Nội dung của chênh lệch tỷ giá hối đoái có thể gồm:

Ban Tư vấn - VACPA [08/05/2013 10:41:21]Phải nói, Thông tư 179 ra đời đã giải quyết được phần lớn những vướng mắc xung quanh vấn đề xử lý chênh lệch tỷ giá. Từ các vấn đề đã được các bạn trao đổi trên Website VACPA liên quan đến chênh lệch tỷ giá hối đoái, Ban Tư vấn VACPA xin kết lại một số điểm như sau:

Thứ nhất, về việc giải thích các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ, thông tư 179 đã đưa ra cách giải thích mới về các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ trên cơ sở tham khảo Đoạn 16, Chuẩn mực kế toán Quốc tế số 21 có giải thích về các khoản mục tiền tệ và phí tiền tệ như sau: “The essential feature of a monetary item is a right to receive [or an obligation to deliver] a fixed or determinable number of units of currency. Examples include: pensions and other employee benefits to be paid in cash; provisions that are to be settled in cash; and cash dividends that are recognised as a liability. Similarly, a contract to receive [or deliver] a variable number of the entity’s own equity instruments or avariable amount of assets in which the fair value to be received [or delivered] equals a fixed or determinable number of units of currency is a monetary item. Conversely, the essential feature of a non-monetary item is the absence of a right to receive [or an obligation to deliver] a fixed or determinable number of units of currency. Examples include: amounts prepaid for goods and services [eg prepaid rent]; goodwill; intangible assets; inventories; property, plant and equipment; and provisions that are to be settled by the delivery of a non-monetary asset.” tạm dịch: “Một đặc tính quan trọng của khoản mục tiền tệ là quyền được nhận [hoặc nghĩa vụ phải trả] một số lượng đơn vị tiền tệ cố định hoặc xác định được. Ví dụ: quỹ lương hưu hoặc phúc lợi nhân viên khác phải trả bằng tiền mặt; các khoản dự phòng phải thanh toán bằng tiền mặt; và cổ tức trả bằng tiền đang được ghi nhận là khoản phải trả…Ngược lại, đặc tính quan trọng của một khoản mục phi tiền tệ là không có quyền được nhận [hoặc nghĩa vụ phải trả] một số lượng đơn vị tiền tệ cố định hoặc xác định được. Ví dụ: các khoản trả trước cho hàng hóa dịch vụ [chẳng hạn tiền thuê nhà trả trước]; lợi thế thương mại; tài sản vô hình; hàng tồn kho; nhà cửa, máy móc thiết bị; và các khoản dự phòng được thanh toán bằng cách giao các tài sản phi tiền tệ”. Như vậy, theo đoạn nêu trên của Chuẩn mực kế toán quốc tế số 21 thì các khoản nhận trước và trả trước được coi là các khoản mục phi tiền tệ. Do vậy, Thông tư 179 đã ngoại trừ các khoản nhận trước và trả trước bằng ngoại tệ ra khỏi các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.

