Bao lâu hết giãn cách

TPHCM tiếp tục giãn cách theo Chỉ thị 16 thêm 14 ngày, kể từ 0.00’ ngày 2/8.

Tại văn bản này, UBND TPHCM yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện, các doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM tiếp tục tập trung thực hiện mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch theo đúng tinh thần chỉ đạo của UBND TPHCM tại Công văn số 2468/UBND-VX ngày 23/7/2021 và các Công văn khác từ ngày 9/7/2021 đến nay.

Đồng thời, tuyên truyền rộng rãi, kiểm soát nghiêm ngặt và thực hiện ngay các biện pháp hỗ trợ cần thiết về đời sống, y tế để người dân TPHCM an tâm “ai ở đâu ở đấy". Tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi Thành phố cho tới khi hết thời gian giãn cách, trừ những trường hợp được UBND TPHCM phối hợp với các tỉnh, thành đưa về quê theo nhu cầu.

TPHCM tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp giảm mật độ giao thông với các nhóm đối tượng, thời gian đã được quy định cụ thể tại Công văn số 2490/UBND-VX ngày 26/7/2021, Công văn số 2522/UBND-VX ngày 28/7/2021 và Công văn số 2523/UBND-VX ngày 28/7/2021 của UBND TPHCM.

Sáng 1/8, UBND TP Thủ Đức, TPHCM ra mắt đội tiêm lưu động và đội phản ứng nhanh xử lý các trường hợp có triệu chứng mắc COVID-19.

Trong công tác tổ chức tiêm vaccine, UBND TPHCM đề nghị các quận, huyện, TP Thủ Đức đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, an toàn, hiệu quả, không để vaccine hết hạn; phấn đấu mỗi ngày một đội tiêm phải tiêm ít nhất 200 người/ngày; tùy theo điều kiện có thể tổ chức tiêm sau 18 giờ đối với những điểm tiêm có khả năng đáp ứng để đẩy nhanh tiến độ; tổ chức các đội tiêm lưu động để thực hiện tiêm chủng tại các khu vực đặc thù; đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Tổ chức đảm bảo cung cấp, hỗ trợ kịp thời lương thực, thực phẩm cho tất cả những người lao động nghèo, mất thu nhập, không còn nguồn dự trữ, nhất là người dân tại các khu phong toả; không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc; tổ chức hỗ trợ y tế cần thiết cho mọi người dân, nhất là người dân trong các khu phong tỏa.

Bên cạnh đó, tăng cường chăm lo động viên tinh thần, đảm bảo phương tiện phòng hộ, hỗ trợ vật chất cho lực lượng y tế tuyến đầu và các lực lượng tham gia phòng, chống dịch COVID-19.

Riêng về phương thức làm việc của cơ quan, đơn vị nhà nước, tiếp tục thực hiện theo Công văn số 2510/UBND-VX ngày 27/7/2021 của UBND TPHCM.

Thêm gần 3500 bệnh nhân được xuất viện

Liên quan đến tình hình dịch bệnh, trưa 1/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh [HCDC] cho biết: Tính hết ngày 31/7, có 93.037 trường hợp mắc bệnh phát hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh được Bộ Y tế công bố [đã tính số ca nhiễm đã công bố sáng ngày 01/8]; trong đó: 92.733 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 304 trường hợp nhập cảnh.

Trong ngày 31/7, có thêm 3.493 bệnh nhân xuất viện, tổng số ca điều trị khỏi tính từ khi dịch bệnh bắt đầu là 34.639. Hiện đang điều trị 35.218 bệnh nhân dương tính [bao gồm bệnh nhân có kết quả xét nghiệm PCR xét nghiệm nhanh dương tính] trong đó có 933 bệnh nhân nặng đang thở máy và 12 bệnh nhân can thiệp ECMO. Tính cộng dồn đến nay có 1.338 bệnh nhân tử vong.

Theo HCDC, sau hơn 3 tuần thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và tăng cường một số biện pháp, tình hình dịch bệnh tại TPHCM đã có những chuyển biến tích cực. Để tiếp tục kéo giảm số ca mắc, tập trung điều trị và hạn chế số ca tử vong, TP.HCM cần tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 thêm một thời gian.

