn hơn. Nhuộm tóc trong không gian thích hợp với thời gian ngắn sẽ tránh được những ảnh hưởng lâu dài. Ngoài ra, màu thuốc nhuộm chất lượng sẽ có ít chất độc hại hơn nên tác hại cũng sẽ ít hơn.

Hy vọng rằng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về vấn đề nhuộm tóc khi mang thai. Hãy chắc rằng bạn tuân theo những chỉ dẫn an toàn trên để không ảnh hưởng đến mình và thai nhi trong bụng nhé!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Trong quá trình trước khi và chuẩn bị mang thai, người phụ nữ luôn mong muốn mang lại cho con những điều tuyệt vời nhất. Và một trong những thắc mắc được quan tâm rất nhiều đó là: phụ nữ trước khi mang thai có nên uốn tóc không? Nhuộm tóc khi mang thai có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và bé hay không? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Trước khi mang thai có nên uốn, nhuộm tóc không?

Uốn tóc, ép tóc, nhuộm tóc khi mang thai có gây hại gì cho thai nhi hay không?

  • Cho đến thời điểm hiện tại, thì chưa có đề tài khoa học hay bằng chứng nào xác minh về việc sử dụng hóa chất nhuộm tóc trước và trong khi mang thai có gây ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không.
  • Tuy nhiên các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng: nếu muốn uốn hay nhuộm tóc thì chị em cũng nên hết sức thận trọng, đặc biệt là trước và trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
  • Một điều rất đáng lưu tâm đó là, với việc nhuộm tóc, bạn cần phân biệt rõ được đâu là thuốc nhuộm hóa học, đâu là thuốc nhuộm thảo dược có thành phần từ tự nhiên an toàn, để có những lựa chọn phù hợp.
  • 3 tháng đầu tiên của thai kỳ là giai đoạn vô cùng quan trọng trong sự hình thành và phát triển của bé. Bởi trong khoảng thời gian này phôi thai đang được phân chia và hình thành trong bụng mẹ. Mà trong thành phần của thuốc nhuộm, hay thuốc ép, thuốc uốn... lại có các thành phần hóa học độc hại như: phenilenediamin, amoniphenol... những chất này không có lợi cho sức khỏe khi tiếp xúc trực tiếp. Ngoài ra, còn có thể có thêm amoniac, đây là một chất oxy hóa với tính kiềm mạnh có thể làm thay đổi cấu trúc sợi tóc. Và nếu bà bầu hít phải quá nhiều chất này, có thể gây ra tình trạng co thắt tử cung gây sảy thai.
  • Ngoài ra, các thành phần của thuốc uốn hay nhuộm hóa học còn có khả năng gây dị ứng trên cơ thể người mẹ như: mẩn đỏ, ngứa ngáy, dị ứng...
  • Các chuyên gia y học của Pháp khuyến nghị rằng: phụ nữ trong thời gian mang bầu và 6 tháng sau khi sinh không nên ép tóc. Do ép tóc làm cho tóc không những bị yếu đi, gây rụng tóc. Da của phụ nữ lúc mang bầu và sau sinh rất nhạy cảm, trong giai đoạn này nếu phải tiếp xúc với các hóa chất trong quá trình ép tóc có thể gây tổn hại trực tiếp đến thai nhi, trường hợp nặng có thể gây sẩy thai hoặc lưu thai.
  • Do đó, tuy chưa có bằng chứng cụ thể về việc uốn tóc hay nhuộm tóc trước và trong khi mang thai. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn có thể gặp phải những rủi ro nhất định khi thực hiện làm hóa chất lên tóc trong giai đoạn này.

  • Như đã nói ở trên, đến thời điểm hiện tại, chưa có cơ sở nào khẳng định chắc chắn việc uốn hay nhuộm thuốc hóa học sẽ gây hại cho mẹ và bé. Tuy nhiên vẫn có những rủi ro có thể xảy ra đến sự phát triển của bé.
  • Vì vậy, tốt nhất nếu bạn đang dự định có em bé, thì khoảng thời gian 1 tháng trước khi mang bầu, hãy giữ cho tinh thần cũng như thể chất của bản thân khỏe mạnh nhất một cách có thể. Và tốt nhất, không thực hiện bất kỳ tác động nào có hóa chất đến bản thân.
  • Bác sĩ khuyến cáo không nên nhuộm hay uốn tóc ít nhất trong vòng 3 tháng trước khi mang thai là tốt nhất cho mẹ và bé.
  • Nếu do nhu cầu bắt buộc chị em phải thực hiện làm đẹp, đó là thực hiện uốn tóc và nhuộm tóc khi mang thai, thì hãy lưu ý những điều sau đây để việc uốn hay nhuộm này được trở nên an toàn hơn.
  • Tuyệt đối không nhuộm tóc có thành phần hóa học trong khi mang thai, đặc biệt là ở 3 tháng đầu. Do đây là giai đoạn quan trọng nhất để thai nhi phát triển.
  • Tránh dùng các loại thuốc nhuộm có chứa thành phần Amoniac hoặc Peroxid bằng cách xem bảng thành phần trên lọ thuốc nhuộm tóc. Nên dùng các thuốc nhuộm tóc thảo dược, có thành phần chính từ thiên nhiên.
  • Thực hiện uốn hay nhuộm tóc tại các salon uy tín, sử dụng các sản phẩm nhuộm từ tự nhiên an toàn, rõ nguồn gốc. Tốt nhất là lựa chọn các loại thuốc nhuộm có chiết xuất từ cây móng rồng, cây móng tay. Vì đây được coi là loại thuốc thảo dược nhuộm tóc an toàn được sử dụng cho phụ nữ mang thai.
  • Tránh để cho thuốc nhuộm, thuốc ép, thuốc uốn chạm trực tiếp vào da đầu hay chân tóc.
  • Nếu tự thực hiện nhuộm tóc, phải đeo găng tay giảm thiểu tối đa sự tiếp xúc của hóa chất qua da.
  • Khi duỗi tóc, nhuộm tóc, nên ngồi ở nơi thoáng khí, mở rộng cửa sổ để tránh hít quá nhiều phải mùi thuốc khó chịu.
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh để chăm sóc tóc và giải độc cơ thể sau khi nhuộm và uốn.
  • Bạn có thể thử xem bản thân có phản ứng phụ với thuốc chuẩn bị sử dụng hay không bằng cách thoa lên tay sau đó theo dõi trong vòng 48 tiếng. Nếu không thấy biểu hiện gì bất thường mới nhuộm.
  • Gội sạch lại đầu sau khi đã hoàn thành xong việc nhuộm hay uốn tóc.
  • Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi chuẩn bị nhuộm tóc hoặc uốn tóc.

Xem thêm :

  • Mẹ bầu nên kiêng ăn gì khi mang thai?
  • Mang thai ba tháng đầu bị tiểu đường phải ăn kiêng sao cho đúng?
  • Phụ nữ có nên kiêng ăn dứa khi mang thai?

Video liên quan

Chủ Đề