Thứ hai, về việc quy định tỷ giá hối đoái sử dụng để đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ kế toán là tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản công bố tại thời điểm lập báo cáo tài chính [tỷ giá cuối kỳ của ngân hàng nơi DN mở TK ngoại tệ], quy định như vậy là sát với thực tế. Khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cuối năm tài chính [tỷ giá bình quân liên ngân hàng] làm phát sinh 1 khoản chênh lệch tỷ giá lớn [nếu số dư các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ là lớn] do tỷ giá bình quân liên ngân hàng thông thường còn có sự chênh lệch đáng kể với tỷ giá thực tế. Do vậy, nếu DN giao dịch bằng ngoại tệ với giá trị lớn, khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh sẽ là nhỏ hơn nhiều nếu đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá cuối kỳ của ngân hàng nơi DN mở TK khoản. Điểm mới này của Thông tư đã giải quyết được vướng mắc mà các văn bản trước đây đã tạo ra ảnh hưởng không nhỏ đến số liệu tài chính của doanh nghiệp. Vì thế, việc áp dụng tỷ giá để đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo Thông tư 179 sẽ là phù hợp với thực tế hơn. Thứ ba, về cách dùng từ trong Khoản 2, Điều 3 và Khoản 1, Điều 8 [cụm từ “số dư ngoại tệ cuối kỳ kế toán” và “số dư tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu, nợ phải trả có gốc ngoại tệ”] có thể hiểu là “số dư các khoản mục tiền tệ bằng ngoại tệ cuối kỳ kế toán” và các số dư này đều phải được đánh giá lại vào cuối mỗi kỳ kế toán. Như vậy, số dư các khoản mục tiền tệ bằng ngoại tệ cuối kỳ kế toán phải được đánh giá lại theo tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản công bố tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại ở đây thông thường là tỷ giá mua vào chuyển khoản vì DN không được phép giao dịch ngoại tệ bằng tiền mặt. Nếu DN giao dịch ngoại tệ tại nhiều ngân hàng khác nhau thì theo khoản 2, Điều 4 Thông tư 179, DN phải tính toán tỷ giá bình quân gia quyền theo số dư giữa các ngân hàng để sử dụng làm tỷ giá khi đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ bằng ngoại tệ cuối kỳ kế toán. Trường hợp ngân hàng thương mại không công bố tỷ giá quy đổi tại ngày kết thúc năm tài chính thì lấy theo tỷ giá mua vào chuyển khoản của ngân hàng thương mại tại ngày công bố gần nhất. Thứ tư, theo khoản 2, Điều 1, Thông tư 179 “Việc xác định thu nhập, chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái trong doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp”. Văn bản hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp hiện hành là Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/07/2012 [Thông tư 123]. Theo Khoản 2.20, Điều 6 và Khoản 8, Điều 7 Thông tư 123 thì chỉ có lãi hoặc lỗ chênh lệch tỷ giá do việc đánh giá lại số dư các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối kỳ mới được tính vào thu nhập chịu thuế hoặc khấu trừ vào thu nhập chịu thuế TNDN. Như vậy theo quy định hiện hành của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, khi đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ kế toán [trừ các khoản nợ phải trả] theo tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại nơi DN mở TK thì không được tính vào thu nhập, chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Thứ năm, tại điều 10, Thông tư 179 cho phép ghi nhận các khoản lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư ngoại tệ nợ phải trả cuối năm [theo Thông tư 201] của những năm trước vào chi chí trong kỳ báo cáo, việc ghi nhận như vậy là chưa phù hợp với quy định của Đoạn 12 [b] Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 10 [CMKT 10] là: thu nhập, chi phí của kỳ nào thì hạch toán ngay vào kỳ đó. Tuy nhiên, theo thời gian thì sự mâu thuẫn với CM KT 10 sẽ giảm dần và hết mâu thuẫn. Thứ sáu, nhất trí với ý kiến của bạn Tú Uyên trong bài viết “Bàn về phạm vi điều chỉnh của thông tư 179//2012/TT-BTC ngày 24/10/2012 về xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái trong doanh nghiệp”, để thuận tiện cho việc áp dụng các quy định có liên quan đến tỷ giá quy đổi ngoại tệ và xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái trong doanh nghiệp, Bộ Tài chính cũng nên xem xét, nghiên cứu theo hướng quy định đầy đủ các nội dung có liên quan đến chênh lệch tỷ giá hối đoái trong nội dung chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán doanh nghiệp. Và như vậy, sẽ không còn cần thiết phải có một thông tư riêng như Thông tư 179.