TPHCM kêu gọi sự ủng hộ và chung sức của người dân trong việc thực hiện các biện pháp để kiểm soát, khống chế dịch bệnh. Đảm bảo nguyên tắc “nhà cách ly với nhà, người cách ly với người”, chỉ ra khỏi nhà khi thật sự cần thiết và luôn tuân thủ Thông điệp 5K của Bộ Y tế, quy định tại khu cách ly, khu phong tỏa. Chủ động chăm sóc và theo dõi sức khỏe để phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo./.


TP Hồ Chí Minh tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đến hết tháng 9

[ĐCSVN] – So với mục tiêu mà Nghị quyết 86 đề ra và tiêu chí của Bộ Y tế, TP Hồ Chí Minh còn một số nội dung chưa đạt. Để đảm bảo kết quả phòng chống dịch bền vững hơn, Thành phố quyết định tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị 16, dự kiến đến hết tháng 9.

Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi chia sẻ thông tin cho báo chí tại buổi họp báo chiều 13/9

Đó là thông tin được Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cho biết chiều ngày 13/9 trong cuộc họp báo thông tin về tình hình dịch bệnh và các vấn đề dư luận quan tâm trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.

Chia sẻ tại buổi họp, đồng chí Phan Văn Mãi cho biết, trong thời gian Thành phố tăng cường siết chặt giãn cách, từng lúc, từng địa bàn, có chuyển biến tốt. Thành phố đã mở dần một số hoạt động, một số dịch vụ.

Thành phố đang rà soát, vẽ lại bản đồ "vùng xanh". Kết quả đến lúc này cho thấy 53% tổ dân phố, tổ nhân dân tự quản đã là "vùng xanh". Hiện huyện Cần Giờ, quận 7 và huyện Củ Chi là những địa phương đầu tiên cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, theo các tiêu chí của Bộ Y tế. Ngoài ra, các quận Phú Nhuận, quận 5, quận 11, huyện Nhà Bè cũng đang có kết quả tương đối tốt và có thể sẽ công bố kết quả tích cực trong ngày 15/9 .

Bên cạnh đó, tỷ lệ dương tính giảm rõ rệt qua 3 đợt xét nghiệm. Gần đây Thành phố cũng ghi nhận tín hiệu đáng mừng là số ca cấp cứu và tử vong giảm đi.

Tuy nhiên, đồng chí Phan Văn Mãi cho rằng, so sánh với mục tiêu của Nghị quyết 86 do Chính phủ đề ra là đến 15/9 kiểm soát được dịch bệnh và so với một số tiêu chí của Bộ Y tế thì Thành phố chưa đạt được. Do đó, để đảm bảo kết quả phòng, chống dịch của Thành phố bền vững hơn, Thành phố quyết định sẽ tiếp tục giãn cách xã hội trên địa bàn toàn Thành phố theo Chỉ thị 16 dự kiến đến hết tháng 9.

Đồng chí Phan Văn Mãi cũng chia sẻ thêm, áp lực giãn cách lâu khiến cho nhiều nơi trên thế giới đã bắt đầu mở cửa. Mặc dù đó là những nơi có trình độ phát triển hơn TP Hồ Chí Minh, có tỉ lệ tiêm chủng bao phủ cao hơn, hệ thống y tế tốt hơn, với cách làm khá khoa học nhưng khi mở cửa thì một số nơi đã bùng phát dịch trở lại. Do đó, việc này cũng không loại trừ với Việt Nam hay TP Hồ Chí Minh.

Và đây cũng là một trong những lý do mà TP Hồ Chí Minh rất cân nhắc khi đưa ra quyết định có mở trở lại các hoạt động hay không.