Ban TV - VACPA

Nguyễn Thị Phương [03/05/2013 16:58:04]
Tôi là 1 nhân viên kế toán, công ty tôi thường xuyên phát sinh các nghiệp vụ ngoại tệ, hiện nay việc xác định tỷ giá giao dịch để thực hiện hạch toán của tôi đang gặp khó khăn với trường hợp: 1. Nhận vốn góp bằng ngoại tệ từ nước ngoài chuyển về [ngân hàng chúng tôi mở tài khoản không công bố tỷ giá] 2. Chuyển tiền ngoại tệ từ tài khoản ngoại tệ của ngân hàng này sang tài khoản ngoại tệ của ngân hàng khác, trên sổ phụ không hề thể hiện tỷ giá giao dịch tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ đó, vậy tôi sử dụng tỷ giá giao dịch nào để hạch toán 3. Đối với khoản trả trước nhà cung cấp [bằng ngoại tệ] theo thông tư 179 không phải là khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ, vậy khi phát sinh thanh toán trả trước thì tôi hạch toán sang VNĐ theo tỷ giá giao dịch nào là đúng? Một vấn đề đặt ra là: Tỷ giá giao dịch ở đây là tỷ giá mua hay tỷ giá bán của tiền mặt hay của chuyển khoản?

Mục lục bài viết

  • 1. Quy định chung về tỷ giá hối đoái và chênh lệch tỷ giá hối đoái
  • 1.1. Chênh lệch tỷ gái hối đoái là gì?
  • 1.2.Các loại tỷ giá hối đoáisử dụng trong kế toán
  • 1.3.Nguyên tắc xác định tỷ giá ghi sổ:
  • 1.4.Nguyên tắc xác định tỷ giá hối đoái và xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái
  • 1.5.Nguyên tắc xác định các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ
  • 2. Nguyên tắc kế toán chênh lệch tỷ giá
  • 3. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Nội dungđược biên tập từ chuyên mụctư vấn luật Thuế của Công ty luật Minh Khuê

>>Luật sư tư vấn pháp luật Thuế, gọi: 1900 6162

Cơ sở pháp lý:

- Luật kế toán 2015

- Thông tư 133/2016/TT-BTC

Điều 52 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định về hạch toántài khoản 413 - Chênh lệchtỷ giá hối đoái đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

1. Quy định chung về tỷ giá hối đoái và chênh lệch tỷ giá hối đoái

1.1. Chênh lệch tỷ gái hối đoái là gì?

Chênh lệch tỷ giá hối đoái là chênh lệch phát sinh từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một số lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau. Chênh lệch tỷ giá hối đoái chủ yếu phát sinh trong các trường hợp:

- Thực tế mua bán, trao đổi, thanh toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ trong kỳ;

- Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính;

- Chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam.

1.2.Các loại tỷ giá hối đoáisử dụng trong kế toán

Các loại tỷ giá hối đoái sử dụng trong kế toán đó là:

Các doanh nghiệp có nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải thực hiện ghi sổ kế toán và lập Báo cáo tài chính theo một đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam hoặc đơn vị tiền tệ kế toán. Việc quy đổi đồng ngoại tệ ra đơn vị tiền tệ kế toán phải căn cứ vào:

- Tỷ giá giao dịch thực tế;

- Tỷ giá ghi sổ kế toán.

Khi xác định nghĩa vụ thuế [kê khai, quyết toán và nộp thuế], doanh nghiệp thực hiện theo các quy định của pháp luật về thuế.

1.3.Nguyên tắc xác định tỷ giá ghi sổ:

Tỷ giá ghi sổ gồm tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh hoặc tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền [tỷ giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập hoặc cuối kỳ].

- Tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh là tỷ giá được xác định liên quan đến giao dịch đã phát sinh tại một thời điểm cụ thể. Tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh được áp dụng để ghi sổ kế toán cho bên Nợ các tài khoản phải thu đối với khoản tiền bằng ngoại tệ đã nhận ứng trước của khách hàng hoặc cho bên Có các tài khoản phải trả đối với khoản tiền bằng ngoại tệ đã ứng trước cho người bán.

- Tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền là tỷ giá được xác định trên cơ sở lấy tổng giá trị [theo đồng tiền ghi sổ kế toán] của từng khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ chia cho số lượng nguyên tệ thực có tại từng thời điểm.