“Chúng tôi biết sức ép tới 15/9 là rất lớn. Người dân, doanh nghiệp và cả chính quyền Thành phố đều mong được mở lại các hoạt động như bình thường, để phục hồi các hoạt động kinh tế xã hội. Nhưng để bảo vệ những kết quả mà chúng ta đạt được có chuyển biến tích cực hơn, để đảm bảo sự an toàn nên chúng ta cần thận trọng, kéo dài thêm một thời gian nữa. Chúng ta phải đảm bảo an toàn mới mở và khi mở phải đảm bảo an toàn. Thành phố sẽ tiến hành đo lường hàng ngày để đưa ra quyết định mở rộng hay xiết chặt. TP Hồ Chí Minh đi sau sẽ học hỏi kinh nghiệm những nơi có điều kiện tương đồng để có thể áp dụng cho Thành phố”, Chủ tịch UBND Thành phố Phan Văn Mãi nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, đồng chí cho biết thêm, có thể từ nay tới cuối tháng, một số địa bàn nào kiểm soát dịch tốt, ngành nào đảm bảo an toàn thì sẽ cân nhắc mở dần ở đó, chứ không phải tới đúng ngày 30/9 mới mở.

Đồng chí Phan Văn Mãi chia sẻ, Ban chỉ đạo Thành phố và ban chỉ đạo các cấp sẽ tiếp tục tập trung nỗ lực hết sức mình để đạt kết quả cao nhất. Đồng chí mong người dân cùng chung tay, cùng chia sẻ với sự lo lắng này, cùng đồng cam cộng khổ thêm thời gian nữa để đến thời điểm đó, chúng ta có đủ cơ sở tự tin mở từng bước các sinh hoạt bình thường, các hoạt động kinh tế-xã hội phù hợp với tình hình chứ không phải chần chừ, quá nhiều cân nhắc như bây giờ.

Liên quan đến việc tiêm vaccine, đồng chí Phan Văn Mãi cho biết, Thành phố đã tiêm trên 6,5 triệu mũi 1 [đạt 90% dân số trên 18 tuổi]; trên 1,3 triệu mũi 2 [đạt 19% dân số trên 18 tuổi]. Mức độ tiếp cận và bao phủ vaccine là một trong những điều kiện quan trọng để chuẩn bị cho cuộc sống "bình thường mới" và hồi phục các hoạt động kinh tế - xã hội. Thành phố sẽ tiếp tục tập trung cao cho công tác tiêm vaccine trong thời gian tới.

Từ nay đến cuối tháng 9, Thành phố sẽ tập trung các hoạt động củng cố kết quả, trong đó tập trung cho tiêm vaccine để đạt được mục tiêu tỷ lệ mũi 1 cao nhất, đẩy nhanh tiêm mũi 2 khi đến hạn.

"Làm sao để khi mở cửa thì tỷ lệ vaccine, năng lực y tế đủ sức giải quyết các vấn đề. Ngoài ra, TP cần chuẩn bị kỹ kế hoạch phục hồi kinh tế sau tháng 9 trở đi để lấy ý kiến chuyên gia, cộng đồng doanh nghiệp, người dân", Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh nhấn mạnh.

Nói về tiêu chí mà TP Hồ Chí Minh chưa đạt được trước ngày 15/9, Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh Tăng Chí Thượng cho biết có 1 tiêu chí rất khó trong bộ tiêu chí của Bộ Y tế.

Hiện nay, Thành phố vẫn chưa đạt được tiêu chí "số ca mắc mới phải giảm liên tục so với 2 tuần liền kề trước đó và phải thấp hơn 50% so với tuần lễ có ca mắc cao nhất".

Giám đốc Sở Y tế Thành phố cho biết, hiện nay biểu đồ ca mắc ghi nhận trên địa bàn Thành phố đang đi theo đường ngang, không lên nhưng cũng không xuống, dao động trung bình số ca mắc mới mỗi ngày từ 5.000 đến 6.000 ca.

"Tuy nhiên, căn cứ vào những dữ liệu mà chúng tôi đang có thì dịch bệnh diễn biến theo chiều hướng khả quan. Chúng ta đều biết hiện nay biến chủng Delta nằm ngoài dự kiến của chúng ta, thậm chí biến chủng này né được một số kháng thể trong người.

Một số chuyên gia dịch tễ cho hay rất khó để làm sạch F0 trong cộng đồng. Chúng tôi sẽ nỗ lực tiếp tục các giải pháp Bộ Y tế đưa ra, đồng thời sẽ có kiến nghị với Bộ để có những tiêu chí phù hợp", Bác sĩ Tăng Chí Thượng cho biết.

V.Lê

Video liên quan

Chủ Đề