1.4.Nguyên tắc xác định tỷ giá hối đoái và xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái

Nguyên tắc xác định tỷ giá hối đoái và xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái như sau:

Thứ nhất, đối với các giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong kỳ:

a] Doanh nghiệp áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán theo nguyên tắc:

- Tỷ giá giao dịch thực tế khi mua, bán ngoại tệ [hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi]: Là tỷ giá ký kết trong hợp đồng mua, bán ngoại tệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng thương mại;

- Trường hợp hợp đồng không quy định cụ thể tỷ giá thanh toán thì doanh nghiệp sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá chuyển khoản trung bình của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch để ghi sổ kế toán.

Tỷ giá xấp xỉ này phải đảm bảo chênh lệch không vượt quá +/-1% so với tỷ giá chuyển khoản trung bình của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch [ngân hàng này do doanh nghiệp tự lựa chọn]. Tỷ giá chuyển khoản trung bình có thể được xác định hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng trên cơ sở trung bình cộng giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán chuyển khoản hàng ngày của ngân hàng thương mại.

Doanh nghiệp được áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá xấp xỉ để ghi sổ kế toán đối với:

+ Bên Nợ các TK tiền; Bên Nợ các TK phải thu [trừ trường hợp nhận ứng trước của khách hàng bằng ngoại tệ thì bên Nợ tài khoản 131 áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh đối với số tiền nhận ứng trước], Bên Nợ các TK phải trả khi ứng trước tiền cho người bán.

+ Bên Có các TK phải trả [trừ trường hợp ứng trước cho người bán bằng ngoại tệ thì bên Có tài khoản 331 áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh đối với số tiền đã ứng trước]; Bên Có các TK phải thu khi nhận trước tiền của khách hàng.

+ Tài khoản loại vốn chủ sở hữu;

+ Các tài khoản phản ánh doanh thu, thu nhập khác.

Riêng trường hợp bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc thu nhập phát sinh có nhận trước tiền của người mua thì doanh thu, thu nhập tương ứng với số tiền nhận trước được áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước. Phần doanh thu, thu nhập tương ứng với số tiền còn lại được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu, thu nhập.

+ Các tài khoản phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh, chi phí khác.

Riêng trường hợp phân bổ khoản chi phí trả trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ thì chi phí được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm trả trước [không áp dụng theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phân bổ vào chi phí].

+ Các tài khoản phản ánh tài sản.

Riêng trường hợp mua tài sản có ứng trước tiền cho người bán thì giá trị tài sản tương ứng với số tiền ứng trước được áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước, giá trị tài sản tương ứng với số tiền còn lại được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận tài sản.

Việc sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá xấp xỉ nêu trên của doanh nghiệp phải đảm bảo không làm ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của kỳ kế toán.

b] Doanh nghiệp được lựa chọn áp dụng tỷ giá ghi sổ để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán theo các trường hợp sau:

- Áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền để hạch toán bên Có các tài khoản tiền, bên Có các tài khoản phải thu [ngoại trừ giao dịch nhận trước tiền của người mua], bên Nợ các tài khoản phải trả [ngoại trừ giao dịch trả trước tiền cho người bán].

+ Ngoài việc áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền, các doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế để ghi sổ kế toán đối với bên Có các TK tiền, bên Có các TK phải thu, bên Nợ các TK phải trả.

Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được ghi nhận đồng thời tại thời điểm phát sinh hoặc định kỳ vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

+ Trường hợp doanh nghiệp sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán bên Có các tài khoản tiền, bên Có các tài khoản nợ phải thu, bên Nợ các tài khoản phải trả bằng ngoại tệ, nếu tại thời điểm cuối kỳ kế toán:

[+] Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ không còn số dư nguyên tệ thì doanh nghiệp phải kết chuyển toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính của kỳ báo cáo.

[+] Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ còn số dư nguyên tệ thì doanh nghiệp phải đánh giá lại cuối kỳ theo tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền và toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được xử lý theo quy định tại khoản 1.4.2 Điều này.

- Áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh để hạch toán đối với:

+ Bên Nợ TK phải thu khi tất toán khoản tiền nhận trước của người mua khi chuyển giao sản phẩm, hàng hóa, TSCĐ, cung cấp dịch vụ cho khách hàng;

+ Bên Có TK phải trả khi tất toán khoản tiền ứng trước cho người bán khi nhận được sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, TSCĐ của người bán.

Thứ hai, tỷ giá để đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ là tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch [do doanh nghiệp tự lựa chọn] tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.

Toàn bộ khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ [theo số thuần sau khi bù trừ số phát sinh bên Nợ và bên Có TK 413] được kết chuyển vào chi phí tài chính [nếu lỗ] hoặc doanh thu hoạt động tài chính [nếu lãi] để xác định kết quả hoạt động kinh doanh.

Thứ ba, xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái giai đoạn trước hoạt động:

- Các doanh nghiệp chưa phân bổ hết khoản lỗ chênh lệch tỷ giá của giai đoạn trước hoạt động [đang phản ánh trên tài khoản 242 trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực] phải kết chuyển toàn bộ số lỗ chênh lệch tỷ giá vào chi phí tài chính để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.

- Các doanh nghiệp chưa phân bổ hết khoản lãi chênh lệch tỷ giá của giai đoạn trước hoạt động [đang phản ánh trên tài khoản 3387 trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực] phải kết chuyển toàn bộ số lãi chênh lệch tỷ giá vào doanh thu hoạt động tài chính để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.

1.5.Nguyên tắc xác định các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ

Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ là các tài sản được thu hồi bằng ngoại tệ hoặc các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ. Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ có thể bao gồm:

a] Tiền mặt, các khoản tương đương tiền, tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ;

b] Các khoản nợ phải thu, nợ phải trả có gốc ngoại tệ, ngoại trừ:

- Các khoản trả trước cho người bán và các khoản chi phí trả trước bằng ngoại tệ. Trường hợp tại thời điểm lập báo cáo tài chính có bằng chứng chắc chắn về việc người bán không thể cung cấp hàng hóa, dịch vụ và doanh nghiệp sẽ phải nhận lại các khoản trả trước bằng ngoại tệ thì các khoản này được coi là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.

- Các khoản người mua trả tiền trước và các khoản doanh thu nhận trước bằng ngoại tệ. Trường hợp tại thời điểm lập báo cáo tài chính có bằng chứng chắc chắn về việc doanh nghiệp không thể cung cấp hàng hóa, dịch vụ và sẽ phải trả lại các khoản nhận trước bằng ngoại tệ cho người mua thì các khoản này được coi là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.

c] Các khoản đi vay, cho vay dưới mọi hình thức được quyền thu hồi hoặc có nghĩa vụ hoàn trả bằng ngoại tệ.

d] Các khoản đặt cọc, ký cược, ký quỹ được quyền nhận lại bằng ngoại tệ;

đ] Các khoản nhận ký cược, ký quỹ phải hoàn trả bằng ngoại tệ.

2. Nguyên tắc kế toán chênh lệch tỷ giá

a] Doanh nghiệp đồng thời phải theo dõi nguyên tệ trên sổ kế toán chi tiết các tài khoản: Tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, các khoản phải thu, các khoản phải trả, vốn góp của chủ sở hữu.

b] Tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ đều được phản ánh ngay vào doanh thu hoạt động tài chính [nếu lãi] hoặc chi phí tài chính [nếu lỗ] của kỳ báo cáo.

c] Doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.

d] Doanh nghiệp không được vốn hóa các khoản chênh lệch tỷ giá vào giá trị tài sản dở dang.

3. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Bên Nợ:

- Lỗ tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ;

- Kết chuyển lãi tỷ giá hối đoái vào doanh thu hoạt động tài chính.

Bên Có:

- Lãi tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ;

- Kết chuyển lỗ tỷ giá hối đoái vào chi phí tài chính.

Tài khoản 413 không có số dư.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phậntư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạisố:1900 6162để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Thuế - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề